Hiện thực lãng mạn, hoàn kết trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước

Một phần của tài liệu Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 65 - 70)

trước 1975

Như mọi nhà văn chân chính, mối quan tâm lớn trước hết ở Nguyễn Minh Châu là quan hệ giữa văn học với đời sống, với thời đại. Ngay từ thời kỳ đầu cầm bút, nhà văn đã quan niệm: “Văn học bao giờ cũng phải trả lời Phiên chợ Giát

những câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối mặt với những người đương thời về những câu hỏi cấp bách của đời sống” (Nhà văn, đất nước và dân tộc mình).

Đi theo cái chiều hướng chung trong quan niệm sáng tác văn học ở cả giai đoạn này, nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng nhận thức và phản ánh hiện thực chính trị với những đề tài lớn như công – nông – binh. Giá trị các tác phẩm của ông cũng được đánh giá theo giá trị nội dung hiện thực, ông đã nhận thức và đi theo hiện thực chính trị với những nội dung lớn như: Cuộc chiến tranh vệ quốc và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là đề tài viết về chiến tranh. Chính vì lẽ đó, Nguyễn Minh Châu được mệnh danh là nhà văn – chiến sĩ, sống trong hoàn cảnh của chiến tranh, bom đạn. Do vậy, những sáng tác của ông ở giai đoạn này đi vào phản ánh và ngợi ca chiến tranh cùng vời một tinh thần sục sôi của ý chí, của lòng quyết tâm giành chiến thắng trên mọi mặt trận. Lại gắn với khuynh hướng văn học sử thi, đề tài về chiến tranh càng được thể hiện rõ nét và sâu sắc hơn dưới ngòi bút của ông.

Đặc biệt, quan niệm về hiện thực của Nguyễn Minh Châu phần nào đã được tác giả thể hiện qua hệ thống biểu tượng. Các biểu tượng ông lựa chọn ở giai đoạn này là các biểu tượng tròn trịa, đẹp đẽ và mang tính biểu trưng cao. Mảnh trăng, nhành mai, nguồn suối… đều được xem như những hình ảnh đẹp đẽ, tuyệt vời nhất của thiên nhiên, gây sự cuốn hút, hấp dẫn dưới con mắt của tất cả mọi người. Nguyễn Minh Châu đã đưa những hình ảnh biểu trưng đẹp đẽ và đầy sức hấp dẫn vào các trang văn của mình nhằm mục đích lí tưởng hóa hiện thực, tô hồng hiện thực theo chiều hướng ngợi ca, góp phần cổ vũ mạnh mẽ cuộc chiến tranh vệ quốc của toàn thể dân tộc.

Rõ ràng là, những biểu tượng ở giai đoạn này đã được tác giả lựa chọn hết sức kỹ càng, mang tính chọn lọc đại diện cao, mang tầm vóc thời đại, cộng đồng. Biểu tượng mảnh trăng là một sự lựa chọn hết sức tinh tế và nhạy bén của Nguyễn Minh Châu, còn hình ảnh nào đẹp hơn, lãng mạn và gần gũi với thiên nhiên hơn là ánh trăng, còn gì tuyệt vời hơn khi được thả hồn dưới đêm trăng sáng, hình ảnh Nguyệt cũng vậy, từ hình dáng đến tâm hồn, phẩm chất Nguyệt đẹp như mảnh trăng, Nguyệt đại diện cho mọi thế hệ, tầng lớp, tâm hồn con người Việt Nam trong kháng chiến, và Nguyệt chính là trăng. Biểu tượng nhành mai, nguồn suối… cũng là những lựa chọn tinh tế của tác giả.

Không chỉ dừng lại ở thể loại truyện ngắn, những hình ảnh biểu tượng xuất hiện trong một số tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn này cũng mang

tính biểu trưng rõ nét: Biểu tượng lửa (Lửa từ những ngôi nhà), Cửa sông (trong tiểu thuyết cùng tên), Dấu chân người lính (trong tiểu thuyết cùng tên)…tượng trưng cho sức mạnh của những chiến sĩ với tinh thần và khí thế sục sôi trong cuộc kháng chiến vì hòa bình, tự do của dân tộc.

Hiện thực trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn trước năm 1975 nhiều khi còn đơn giản, coi nhẹ con người, chạy theo sự kiện, phiến diện, một chiều, một hiện thực đã được lãng mạn hóa, lí tưởng hóa, được tô hồng dưới ngòi bút của các nhà văn và Nguyễn Minh Châu cũng không phải là một ngoại lệ… Tuy nhiên, sự nhất phiến của văn học ở giai đoạn này không phải xuất phát từ nguyên nhân của sự hạn chế trong cách viết của tác giả, mà lý do cốt yếu nhất là vì nhiệm vụ cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của toàn dân tộc, lúc này dân tộc ta đang hừng hực khí thế chiến đấu mạnh mẽ, tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng, không cho phép bất cứ một ý tưởng mềm yếu hay nhụt bước nào, mà xuyên suốt hành trình chỉ là sự đứng lên, vươn lên và tỏa sáng mạnh mẽ. Văn học được coi là một trong những động lực mạnh mẽ cổ vũ tinh thần chiến đấu cho toàn dân tộc, các nhà văn nhà thơ thời kỳ này cũng cầm bút xông vào mặt trận nghệ thuật viết lên những áng thơ văn nhằm ngợi ca đất nước, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu. Bởi vậy mà nền văn học thời kỳ này luôn “thần thánh hóa”, lí tưởng hóa những chiến công của người lính mà quên đi, hay cố tình tránh đi những mặt trái của hiện thực, những hy sinh mất mát, những xung đột nội bộ… như nhà văn đã khẳng định rằng: Hiện thực trong tác phẩm văn xuôi thời kì này là “hiện thực cần có, hiện thực nên có” chứ chưa phải là hiện thực đời sống tương đương tồn tại. Tuy nhiên, nhìn lại hoàn cảnh toàn bộ dân tộc lúc bấy giờ, khi mà cả nước đang chịu dưới những sự đàn áp khốc liệt của chiến tranh, lúc này cần thiết có những tiếng nói cổ vũ, động viên tinh thần sục sôi chiến đấu. Và không ai khác có thể làm được nhiệm vụ này ngoài lực lượng các chiến sĩ trên mặt trận nghệ thuật.

Hiểu được sâu sắc hoàn cảnh và vận mệnh của dân tộc, Nguyễn Minh Châu cùng với các nhà văn khác đã nhanh chóng chắp bút với nguồn cảm hứng chủ đạo gắn với hiện thực chính trị xã hội, thể hiện sự liền mạch, hoàn kết và được lãng mạn hóa. Cho nên mặc dù trong mưa bom lửa đạn nhưng mọi thứ hiện lên đều tốt đẹp, đều liền mạch, trong trẻo, căng tròn nhiệt huyết cách mạng, dường như có thể vượt qua bất cứ một khó khăn nào, bất chấp tất cả và chắc tay thắng. Có như vậy, thì mới xuất hiện hình ảnh mảnh trăng trong trẻo, thanh khiết, đẹp và lãng mạn vô cùng dưới con mắt của Lãm – một thanh niên lái xe đang trên đường làm

nhiệm vụ. Và hình ảnh cô thanh niên xung phong khi vừa mới rời ghế nhà trường đã nhanh chóng xông vào mặt trận phục vụ cho chiến trường, mặc cho hiểm nguy, khó khăn…(Mảnh trăng cuối rừng). Trong Nguồn suối, là khí thế sục sôi đánh giặc của vùng đất Pa – Khen anh hùng ví như nguồn suối nơi đây vẫn ngày đêm cuộn chảy mặc cho mọi hoàn cảnh của thời tiết khắc nghiệt. Phản ánh được sự trưởng thành của các thế hệ nối tiếp nhau trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống quân xâm lược. Ở cuối truyện ngắn Nhành mai, ta bắt gặp hình ảnh đoàn quân chiến thắng với một cành mai xuất hiện ở cuối đoàn quân như minh chứng cho tinh thần, khí thế chiến đấu sục sôi của quân và dân ta trong mọi hoàn cảnh, mọi khó khăn gian khổ, cành mai như tỏa ra hơi ấm, tỏa ra hương sắc bao trùm lấy đoàn quân, song hành cùng những bước chân chiến đấu của các chiến sĩ là niềm tin, niềm hy vọng vào ngày mai thống nhất đất nước.

Nhìn toàn bộ những biểu tượng mà Nguyễn Minh Châu sử dụng trong những sáng tác ở giai đoạn này, chúng ta thấy được đó là những hình ảnh mang tính đại diện cao, thể hiện rõ nhất tính sử thi, hình ảnh nhành mai, nguồn suối, mảnh trăng đều mang ý nghĩa là những hình ảnh chung, đại diện cho cái đẹp, những phẩm chất cao quý, sức bền bỉ, mãnh liệt. Ví như: Mai tượng trưng cho sự trong trắng cao quý của người quân tử, mai còn có một sức sống mãnh liệt, dẻo dai vượt khó khăn, vượt thời gian.

Nhìn chung, các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn trước 1975 đều hướng về tổ quốc, hướng về nhân dân, hướng về những biến cố lớn lao của cách mạng với sức cuốn hút mãnh liệt của thời đại, của lịch sử. Ngòi bút của ông ở giai đoạn này đã làm tròn trách nhiệm của một người chiến sĩ trên mặt trận nghệ thuật, đó là dùng ngòi bút và tài năng của mình để cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu và quyết chiến quyết thắng của toàn thể dân tộc, toàn thể cộng đồng. Những đóng góp đó đã đưa Nguyễn Minh Châu vào một vị trí xứng đáng trong đội ngũ những nhà văn chống Mỹ. Các nhà văn dù cùng chung một đội ngũ, một lý tưởng, một hướng nhìn, nhưng để khẳng định được mình, họ đều phải cố gắng xác lập một phong cách riêng. Người ta thường nhắc tới Nguyễn Khải sắc sảo, thông minh; Nguyễn Thi đôn hậu, dân dã; Nguyễn Trung Thành hào tráng chất sử thi, huyền thoại… Với Nguyễn Minh Châu, nét riêng mà ông tạo ra cho mình đó là ở văn phong thấm đẫm chất lãng mạn, ở sự lí tưởng hóa hiện thực, ở bầu không khí “vô trùng” thuần khiết bao bọc xung quanh tác phẩm và nhân vật, ở chất sử thi hào sảng thấm đẫm tới từng trang văn, đặc biệt ở nghệ thuật biểu tượng sử dụng một cách tinh tế và sâu sắc kết hợp với khuynh hướng sử thi đậm đà là công

cụ để tác giả đi vào từng ngõ ngách của cuộc chiến tranh, miêu tả hiện thực cuộc chiến tranh và ngợi ca các chiến sĩ cách mạng cũng như tinh thần chiến đấu cao cả của toàn thể cộng đồng dân tộc.

Trước đây thường có quan niệm rằng khi nói tới xã hội chủ nghĩa là chỉ nói tới những điều tốt đẹp. Quan niệm như vậy rõ ràng là ảo tưởng, ngây thơ. Vì vậy trong sáng tác chỉ thiên về ca ngợi một chiều, “tô hồng”. Người ta dễ dàng chấp nhận lối viết “tô hồng”, ai viết về người không tốt, việc không tốt thì thường bị mang tiếng là bôi đen. Nhận xét thấu đáo ấy đã khái quát đầy đủ quan niệm về nội dung hiện thực trong văn học giai đoạn trước 1975, và tất nhiên nhận thức về hiện thực và cách viết của Nguyễn Minh Châu cũng không nằm ngoài quan niệm chung này. Sự lệ thuộc của nhà văn vào hiện thực khi đó sau này Nguyễn Minh Châu đã nhìn lại: “Tôi không hề nghĩ rằng mấy chục năm qua nền văn học cách mạng - nền văn học ngày nay có được là nhờ bao nhiêu trí tuệ, mồ hôi và cả máu của bao nhiêu nhà văn – không có những cái hay, không để lại những tác phẩm chân thực. Nhưng về một phía khác, cũng phải nói thật với nhau rằng: Mấy chục năm qua, tự do sáng tác chỉ có đối với lối viết minh họa, với những cây bút chỉ quen với công việc cài hoa kết lá, vờn mây cho những khuôn khổ đã có sẵn, cho chữ nghĩa những văn bản vốn đã có sẵn mà chúng ta quy cho đấy là tất cả hiện thực đời sống đa dạng và rộng lớn”[21;294].

Dĩ nhiên, quan niệm nói trên đã được Nguyễn Minh Châu phần nào nhận thức được, ông viết: “Hình như cuộc chiến đấu anh hùng sôi nổi hiện nay đang được văn xuôi và thơ ca tráng lên một lớp men “trữ tình” hơi dày, cho nên ngắm nó thấy mỏng mảnh, bé bỏng và óng chuốt quá khiến người ta phải ngờ vực”.

Tuy nhiên, mặc dù nhận thức được những hạn chế của lối viết tô hồng hiện thực đó, nhưng nhìn vào bối cảnh lịch sử của đất nước ta lúc bấy giờ, khi mà đất nước đang đứng trước biết bao khó khăn chồng chất, chịu biết bao gọng kìm xâm lược, chúng ta không được phép nói tới những điều riêng tư, cá nhân, càng không bao giờ được nhắc tới những buồn đau, ủ dột. Vì lý do đó mà một thời kỳ nền âm nhạc Việt Nam cấm hát những ca khúc mang âm điệu buồn, ảo não, thê lương,… bởi nó không giúp cho việc cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của toàn thể dân tộc. Văn học cũng vậy, nếu không phải là những sáng tác ca ngợi, tô hồng cách mạng thì sẽ bị mang tiếng, thậm chí là bị phê bình hay cấm đoán.

Chính bởi lý do đó, mà các sáng tác văn học theo kiểu “tô hồng” ở thời kỳ này không những được chấp nhận mà còn hết sức hợp lý và đúng đắn, nó mang ý nghĩa như một món ăn tinh thần quan trọng và cần có trong văn học ở giai đoạn

này. Một dân tộc nhỏ bé, lại chịu bao tầng áp bức, bao gông cùm xiềng xích, nếu như không có một tinh thần chiến đấu tốt, không xác định rõ tư tưởng lập trường tốt, hay không có tinh thần đoàn kết thì việc giành độc lập thực sự là viển vông hết sức. Bởi vậy, xét ở khía cạnh lịch sử thì lối viết minh họa hay hiện thực hóa lý tưởng cách mạng ở thời kỳ này là cần thiết và đúng đắn.

Chỉ đến giai đoạn sau này, khi mà hòa bình trở lại, nền văn học dân tộc còn giữ mãi hay vẫn viết thep lối viết này thì quả thực lại là một hạn chế.

Một phần của tài liệu Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 65 - 70)