Với “đối tượng mới”, văn phong Nguyễn Minh Châu như “hoạthẳn lên”, “tỏ rõ thêm một khía cạnh trong tài năng của mình”, một sự “thật sự hếtmình trong lao động nghệ thuật” [12;252]…Trước n
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Mỗi dân tộc tồn tại trên thế giới đều có những đặc sắc riêng về văn hoá và
yếu tố tạo nên sắc diện văn hoá chính là các biểu tượng
Văn học là một bộ phận của văn hoá, chịu sự chi phối và ảnh hưởng trựctiếp từ môi trường văn hoá thời đại và truyền thống văn hoá của dân tộc, đồngthời cũng là nơi thể hiện văn hoá của mỗi cộng đồng, mỗi thời đại Nghiên cứubiểu tượng trong văn học là cách thức tìm về cội nguồn văn hoá, tìm kiếm nhữnggiá trị chân – thiện – mĩ của dân tộc
Biểu tượng là một thủ pháp nghệ thuật nhằm xây dựng thế giới hình tượngcủa tác phẩm văn học Với tài năng và bản lĩnh sáng tạo, các nhà văn đã xây dựngnhững biểu tượng, tạo những tín hiệu thẩm mĩ đa nghĩa, mới mẻ cho tác phẩmvăn học Việc nghiên cứu các biểu tượng góp phần triển khai hướng nghiên cứuthi pháp hình tượng, đem lại những khám phá mới mẻ và lý giải quá trình sángtạo nghệ thuật
1.2 Trong văn học Việt Nam, đã có nhiều tác giả thành công trong việc sử dụng
biểu tượng biểu đạt tư tưởng nghệ thuật, trong đó có Nguyễn Minh Châu – ngòibút tiêu biểu của thời kỳ văn học đổi mới – người mở đường đầy tài hoa và tinhanh (Nguyên Ngọc) của văn xuôi Việt Nam hiện đại Với một sự nghiệp văn học
có bề dày đáng kể và kết tinh về chất lượng nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu đãkhẳng định sự thành công trên cả hai chặng đường sáng tác trước năm 1975 vàsau năm 1975 Bằng tâm huyết với nghề, nhà văn đã luôn trăn trở, khát khao vềviệc đổi mới tư duy nghệ thuật và không ngừng tìm kiếm những hướng đi mới,những phương thức thể hiện mới mẻ Với sự nghiệp văn học khá đầy đặn,Nguyễn Minh Châu đã tạo ra một vị trí không thể thay thế trong nền văn họcnước nhà
Để tìm hiểu thế giới nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, người nghiên cứu
có thể tiếp cận từ rất nhiều góc độ, theo nhiều cách khác nhau Chọn hướng đi rấtngẫu nhiên từ các thủ pháp nghệ thuật mà Nguyễn Minh Châu đã sử dụng nhằmbiểu đạt tư tưởng cũng như quan niệm về con người và hiện thực, chúng tôi thực
sự bị hấp dẫn bởi hệ thống biểu tượng khá đặc trưng trong truyện ngắn của ông.Dùng biểu tượng để biểu đạt tư tưởng, sử dụng biểu tượng như một thủ pháp nghệthuật – đó là một trong những yếu tố làm nên thành công trong nghệ thuật của nhàvăn Đi vào nghiên cứu hệ thống biểu tượng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh
Trang 2Châu, chính là để hiểu rõ hơn phong cách nghệ thuật của một nhà văn lớn cũngnhư những đóng góp mới mẻ của ông cho nền văn học Việt Nam
1.3 Nguyễn Minh Châu là một tác giả giữ một vai trò quan trọng và nổi bật trong
chương trình giáo dục thuộc các cấp Do đó, việc nghiên cứu về những biểutượng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là một hướng đi hữu ích, bổsung một nguồn tài liệu về tác giả, tác phẩm, đồng thời giúp học sinh, sinh viên đivào khám phá, tìm hiểu về những nét mới mẻ, độc đáo trong tác phẩm của ông
Với những lí do trên, vấn đề “Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu” có tính cấp thiết cả về mặt lí luận và thực tiễn
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Những nghiên cứu chung về sáng tác của Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học thời
kỳ đổi mới Tác phẩm của ông thu hút sự chú ý của đông đảo giới phê bình,nghiên cứu Chúng tôi khái quát những nội dung nổi bật nhất trên hai chặng sángtác của nhà văn này: Giai đoạn trước 1975 và sau 1975
2.1.1 Những nghiên cứu chung về sáng tác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn trước 1975
Trong giai đoạn này, giới nghiên cứu thường tập trung phân tích, đánh giá
về các cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu, từ Cửa sông (1967) đến Dấu
chân người lính (1972) Có thể kể đến các công trình:
- Hướng đi và triển vọng của Nguyễn Minh Châu của Nguyễn Đăng Mạnh
và Trần Hữu Tá (Báo văn nghệ, số 364 – 1970)
- Đọc dấu chân người lính của Trung Dũng (Báo Nhân Dân, chủ nhật
10-12- 1972)
- Nguyễn Minh Châu một cây bút văn xuôi nhiều triển vọng của Phan Cự
Đệ (tạp trí Văn nghệ quân đội số 1 – 1973)
- Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu của Hà Minh Đức (Tác
phẩm văn học – phân tích và bình giảng, NXB Văn học, 2001)
- Từ Dấu chân người lính nghĩ đến những cuốn tiểu thuyết lớn xứng đáng
với dân tộc, với thời đại của Trần Trọng Đăng Đàn (tạp chí Văn học, số 3 –
1974)
Tìm hiểu giá trị của các tác phẩm trên góc độ tiếp cận, phản ánh hiện thực,
ý nghĩa của hình tượng nhân vật, nghệ thuật thể hiện Các nhà nghiên cứu chorằng Nguyễn Minh Châu đã kịp thời viết những tác phẩm phục vụ trực tiếp chocuộc chiến đấu Dù chưa có một khoảng thời gian và không gian để bao quát,
Trang 3nghĩ suy và tổ chức lại cái hiện thực đang xiết chảy mãnh liệt, tươi rói và rựcsáng, nhưng nhà văn bị cuốn vào trong lòng hiện thực ấy, gắn bó với nó và viết về
nó bằng tâm huyết của mình Đóng góp của Nguyễn Minh Châu được khẳng địnhtrong việc phản ánh lý giải một vấn đề thời sự nóng hổi: Hai thế hệ trong cuộcchiến đấu với sự trưởng thành nhanh chóng đến kỳ lạ của thế hệ trẻ như một tấtyếu, một quy luật, một thực tiễn; thể hiện rất rõ một đặc điểm của hiện thực chốngMỹ: Thế hệ trẻ đang kế tục xứng đáng cha anh mình
Trần Trọng Đăng Đàn khẳng định: Ở tác phẩm Dấu chân người lính,
Nguyễn Minh Châu đã thể hiện tốt và tương đối toàn diện chủ nghĩa anh hùngcách mạng Việt Nam trong chiến đấu mà cụ thể là đã “đẩy những hình tượngngười anh hùng cách mạng lên gắn với những điển hình mà công chúng đang chờđợi”, “tạo được những điển hình văn học đúng với tầm vóc của thời đại”[12;66]
Giới phê bình, nghiên cứu cũng chỉ ra những điểm hạn chế cần rút kinhnghiệm ở Nguyễn Minh Châu Đó là cách tiếp cận hiện thực còn sơ lược, “quánặng về trực quan, chưa vượt qua những khoảng cách về thời gian và khônggian”, “chưa kết hợp chặt chẽ việc phục hồi vốn sống trực tiếp với việc tái hiệncuộc sống thông qua tưởng tượng” Người đọc chưa thấy trong tác phẩm NguyễnMinh Châu “cái hùng tráng dữ dội của cuộc chống Mỹ cứu nước vĩ đại”[12;37]
Như vậy, có thể nhận thấy thời kỳ này giới nghiên cứu chưa có ý kiến nào
đề cập đến vấn đề “vì sao phải viết như thế” mà chỉ xoay quanh giải đáp nhữngcâu hỏi: viết cái gì, viết cho ai, viết như thế nào Mặt khác, các bài viết ấy cũngchỉ tập trung vào phân tích đánh giá những tác phẩm cụ thể, chưa có những bàiviết mang tính chất tổng hợp về thế giới nghệ thuật Nguyễn Minh Châu
2.1.2 Những nghiên cứu chung về sáng tác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975
Sau 1975, khi Nguyễn Minh Châu trình làng Bức tranh, Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành, Khách ở quê ra… dư luận bạn đọc đã có nhiều ý kiến khác
nhau mà cuộc “Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn MinhChâu”[12;238] do tuần báo Văn nghệ tổ chức vào tháng 6 – 1985 đã thể hiệntương đối đầy đủ Có hai luồng ý kiến nổi trội Một bên tỏ ra dè dặt về hướng tìmtòi đổi mới của ông, một bên khác lại khẳng định sự tìm tòi đổi mới của NguyễnMinh Châu và xem những tìm tòi đó là cần thiết, có hiệu quả tích cực Ở hướngthứ nhất, một số ý kiến cho rằng sự tìm tòi của Nguyễn Minh Châu được đẩy
“Theo một hướng có vẻ phức tạp hơn nhưng chưa chắc là sâu sắc hơn”, vì thếtrong tác phẩm “Cái niềm tin ấy phần nào như bị hẫng hụt Đồng thời hình tượng
Trang 4quả có kém đi vẻ chân thực sinh động và sức mạnh thuần phục”[12;240], hoặc
“do có điều gì đó bối rối trước hiện thực xã hội diễn biến phức tạp” nên người đọc
“rất khó nắm bắt chủ đề tư tưởng của thiên truyện”[12;247], “Một số nhân vậtđược xây dựng có tính chất khiên cưỡng”, “độc đáo nhưng hơi cá biệt”, “cảmhứng của tác giả hơi gán ghép”[12;243] Có ý kiến nhấn mạnh rằng các truyệnngắn của ông “bị rối, có phần hơi khó hiểu”, “nghiêng về những nhân vật dịthường”[12;252] Hướng thứ hai tiếp tục khẳng định năng lực của Nguyễn MinhChâu ở khả năng “nhìn đâu cũng ra truyện ngắn”[12;248], chỉ với “những cáitưởng như bình thường, lặt vặt trong cuộc sống hàng ngày, dưới con mắt và ngòibút của Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầmtriết lý”[12;245] Ông là nhà văn mà “cái đa giọng điệu, cái đa thanh của cuộc đời
đã đi vào tác phẩm”, và do nhận thức “cái quyết định không phải là đề tài” nên
“Nguyễn Minh Châu đã dần dần tạo ra thế giới nghệ thuật riêng củamình”[12;249] Với “đối tượng mới”, văn phong Nguyễn Minh Châu như “hoạthẳn lên”, “tỏ rõ thêm một khía cạnh trong tài năng của mình”, một sự “thật sự hếtmình trong lao động nghệ thuật” [12;252]…Trước những ý kiến ấy, nhà văn đãmạnh dạn phát biểu những suy nghĩ về hiện thực đất nước, con người sau chiếntranh và không ngần ngại nói rõ quyết định xông vào mặt trận đạo đức với mongmuốn “dùng ngòi bút tham gia trợ lực vào cuộc giao tranh giữa cái tốt và cái xấubên trong mỗi người, một cuộc giao tranh không ồn ào nhưng xẩy ra từ ngày từnggiờ và khắp mọi lĩnh vực đời sống” [12;244]
Khảo sát hành trình tư tưởng của Nguyễn Minh Châu cũng là một vấn đềrất được giới phê bình chú ý Các bài viết chủ yếu dựa trên lịch sử sáng tác (tácphẩm và các bài tiểu luận phê bình) trên di cảo của ông, đã tập trung phân tích đểmột mặt vừa thấy được sự nhất quán trong quan niệm nghệ thuật của ông, mộtmặt khẳng định sự vươn lên, vượt lên để trở thành “một trong những đại diện sớmsủa, kiên định và có uy tín của trào lưu văn học đổi mới”[11;6] Cuộc hành trình
đó của Nguyễn Minh Châu là cuộc hành trình của một con người “mải miết vớicái đẹp”[11;6], để trở thành “người kế tục xuất sắc truyền thống văn xuôi tâm lýđược hình thành trong sáng tác của Nam Cao”, “thành công của ông trong nhữngnăm gần đây là sự gặp gỡ kỳ diệu của thời đại và cảm quan nghệ thuật nhạy béncủa nghệ sỹ với những tìm kiếm chân lý kiên trì, những suy ngẫm, trăn trở đầytrách nhiệm của một nhà văn tài năng và tâm huyết”[11;6]
Trang 5Trên cơ sở tác phẩm cùng với những tư liệu mang tính kỷ niệm, hồi ứcngày ông còn sống, Vương Trí Nhàn, Ngô Thảo, Nguyễn Trung Thu…đã gópmột cái nhìn toàn diện về Nguyễn Minh Châu.
Nghiên cứu về sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật của ông, Lã Nguyên có
bài viết “Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ
thuật”[12;340] Bài viết quan tâm đến một Nguyễn Minh Châu luôn luôn trăn trở
trước những đổi thay của cuộc đời và những biến động của nền văn học: “Nếukhông có công cuộc đổi mới trong xã hội, trong văn nghệ ta hôm nay thì sự hiểubiết và đánh giá của chúng ta về Nguyễn Minh Châu chắc chắn không thể nào đầy
đủ và chính xác Bởi không có công cuộc đổi mới đó, Nguyễn Minh Châu khôngthể nói hết những gì ông muốn nói” [12;346] Lã Nguyên phát hiện “trong sángtác của Nguyễn Minh Châu suy tưởng triết lý tràn vào mạch trần thuật, mạch kểnhiều khi phải đuổi theo mạch miêu tả, dòng sự kiện hồi cố lấn át dòng sự kiệntiến trình cốt truyện làm cho khung cốt truyện ngày càng giống khuynh hướng nớilỏng[12;345]
Nguyễn Trọng Hoàn đã phát hiện rằng “Vẫn là một Nguyễn MinhChâu tài hoa, tinh tế trong những phát hiện và phân tích, miêu tả hiện thựccuộc sống và tâm lí nhân vật nhưng trong giai đoạn này, sự tài hoa tinh tế ấykhông bay bổng trên đôi cánh lãng mạn, hùng tráng chất sử thi của một thời
mà thể hiện qua bút pháp trần thuật trầm tĩnh, đề cập những góc cạnh xù xì,phức tạp của cuộc sống, vì thế nó hướng tới tính đa dạng phổ quát” [12;18]
Di sản văn chương của Nguyễn Minh Châu trong mấy thập kỉ qua đãthu hút sự chú ý tìm tòi, nghiên cứu của rất nhiều tác giả trong và ngoài nước Cáctác giả đều có điểm chung khi nhấn mạnh đến những đóng góp của ông trong cảhai giai đoạn sáng tác, đặc biệt, vai trò tiên phong của nhà văn trong tiến trình đổimới văn học thời đương đại
2.2 Những nghiên cứu về biểu tượng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Ở lĩnh vực này, đã có một số ý kiến chú tâm luận bàn:
Một số bài viết tiếp cận phân tích tác phẩm bằng việc chỉ ra các hình tượng
ám ảnh ngay trong văn bản tác phẩm của ông như: Đường tới Cỏ lau của Chu Văn Sơn[12;196]; Đọc Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu của Đỗ Đức Hiểu[12;177]; Đọc Nguyễn Minh Châu (Từ Bức tranh đến Phiên chợ Giát) của
Hoàng Ngọc Hiến[12;191]… Tất cả đều có xu hướng khẳng định hình ảnh biểutượng là những tín hiệu thẩm mĩ mới mẻ mang lại chiều sâu cho các truyện ngắn
Trang 6của Nguyễn Minh Châu…Tác giả Nguyễn Văn Long đã có bài viết đăng trên báo
văn nghệ, số 46/1992 với tựa đề: Vẻ đẹp mảnh trăng cuối rừng, bằng tâm huyết
nghề nghiệp của mình, Nguyễn Văn Long đưa ra những ý kiến nhận xét về nghệthuật biểu tượng được tác giả Nguyễn Minh Châu thể hiện rõ nét qua hình ảnhmảnh trăng, đồng thời ngợi ca cũng như chứng minh rõ nét thêm cho hình ảnhbiểu tượng trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu
Ở một bài viết khác: Bức tranh – cuộc tự vấn lương tâm để nhận ra khuôn
mặt bên trong con người, Nguyễn Văn Long lại hướng vào khai thác đời sống
trên bình diện đạo đức thế sự, khẳng định việc sử dụng những hình tượng biểutrưng trong tác phẩm như một hướng đi tích cực nhằm bóc tách được chiều sâunội tâm nhân vật, sự tự nhận thức, nhìn ra cái “khuôn mặt bên trong” của mình
[12;211] Đặc biệt là với bài viết Chiếc thuyền ngoài xa – một biểu tượng nghệ
thuật giàu sức ám ảnh của Nguyễn Minh Châu[22;221], tác giả khẳng định ý
nghĩa của biểu tượng chiếc thuyền ngoài xa, hình tượng người phụ nữ, hình tượngngười chồng… như thể hiện rõ nét những tàn dư mà cuộc chiến tranh để lại, đó làbức tranh một xã hội với đầy những nghịch lý không có hướng giải thoát mà chỉbiết đổ thừa cho số phận
Với bài nghiên cứu: Bến quê – sự chiêm nghiệm về đời người hay là một
bản di trúc nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, tác giả Nguyễn Văn Long đi vào
tìm hiểu truyện ngắn Bến quê và những hình ảnh biểu tượng tiêu biểu được Nguyễn Minh Châu sử dụng trong tác phẩm Trong bài viết, ông khẳng định Bến
quê như “một sự chiêm nghiệm sâu sắc, minh triết về cuộc đời con
người”[12;205]
Tác giả Dương Thị Thanh Hiên với bài viết Truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu (Tạp chí Nhà văn, số 7/2001) đã cho rằng Nguyễn Minh Châu sử dụng biểu
tượng để “tạo thành một mô típ số phận - chủ yếu là những số phận bi kịch vớinhiều dạng khác nhau: Bi kịch của đói nghèo, lạc hậu; bi kịch của chiến tranh, litán; bi kịch của những mất mát đau khổ”[12;314]
Nguyễn Tri Nguyên trong bài Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác
của Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhấn mạnh: “Trong sáng tác của Nguyễn Minh
Châu đặc biệt là trong truyện ngắn thường xuất hiện những biểu tượng ẩn dụ đanghĩa không tham gia vào cốt truyện và hành động nhân vật Nhưng nó giãi bàyđược nhiều suy nghĩ của tác giả, nâng tác phẩm lên ý nghĩa triết học và tượngtrưng” [11;8]
Trang 7Tôn Phương Lan lại nhận thấy “Nguyễn Minh Châu thường khái quát vấn
đề, cô đọng vấn đề bằng sự triết lý, bằng những hình tượng mang tính biểu trưng”[11;8]
Nói về hệ thống biểu tượng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, luận
văn Hệ thống hình ảnh biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu[11] là
một công trình cần được kể đến Tác giả đã chỉ ra sự gắn bó mật thiết giữa hệthống hình ảnh biểu tượng và phong cách nghệ thuật của tác giả, giữa hệ thốngbiểu tượng và thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông, từ đó thử giải mã biểu
tượng trong ba tác phẩm (Mảnh trăng cuối rừng, Cỏ lau, Phiên chợ Giát) Đây là
một đóng góp mà chúng tôi – những người đi sau đã có sự kế thừa, mặc dù tác giảluận văn chỉ dừng lại ở mức độ ban đầu: Thử giải mã theo quan niệm thẩm mĩ vàcách tiếp cận riêng
Như vậy, nhìn một cách tổng quát, đã có một số nhà khoa học quan tâmđến vấn đề biểu tượng trong sáng tác Nguyễn Minh Châu, thậm chí đã đặt vấn đềnghiên cứu về nó Tuy nhiên, nghiên cứu về biểu tượng trong truyện ngắn củaNguyễn Minh Châu, đi sâu giải mã nó trong nhiều truyện ngắn, gắn liền với cáchcắt nghĩa, lí giải của nhà văn về con người và đời sống là một hướng nghiên cứuvẫn cần được bổ khuyết
Đề tài “Biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu” sẽ là một
định hướng nghiên cứu tích cực, góp phần làm rõ thêm những đóng góp củaNguyễn Minh Châu đối với nghệ thuật văn xuôi Việt Nam hiện đại
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
Đề tài nghiên cứu hệ thống các biểu tượng trong truyện ngắn của NguyễnMinh Châu ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1975, từ đó khám phá quan niệmcủa nhà văn về con người, hiện thực và nghệ thuật
3.2 Nhiệm vụ
- Xác định khái niệm công cụ: Biểu tượng
- Khảo sát hệ thống biểu tượng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châutrong cả hai giai đoạn trước và sau năm 1975
- Thông qua hệ thống biểu tượng, tìm hiểu cách cắt nghĩa, lí giải về conngười, hiện thực, quan niệm sáng tác của Nguyễn Minh Châu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu :
Trang 8Đề tài nghiên cứu hệ thống biểu tượng trong truyện ngắn của Nguyễn MinhChâu.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trong
cả hai giai đoạn trước và sau 1975 Trong đó, chúng tôi tập trung vào nhữngtruyện ngắn mà biểu tượng được sử dụng với tần suất cao:
- Bên đường chiến tranh (1987)
- Chiếc thuyền ngoài xa (1987)
kí hiệu, từ đó tìm ra ý nghĩa cái được biểu đạt trong sáng tác của ông
5.2 Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Chúng tôi sử dụng công cụ của thi pháp học nhằm chỉ ra sự vận động trongquan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua hai chặng đường sáng tác Cụthể là: Tìm hiểu những biến đổi quan niệm nghệ thuật về con người, quan niệm vềhiện thực trong truyện ngắn của nhà văn
Trang 95.5 Phương pháp hệ thống
Từ những vấn đề đã được khảo sát, đề tài đi vào hệ thống những đặc trưngcủa biểu tượng, những bình diện thể hiện của biểu tượng từ đó rút ra những giá trịcủa nghệ thuật biểu tượng được Nguyễn Minh Châu sử dụng trong các truyệnngắn của mình
6 Đóng góp của đề tài
- Đề tài khảo sát, hệ thống và phân tích một số hình ảnh biểu tượng trongtruyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ở cả hai giai đoạn trước và sau 1975, chỉ racách cắt nghĩa, lí giải về đời sống và con người của Nguyễn Minh Châu
- Đưa ra một định hướng tích cực trong khai thác thế giới nghệ thuật củanhà văn
- Là một tài liệu bổ ích phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiêncứu về tác giả Nguyễn Minh Châu nói riêng và văn học Việt Nam nói chung
7 Giới thiệu cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài sẽ triển khai qua
3 chương:
Chương 1: Biểu tượng – Cơ sở hình thành, quan điểm tiếp cận, giải mã
biểu tượng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
Chương 2: Giải mã biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu Chương 3: Sự vận động trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh
Châu nhìn từ hệ thống biểu tượng.
Trang 10NỘI DUNG CHƯƠNG 1 BIỂU TƯỢNG – CƠ SỞ HÌNH THÀNH, QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN, GIẢI
MÃ BIỂU TƯỢNG TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU 1.1 Về thuật ngữ “biểu tượng”
Biểu tượng là một thuật ngữ đã và đang tiếp tục được nghiên cứu trên toànthế giới, trong nhiều ngành khoa học khác nhau
Bắt nguồn từ Hy Lạp, thuật ngữ biểu tượng (Symbolon) có nghĩa là kí hiệu(Sign), dấu hiệu, lời nói, tín hiệu, triệu trứng, hợp đồng v.v
Trong tiếng Hán: Biểu có nghĩa là “bày ra”, “trình bày”, “dấu hiệu”, để
người ta dễ nhận biết một điều gì đó Tượng có nghĩa là “hình tượng” Biểu tượng là một hình tượng nào đó được phô bày ra trở thành một dấu hiệu, kí hiệu tượng trưng, nhằm diễn đạt một ý nghĩa mang tính trừu tượng.
Theo từ điển Tiếng Việt (GS Hoàng Phê chủ biên): “Biểu tượng là hình
ảnh tượng trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt”[35;19].
Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới cho rằng: “Mọi nền văn hóa đều có thể
xem như một tập hợp các hệ thống Biểu tượng trong đó xếp hàng đầu là ngôn ngữ, quy tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo…”[14;XXIII].
Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng theo nghĩa rộng biểu tượng thể hiện
“đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng văn học nghệ thuật” và theo nghĩa hẹp, biểu tượng là “một phương thức chuyển mã của lời nói” đặt bên cạnh
ẩn dụ, hoán dụ hoặc là một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt “có khả năng
truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời”[32;23].
Trong đời sống, biểu tượng được dùng với ý nghĩa không nhất quán Nó cóthể được hiểu là một hình ảnh tượng trưng mang tính ổn định (“chim bồ câu” biểutượng cho hòa bình); cũng có thể được hiểu là một lô gô, một kí hiệu đã chuyểnthành hình họa được thiết kế mang ý nghĩa cố định (“Trâu vàng” là biểu tượngcủa Seagames 22 được tổ chức tại Việt Nam); được dùng chỉ dấu hiệu đặc trưng,một cảnh quan thiên nhiên hoặc một công trình kiến trúc nổi bật của một khuvực, quốc gia (tượng Nữ thần tự do của Mỹ, tháp Epphenb của Pháp, Tháp Rùa,
Trang 11chùa Một cột của Hà Nội, Việt Nam); thậm chí biểu tượng được coi là mật mãcủa sự bí ẩn… Những nhận thức khác nhau này về biểu tượng khiến cho kháiniệm này càng trở nên phức tạp Vì vậy, trước khi đi vào nghiên cứu biểu tượngtrong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, chúng tôi tìm hiểu nội hàm của nó trongmột số ngành khoa học.
Dưới góc độ triết học, biểu tượng được hiểu là “hình ảnh cảm tính cụ thể
về những hình tượng của thế giới bên ngoài Biểu tượng cùng với cảm giác, tri giác tạo nên nhận thức cảm tính”[Dẫn theo 33;12] Như vậy, hiểu theo nghĩa triết
học, tất cả các sự vật trong thế giới khách quan khi được con người tiếp nhận đều
sẽ trở thành biểu tượng
Dưới góc độ tâm lí, biểu tượng là một phạm trù tâm lí gắn liền với trí tưởngtượng, là hình thức cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính trực quan Biểutượng vừa là kết quả của hoạt động nhận thức, vừa là phương tiện để biểu đạt củahoạt động sáng tạo nghệ thuật, là một ‘mật mã” khó cắt nghĩa Nhà phân tâm học
C G Jung cho rằng: “Biểu tượng không phải là một phúng dụ, cũng chẳng phải
một dấu hiệu đơn giản, mà đúng hơn là một hình ảnh thích hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất, ta mơ hồ nghi hoặc của tâm linh”[14;28]
Trong văn hóa, biểu tượng là một đối tượng được nghiên cứu cơ bản bởi nó
là đầu mối để xác định đặc trưng của nền văn hóa cũng như mối quan hệ của cácnền văn hóa khác nhau Biểu tượng trong văn hóa được xem là một yếu tố động,luôn biến đổi theo sự biến đổi của đời sống xã hội TS Nguyễn Văn Hậu cho
rằng: “Biểu tượng là một hình thái ngôn ngữ - ký hiệu tượng trưng của văn hóa.
Nó được sáng tạo nhờ vào năng lực “tượng trưng hóa” của con người, theo phương thức dùng hình ảnh này để bày tỏ ý nghĩa kia nhằm để nhận thức và khám phá ra một giá trị trừu tượng nào đó Biểu tượng được xem là “tế bào” của văn hóa và là hạt nhân “di truyền xã hội” đầu tiên của nhân loại Nó quy định mọi hành vi ứng xử và giao tiếp của con người đồng thời liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt”[9;9] Ông khẳng định những quan niệm hay định nghĩa nêu
trên đều gắn biểu tượng với sự thực hiện “khiếu năng tinh thần” đặc biệt chỉ có ởloài người - năng lực tượng trưng hóa Biểu tượng được hiểu là một hiện tượngvật thể, nhờ thể hiện trong đó một nội dung cụ thể - cảm tính mà hiện tượng nàythể hiện, trình ra những ý nghĩa, những giá trị trừu xuất nào đó Và do đó, ông đãđưa ra quan điểm riêng của mình về biểu tượng như trên Quan niệm của ông tuynhiên chỉ dừng lại ở góc độ gắn với văn hóa, đây là một quan điểm đúng đắn
Trang 12nhưng chưa đầy đủ nếu như ta tiến hành nghiên cứu và áp dụng vào việc nghiêncứu văn học.
Ở phương diện ngôn ngữ, “Biểu tượng là một ký hiệu tùy thuộc vào đối
tượng mà nó biểu hiện do một luật lệ thông thường là một sự liên tưởng chung”[Dẫn theo 41;167] Biểu tượng vì vậy là một sự vật có hình ảnh mang tính
chất thông điệp được dùng để gợi ra một cái ở bên ngoài theo một quan hệ ước lệ.Biểu tượng là sự thống nhất giữa cái biểu đạt (hình thức tồn tại) và cái được biểuđạt (giá trị nội dung) Cái biểu đạt khi tác động lên tư tưởng, cảm xúc, nhận thứccủa con người sẽ gợi lên một số nội dung ý nghĩa nào đó (gợi cái được biểu đạt)
Trong văn học, biểu tượng là phương tiện tạo hình và biểu đạt có tính đanghĩa Mỗi nhà văn khi sáng tạo đồng thời lại là một nhà tư tưởng Nhà văn thựchiện việc mã hóa ngôn từ nhằm tạo ra một thế giới hình tượng in đậm cảm quan
cá nhân, nói rộng hơn là phong cách của chủ thể sáng tạo Những hình tượngnghệ thuật có sức sống sẽ vượt lên trên ý nghĩa biểu đạt và làm thành các biểutượng nghệ thuật độc đáo, đa nghĩa Trong tác phẩm văn học, biểu tượng chính làhình tượng được hiểu ở bình diện kí hiệu và là kí hiệu chứa đựng tính đa nghĩacủa hình tượng Trở thành biểu tượng, hình ảnh sẽ có chiều sâu, tầng ý nghĩa mới
và có tính khái quát Việc nghiên cứu, sáng tạo ra những biểu tượng nghệ thuật sẽmang tới cái nhìn sâu sắc, khắc phục sự đơn giản về hình ảnh được sao chép từcuộc đời thật Biểu tượng trong văn học mang tính đa nghĩa nên cần phải phát huynhận thức cùng với sự liên tưởng Nghĩa của biểu tượng thậm chí có lúc chỉ tồntại trong tình thế giao tiếp, vì vậy mà mỗi tình huống lại là một ý nghĩa khácnhau Điều đó đòi hỏi khi giải mã ý nghĩa biểu tượng không thể tách rời nó rakhỏi ngữ cảnh ngôn ngữ, ngữ cảnh văn hóa
Nói như vậy, bản chất của biểu tượng là khó xác định, sự hiểu biết về nóđương nhiên còn tùy thuộc vào sự từng trải và kinh nghiệm vốn có của mỗi cánhân cũng như trình độ nhận thức của từng người Không những thế, việc “giảimã” tìm ra ý nghĩa của biểu tượng cũng phải tính đến thói quen, phong tục, tậpquán của các nền văn hóa trong từng cộng đồng dân tộc khác nhau Điều bí ẩnvẫn luôn còn nguyên vẹn và mơ hồ về mặt ý nghĩa nếu như biểu tượng chưa được
“giải mã” “Một biểu tượng thường có nhiều nghĩa và ngược lại một ý nghĩa lại có
nhiều biểu tượng cùng biểu thị” [Dẫn theo 9;2].
Từ quá trình nghiên cứu tìm hiểu,
kế thừa quan điểm và kết quả nghiên cứu của những người đi trước, chúngtôi sơ bộ đưa ra quan niệm về biểu tượng như sau:
Trang 13Biểu tượng là một sự vật có hình ảnh mang tính chất thông điệp được dùng
để gợi ra một cái ở bên ngoài, theo một quan hệ ước lệ Quan hệ liên tưởng, tưởngtượng và tính ước lệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong biểu tượng là cơ
sở để tạo nên tính đa nghĩa cho biểu tượng Biểu tượng mang tính khái quát vềđối tượng, là hình ảnh tượng trưng được phô bày ra khiến người ta cảm nhận mộtgiá trị bên trong hay thế giới ý nghĩa của nó Chính vì thế, biểu tượng phản ánhđược đặc trưng của các sự vật, hiện tượng
Giải mã biểu tượng trong tác phẩm văn học không thể dựa trên một nhậnthức nhất định Cần mở rộng nó theo chiều rộng đồng đại và khám phá nó ở chiềudài lịch sử, gắn kết với cái nhìn văn hóa, không thể bỏ qua đặc trưng phong cáchtác giả, đồng thời cần lưu ý ngữ cảnh nảy sinh, bao chứa nó
1.2 Vài nét về biểu tượng trong văn học Việt Nam
Trong văn học Việt Nam, biểu tượng được sử dụng như một thủ pháp nghệthuật phổ biến và hết sức độc đáo Trong văn học dân gian, biểu tượng được thểhiện trong sự biến hóa dạng lưỡng thể nửa người – nửa vật, mang dấu vết tôtem(vật tổ) thời hoang dã, nguyên sơ của thần thoại, hoặc dạng người hóa vật, vật hóa
người (hòn vọng phu, trầu cau,…) mang dấu tích thần thoại trong cổ tích Nghệ sĩ
dân gian thường lấy những hình ảnh gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày
như con cò, con bống, tấm lụa đào, nụ tầm xuân… để diễn tả thế giới tâm hồn
phong phú của người lao động, diễn tả tư tưởng, tình cảm của con người Trong
ca dao cổ, nói đến “con cò” là người ta liên tưởng đến hình ảnh người nông dân
hiền hậu chất phác, đặc biệt là hình ảnh biểu tượng cho thân phận người phụ nữlao động xưa - đó là hình ảnh người đàn bà lam lũ vất vả Ví dụ:
“Cái cò lăn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
Trong văn học trung đại, các nhà văn, nhà thơ đã sáng tạo và tích lũy đượcmột hệ thống biểu tượng hết sức phong phú, đa dạng
Ví dụ:
- Dương liễu: Biểu tượng cho sự chia ly
- Phù dung: Biểu tượng của sự thanh bạch
- Con Rồng: Hiện thân của sự uy nghi
- Con Rùa: Biểu tượng của tuổi thọ, sự trường tồn
- Bồ câu: Biểu tượng của hòa bình.v.v…
Khác với văn học dân gian, văn học trung đại xây dựng những biểu tượngtrên cơ sở chú ý đến giá trị, tính cao cả, phẩm chất đặc biệt của sự vật hiện tượng
Trang 14Nổi bật là biểu tượng tùng, cúc, trúc, mai trong thơ Nguyễn Trãi: Vừa có ý nghĩatượng trưng cho người quân tử, vừa thể hiện vẻ đẹp cao thượng và phẩm chất nhàthơ Theo quan niệm của các nhà Nho: Tùng, trúc, mai là những loài cây tượngtrưng cho khí tiết, đức tính cao thượng của người quân tử Quan niệm này dựatrên một thực tế: Trong ngày đông tháng giá, các loài cây khác đều rụng lá, khôcằn thì tùng, trúc vẫn xanh, còn mai không chỉ xanh tươi mà còn nở hoa Các tríthức phong kiến thường trồng hoặc vẽ những thứ cây này ở quanh nơi ở NguyễnTrãi đã từng ví phẩm chất, khí tiết của người quân tử với phẩm chất của cây tùng,trúc, mai:
“ Trúc Tường Hủ nên thêm tiết cứng/ Mai Lâm Bô dâm được câu thần”.
Hay:
“ Song có hoa mai, trì có nguyệt/ Án còn phiến sách, triện còn hương’’.
Kết hợp biểu tượng với các điển tích, điển cố tác giả vừa thể hiện sự sángtạo vừa diễn tả thành công thế giới nội tâm nhân vật
Trong văn học hiện đại những năm đầu thế kỉ XX, văn học dân tộc và pháthuy cao độ tinh thần “đổi mới” từ giai đoạn trước, đồng thời đưa ra những biểutượng khỏe khoắn, mới lạ đầy tính sáng tạo Với một số tác giả tiêu biểu: NguyễnBính, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu…
Xuyên suốt hành trình thơ của Nguyễn Bính, ta thấy lặp đi lặp lại hình ảnhcánh bướm và giậu mồng tơi, mưa xuân bay và làng quê vào hội, giàn trầu không
và hàng cau liên phòng, con đê làng và sự hẹn hò chờ đợi…ở hầu hết các tập thơ,các bài thơ và nó là tiêu biểu cho hệ thống biểu tượng văn hóa truyền thống củalàng quê Việt Nam
Trong thơ ca Hàn Mặc Tử, ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh biểu tượng, tiêubiểu nhất là hồn, máu, ánh trăng Với hai biểu tượng hồn và máu, Hàn đã tô đậmkhao khát sống, nhiệt huyết tuổi trẻ Ánh trăng trở thành người bạn tâm giao, làmối lương duyên kỳ ngộ với nhà thơ, cũng do xuất phát từ hoàn cảnh nhà thơsống trong bệnh tật, sự sống còn của nhà thơ trên cõi trần dường như chỉ được đođếm bằng mỗi mùa trăng, do vậy ánh trăng đi vào thơ của ông như một sự hiểnnhiên và đầy ý nghĩa…
Trong văn học 1945 – 1975, các biểu tượng nghệ thuật mang đậm tính sửthi Xuất phát từ nhu cầu nhằm phục vụ cách mạng, đề cao tinh thần tất cả vì tiềntuyến, các sáng tác thơ ca giai đoạn này thường sử dụng các biểu tượng mang tính
lãng mạn cách mạng Ta bắt gặp hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong bài Đồng
chí của nhà thơ Chính Hữu – một biểu tượng nghệ thuật đa nghĩa về tình đồng
Trang 15chí, về niềm tin và khát vọng hòa bình Hình ảnh ánh sao trên mũ của người chiến
sĩ cũng là biểu tượng tiêu biểu cho lý tưởng cách mạng, cho tinh thần quyết chiếnquyết thắng, còn là niềm tin, niềm khát vọng vào ngày mai chiến thắng:
… Anh đi bộ đội, sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm
(Núi Đôi – Vũ Cao)Nhà thơ nữ Xuân Quỳnh để lại ấn tượng sâu sắc với biểu tượng sóng trongbài thơ cùng tên Biểu tượng sóng giàu giá trị cảm xúc, tinh tế và phong phú đãdiễn tả thành công mọi cung bậc của trái tim người phụ nữ nhân hậu và giàu khátkhao yêu thương Sóng trở thành biểu tượng tiêu biểu sâu sắc bao trùm toàn bộ
bài thơ, sóng bộc lộ bản thể ngay từ đầu “Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ…”,
sóng còn vỗ dọc bài thơ và cuối cùng bài thơ khép lại trong các âm vang của biển
“Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ”
Từ sau 1975, hướng tới cuộc sống hòa bình, văn học sử dụng biểu tượnglinh hoạt và phong phú hơn Theo yêu cầu mới của thời đại, các hình ảnh biểutrưng thể hiện sự kết tinh ý chí, sức mạnh của cả một cộng đồng dần nhường chỗcho các biểu tượng gần gũi gắn với cuộc sống thế sự và đời sống cá nhân Biểutượng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu vừa là một bước tiếp nối và pháttriển hệ thống hình ảnh biểu tượng trong truyền thống lịch sử văn học Việt Nam,vừa khẳng định được yếu tố cá nhân, một khía cạnh của đời sống, những “giếngnước” chờ đợi, “bến quê”, “chuyến tàu tốc hành”, “chiếc thuyền ngoài xa”, “cỏlau”, “chiếc xe cút kít”… chuyển tải khá nhiều thông điệp về con người và cuộcđời Tác giả Nguyễn Huy Thiệp cũng sáng tạo ra những biểu tượng vô cùng độcđáo và hấp dẫn: “người nghệ sĩ” – biểu tượng cho cái đẹp nghệ thuật bị cô đơnlãng quên trong cõi dung tục, “người anh hùng” – biểu tượng cho khát vọng đờithường và bức thông điệp cho cuộc sống hiện tại… Dương Hướng thể hiện số
phận của những người phụ nữ làng Đông qua biểu tượng Bến không chồng,
Nguyễn Bình Phương ấn tượng với những đứa trẻ chết già, chuyến xe trâu chạy
về vô tận của những hồn ma (Những đứa trẻ chết già), cây điệp vàng và người đàn ông điên (Trí nhớ suy tàn), con cú, trăng, những người điên ở xóm Soi (Thoạt
kì thủy), Đoàn Minh Phượng để lại những băn khoăn dai dẳng về kiếp người từ
những biểu tượng sương, chuyến tàu không bến đợi, cát bụi (Và khi tro bụi)…Có
thể nói, sử dụng biểu tượng vẫn là một thủ pháp hữu hiệu nhằm biểu đạt đời sống
Trang 16và con người của văn học sau 1975 Dĩ nhiên, với mục tiêu hướng đến phản ánhđời sống đa sự và tìm về bản ngã của con người, hệ thống biểu tượng trong vănhọc giai đoạn này cũng đa dạng hơn, gần gũi hơn, phong phú hơn và nhiều ámảnh hơn.
1.3 Cơ sở hình thành – Quan điểm tiếp cận, giải mã biểu tượng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
1.3.1 Cơ sở hình thành biểu tượng trong sáng tác Nguyễn Minh Châu
1.3.1.1 Bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc là hệ thống những đặc tính bên trong, những sắcthái riêng có tính nguồn gốc, gắn với những đặc tính của chủ thể, trở thành nguồncội, khuôn mặt, nền tảng, bản thể của một nền văn hóa; là thẻ căn cước, là chứngminh thư của văn hóa bất kì dân tộc nào Nó chính là cái để phân biệt văn hóa dântộc này và với văn hóa dân tộc khác, khiến cho văn hóa dân tộc này không trởthành “cái bóng” của văn hóa dân tộc khác và ngược lại
Đối với một cộng đồng người thì bản sắc văn hóa dân tộc chính là nhữngđặc điểm tính cách, phẩm chất đã được kết tinh lại trong lịch sử và qua lịch sử củamỗi quốc gia cụ thể Những nét riêng độc đáo đó được thể hiện thông qua văn hóaứng xử, các kiểu quan hệ trong đời sống, tâm lý con người… Cụ thể hơn, nét đặctrưng của văn hóa mỗi dân tộc sẽ được nhận ra ở chính mỗi cá thể trong cộngđồng dân tộc đó, từ lời ăn tiếng nói, từ tâm tư tình cảm đến chí hướng, từ ứng xửthông thường đến hành động
Sáng tác văn chương nghệ thuật là một trong những lĩnh vực thể hiện rõnhất bản sắc văn hóa của một dân tộc Nhà văn dù vô tình hay hữu ý vẫn thể hiệnnhững dấu ấn của văn hóa dân tộc Và điều đó minh chứng rằng bản sắc văn hóa
đã ảnh hưởng một cách âm thầm nhưng khá mạnh mẽ, bền vững đối với các chủthể sáng tạo này Nguyễn Minh Châu cũng không là một ngoại lệ
1.3.1.2 Âm hưởng thời đại
Sinh ra và lớn lên đúng vào những thời khắc lớn lao của lịch sử, NguyễnMinh Châu chứng kiến những biến chuyển của đất nước từ thời chiến sang thờibình, lại là một nhà văn – chiến sĩ thấu hiểu sâu sắc về thời cuộc Vì vậy trên mặttrận cầm bút của mình, Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn tiêubiểu chịu ảnh hưởng và sự chi phối mạnh mẽ của thời đại, điều đó thể hiện rõ nétqua mỗi trang viết trong cả hai giai đoạn sáng tác của ông
Giai đoạn đất nước ngập chìm trong bom đạn, thời khắc này muôn ngườinhư một đều hướng về tiền tuyến, giành lại non sông là mục tiêu sống còn của
Trang 17dân tộc ta lúc bấy giờ Toàn dân ta lúc này sống trong bầu không khí hào hùng, đitheo tiếng gọi chung, lý tưởng chung của cách mạng, tạo ra hào khí Đông A mộtthời Các nhà văn cũng không đứng ngoài cuộc chiến, những trang viết, nhữngvần thơ ở thời điểm này được coi như một thứ vũ khí sắc bén nhằm cổ vũ, độngviên, kêu gọi tinh thần chiến đấu của toàn dân tộc.
Đến thời bình, dân tộc ta bước vào thời kỳ mới, hào khí Đông A lúc nàylắng lại nhường chỗ cho những nhu cầu đích thực của cá nhân, con người lúc nàymới có thời gian và cơ hội để sống cho mình, nhìn lại mình và thể hiện mình Cácsáng tác văn học cũng có những bước đổi thay lớn khi nhà văn có cơ hội đi sâuvào số phận cá nhân, viết lên những tâm tư, tình cảm của riêng của mỗi conngười… Không nằm ngoài thời cuộc, Nguyễn Minh Châu là một trong những câybút đầu tiên hăng hái hòa nhập với công cuộc đổi mới và có những biến đổi mạnh
mẽ cả trong suy nghĩ lẫn cách viết
1.3.1.3 Cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn
Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989), quê ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Sinh ra
ở một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, gắn bó với sự nghiệp cầm bút củamột người lính, ông đã tiếp xúc được với thực tế sống động của cuộc sống Là mộtnhà văn khoác trên mình chiếc áo lính, đã từng trải nghiệm qua những thời khắckhó khăn, gian nguy của cuộc kháng chiến, một thời chắc tay súng cùng anh emchiến đấu hết mình bảo vệ đất nước Lại sinh ra trên một vùng đất nghèo nàn,chứng kiến bao cảnh đời nhọc nhằn, lam lũ của những người dân lao động vùng đấtQuảng Trị Từ những lí do đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến những trang văn của ông
Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, đề tài quán xuyến toàn bộ sángtác của ông là cuộc chiến đấu bảo vệ miền bắc, giải phóng miền nam của dân tộc.Hình ảnh anh bộ đội, cô thanh niên xung phong dũng cảm, mưu trí, đẹp đẽ là hìnhảnh trung tâm trong sáng tác của ông Nhà văn đã góp phần khẳng định: Chủnghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam là vô địch; sự nghiệp chiến đấu “xẻ dọc
trường sơn đi cứu nước” của nhân dân ta là chính nghĩa và tất thắng: Những vùng
trời khác nhau (1976), Dấu chân người lính (1972), Mảnh trăng cuối rừng (1970)
…
Là nhà văn nhạy bén với thời cuộc, hòa bình lập lại (1975), Nguyễn MinhChâu nhanh chóng chuyển hướng viết Ông đã cho ra đời một số tiểu thuyết thểhiện những vấn đề mới của đời sống chiến sĩ, mô tả vẻ đẹp của tâm hồn ngườilính trong lao động xây dựng đất nước và trong cách ứng xử đầy nhân văn …
(Miền cháy, 1977; Những người đi từ trong rừng ra, 1982) Mặt khác, ông quan
Trang 18tâm nhiều hơn đến quần chúng nhân dân Hình ảnh những người lao động bìnhthường, số phận éo le song vẫn trụ bám quê hương với một sức sống mãnh liệt là
những hình ảnh đẹp của con người mới (Mảnh đất tình yêu, 1987) Điều đáng chú
ý là khi viết về những vấn đề có ý nghĩa triết lý nhân sinh, ngòi bút của NguyễnMinh Châu không tỏ ra dễ dãi Với cái nhìn nhiều chiều, Nguyễn Minh Châu luônthể hiện khả năng khám phá sắc bén về hiện thực và con người Các tập truyện
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) và Bến quê (1985) là minh chứng
tiêu biểu
Trong những sáng tác cuối đời của Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Khách
ở quê ra nổi lên như một cột mốc quan trọng Nhân vật Khúng là một điển hình
cho người nông dân thời đó từ diện mạo bên ngoài đến tính cách Lão Khúng giốngnhư bao người nông dân khác gánh cả cuộc đời kháng chiến trên vai, họ đã làmđược cái việc thần kỳ “biến sỏi đá thành sắt gạo” để nuôi cả dân tộc trong chiếntranh… Nhưng chính họ lại ngăn trở xã hội tiến lên con đường hiện đại hóa Ở đâytác giả muốn nói tới tư tưởng nông dân, cái tâm lí, lối sống nông dân trong thời đạimới Cả cái gia đình đông đúc đã sinh ra và sống được là nhờ lão Khúng, nhưngkhông ai muốn ăn đời ở kiếp với lão mà đều hướng cả về ánh sáng của thành phố,của văn minh công nghiệp Sáng tạo ra nhân vật Khúng, Nguyễn Minh Châu đãgiác ngộ ra chính tư tưởng – nghệ thuật vốn tiềm ẩn sâu xa của mình Trong nhữngngày lâm bệnh hiểm nghèo, Nguyễn Minh Châu vẫn cố viết thêm về lão Khúng của
mình Phiên chợ Giát (in trong tập Cỏ lau – 1989) là sự phát sáng cuối cùng tư tưởng và tài năng Nguyễn Minh Châu Phiên chợ Giát được coi là thông điệp nghệ
thuật được thể hiện bằng một bút pháp tài hoa Nguyễn Minh Châu
1.3.2 Quan điểm tiếp cận, giải mã biểu tượng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
Chúng tôi cho rằng, với mỗi một tác giả, quan điểm tiếp cận, giải mã biểutượng không hề giống nhau và vô cùng quan trọng Với sáng tác của NguyễnMinh Châu, chúng tôi đặt ra hai tiêu chí sau:
Thứ nhất, xuất phát từ đặc điểm cơ bản trong phong cách nhà văn.
Là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại,Với hai mươi chín năm cầm bút, sống và viết trong thời kì chiến tranh giải phóngđất nước, thời kì đổi mới, tác phẩm của ông luôn được độc giả hoan nghênh, đónnhận nhiệt thành Thời kì sáng tác nào, Nguyễn Minh Châu cũng ghi dấu ấn khó
phai mờ trong lòng người đọc với những: Cửa sông, Những vùng trời khác nhau,
Dấu chân người lính, Bức tranh, Mảnh trăng cuối rừng, Phiên chợ Giát, Khách ở
Trang 19quê ra, Chiếc thuyền ngoài xa… Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu có sức hấp
dẫn riêng biệt, nhà văn khẳng định bản sắc cá nhân nghệ sĩ bằng nét phong cáchkết hợp hài hòa chất triết lí cuộc đời với chất trữ tình lãng mạn, hình tượng nhânvật được soi thấu trong mối quan hệ đa chiều, phức tạp nhưng hòa hợp và thốngnhất trong tư tưởng đề cao tôn vinh những giá trị cuộc sống của nhà văn
Nguyễn Minh Châu là một tác giả trưởng thành trong kháng chiến chống
Mỹ Bối cảnh đó đối với sự phát triển của một tác giả, có rất nhiều lợi thế nhưngcũng có những bất cập nhất định Những năm chiến tranh, điều kiện đủ để chomỗi nghệ sĩ phát triển mọi mặt trong lao động sáng tạo chưa thể nói là thuận lợi
mà phải sau chiến tranh, đặc biệt là chỉ đến khi văn học cũng như đời sống xã hộiđược sống trong không khí đổi mới thì người nghệ sỹ mới có điều kiện hơn đểsuy ngẫm, tìm tòi và thể nghiệm Chỉ đến những năm 80, các sáng tác củaNguyễn Minh Châu mới thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật độc đáo, lúc bấygiờ ngòi bút của ông mới thực sự thăng hoa và để lại nhiều ấn tượng vô cùng độcđáo Đáng tiếc là Nguyễn Minh Châu mất vào thời điểm đó, khi tâm hồn sáng tạocủa ông đang độ chín, tuy nhiên chỉ bằng ấy những sáng tác cuối đời của NguyễnMinh Châu cũng đủ để chúng ta cảm nhận và thấu hiểu được một nhà văn, mộtphong cách văn chương hết sức tiêu biểu và độc đáo
Điều đáng nói nhất chính là ở việc ông sử dụng biểu tượng trong các sángtác ở cả hai giai đoạn, chúng tôi đánh giá cao về vấn đề này, bởi chính nghệ thuậtbiểu tượng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên phongcách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu
Thứ hai, tiếp cận sáng tác Nguyễn Minh Châu trong tính hệ thống và cắt nghĩa chúng trong ngữ cảnh cụ thể.
Khám phá thế giới biểu tượng trong sáng tác Nguyễn Minh Châu, chúng taphải tiếp cận chúng trong hệ thống và đặt chúng trong mối quan hệ với nhau Sựtrở đi trở lại của nhiều chi tiết, hình tượng có sức ám ảnh khá lớn Nó đặt ra yêucầu tiếp nhận biểu tượng trên mạch liên kết nhiều tác phẩm trong một hệ thống.Gắn với ngữ cảnh cụ thể trong tác phẩm, chúng ta càng có cơ hội phát hiện nhữnggiá trị mới cho những sự vật mà biểu tượng quy chiếu Đó cũng là cách khẳngđịnh đóng góp của Nguyễn Minh Châu đối với hành trình phát triển của văn xuôiViệt Nam hiện đại
1.3.3 Vài nét về biểu tượng và cách phân nhóm biểu tượng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
1.3.3.1 Vài nét về biểu tượng trong sáng tác Nguyễn Minh Châu
Trang 20Tìm hiểu về các sáng tác của Nguyễn Minh Châu chúng tôi nhận thấy: biểutượng xuất hiện trong sáng tác của ông với tần số cao, trong thể loại tiểu thuyết,
độc giả bắt gặp hình ảnh người nông dân trong Cửa sông, hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa trong Lửa từ những ngôi nhà và Những người đi từ trong rừng ra, Mảnh đất
tình yêu…Đặc biệt, biểu tượng tham gia vào yếu tố cấu trúc truyện ngắn của ông
với tần suất khá lớn: “mảnh trăng” trong Mảnh trăng cuối rừng,“nguồn suối” và “
nhành mai” trong hai truyện ngắn cùng tên, “bến quê” (trong truyện ngắn cùng
tên), “giếng khơi” mát lành trong Bên đường chiến tranh, “chiếc thuyền ngoài xa” (Chiếc thuyền ngoài xa), “khuôn mặt người” trong Bức tranh, “cỏ lau” và “đá vọng phu” (Cỏ lau), “người – bò” (Phiên chợ Giát), “chuyến tàu tốc hành” (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành)…
Sự lặp đi lặp lại các biểu tượng thường xuất hiện như những “mã” nghệthuật vừa thể hiện nội dung, ý nghĩa sâu xa của tác phẩm, vừa thể hiện phongcách sáng tác của Nguyễn Minh Châu, khiến cho những sáng tác của ông đượcxây dựng với nhiều điểm sáng, điểm nhấn phong phú, đa dạng và sâu sắc hơn,mang tầm triết lý cao hơn và đặc biệt là tạo nên giọng điệu riêng cho tác phẩm
Có những hình ảnh lấy từ mô típ biểu tượng truyền thống trở đi trở lạitrong các tác phẩm của ông với những dấu ấn sáng tạo mới Ví như hình ảnh trăngtrong tác phẩm của ông được coi như là một nhân vật có một thứ tiếng nói riêng:
“Vầng trăng khuyết mỏng manh sáng trong như một mảnh bạc” là vầng trăng của
kẻ đang yêu (Mảnh trăng cuối rừng) “Mảnh trăng cuối tháng như một chiếc đĩa
bằng vàng bị vỡ” trong lần Thai và Lực đi dỡ sắn ở vùng núi Đợi phải chăng làmột dự báo về hạnh phúc, để rồi hơn hai mươi năm sau họ gặp lại nhau trong mộthoàn cảnh oái oăm thì “Trăng trở lên như một chiếc thuyền vàng đi tròng trành
giữa nền trời”(Cỏ lau)
Đặc biệt chúng tôi nhận thấy hình ảnh ngọn lửa, bếp lửa thường trở đi trở
lại trong sáng tác của ông với những nghĩa biểu trưng khác nhau: Trong Dấu
chân người lính, lửa được ví như một môi trường cho lớp trẻ tôi luyện, thử thách
“Phải ném vào lửa hết, ném vào lửa bằng hết, tất cả mọi thứ sách vở và bản thânnhững thằng học trò như mình” hoặc để chỉ lòng yêu nước và nhiệt tình cáchmạng qua hình ảnh bếp lửa trên con đường giao liên Trường Sơn được những
người lính nhen nhóm và gìn giữ thì “Lửa từ những ngôi nhà” là biểu tượng cho
nguồn nhiệt năng tinh thần từ những người mẹ, người vợ, từ những đứa con gái
sớm tảo tần sưởi ấm trái tim và tiếp sức cho người lính Ngọn lửa trong Mảnh đất
tình yêu cháy trong chiếc bếp “gia truyền” vẫn còn lại sau trận hồng thủy của
Trang 21những con người “đầu Ngô mình Sở” là biểu hiện của tình yêu thương nhân bảngiữa những con người giàu lòng trắc ẩn, giữa sự đồng cảm đã biết dựa vào nhau
mà sống khi thiên tai địch họa suốt đời đe dọa họ
Ngay từ tiểu thuyết Cửa sông, Nguyễn Minh Châu đã phát hiện ra mối
quan hệ giữa người nông dân với đất Đặc biệt hơn cả đó là chân dung lịch sử của
người nông dân Khúng trong Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát đã được Nguyễn
Minh Châu tạo dựng trong mối quan hệ gắn bó với đất đai: “họ nhà mình chỉ nênsống với cái hòn đất” và chính lão Khúng, người đã phải bỏ làng xóm, bỏ mồ mả
tổ tiên ở dưới miền biển lên khai khẩn đất đai nơi rừng thiêng nước độc để kiếmmiếng sống đã “suốt đời chúi mũi vào hòn đất”, “đã tưới cạn kiệt mồ hôi chomảnh đất này”
Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, màu sắc cũng là một thứ ký hiệucủa tâm trạng con người (tác giả nhấn mạnh) Ông thường sử dụng màu xanh như
là biểu tượng cho tuổi trẻ, sự thủy chung, lòng tin yêu và niềm hy vọng: “sợi chỉxanh óng ánh”, “chiếc khăn xanh nhỏ trên mái tóc”, “những ngọn cỏ xanh”…trong khi đó màu vàng là sắc thiên nhiên trong chiếc lá mùa thu, trong ánh trăng,trong doi cát trên biển lúc hoàng hôn, nhưng cũng có khi nó lại là màu sắc để chỉtâm trạng: màu vàng trong “cái mặt hắn vàng như trát nghệ và tròng con mắt cũngtrở lên vàng rực” của tên chiêu hồi là biểu thị của một lòng khát khao vô độ cũngnhư một sự xuống cấp về nhân cách; “những gò má vàng nghệ nhọn hoắt” củanhững người lính đã chịu đựng rất nhiều gian khổ giờ đây đang thu dọn chiến
trường (Cơn giông).
1.3.3.2 Cách phân nhóm biểu tượng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
Có nhiều cách thức khác nhau để phân nhóm biểu tượng Dựa trên các tiêuchí khác nhau, có thể phân thành các nhóm biểu tượng trong sáng tác của NguyễnMinh Châu Dựa trên tiêu chí nguồn gốc của cái biểu đạt, có thể chia biểu tượngtrong sáng tác của ông thành ba nhóm: nhóm biểu tượng từ thiên nhiên vũ trụ(mảnh trăng, nguồn suối, nhành mai); nhóm biểu tượng siêu thực (bức tranh,chuyến tàu tốc hành, bức tượng nghìn tay nghìn mắt, giấc mơ người – bò…);nhóm biểu tượng từ cuộc sống sinh hoạt đời thường (lửa, bò, xe cút kít…) Dựatrên tiêu chí cái được biểu đạt, có thể phân chia hệ thống biểu tượng trong sángtác nhà văn này thành hai nhóm: nhóm biểu tượng sử thi (mảnh trăng, nhành mai,nguồn suối, giếng ), nhóm biểu tượng phi sử thi (bức tranh, chuyến tàu, cỏ lau,
đá vọng phu, chiếc thuyền, bò, xe cút kít ) Tiếp cận hệ thống biểu tượng trong
Trang 22truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, chúng tôi dựa trên tiêu chí thứ hai và tiếnhành giải mã hệ thống biểu tượng này theo hai nhóm: Nhóm biểu tượng sử thi vànhóm biểu tượng phi sử thi.
*
* *Tóm lại, việc xây dựng hình ảnh mang tính biểu tượng là một thủ phápnghệ thuật đặc sắc, ổn định trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.Được ông sử dụng hầu hết trong các sáng tác từ trước những năm 1975, tuy nhiênđến giai đoạn sau năm 1975 thủ pháp nghệ thuật này được ông sử dụng nhiều vàrộng rãi hơn, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn Có thể khẳng định rằng: hệ thốnghình ảnh biểu tượng là một trong những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuậtcủa Nguyễn Minh Châu Nó vừa là một thủ pháp nghệ thuật góp phần tạo dựngnên một thế giới hình tượng sinh động giàu tính biểu cảm, vừa là những mốc đểđánh dấu sự phát triển của tư duy nghệ thuật trong tiến trình đổi mới nền văn họcdân tộc
Trang 23CHƯƠNG 2 GIẢI MÃ BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU
Xuyên suốt hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu, chúng ta nhậnthấy rằng những thành công qua mỗi trang viết của nhà văn chính là ở cách ôngvận dụng nghệ thuật biểu tượng thể hiện phong cách nghệ thuật riêng độc đáo củamình Điều đặc biệt là các hình ảnh đó được phân tách thành những lớp ý nghĩakhác nhau gắn với hai chặng đường lịch sử của dân tộc Qua đó thể hiện rõ sự vậnđộng trong quan niệm nghệ thuật của tác giả
2.1 Lớp biểu tượng sử thi
2.1.1 Khảo sát
truyện
Hình ảnh
Số lần xuất hiện
Hình ảnh Biểu tượn g
Tỉ lệ
- Biểu trưng cho sự trường tồnvĩnh cửu của tình yêu
- Tinh thần kháng chiến bền bỉcủa người dân Pa- Khen anhhùng
- Niềm tin mãnh liệt vào ngàymai tươi sáng
2 Nhành mai nhành
mai
- Một biểu tượng cho mùa xuân
- Biểu trưng cho niềm tin mãnhliệt vào cuộc sống
- Chứng minh cho mối tìnhtrong sáng vượt thời gian giữaLương và Thận
- Biểu trưng cho tinh thần chiếnđấu anh dũng, cao cả của người
Trang 24dân làng Đằng.
3 Mảnh trăng
cuối rừng
mảnhtrăng
- Vẻ đẹp của thiên nhiên
- Biểu tượng cho sức sống mãnhliệt của tâm hồn con người
- Biểu trưng cho tình yêu trongsáng của Nguyệt và Lãm
- Biểu tượng của tình yêu sonsắt, thủy chung của An và Hạnh
- Niềm tin vào cuộc sống, vàotâm hồn con người
2.1.2 Giải mã một số biểu tượng tiêu biểu
2.1.2.1 “Nhành mai” – niềm tin vào ngày mai chiến thắng
Mai là loài cây rất được ưa chuộng từ xưa tới nay không những ở Việt Nam
mà còn ở các nước trên thế giới, hoa mai ở Việt Nam thường có màu vàng, màutrắng có thể thích nghi với mọi thời tiết khí hậu kể cả thời tiết khắc nghiệt nhất.Hoa mai trở nên quen thuộc với người Việt từ rất lâu, trong những dịp tết, maithường hiện diện trong gia đình người Việt đặc biệt ở miền nam
Trong thơ văn, cây mai được đề cao do hình ảnh của nó tuy mảnh mai, gầyguộc, mong manh, hoa có hương thơm dịu dàng nhưng luôn chịu được qua mùađông gió rét để nở hoa khi xuân về Mai kết bạn cùng tùng, trúc, trở thành biểutượng đẹp và tiêu biểu trong cuộc sống Khi nhắc đến hình ảnh mai là người tanghĩ ngay đến vẻ đẹp, tấm lòng trinh bạch, sức chịu đựng, kiên nhẫn của conngười vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống Mai xuất hiện và trở thành đề tàihết quen thuộc trong văn học Việt Nam từ xa xưa Đặc biệt ở giai đoạn của nềnvăn học trung đại Trong thơ văn thời Lý - Trần, chúng ta thấy sự xuất hiện khádày đặc hình ảnh hoa mai và dường như mỗi khi hoa mai hiện diện đều khiến
Trang 25những áng thơ của thi nhân xưa trở thành những câu chữ xuất thần Ấn tượng nhất
là những bài thơ “Tảo mai” của Phật hoàng Trần Nhân Tông và “Cáo tật thị
chúng” của Thiền sư Mãn Giác thời Lý với câu thơ bất hủ:
“Cứ tưởng xuân tàn hoa rụng hết/ Đêm qua, sân trước một nhành mai”
Hoa mai ở đây còn mang ý nghĩa về mùa xuân – sự sống – hạnh phúc, thểhiện sự thanh khiết và cao thượng – phẩm chất và khí tiết của người quân tử
Không nằm ngoài ý nghĩa đó, hình ảnh cây mai trong truyện ngắn NguyễnMinh Châu cũng thể hiện những nét nghĩa vô cùng độc đáo và ấn tượng
Trong truyện ngắn, tác giả đưa ra hình ảnh nhành mai, biểu tượng cho sứcsống mãnh liệt của con người, của toàn thể dân tộc Việt Nam trong cuộc khángchiến trường kỳ, vượt qua mọi khó khăn, hiểm nguy nhất của thời cuộc và vươnlên giành lại hòa bình, giành lại sự sống cho dân tộc
Ngay ở nhan đề của tác phẩm, nhành mai được nhắc đến mang một ý nghĩabiểu tượng sâu sắc, mai là dấu hiệu cho mùa xuân, nhành mai hiện hữu như gópphần xua tan cái bầu không khí lạnh lẽo, u uất của tiết trời cuối đông, làm ấmnóng cho cảnh vật, cho bầu không khí đầu xuân
Đặc biệt, nhành mai được đặt trong một không gian của một làng quênghèo “đất cày lên đầy sỏi”, nhưng điều đáng quý là “nơi ấy đất cằn nhưng ngườitốt cảnh đẹp”, hình ảnh những rặng mai trong vườn, hay nhà làng Đằng nhà nàocũng có một vài cây mai trước ngõ, mai lúc này là biểu tượng cho sức sống bền
bỉ, dẻo dai của người dân làng Đằng nói riêng, toàn dân tộc Việt Nam nói chung,vượt qua mọi khó khăn, nhưng cây mai vẫn vươn lên với sức sống mãnh liệt nhưnhững con người nơi đây với một niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, với tinh thầnchiến đấu anh dũng cao cả Hình ảnh những cô gái mỗi dịp tết đến “quẩy hai đầuđòn gánh hai cành mai ra chợ bán” cho thấy sự gần gũi, thân thuộc của người dânlàng Đằng với cây mai, đến có thể mai trở thành một thành viên không thể thiếutrong làng, mai được ví như dáng hình dịu dàng và thùy mị của những người congái, mai như là một biểu tượng tiêu biểu của làng mà cứ nhắc đến làng Đằng làcác chiến sĩ bộ đội luôn nhắc nhớ đến những rặng mai Xuyên suốt chiều dài tácphẩm, nhành mai con có ý nghĩa tượng trưng cho mối tình vượt thời gian, vượtqua mọi gian khổ giữa Lương và Thận Cây mai trước cửa nhà Thận được khắchọa như một nhân chứng cho mối tình đẹp đẽ ấy, bên gốc mai, Lương đã bí mậtgài lại mẩu giấy viết vội cho Thận trong một lần anh trở lại làng, vừa là để liênlạc, lại vừa là để gửi gắm niềm hy vọng vào tình yêu mãnh liệt và sẽ có ngàyđược đoàn tụ Cũng dưới gốc mai, họ đã từng đứng bên nhau trước lúc chia tay,
Trang 26trao gửi biết bao tâm sự, tâm tình: “Bên vại nước, gốc mai cổ thụ đứng im lặng,đan cành trên đầu hai chúng tôi, những nụ hoa mai trắng ngần đang đơm đầycành Tôi kéo mái tóc Thận sát ngực, cùng đứng bên nhau trước mảnh sân hồi lâutrước khi chia tay”[30;26].
Cũng vẫn gốc mai đó, còn chứng kiến cảnh đau đớn khi mà mẹ của Thận bịchúng lôi ra đánh đập và giết ngay bên gốc cây mai, chứng kiến bao cảnh mưabom, đạn lửa, thui dụi cả xóm làng, nhưng cây mai vẫn hiên ngang với sức sốngdẻo dai, chỗ cành mai bị chặt đứt, lại nảy lên những mầm xanh mập mạp, đầynhựa sống Khi Lương trở về, tìm lại nhà của Thận, giữa một không khí vắng lặnghoang vu, anh cảm nhận có điều chẳng lành, chỉ đến khi nhìn vào cây mai, anhmới thấy vững tâm vô cùng, thấy bình tĩnh trở lại, và một điều đinh ninh tronganh là mẹ con Thận vẫn còn ở đây
Điều khiến người đọc chú ý hơn cả đó là hình ảnh cành mai xuất hiện trongđoàn quân chiến thắng sau trận tập kích pháo trở về Chỉ là một hình ảnh nhỏnhưng mang một ý nghĩa biểu tượng rất lớn, làm sáng lên cho toàn bộ tác phẩm,lúc này không chỉ đơn thuần là cành mai nói lên vẻ đẹp, vẻ thuần khiết vốn có của
nó nữa, cành mai trở thành biểu tượng cho tinh thần, cho ý chí của quân và dânViệt Nam, cho niềm hy vọng lớn lao vào ngày mai chiến thắng Cành mai xuấthiện trên tay Lương như một ngọn đuốc sáng soi tỏ những chiến công của cácchiến sĩ, và hơn thế nữa nó soi tỏ lòng quyết tâm, niềm hy vọng của toàn thể nhândân vào chiến thắng, hòa bình và thống nhất nước nhà
2.1.2.2.“Mảnh trăng” – vẻ đẹp nơi những cánh rừng
Theo nghĩa gốc, trăng được định nghĩa là “một biểu tượng của các nhịpđiệu sinh học: Là thiên thể lớn lên, nhỏ đi, rồi biến mất, có cuộc sống tuân thủquy luật của sự tiến triển, sự sinh thành và sự chết…trăng mang một số phậnthống thiết cũng như số phận con người…nhưng cái chết của nó không bao giờ làchết hẳn…Việc mãi mãi quay trở lại hình dạng ban đầu đó, tính tuần hoàn bất tận
đó khiến trăng là thiên thể cầm nhịp tốt nhất cho cuộc sống Nó kiểm soát tất cảcác bình diện vũ trụ chịu sự chi phối của quy luật tiến triển theo chu kỳ: Nước,mưa, cây cối, sự phì nhiêu…” [14;936]
Hiểu theo nghĩa gốc, chúng ta thấy trăng là một hình ảnh biểu trưng tiêubiểu và rất ý nghĩa đối với cuộc sống, trăng biểu tượng cho cái đẹp, gắn bó vớingười phụ nữ, là biểu tượng của nhịp sống tuần hoàn bất tận của vũ trụ cũng nhưcon người, cho sự trường tồn mãi mãi của sự sống theo vòng tuần hoàn và đượccoi là thiên thể cầm nhịp tốt nhất cho cuộc sống
Trang 27Hơn thế nữa, Ibn al – Mottaz là người đầu tiên, trước Hugo mười thế kỷ, đãtìm ra hình ảnh tuyệt vời:
“Nhìn kìa vẻ đẹp của vầng trăng lưỡi liềm vừa lên, tỏa những tia sáng xóatan đêm tối
Như một chiếc liềm bạc, giữa những đám hoa long lanh trong bóng tối,đang gặt những đóa thủy tiên Khi muốn tả một sự vật tuyệt đẹp và chứng tỏ vẻhoàn mỹ cực độ của nó, thì điều đầu tiên ta nghĩ tới, là nói rằng: một khuôn mặttựa mặt trăng…”[14;938]
Đến đây, chúng ta có thể khẳng định được rằng ngay từ xa xưa, trong quátrình nghiên cứu, người ta đã so sánh mặt trăng với khuôn mặt con người – ngườiphụ nữ Để khẳng định vẻ đẹp hoàn mĩ của con người hoặc ít nhất cũng là mộtdấu hiệu khi nhắc đến cái đẹp, nhất là người phụ nữ, người ta nghĩ ngay đến hìnhảnh trăng Cũng bởi lí do như vậy mà trăng đã trở thành nguồn cảm hứng bất tậnmuôn đời của các thi sĩ văn nhân từ xưa đến nay Đề tài về trăng luôn là tâm điểmchú ý của các thi sĩ từ trong ca dao dân ca Việt Nam xưa cho đến nền văn họchiện đại ngày nay Trong cảm quan của người nghệ sĩ, trăng không đơn thuần lànguồn sáng trong đêm mà đã trở thành một hình tượng nghệ thuật độc đáo Ở đó,
nó đã trở thành một âm hưởng đa thanh xoáy sâu vào tâm hồn có sức ám ảnh,khơi gợi cho người đọc nhiều xúc cảm về tình yêu và thân phận con người, về quêhương và gia đình, về chiến tranh và hòa bình, về hạnh phuc và khổ đau… Biểutượng về trăng mang tới những vẻ đẹp muôn màu cho văn học khi đặt trong từngbối cảnh, từng hoàn cảnh cụ thể
Trong kho tàng ca dao, trăng được nhắc đến như một biểu tượng tiêu biểugắn liền với vẻ đẹp của tâm hồn con người lao động, là một không gian đẹp, lãngmạn ngập tràn trong cuộc sống yên vui mà hết sức dung dị của nhưng con người
lao động “Đêm hè gió mát trăng thanh/ Em ngồi chẻ lạt cho chàng chấp thưng”, của hạnh phúc lứa đôi “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng…”.
Trong văn học trung đại, trăng – với lí tính khách quan của nó – là mangđến ánh sáng mát mẻ huyền diệu cho con người và cuộc đời trong đêm đen, trăngtrở thành một hình tượng nghệ thuật thực sự, được miêu tả khá độc đáo và sắc nét
Ở đây, được các nhà thơ vận dụng trong trường liên tưởng một cách tinh tế, sángtạo Có thể đấy là tuổi xuân, hạnh phúc, là vẻ đẹp, niềm vui, là nỗi buồn cô đơntuyệt vọng, đôi khi là một người bạn, người tình yêu dấu Là hình ảnh của nhữngngười chinh phụ, cung nữ, thục nữ hay ngồi một mình vọng trăng, thưởng nguyệttrong đêm dài Trăng ở đây không phải là “trăng viên mãn” tròn đầy, “trăng vàng
Trang 28trăng ngọc” mà là “trăng tàn”, “trăng khuyết”, “trăng xẻ làm đôi” Trăng ở đâycũng chính là cuộc đời nhiều dở dang bất hạnh của họ Đó là cảnh nữ sĩ Hồ XuânHương trong đêm khuya thanh vắng, một mình uống rượu mong giải buồn nhưng
say rồi lại tỉnh, tỉnh ra lại càng buồn hơn: “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
(Tự tình II) cứ như nhắc nhớ thi nhân rằng tuổi trẻ, tình yêu đang trôi qua mànhân duyên chưa trọn vẹn Đó là cảnh nàng Kiều khắc khoải cô đơn trong đêm
trường khi chia tay với Thúc Sinh: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in gối chiếc
nửa soi dặm trường” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Đó cũng là cảnh những người
cung nữ, chinh phụ trong những đêm dài xa vắng người thương, nhìn trăng hoa
giao hòa quấn quýt : “Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm/ Nguyệt lồng hoa hoa
thắm từng bông/ Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng”(Chinh phụ ngâm khúc –
Đoàn Thị Điểm dịch) mà thức dậy những khát khao mãnh liệt về hạnh phúc ái ânchồng vợ - khát vọng đầy tính nhân bản, nhân văn
Trong thơ ca cách mạng, trăng lại trở nên thân thiết hơn, gần gũi hơn vớingười chiến sĩ, với thi nhân Trăng hiện hữu trong thơ Bác lại như một người bạn
tâm giao tri kỷ: “Người ngắm trăng treo ngoài cửa sổ/ Trăng nhòm khe cửa ngắm
nhà thơ” (Ngắm trăng), rồi “Trăng vào cửa sổ đòi thơ/ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau” (Tin thắng trận).
Đặc biệt, trong bài Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu, hình tượng “đầu súng
trăng treo” vẫn luôn ấm nóng cảm xúc của một thời chiến tranh khói lửa Hình
ảnh thơ đẹp đẽ lãng mạn đó không chỉ vượt lên trên ý nghĩa biểu đạt của mộtkhông gian thiên nhiên nơi rừng hoang sương muối – mà nó trở thành một biểutượng nghệ thuật đa nghĩa về tình đồng chí, về niềm tin và khát vọng hòa bình.Trăng ở đây không chỉ là một vật thể thiên nhiên vừa gợi yếu tố thời gian, vừa chỉmột không gian nghệ thuật trữ tình lãng mạn, đầy thi vị mà còn tượng trưng cho
sự thanh bình của đất nước quê hương đồng thời còn cho thấy mục đích lí tưởngcủa cuộc kháng chiến: Chiến đấu cho ánh trăng mãi nghiêng cười trên đỉnh núi.Qua đó cho thấy tư thế, phẩm chất của nhân vật trữ tình – người chiến sĩ – thi sĩtrong bài thơ: Bình tĩnh, ung dung, lạc quan, dũng cảm, lãng mạn ngay trong cảkhó khăn gian khổ Qua việc khảo sát hình tượng trăng, ta thấy được tài năng độcđáo của các nhà thơ qua việc sử dụng hình tượng trăng trong sáng tác thi ca, trăngthể hiện cho tâm trạng con người, số phận, mảnh đời của nhân vật trữ tình
Hòa cùng với mạch nguồn cảm hứng truyền thống của nền thi ca của dântộc ta, hình ảnh “trăng” đi vào trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu vừa kếthừa được những đặc điểm truyền thống của nền văn học dân tộc, lại vừa có sức
Trang 29sáng tạo mới mẻ Qua ngòi bút tài tình giàu sức tưởng tượng, “trăng” trong tácphẩm của Nguyễn Minh Châu không phải là vầng trăng, ánh trăng, hay cả mộtđêm trăng tròn căng, viên mãn mà là “mảnh trăng” – đây là một dụng ý nghệthuật vô cùng đặc sắc, một biểu tượng nghệ thuật hay, độc đáo, hấp dẫn giớinghiên cứu Hình ảnh “mảnh trăng” xuất hiện ngay ở nhan đề tác phẩm với cáitên “Mảnh trăng cuối rừng”, mảnh trăng đó cứ ẩn hiện, chấp chới mãi phía trời
xa, không dễ gì nắm bắt được – là biểu tượng cho vẻ đẹp con người thời kỳ khángchiến chống Mỹ, biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng lãng mạn, cho sức sống bền
bỉ mãnh liệt của dân tộc mà không kẻ thù nào có thể hủy diệt được
Qua lời kể của Lãm – người thanh niên lái xe, hình ảnh mảnh trăng dầnhiện lên khiến cho câu chuyện trở lên lãng mạn, bay bổng, nên thơ lạ thường Ánhtrăng bao trùm lên toàn cảnh hiên nhiên nơi cánh rừng, soi thấu tâm hồn nhân vật,làm cho cảnh vật nơi đây – nơi những cánh rừng đẹp và trở nên có hồn “Vừngtrăng khuyết mỏng manh”, “mảnh trăng nằm giữa những tảng mây hiện ra táingắt, ánh sáng lòe nhòe, ”, “mảnh trăng lại chập chờn lay động, có lúc thấy rơitõm xuống khoảng tối mịt mù của cánh rừng già như một trò chơi ú tim”; “Mảnhtrăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc”; “Khung cửa sổphía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng…từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên”,trăng lên cho bầu trời ban đêm mang vẻ huyền bí sâu thẳm: “Trên đầu chúng tôikhoảng trời đêm trên cao lên trong vắt, lồng lộng”…Trong cái thế giới trong trẻolên thơ ấy, vẻ đẹp con người thêm lung linh, rạng rỡ hơn Chính thứ ánh sánglung linh huyền ảo ấy khiến Lãm nhìn rõ vẻ đẹp của cô gái tên Nguyệt ngồi bêncạnh mình Nguyệt là trăng, trăng là Nguyệt, Lãm choáng ngợp khi thấy “từng sợitóc của Nguyệt đều sáng lên, mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao”, “trăngsáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt, làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên đẹp
lạ thường!” Và vẻ đẹp rạng ngời, sâu thẳm đó như sẽ in sâu vào tâm trí anh.Nguyệt đẹp đến lạ thường, từ hình dáng đến tên gọi và phẩm chất, tâm hồn Cáitên Nguyệt đã như phần nào toát lên được vẻ đẹp tươi mát diệu kỳ trong cô, bởiNguyệt chính là trăng, rồi hình ảnh “đôi gót chân hồng hồng sạch sẽ, …tấm thânmảnh dẻ, mái tóc dài tết thành hai dải Nguyệt đẹp cả trong lời nhận xét của Lãm
“một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi tỏa ra từ nét mặt”, “khuôn mặt tươimát ngời lên đẹp lạ thường” Rồi cho đến khi bị thương, Nguyệt trong con mắtLãm vẫn đẹp “khuôn mặt hơi tái nhưng vẫn tươi tỉnh và xinh đẹp”, “từ đầu đếnchân, cô ta ướt như một con công vừa tắm”, lúc này Nguyệt hiện lên không chỉđơn thuần là vẻ đẹp của dáng hình một thiếu nữ, mà Nguyệt đep bởi lòng dũng
Trang 30cảm, sự gan dạ của một đồng chí Bút pháp lãng mạn đã hòa Nguyệt với trăng,trăng và Nguyệt cứ chập chờn ẩn hiện rồi tỏa sáng một vẻ đẹp tinh khiết, giản dịsáng trong, vẻ đẹp ấy là biểu tượng cho sự hoàn mĩ, vẻ đẹp của lý tưởng cáchmạng.
Tại sao Nguyễn Minh Châu lại tốn nhiều giấy mực để miêu tả về vẻ đẹpcủa cô thanh niên xung phong đến như vậy, trong cái thời khắc sống còn trongmưa bom lửa đạn ấy, cái thời điểm mà con người ta sống chết trong gang tấc,nhưng cô gái tên Nguyệt hiện hữu trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu - đứacon tinh thần ấy đẹp một cách lạ thường dưới con mắt của Lãm, đẹp và tinh khiếtlắm! Có lẽ đây thực sự là dụng ý của tác giả
Bởi lẽ, bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là cảm hứng sử thi, trong cái thờikhắc của chiến tranh chống Mỹ ác liệt, nền văn học lúc này chuyển mạnh sangkhuynh hướng sử thi, văn học phục vụ cho cách mạng, tập chung phản ánh hiệnthực chiến tranh và khắc họa những hình tượng người anh hùng, những chiến sĩ,
…và cô thanh niên xung phong tên Nguyệt trong sáng tác của Nguyễn MinhChâu cũng không nằm ngoài ý tưởng đó Không chỉ trong cái đêm trăng ấy, nơicánh rừng đại ngàn ấy, mà trải dài theo thời gian, hình ảnh Nguyệt vẫn luôn hiệnhữu rõ nét từ tư chất, tâm hồn và ý chí của một cô thanh niên xung phong, vẫnluôn hừng hực trong mình ngọn lửa cách mạng, và niềm tin vào hòa bình, tin vàocuộc sống tươi đẹp hơn, tin vào hạnh phúc lứa đôi qua tình cảm cô dành chochàng trai lái xe tên Lãm mà chưa một lần được biết mặt, chỉ qua lời kể, lời giớithiệu của các chiến sĩ cùng đơn vị và của chị Tính – chị gái Lãm, vậy mà “quabấy nhiêu năm sống giữa bom đạn và tàn phá, mà một người con gái vẫn giữ bênlòng hình ảnh một người con trai chưa hề gặp mặt và chưa hứa hẹn một điều gì ư?Trong lòng cô ta, cái sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh, qua thời gian và bom đạnvẫn không phai nhạt, không hề đứt ư?” Nguyệt tin vào tình yêu cô dành cho Lãmcũng như tin vào chính cuộc sống, tin vào ngày mai – một ngày mai tốt đẹp hơn
2.1.2.3 “Bên đường chiến tranh” và “giếng đợi”
Hình ảnh “giếng nước, gốc đa” đã trở thành đề tài quen thuộc của thơ catruyền thống Việt Nam và trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các thi sĩ Làhình ảnh biểu trưng cho cộng đồng, cho quê hương Việt Nam, cho những cái
“chung nhất” trong cảnh vật cũng như con người Việt Nam Ví như câu chuyện
về “Cái giếng làng” hay “Cái giếng tổng” của tác giả Đỗ Nhật Minh để nói lên
tinh thần đoàn kết của xóm làng Còn là những tình cảm thiết tha sâu lắng củangười dân với Bác Hồ:
Trang 31“Cả làng không hẹn không mời
Bước chân tụ lại một nơi – giếng đình
Cúi đầu tay nắm vòng quanh
Đỏ hoe bờ giếng ân tình Bác ơi!
Giếng đầy còn có khi vơi Lòng dân nhớ Bác chẳng nguôi bao giờ”
(Giếng nước Bác Hồ - Phan Thị Thanh Nhàn)Nhà thơ Chính Hữu đã từng viết về hình ảnh giếng nước là một trongnhững hình ảnh biểu trưng tiêu biểu cho quê hương, đất nước để những chiến sĩkhoác súng trên vai không nguôi nhớ về quê nhà
“ Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính…”
(Đồng chí – Chính Hữu)
Trong tác phẩm Bên đường chiến tranh của Nguyễn Minh Châu, cũng với
hình ảnh “giếng nước” nhưng bằng việc sử dụng nghệ thuật biểu tượng một cáchkhéo léo theo cách riêng của mình, tác giả đã đặt vào hình ảnh “giếng nước” vớimột nội dung hoàn toàn trái ngược, đó là việc đi vào khám phá, diễn tả cái riêng
tư của cá nhân con người Lúc này, hình ảnh giếng nước trở thành biểu tượngchứng minh cho tình yêu, sự thủy chung chờ đợi của người phụ nữ vùng núi VôHốt tên Hạnh Và mỗi lần đứng bên giếng nước, mọi kỷ niệm trong quá khứ nhưlại trở về trong cô, khuấy động tâm hồn cô Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào cuộcsống, vào ngày mai tươi sáng hơn, sự hy vọng, chờ đợi và tin vào ngày mai củaHạnh – cái ngày mà cô sẽ được gặp lại An
Hình ảnh giếng nước được tác giả nhắc lại tới 15 lần trải dọc suốt chiều dàicủa cuộc chiến tranh, chứng kiến bao mất mát, đau thương và thay đổi của cuộcsống với bom đạn Và nhất là sự mất mát lớn lao trong mối tình của Hạnh – người phụ nữ trẻ vùng núi Vô Hốt với An – anh chàng sĩ quan trẻ Họ gặp nhau,yêu nhau, thổ lộ tình yêu bên bờ giếng và cũng là bên bờ giếng ấy, cô gái “tóc cộtvểnh đuôi gà” đã từng khẳng định tình yêu của mình: “…nhưng đến khi có mộtchị xinh đẹp lại lẳng nhất trong đám bắt đầu mở cuộc tấn công thì Hạnh cứ vừakéo nước vừa khua chiếc gầu sắt tây vào thành giếng choang choang, “Em giặt áocho anh An nhé!” vừa thốt ra câu ấy, cô gái đã bất ngờ nhận lấy một gầu nước hấtthẳng vào mặt…Hạ xong kẻ địch thủ, Hạnh ôm chiếc gầu múc nước chạy vàogiữa bầy trâu đúng thủ thế…”[30;102] Cũng từ đó, tình yêu của họ ngày càng sâusắc và bền chặt Hình ảnh giếng nước trở thành biểu tượng sắt son cho mối tìnhgiữa họ, giếng nước mát lành không bao giờ vơi cạn là biểu tượng, là nhân chứng
Trang 32của tình yêu mà Hạnh dành cho An trong suốt cuộc đời, mà cho tới khi họ thất lạcnhau vì chiến tranh, Hạnh vẫn “cất giữ một nửa trái tim” cho An, vẫn giữ gìn kỷvật của tình yêu giữa họ không phải cái gì khác mà chính là “cái giếng khơi mátlành” nơi góc vườn nhà Hạnh
Hạnh luôn soi mình xuống giếng dường như mong muốn kiếm tìm hìnhbóng quen thuộc của An ngày nào Hạnh đã chọn nhà ven đường để ở và luôn cấtgiữ một nửa trái tim cho An, Hạnh giữ gìn ngôi nhà với mong muốn An tìm đến
và luôn khắc khoải trông chờ ngày hội ngộ
Họ gặp lại nhau khi mà: “Nhìn xuống nước, An không thấy bóng mình màchỉ thấy một mái tóc đàn bà xõa trên nền gạch Trong bóng hoàng hôn chạng vạng
An chợt trông thấy một sợi tóc bạc trên mái tóc ấy, sợi tóc bạc ấy cứ sáng lêntrước mắt anh như một nét vẽ của thời gian”[30;110], họ gặp lại nhau khi màHạnh đã có một gia đình với những đứa con, còn An cũng đã thành đạt trong quânđội, trong những tháng ngày khắc khoải kiếm tìm, chờ đợi mong mỏi, giờ đây họ
đã được gặp lại nhau, Hạnh đã nhận ra được hình dáng cũ ngày nào của An “trongmột phút cứ để mặc cho tất cả nỗi xao động về mối tình đầu từ thuở còn xa lắctrong quá khứ và không bao giờ quên chiếm đoạt lấy tâm hồn mình, phủ lênngười đàn ông đã già mặc bộ quân phục dã chiến đứng im lặng trước mặt một cáinhìn âu yếm…”[30;110] Mặc cho bao khó khăn, thăng trầm của cuộc chiếntranh, Hạnh vẫn luôn dành cho An một tình yêu trong sáng, mãnh liệt không baogiờ vơi cạn như hình ảnh giếng khơi luôn ăm ắp đầy Thứ tình yêu đó đã được tácgiả thể hiện khá cụ thể và ý nghĩa qua những tưởng tượng về một đám cưới màHạnh đã khát khao được cùng An thực hiện từ rất lâu, mặc dù chiến tranh đã chiacắt họ, nhưng đến hôm nay, được gặp lại nhau, tình yêu giữa họ từ bấy lâu naychưa một lần nguội lạnh lại trở về đầy ắp hơn, bằng những mộng tưởng của mình,Hạnh khéo léo và kín đáo sắp xếp “đêm đám cưới” giữa họ: “Hôm nay là cuộcvui gặp mặt của chúng ta, anh có hiểu không, là đêm đám cưới của hai ta khi cònđầu xanh tuổi trẻ để rồi sau đó đưa nhau về sống chung dưới một máinhà…”[30;113] Cũng chỉ đến khi Hạnh cảm thấy mãn nguyện khi gặp lại được
An, được sống trong cái đám cưới mộng tưởng đó, Hạnh mới vui vẻ và nhẹ nhàngchia tay mảnh đất vùng núi Vô Hốt này, cùng với ngôi nhà và cái giếng để trở vềđoàn tụ với chồng con, với cuộc sống thực tại
Biểu tượng “giếng khơi mát lành” thấm đẫm tính lãng mạn ấy đã chắp cánhcho cảm hứng ngợi ca khi viết về vẻ đẹp của tâm hồn giữa dòng cảm hứng đời tư
- thế sự của Nguyễn Minh Châu sau 1975 Giếng nước biểu tượng cho tình yêu
Trang 33trong sáng của An và Hạnh, biểu tượng cho niềm tin mãnh liệt vào ngày mai, đểHạnh có đủ nghị lực cùng gia đình chèo chống và vượt qua biết bao khó khăngian khổ, còn là niềm tin và sự quyết tâm chiến thắng trở về của An Hình ảnh
“giếng khơi mát lành” đã gắn bó và đi bên cuộc đời họ, chứng kiến tình yêu của
họ, vượt qua thời gian, qua ba cuộc kháng chiến đầy gian khổ để ngày hôm nay,
họ lại được bên nhau, bên “giếng khơi mát lành” cùng với mối tình nồng thắmgiữa họ
2.2 Lớp biểu tượng phi sử thi
Số lần xuất hiện
Hình ảnh Biểu tượng
Tỉ lệ
- Là hình ảnh người họa sĩnhìn thấy trong tấm gươngcủa người thợ cắt tóc
- Biểu trưng cho sự dằn vặt,thức tỉnh lương tâm conngười
- Thể hiện hai khuôn mặttrong một con người Cái mặt
nạ và khuôn mặt bên trongcủa chính mình
- Lời tự thú, sám hối củanhân vật họa sĩ
- Hành trình tìm kiếm thánhnhân
- Cơn mộng du gắn liền vớinhững suy tưởng về cuộc đờicủa người đàn bà tên Quỳ
Trang 34- Là sự thức tỉnh cùng vớinhững tiếc nuối muộn màng.
- Những chiêm nghiệm mangtính triết lý
- - Ngôi nhà, phương tiện kiếmsống của những người dânchài ven biển
- - Biểu trưng cho hiện thựccủa cuộc sống lam lũ, cựcnhọc của những người dânlàng chài
- - Những nghịch lý ngang tráitrong cuộc đời con người laođộng
- - Những phát hiệnmới về khoảng cách giữanghệ thuật và hiện thực cuộcsống của con người
Chiếc
xe tăng hỏng
- Một vật còn sót lại củachiến tranh
- Dư âm đau thương của cuộcchiến
Dâythắtlưngngụy
- Dùng để trang trí, tác dụnggiữ quần
- Chứng tích về sự tàn bạo,dấu ấn chiến tranh sót lại
- - Biểu tượng tự nhiên, sự sinhsôi và những thay đổi của quêhương
- - Biểu tượng về sự tàn pháman dại của chiến tranh, vềsức sống mãnh liệt của tự
Trang 355 Cỏ
Lau
nhiên
- - Biểu tượng về sức mạnhdẻo dai, sức trỗi dậy của conngười sau chiến tranh
- - Hình ảnh thế giới tâm linhhuyền ảo
đá vọng
- Hình ảnh tả thực về núi đávôi qua sự bào mòn của mưanắng
- - Những mất mát đau đớn,những bi kịch, sự tàn khốc ácliệt của chiến tranh
- - Lòng chung thủy, sự chờđợi hóa đá của người phụ nữtrong chiến tranh
6 Phiên
chợ
Giát
bòKhoang
- - Con vật thân thiết, gắn vớiquá trình sản xuất và sinhsống của người nông dân
- - Biểu tượng cho thân phậncực nhọc, lam lũ của ngườinông dân
- - Số phận của người nôngdân trong lịch sử
xe cútkít
- - Phương tiện sản xuất, sinhhoạt của lão Khúng
- - Những công việc nhọcnhằn, lam lũ của số phậnnhững người nông dân
- - Một nền nông nghiệp lạchậu, cổ xưa
2.2.2 Giải mã một số biểu tượng tiêu biểu
2.2.2.1 “Bến quê” và “bến” của mỗi người
Cũng như nhiều truyện ngắn thành công khác, ở Bến quê, nhà văn Nguyễn
Minh Châu đã gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc, minh triết về cuộc đời conngười, đây là “bản di trúc nghệ thuật” (chữ dùng của Nguyễn Văn Long) mà
Trang 36Nguyễn Minh Châu gửi lại cho đời, bởi lẽ chỉ vỏn vẹn khoảng 6 trang sách nhưngmỗi một câu chữ đều đắt giá, đều là những trải nghiệm, những chiêm nghiệm củatác giả về cuộc đời, và chỉ có được khi một người đã đi gần trọn đời mình Trong
truyện ngắn Bến quê, bằng bút pháp tài hoa của mình, Nguyễn Minh Châu đã
sáng tạo ra một tình thế hết sức đặc biệt để đặt nhân vật vào đó mà soi rọi vào thếgiới bên trong của họ, làm bật lên vấn đề tư tưởng của truyện Đó là một “tìnhthế” đầy nghịch lý: Nhân vật chính trong truyện - anh Nhĩ - từng đi khắp mọi nơitrên trái đất, về cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểmnghèo đến nỗi không thể tự mình dịch nổi mươi phân trên chiếc phản hẹp kê bêncửa sổ Nhưng cũng chính vào một buổi sáng trong những ngày cuối của cuộc đờimình từ cửa sổ căn gác, Nhĩ nhận ra được vùng đất bãi bồi bên kia sông, nơi bếnquê quen thuộc, một vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ Vào cái buổi sáng đầuthu ấy, từ trên chiếc phản hẹp kê bên cửa sổ căn gác nhà mình, Nhĩ đã bắt gặp nơikhông gian ngoài kia những cảnh vật vốn quen thuộc lại được hiện ra trong nhữngmàu sắc và vẻ đẹp như lần đầu anh được thấy Và lần đầu tiên Nhĩ đã thấy được
vẻ đẹp kỳ lạ của một vùng bãi bồi: “Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từmặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đờicủa bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của giangác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non - những màu sắc thânthuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ” Cảnh bãi bồi bên kia sông, mộtkhông gian gần gũi và quen thuộc vẫn hiện ra phía trước cửa sổ nhà Nhĩ, nhưnganh lại chưa một lần đặt chân đến, dù suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một
xó xỉnh nào trên trái đất Bởi thế, cái bờ bên kia sông Hồng đối với Nhĩ là “mộtchân trời gần gũi mà lại xa lắc” Cũng trong những ngày này, khi nằm liệt giường,nhận sự chăm sóc đến từng miếng ăn, ngụm nước của người vợ Nhĩ mới cảmnhận hết nỗi vất vả, sự tần tảo, tình yêu và đức hy sinh thầm lặng của vợ mình.Sau bao nhiêu năm tháng bôn tẩu, mà cuộc đời là dành cho những chuyến đi khắpmọi chân trời, đến lúc này, ở những ngày tháng cuối đời mình, Nhĩ mới thấy vàhiểu được nơi bến đậu bình yên, điểm tựa cho cuộc đời anh chính là gia đình, làngười vợ suốt đời tần tảo, thầm lặng Nhĩ nói với Liên bằng cả lòng biết ơn xenlẫn niềm ân hận: “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm…mà em vẫn nín thinh” VàLiên đã đáp lại: “có hề sao đâu…miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếngnói của anh trong gian nhà này…” Cũng như tất cả mọi người, dù đi đâu về đâu,làm gì cũng đều có mục đích, có điểm tựa, có nơi để dừng chân mỗi lần vấp ngãhay về già, đối với Nhĩ, bến quê hay bến đậu của cuộc đời anh chính là người vợ
Trang 37hết mực thương yêu, lo lắng chăm sóc cho anh Nhưng, một điều đáng ân hận vàday dứt là cho đến những ngày tháng cuối đời, khi mà nằm trên giường bệnh, tất
cả những gì quan sát được, thấy được của cuộc đời lúc này đây cũng chỉ quakhuôn cửa sổ nơi anh nằm, cũng chính lúc này, anh mới có thời gian suy nghĩ,chiêm nghiệm lại tất cả và kịp nhận ra cái “bến” của đời mình Anh vô cùng ânhận và day dứt, nhưng nếu như anh vẫn còn khỏe, còn có thể đi được, thì có lẽ giờnày đây anh vẫn chưa có thể nhìn nhận ra điều đó Trong cái buổi sáng có lẽ làcuối cùng của đời mình ấy, Nhĩ vô cùng khao khát được đặt chân lên bờ bãi bênkia sông, cái miền đất thật gần gũi nhưng trở nên rất xa vời với anh Điều ước ấychính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộcsống - những giá trị thường bị người ta bỏ quên, đối với Nhĩ là khi đã trải qua gầnhết cuộc đời, khi đã nằm trên giường bệnh, đấy là một nghịch lý trớ trêu của đờianh: Khi nhận ra được những giá trị đích thực và giản dị của đời sống, thì lạikhông còn thời gian và khả năng để có thể đạt tới được, bởi vậy sự thức tỉnh ởNhĩ luôn xen lẫn với niềm ân hận và xót xa Không làm được cái điều mình khaokhát, Nhĩ nhờ đứa con thay mình đi sang bên kia sông, đặt chân lên cái bãi phù samầu mỡ Nhưng đến đây lại một nghịch lý đau lòng nữa đến với anh: Đứa conkhông hiểu được ước muốn của cha, nên nó làm một cách miễn cưỡng và rồi lại
bị cuốn hút vào trò chơi hấp dẫn nó gặp trên đường đi, để rồi để lỡ chuyến đòsang ngang duy nhất trong ngày Từ việc ấy, Nhĩ đã nghiệm ra một điều là: “conngười ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùngchình” Anh không trách đứa con trai bởi “nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bênkia sông đâu” Ở đoạn kết, khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi vào bờ đất bênnày sông, Nhĩ đã làm một cử chỉ có vẻ kì quặc, nhưng với anh dường như là điều
vô cùng hệ trọng và khẩn cấp: “Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuốicùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc raphía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nàođó” Hành động cuối cùng này của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng thúcgiục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày Những hình ảnhnày còn gợi ra ý nghĩa khái quát hơn Đó là ý muốn thức tỉnh mọi người về nhữngcái vòng vèo, chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời, để dứt ra khỏi
nó, để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị mà bền vững
Khác với truyện ngắn trước 1975, truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn MinhChâu đều là những quan sát, chiêm nghiệm của nhà văn về cuộc đời và conngười Ngòi bút Nguyễn Minh Châu hướng vào đời sống thế sự, nhân sinh thường
Trang 38ngày, để phát hiện những chiều sâu của đời sống với bao nhiêu quy luật và nghịch
lí, vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp trong những cách nhìn, cách nghĩ quen thuộccủa đời sống xã hội và của chính tác giả Nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu
là những cuộc đối chứng với quan niệm và nhận thức cũ, để nhận ra và thấu hiểucái điều mà tác giả gọi là “cuộc đời vốn đa sự, con người thì đa đoan”
Điều đặc sắc trong Bến quê là ở chỗ triết lí của truyện là những chiêm
nghiệm thâm trầm mà giản dị, mang ý nghĩa tổng kết của một đời người, chỉ cóthể có được dưới ngòi bút một nhà văn thực sự thấu hiểu lẽ đời, tình đời, khôngchỉ sống nhiều mà còn có năng lực nghiệm sinh sâu sắc
Tất cả những nội dung trên được Nguyễn Minh Châu thể hiện qua khoảng
6 trang sách, chỉ 6 trang sách thôi nhưng nhà văn dường như đã thể hiện rõ nét vàsâu sắc mọi khía cạnh vấn đề, điều đó chỉ có được ở một cây bút giàu kinhnghiệm và trải nghiệm như Nguyễn Minh Châu, điều đặc biệt nữa là từ nhữnghình ảnh biểu tượng - đây là lý do chính mà chỉ cần 6 trang sách đã đủ để nhà văndiễn tả hết ý nghĩa và nội dung câu chuyện Đây là một phong cách nghệ thuậtđỉnh cao trong văn bút Nguyễn Minh Châu Nếu như trước năm 1975, nhà văn sửdụng các hình ảnh biểu tượng đậm chất sử thi thì đến giai đoạn này, biểu tượngnhư là một công cụ giúp sức cho nhà văn đi vào khám phá chiều sâu từng sốphận, từng nhân vật cũng như khám phá hiện thực con người và cuộc đời bằng tất
cả những gì thực nhất, gần gũi nhất và giản dị nhất Bến quê là một minh chứng
rõ nét cho tư tưởng cũng như quan niệm này của nhà văn Ở Bến quê, hầu như
mọi hình ảnh và chi tiết đều mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng.Hai lớp nghĩa này gắn bó thống nhất, khiến cho các hình ảnh không bị tước đi giátrị tạo hình và sức gợi cảm để chỉ còn là hình ảnh ước lệ ý nghĩa biểu tượng gợi
ra từ hình ảnh thực, nhưng phải xem xét trong cả hệ thống hình ảnh và chỉ có thểtoát lên khi đặt vào sự quy chiếu của chủ đề tác phẩm, là hình ảnh cái bến quê vợanh và hình ảnh người vợ - cái bến đậu của đời anh Hình ảnh những bông hoabằng lăng cuối mùa, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này,…gợi ra cho biết
sự sống của Nhĩ trong những ngày cuối đời Hình ảnh bãi bồi bên sông và toàn bộkhung cảnh thiên nhiên trong truyện mang một ý nghĩa khái quát, biểu tượng Đó
là vẻ đẹp của đời sống trong những cái gần gũi, bình dị thân thuộc như một bếnsông quê, một bãi bồi…
Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật biểu tượng một cách hiệu quả trong thiêntruyện, và chỉ có những hình ảnh biểu tượng đó mới mang lại giá trị cho toàn tácphẩm, và cũng chỉ những hình ảnh biểu trưng đó mới khẳng định được phong
Trang 39cách riêng biệt của nhà văn - người mở đường tinh anh và tài năng nhất cho nềnvăn học hiện đại.
2.2.2.2 “Chiếc thuyền ngoài xa” và “chiếc thuyền ở gần”
Sở dĩ chúng tôi nhận định rằng tác phẩm là một sự tâm đắc của nhà vănNguyễn Minh Châu là bởi lẽ nhìn từ việc nhà văn đặt tên cho cả tập truyện ngắn
sau 1975 của mình là Chiếc thuyền ngoài xa ta đã thấy được sự tâm đắc của nhà
văn về tác phẩm, cũng xuất phát từ nội dung ý nghĩa của tác phẩm để từ đó chúng
ta đi đến nhận định này
Ngay từ nhan đề tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” – tên truyện xuất phát
từ một hình ảnh trong truyện mang đầy ý nghĩa biểu tượng Chiếc thuyền ngoài
xa gợi ra cho chúng ta thấy được ý nghĩa về khoảng cách giữa nghệ thuật và đời
sống Qua cái nhìn từ một khoảng cách xa, chiếc thuyền hiện ra với vẻ đẹp thơmộng như bức ảnh nghệ thuật tuyệt đẹp mà người phóng viên nhiếp ảnh đã chụpđược Nhưng ở bên trong con thuyền ngoài xa ấy còn chứa đựng biết bao sự thậtcủa cái cuộc đời đa sự đa đoan, trong đó có bao nhiêu sự nhọc nhằn khổ đau củanhân sinh
Cốt truyện Chiếc thuyền ngoài xa có hai mạch truyện lồng vào nhau
Mạch thứ nhất là chuyện về một chuyến đi “săn ảnh” của phóng viên ảnhtên Phùng Sau một tuần lang thang với nhiều bức ảnh đã chụp được nhưng khônghài lòng Vào một buổi sáng sớm, Phùng đã tình cờ may mắn gặp được một khungcảnh tuyệt đẹp, và bức ảnh nghệ thuật anh chụp được đúng là một tặng vật quý giáhiếm hoi mà trời đất hay là số phận đã đem đến cho anh: “trước mặt tôi là một bứctranh mực tầu của một danh họa thời cổ Mũi thuyền hiện một nét mơ hồ lòe nhòevào bầu sương mù trắng sữa có pha một chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếuvào Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc muikhum khum, đang hướng mặt vào bờ Tất cả khung ảnh đấy nhìn qua những cáimắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệtcánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa vàđẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối,trong trái tim như có cái gì bóp thắt “vào”[30;334] Trong giây phút ấy, người nghệ
sỹ được thăng hoa trong cảm xúc ngây ngất, cũng chính là niềm hạnh phúc trànngập tâm hồn “do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”
Mạch truyện thứ hai xuất hiện là khi anh bất ngờ chứng kiến một cảnhhoàn toàn trái ngược cũng từ chiếc thuyền ấy: Gã đàn ông dẫn người vợ từ trênthuyền xuống, đi lên bờ và đánh đập tàn bạo chị vợ bằng chiếc thắt lưng da cũ của
Trang 40lính ngụy, còn người vợ thì im lặng chịu đựng, không hề chống lại cũng khôngvan xin Tình huống bất ngờ đầy nghịch lý còn tiếp tục diễn ra trước mắt Phùngkhiến anh vô cùng kinh ngạc: Thằng Phác – đứa con trai của hai vợ chồng làngchài, để bảo vệ mẹ nó, nó đã xông lại đánh người bố, rồi tiếp là cảnh người mẹkhóc van xin đứa con Tình tiết câu truyện liên tiếp xảy ra và hàng loạt những tìnhcảnh đột ngột và liên tục Đặt nhân vật Phùng giữa hai cảnh tượng thật trái ngược
và những cảm xúc đối nghịch, nhà văn với ngụ ý đưa ra sự đối sánh giữa nghệthuật với đời sống, và một tình tiết rất hay là nhà văn để cho nhân vật của mìnhvồn làm nghề thuộc nghệ thuật cảm nhận và chứng kiến về hiện thực cuộc sống,chỉ có như vậy thì sự so sánh ở đây mới hay và hết nghĩa được, và chỉ có như vậytác giả mới có thể nói hết được những gì muốn nói, mới gửi gắm được hết nhữngsuy ngẫm, quan niệm về đời sống và nghệ thuật Đằng sau bức ảnh nghệ thuậttuyệt đẹp và đầy thơ mộng kia là một hiện thực trần trụi, cay đắng của cuộc đờingười dân chài lam lũ, cực nhọc
Qua câu chuyện bức ảnh nghệ thuật của phóng viên ảnh, người đọc nhận ra
tư tưởng của Nguyễn Minh Châu về quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống Nghệthuật không thể chỉ dừng lại ở vẻ đẹp bên ngoài, nhất là cái vẻ đẹp tuyệt vời thơmộng, mà còn phải thấu thị tới bề sâu của cuộc đời, mà tâm điểm chính là conngười với số phận đa đoan, với mọi nhọc nhằn và cả khổ đau, không hiếm nhữngngang trái và bi kịch Đến đây, gợi cho chúng tôi nhớ đến một quan niệm vănchương từng được nhà văn Nam Cao phát biểu qua suy nghĩ của nhân vật Điềntrong Trăng Sáng: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên làánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng khổ đau kia, thoát ra từ nhữngkiếp lầm than” Trong truyện của mình, Nguyễn Minh Châu không hề phủ địnhcái đẹp của nghệ thuật, nhưng nhà văn muốn người thưởng thức hãy nhìn sâu hơnvào những gì ở bên trong, ở phía sau của vẻ đẹp ấy Đoạn kết truyện càng làm rõthêm tư tưởng nói trên: “Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau,tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đìnhsành nghệ thuật Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫnthấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từbãi xe tăng hỏng và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đangbước ra khỏi tấm ảnh”
Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa tuy mang tính triết lý khá rõ, nhưng khôngchỉ đơn thuần thể hiện mối qua hệ giữa nghệ thuật và đời sống Sức hấp dẫn vàcũng là điều ám ảnh người đọc ở tác phẩm còn là mối quan hoài đế xót xa, day