Qua việc khảo sát, thống kê, giải mã các hướng nghĩa biểu trưng của hệ

Một phần của tài liệu Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 80 - 81)

thống biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

Biểu tượng là một biện pháp nghệ thuật đặc sắc và ổn định trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu và được ông sử dụng thành công hơn cả trong thể loại truyện ngắn. Với biện pháp nghệ thuật độc đáo này, tác giả đã thể hiện rõ nét được quan điểm nghệ thuật của mình đối với nền văn học nước nhà.

Các biểu tượng trong truyện ngắn nguyễn Minh Châu đều mang tính đa nghĩa, được phân tách thành những lớp ý nghĩa khác nhau gắn với hai chặng

đường lịch sử của dân tộc. Các hướng nghĩa biểu trưng ấy vừa là sự kế thừa ý nghĩa khởi nguyên của mẫu gốc, vừa là sự sáng tạo của nhà văn tạo thành những biểu tượng độc đáo mang đậm phong cách cá nhân và dấu ấn thời đại. Ở giai đoạn trước 1975, Nguyễn Minh Châu sáng tạo những biểu tượng mang đậm chất sử thi, với giá trị biểu trưng cao, hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc nhằm ca ngợi và cổ vũ tinh thần chiến đấu cao cả của toàn thể dân tộc Việt Nam, vừa phản ánh được chiều sâu văn hóa lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đến giai đoạn sau 1975, các biểu tượng trong sáng tác của ông có sự phong phú, đa dạng và có sức ám ảnh lớn, gắn với nhiều khía cạnh của cuộc sống đa chiều, đa sự, soi rọi mọi ngóc nghách của những số phận con người. Những biểu tượng ở giai đoạn này thường gắn với một số phận một con người cụ thể làm nên những nét nhấn mới lạ, độc đáo. Bằng việc khai thác một cách hệ thống và sâu sắc các biểu tượng nghệ thuật, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu vừa có sự tiếp nối mạch nguồn truyền thống, lại vừa góp phần làm phong phú thêm, tạo ra những nét độc đáo, mới lạ cho nền văn học dân tộc.

Một phần của tài liệu Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 80 - 81)