7. Cấu trúc của khóa luận
3.4.1. Cỏ lau – sức sống mãnh liệt
Từ xa xưa, loài người thường biết đến đặc điểm của cây cỏ lau là dễ mọc, lan nhanh và cho dù thời tiết khắc nghiệt đến đâu thì loại cây này vẫn
sinh sôi, nảy nở và thầm lặng vươn lên sau bão tố. Từ điển biểu tượng văn
hóa thế giới cũng nói tới ý nghĩa biểu tượng văn hóa của cỏ là “biểu tượng
của tái lập sự sống, trả lại sức khỏe, sự cường tráng và khả năng sinh sản” [7; 201]. Kế thừa nét nghĩa thực và nét nghĩa biểu tượng trong văn hóa, trong văn học Nguyễn Minh Châu đã đặt tên cho con đẻ của mình là loài cỏ lau và nó cũng mang những ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đọc truyện, chúng ta thấy 40 lần cụm từ “cỏ lau” xuất hiện và mỗi lần xuất hiện thì cụm từ ấy lại đi kèm theo những tính từ, động từ, số từ, danh từ để miêu tả và khẳng định sức sống mãnh liệt của loài cỏ này. Trước hết, chúng ta hãy xem những hình ảnh: “Chỉ có núi đá và núi đá nối nhau chạy dài dọc sông ôm lấy một cái thung lũng mọc độc một thứ cỏ lau đang trổ một trời hoa tím nhạt”, rồi đến “rừng lau”, “chỉ có độc một giống lau”, “một tiểu đoàn của tôi đã gần như sa lầy trong rừng lau và các dãy núi đá. Cỏ lau đã nhanh chóng xóa đi mọi giấu vết đã được đánh dấu trên các tấm sơ đồ mộ chí, nó lại còn đánh lừa chúng tôi, mọi công việc đào bới rất nhọc công theo sơ đồ có khi chẳng tìm thấy được gì” [2; 484]. Hay “tất cả phủ trùm kín trong một màu cỏ lau mới mọc xanh mơn
mởn…”. Đó là những hình ảnh Cỏ lau xuất hiện với sức sống mãnh liệt trong
truyện. Nhưng đằng sau những hình ảnh thật ấy là ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
Truyện ám ảnh ta bằng hình ảnh những người đàn bà bằng đá cô đơn đặt giữa
“một vùng thung lũng đất đai được tưới bón phì nhiêu, hình ảnh người lính già suốt đời ở đấy cùng một ông bố trồng sắn, gieo lúa” [2; 518] tuy hơi ngậm
ngùi nhưng vẫn là hình ảnh con người đầy nghị lực, biết tìm cho mình sự công bằng, thanh thản trong cuộc sống. Hai mươi tư năm chiến tranh và xa cách. Người chết thì đã đành nhưng người sống thì cũng đã an bài. Từ điểm nhìn về lòng chung thủy nghĩa tình của con người, qua sự trớ trêu của hoàn cảnh nghiệt ngã, ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đã đi tận cùng của nỗi mất mát, khổ đau. Nhưng phẩm chất tốt đẹp của người lính cách mạng cũng qua cách xử sự giữa các nhân vật. “Chúng tôi đã đánh mất nhau suốt một thời tuổi trẻ. Nhưng trừ phi kẻ sống người chết, bây giờ lại được gặp nhau chúng tôi không thể nào trông thấy mỗi người một cuộc đời khác” [2; 517]. Được Thai thiết tha trở lại, người lính trở về tuy đau đáu một nỗi niềm nhưng thừa hiểu rằng số phận đã an bài cho cả hai. Với cách nhìn nhận này, chúng ta hiểu người lính đã vượt lên và chấp nhận nỗi đau thương mất mát cả về vật chất và tinh thần của bản thân để không làm tổn thương những người khác mà trước hết là ông Quảng “mà cũng phải thông cảm với ông ta, tôi nghĩ, hai lần lấy vợ thì hai người đàn bà lại hoàn toàn trái ngược nhau, đều làm khổ nhau. Đời người ta thế” [2; 493]. Như vậy, chiến tranh qua đi, ông Lực là người lính trở về tuy ông lành lặn về thể xác về vẻ bề ngoài nhưng thực chất là người tử thương trong tâm hồn. Nhưng cuối cùng ông vẫn phải chấp nhận sống với tất cả nỗi cô đơn ấy. Kết truyện, càng làm ta thêm ám ảnh về sự cô đơn khi số từ “một” xuất hiện một cách dày đặc:
“Tôi cầm tay Thai dắt đi quay trở lại. Tôi nhìn đăm đăm một ngọn đèn của gia đình ai vừa mới thắp trong ngôi nhà đất của những người đi khai hoang. Tôi đi sát vào Thai tìm lại hơi thở cũ, lại tìm một chỗ trú nấp cho linh hồn mình, vẫn biết một cách đau đớn rằng cuộc sống đã an bài, Thai chẳng dễ thay đổi được hoàn cảnh. Và rồi cuối cùng, giữa những hình người bằng đá đầy cô đơn giữa trời xanh đứng nhìn xuống một vùng thung lũng đất đai được tưới bón đã trở nên phì nhiêu, có một người lính già suốt đời ở đấy cùng với
một ông bố, trồng sắn gieo lúa trên một vạt đất chỉ có một ngôi mộ, thỉnh thoảng một mình chèo một chiếc thuyền gỗ…” [2; 517].
Tất cả những chi tiết này đều góp phần làm nổi bật hơn ý nghĩa biểu
tượng sức sống mãnh liệt mà hình ảnh Cỏ lau đem lại.