CỦA NGUYỄN MINH CHÂU NHÌN TỪ HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG

Một phần của tài liệu Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 55 - 56)

Trong lời mở đầu Hội thảo Khoa học nhân giỗ đầu nhà văn Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc đã khẳng định: “Nguyễn Minh Châu là nhà văn có vị trí đặc biệt trong đời sống văn học nước ta khoảng vài ba chục năm trở lại đây, đặc biệt trong khoảng thời gian hơn mười năm nay, tức là thời kỳ mà văn học nước ta đang có sự chuyển động rất phong phú, sâu sắc và phức tạp, một thời kỳ trở mình, trở dạ quằn quại của đất nước, của xã hội, của con người, của văn học”[29;249].

Nguyễn Minh Châu là một trong số ít nhà văn mà sự nghiệp sáng tác phản ánh rõ nét quá trình vận động, phát triển của văn học Việt Nam nói chung, sự vận động trong quan niệm nghệ thuật của nhà văn nói riêng. Trong hành trình sáng tác của mình, bằng tài năng và tâm huyết của một nhà văn luôn luôn trăn trở, tìm tòi, luôn khẳng định được tầm quan trọng của mình trên văn đàn, ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã thể hiện rõ nét sự vận động trong quan niệm nghệ thuật của mình thông qua hệ thống các sáng tác khá phong phú, đa dạng. Một trong những yếu tố thể hiện sự vận động thay đổi này chính là việc sử dụng hệ thống biểu tượng trong các tác phẩm ở hai giai đoạn trước và sau năm 1975.

Ở giai đoạn trước năm 1975 là hệ thống những biểu tượng mang đậm chất sử thi, thể hiện ý thức cộng đồng và cảm hứng anh hùng, cảm hứng ngợi ca như: Nguồn suối, nhành mai, mảnh trăng…Các biểu tượng thời kỳ này thường mang tính chất biểu trưng cao, là những biểu tượng đẹp đẽ, tròn trịa, mang tính đại diện, xoay quanh những vấn đề có ý nghĩa lớn lao mang tầm vóc thời đại.

Sau năm 1975, hệ thống các biểu tượng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu có sự thay đổi, lúc này là các biểu tượng mang tính chất phi sử thi, thể hiện sự phong phú, đa dạng nhiều chiều hơn, đó là những sự vật, hiện tượng gần gũi, thậm chí là sự biểu hiện của trí tưởng tượng, sự ám ảnh của tâm linh, vô thức như: Cái giếng, bức tranh, chuyến tàu tốc hành, chiếc thuyền, chiếc xe tăng cũ, chiếc thắt lưng của lính ngụy, cỏ lau, đá vọng phu, bò Khoang, xe cút kít…

Hệ thống các biểu tượng trong sáng tác của ông ở hai giai đoạn có sự khác biệt về ý nghĩa, cho thấy sự vận động thay đổi trong quan niệm nghệ thuật của tác giả. Bên cạnh đó, kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật khác, Nguyễn Minh Châu đã cho người đọc nhận thức về quan niệm sáng tác văn chương, quan niệm về con người, về hiện thực của tác giả.

Một phần của tài liệu Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w