Hiện thực không hoàn kết trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau

Một phần của tài liệu Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 70 - 74)

1975

Sau 1975, cuộc sống hòa bình trở lại với bao bức xúc thời hậu chiến. Lúc này, đời sống chính trị xã hội không còn là mối quan tâm duy nhất của con người và do đó cũng không còn là đối tượng phản ánh duy nhất của văn học. Bên cạnh đó, do sự thay đổi về nhu cầu cũng như thị hiếu thẩm mỹ của người đọc, do nhu cầu đổi mới cách viết ở chính chủ thể sáng tạo và đặc biệt do tư tưởng “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật” của Đảng mà hiện thực trong văn học được phản ánh, thể hiện toàn diện và sâu sắc hơn. Nhận thức của nhà văn về hiện thực càng được rộng mở và đạt tới những chiều sâu mới, các nhà văn không né tránh những mặt trái của chiến tranh, họ mạnh dạn viết về những mất mát, tổn thương, hy sinh xương máu, những bi kịch bất hạnh trong cuộc sống thời hậu chiến. Và Nguyễn Minh Châu được coi là nhà văn có vai trò to lớn của người đi tiên phong, người mở đường đầy tài hoa và tinh anh cho sự đổi mới của nền văn học dân tộc.

Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đến giai đoạn này không còn bị khuôn vào trong những đường hướng, những khuôn khổ có sẵn mà mở ra để khám phá toàn bộ đời sống xã hội và con người trong tính “đa sự, đa đoan” của nó. Đồng thời, quan niệm về hiện thực ở Nguyễn Minh Châu cũng luôn gắn liền với nền tảng tinh thần nhân bản: “Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”(Trả lời phỏng vấn báo văn nghệ đầu xuân 1987).

Nhìn lại văn học viết về chiến tranh trước 1975, nhà văn nhận ra rằng các sự kiện thường lấn át con người, nhân vật nhiều khi chỉ là phương tiện để nhà văn tái hiện, xâu chuỗi các biến cố lịch sử. Từ đó, ông nghiệm ra rằng: “Phải viết về con người. Tất nhiên là con người không tách rời sự kiện chiến tranh”, “Rồi trước sau con người cũng đã leo lên trên các sự kiện để đòi “quyền sống”. Với Nguyễn Minh Châu, cái hiện thực phong phú, nhiều vẻ đẹp nhất nhưng cũng bí ẩn nhất đó là thế giới bên trong của con người. Nếu như trong thời kỳ chiến tranh, khát vọng của nhà văn là “gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con

người”, mà mỗi con người trong chiến tranh là cả một kho báu, người cầm bút suốt đời cũng không khám phá hết được. Còn sau chiến tranh, khi đã có điều kiện để tiếp cận con người trong tính hiện thực toàn vẹn của nó, nhà văn lại thấy bên trong mỗi con người “đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” (Bức tranh).

Đến giai đoạn này, những sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã có sự thay đổi rõ rệt, thể hiện ở những khía cạnh cụ thể sau:

Thứ nhất, quan niệm về hiện thực trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã có sự thay đổi vận động rõ rệt, hiện thực được nhắc đến ở giai đoạn này không còn là những hiện thực cần phải có, không còn là sự tô hồng hiện thực như ở giai đoạn trước nữa. Từ việc nhận thức ra những hạn chế đó, Nguyễn Minh Châu đã lên tiếng phê phán và chỉ rõ nguyên nhân cần phải thay đổi cách viết cũng như cách nhìn nhận. Đó là sự nhìn nhận hiện thực một cách đa chiều, đa diện hơn, đi vào từng góc cạnh của cuộc sống, nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh đúng sự thật. Chỉ có như vậy người đọc mới thấy được sự xuất hiện hai hình ảnh khác nhau cùng miêu tả về người phụ nữ ở hai giai đoạn. Nếu như trước 1975, là hình ảnh cô Nguyệt đẹp không có một vết xước nào, từ thể chất lẫn tâm hồn, đến lý tưởng cách mạng trong cô, là đại diện tiêu biểu cho con người Việt nam trong kháng chiến. Thì đến sau 1975, hình ảnh ta thấy được về người phụ nữ là người đàn bà làng chài “trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”[24;335]. Đến đây, con người được vẽ lên không còn gắn với những vẻ đẹp tròn trịa, hồng hào nữa, mà con người được trở về với đúng nguyên dạng của hiện thực – hiện thực cuộc sống đầy những khó khăn, khó khăn chồng chất khó khăn, có thể khiến con người ta trở nên méo mó về cả thể chất lẫn tinh thần.

Thứ hai, đó là sự mở rộng phạm vi hiện thực, bổ sung vào hiện thực quen thuộc những mảng trước đây chưa được nói tới: Như những thời điểm khốc liệt, những trận đánh đẫm máu, những vụng về lúng túng và những tiêu cực trong nội bộ ta. Trong các sáng tác của ông ở giai đoạn này, hiện thực được trình bày không đơn giản, xuôi chiều theo một mạch nữa, mà song hành cùng những mặt tốt là mặt trái của hiện thực, là cái xấu, cái ác muôn màu muôn vẻ trong đời sống đều được mổ xẻ, phanh phui đến tận cùng. Còn là cuộc đối chứng với chính mình để nhận ra những sai lầm của mình, từ đó hoàn thiện bản thân hơn (Bức tranh). Là những cuộc hành trình kiếm tìm thánh nhân, tìm tới những điều hoàn mĩ tuyệt đối ở con

người, điều mà không thể có, không bao giờ có trong một con người, mà chỉ tồn tại trong tâm thức của Quỳ cùng với những khát vọng, hoài bão để rồi lại vô vọng. Trong Quỳ tồn tại nhiều con người, nhiều tính cách, thể hiện rõ nét cái đa ngã, Quỳ vừa là một người phụ nữ xinh đẹp, cá tính và đầy năng động, vừa là một con người luôn căng tràn nhiệt huyết, khát vọng, hoài bão đến ham hố, Quỳ cũng là một người phụ nữ đầy kiêu ngạo, từng làm tổn thương biết bao trái tim người đàn ông khác. Quỳ cũng hiện lên vừa là một bác sĩ tận tình với bệnh nhân lạ vừa là người có bệnh luôn sống trong những cơn mộng du (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành)…

Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu còn đi sâu vào miêu tả hiện thực cuộc sống nghèo khổ của người dân làng chài ven biển miền trung, cuộc sống lênh đênh của họ không có điểm tựa, không có bến đậu, dù đi đâu về đâu, hay làm gì họ cũng chỉ với một chiếc thuyền. Cuộc sống quá khó khăn khiến cho con người trở nên biến dạng, méo mó từ hình dáng đến tính cách, nhân cách (Chiếc thuyền ngoài xa)…

Với xu hướng mở rộng hiện thực, tăng cường sự thật đã đem lại thành công trong những trang viết của Nguyễn Minh Châu, các sáng tác của ông lúc này vừa là sự mở đầu, bước đột phá cho sự đổi mới của nền văn học đương đại, vừa dọn lối mở đường cũng như tạo cơ hội cho nhiều cây bút thể hiện tài năng và trí tuệ của mình, để từ đó khiến cho nền văn học Việt Nam ở giai đoạn này gặt hái được nhiều thành công, mà thành công chính là ở việc “tôn trọng sự thật”. Với một loạt những tác phẩm như Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau, Bến quê, Phiên chợ Giát,…Nguyễn Minh Châu đã thể hiện một cái nhìn hiện thực đa dạng, nhiều chiều, thể hiện mối quan hệ tự do của nhà văn đối với hiện thực.

Không phải ngẫu nhiên người ta nói nhiều đến khái niệm “suy ngẫm”, “nghiền ngẫm” về hiện thực. Hiện thực là cái chưa biết, không thể biết hết, hiện thực phức tạp, cần phải khám phá, tìm tòi. Nhà văn lựa chọn hiện thực nào không quan trọng bằng cách đánh giá của ông ta về hiện thực ấy. Ở đây, kinh nghiệm riêng giữ vai trò quyết định, tạo ra sự độc đáo thẩm mĩ trong cái nhìn hiện thực của mỗi người. Chẳng hạn nếu lấy nội dung “phản ánh hiện thực” làm thước đo thì Khách ở quê ra hay Phiên chợ Giát đâu phải là tác phẩm bề thế về đề tài nông thôn và nông dân. Chính tư tưởng riêng của Nguyễn Minh Châu về số phận lịch sử của người nông dân Việt Nam, về cốt cách Việt trong hình ảnh lão Khúng và sự thám hiểm tầng sâu vô thức nhân vật đã làm lên giá trị nghệ thuật đặc sắc của

tác phẩm này, khiến cho giới nghiên cứu khẳng định đó là “một cọc tiêu trên đường sáng tác của tác giả”.

Xuất phát từ quan niệm về hiện thực nói trên, cách thức xử lí chất liệu xây dựng tác phẩm của Nguyễn Minh Châu cũng khác. Hệ thống biểu tượng góp phần quan trọng thể hiện sự thay đổi trong quan niệm này. Từ hệ thống biểu tượng đã được khảo sát, có thể nhìn thấy trước 1975 nhà văn sử dụng các biểu tượng mang tính sử thi. Ngược lại, sau 1975, hệ thống biểu tượng hướng tới gắn chặt hơn với đời sống thế sự. Có thể kể đến hệ thống biểu tượng là những sự vật hiện tượng gần gũi, mộc mạc: Bức tranh, chuyến tàu, con bò, xe cút kít…; hệ thống biểu tượng là những sự vật tự nhiên: Bến quê, cỏ lau, …; hệ thống biểu tượng gắn với yếu tố tâm linh: Bức tranh, giấc mơ người – bò,…không chỉ đơn thuần là sự lí tưởng hóa hiện thực chiến tranh như ở giai đoạn trước năm 1975, hệ thống các biểu tượng ở giai đoạn sau 1975 thể hiện sự phong phú đa dạng hơn do vậy, ý nghĩa biểu trưng của nó cũng thể hiện rõ sự đa dạng hơn, đi vào từng ngõ ngách của cuộc sống, của chiều sâu tâm hồn con người để khám phá, phát hiện những chiều sâu bí ẩn bên trong con người, cuộc sống, thế sự...

Khi dừng lại ở Cỏ lau, toàn bộ tác phẩm là bức tranh cỏ lau ngút ngàn minh chứng cho sự tàn phá man dại của chiến tranh, lúc này con người hiện lên không phải là những gì đẹp nhất, trong sáng thánh thiện nhất, tuyệt vời nhất, hướng toàn bộ về cái ta chung của cộng đồng, của dân tộc, mà con người lúc này dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu là những hậu quả hay những vết tích do chiến tranh đã để lại, hằn in trên tính cách cũng như cuộc đời của con người, là những mất mát, đổi thay,…là hình ảnh Lực trở về nhưng không được sự đón nhận của cuộc sống, anh sống cuộc đời còn lại như người thừa, thậm chí còn là người gây lên tội lỗi là phá vỡ hạnh phúc gia đình Thai với người chồng mới. Là hình ảnh cô gái với cái tên Phi Phi cùng với tính cách chỏng lỏn, chao chát cũng do chiến tranh cướp đi người thân của cô để lại trong cô sự đau đớn như một vết thương hằn sâu vào tâm hồn không bao giờ có thể chữa được…Hay hình ảnh cô gái tên Quỳ đi ra từ chiến trường B, trở lại với cuộc sống của thời bình nhưng tâm hồn cô không thoát ra được những chuyến tàu mộng tưởng đưa cô trở về với quá khứ, đưa cô đi kiếm tìm thánh nhân.

Như vậy, sự vận động trong quan niệm về hiện thực của Nguyễn Minh Châu thể hiện khá rõ nét thông qua hệ thống biểu tượng. Đây cũng chính là một đặc điểm tạo nên phong cách độc đáo của nhà văn này.

Một phần của tài liệu Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 70 - 74)