Sự vận động trong quan niệm về thiên chức nhà văn và sứ mệnh văn chương

Một phần của tài liệu Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 74 - 80)

chương

Tìm hiểu các sáng tác của Nguyễn Minh Châu gắn liền với hai giai đoạn của nền văn học dân tộc, chúng ta thấy rõ được những biến chuyển trong quan niệm của ông về vai trò của nhà văn và sứ mệnh của văn chương nghệ thuật.

Trước 1975, hoàn cảnh chiến tranh kéo dài tác động một cách mạnh mẽ tới sáng tác văn học nghệ thuật. Xác định “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận”, các nhà văn hướng tới mục tiêu cao cả: phụng sự kháng chiến, phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân mà trước hết là công – nông – binh.

Không nằm ngoài tư tưởng và quan niệm đó, đặc biệt lại là nhà văn mặc áo lính, Nguyễn Minh Châu đã ý thức sâu sắc về sứ mệnh cao cả, nhiệm vụ thiêng liêng của người cầm bút trong giai đoạn đấu tranh vệ quốc của dân tộc. Viết văn lúc này có nghĩa là phục vụ cách mạng, hòa chung vào bầu không khí sục sôi của cách mạng, góp sức làm nên chiến thắng của nhân dân. Bằng tài năng sáng tạo của mình, Nguyễn Minh Châu đã cố gắng thực hiện tốt trách nhiệm, thiên chức cao cả của một nhà văn chiến sĩ. Trang viết của ông say sưa ngợi ca vẻ đẹp lung linh, kỳ ảo của cuộc sống và tâm hồn con người trong chiến tranh. Khó có thể tìm thấy một hình ảnh nào đẹp hơn Nguyệt – cô thanh niên xung phong giữa trường sơn đại ngàn. Không thể phủ nhận cái hào khí của cuộc chiến dù nó chỉ được khai thác trong một khoảng thời gian ngắn, khi Nguyệt vô tình gặp Lãm và “vô tư” “xả thân” làm hoa tiêu dẫn đường. Niềm tin của Nguyệt vào tình yêu với Lãm, hành động dũng cảm của một cô gái mỏng manh yếu ớt nơi trận chiến ác liệt… đã góp phần sốc dậy tinh thần lạc quan của cả một thế hệ. Mảnh trăng đẹp huyền ảo lung linh cuối rừng là một hiện thực mơ ước, tròn trịa, đậm cảm hứng anh hùng ca, là niềm tin chiến thắng. Hiện thực của cuộc chiến dù vẫn đầy bi kịch (khi những người yêu nhau mãi chưa một lần gặp mặt, khi bom đạn vẫn ngày ngày chất chồng, đe dọa mạng sống của mỗi con người), tuy nhiên, con người vẫn tràn đầy hi vọng vào ngày độc lập. Rõ ràng, từ việc xác định nhiệm vụ của nhà văn và sứ mệnh của văn chương mà những sáng tác của ông thể hiện rõ nét tinh thần chiến đấu cao cả, có sức chinh phục và lôi cuốn kỳ lạ đối với bao thế hệ nối tiếp nhau lên đường bảo vệ Tổ quốc.

Với quan niệm đề cao tính chân thật trong việc phản ánh cuộc sống của văn chương (không tô hồng, không bôi đen, không bóp méo nhưng đồng thời cũng không được né tránh), Nguyễn Minh Châu đã từng day dứt khi thấy “hình như cuộc chiến đấu anh hùng sôi nổi hiện nay đang được văn xuôi và thơ ca đôi

khi tráng lên một lớp men trữ tình hơi dày, cho nên ngắm thấy nó mỏng manh, bé nhỏ và óng chuốt quá khiến người ta phải ngờ vực” (Trang sổ tay viết văn, 1971). Ông cũng nhận ra trong văn học viết về chiến tranh “các nhân vật thường khi có khuynh hướng mô tả một chiều, thường là quá tốt, chưa thực” (Viết về chiến tranh). Có thể nói, chính Nguyễn Minh Châu là người thực sự ý thức được rằng mục đích thiết thực và cấp bách trước mắt có thể sẽ hạn chế những kết tinh nghệ thuật. Tuy nhiên, để hướng tới mục đích nhân văn cao cả, phấn đấu cho sự sống còn của hàng triệu con người, vì sự tồn vong của đất nước, nhà văn đương nhiên phải tạm gác lại những trang viết cho muôn đời để cổ động kịp thời cho cuộc kháng chiến, đó cũng là một sự xả thân cao quý của văn chương.

Hòa bình lập lại, nền văn học không còn giữ sứ mệnh cao cả duy nhất là phục vụ cho chiến tranh, cho cách mạng. Từ cuộc chiến đấu giành quyền sống cho cả dân tộc chuyển sang cuộc chiến đấu giành quyền sống cho từng con người, từng số phận. Do vậy, quan niệm về thiên chức của nhà văn và sứ mệnh văn chương của Nguyễn Minh Châu cũng có sự thay đổi rõ rệt. Ông khẳng định rằng cần phải đổi mới nền văn học, mang tới sự đa dạng nhiều chiều trong văn học chứ không phải phản ánh một cách phiến diện chung chung như giai đoạn trước nữa. Cũng đến thời kỳ này, khi mà văn chương không còn là văn chương minh họa, tô hồng nữa, thì ngòi bút của Nguyễn Minh Châu cũng như các nhà văn, nhà thơ mới có không gian riêng để thể hiện mình, đối với Nguyễn Minh Châu đến giai đoạn này (sau 1975) đặc biệt từ những năm 80, ngòi bút của ông dường như mới có cơ hội để khoe sắc, đơm bông, mới thể hiện được “độ chín”, tiếc là khi tác giả bước lên được đến đỉnh cao của nghệ thuật, xác định được sứ mệnh cao cả của văn chương cũng như nhiệm vụ thiết thực của nhà văn thì cũng là lúc Nguyễn Minh Châu từ giã cuộc đời và sự nghiệp sáng tác còn dang dở (năm 1989).

Nếu như ở thời kỳ trước năm 1975, quan niệm sáng tác văn học của Nguyễn Minh Châu chỉ tập chung phục vụ duy nhất cho cuộc kháng chiến thì đến giai đoạn này, quan niệm sáng tác của Nguyễn Minh Châu có sự thay đổi vượt bậc, ông thừa nhận những đánh giá phiến diện, lí tưởng hóa cách mạng ở giai đoạn trước – giai đoạn của nền văn học minh họa, để từ đó Nguyễn Minh Châu dũng cảm đọc ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa, đặt những viên gạch đầu tiên mở đường cho công cuộc đổi mới của nền văn học dân tộc, và như một tất yếu, quan niệm sáng tác của ông lúc này cũng thay đổi một cách toàn diện và hệ thống.

Thay cho một thế giới phân cực và những kẻ thù cụ thể hữu hình trong chiến tranh là một thế giới tương quan tương thông với bao nỗi đa đoan của cuộc đời và lòng người, văn học phải tiến hành những cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ với tất cả những nẻo khuất, góc tối, những mầm mống của cái xấu, cái ác đang manh nha trong mỗi con người, tiến hành cuộc chiến đấu cho cái chân – thiện – mĩ, cho một xã hội công bằng, bác ái.

Trong cuộc đấu tranh này, xác định đúng đối tượng để đấu tranh là rất khó. Khác hoàn toàn với giai đoạn trước là sự dễ dàng xác định mục đích, nhiệm vụ cũng như đối tượng của cuộc đấu tranh. Thêm nữa, sự thắng bại trong cuộc chiến này không phải một sớm một chiều, và cũng không dễ dàng hay vĩnh viễn. Tất cả đều có thể có ngoại lệ, tất cả đều chỉ là tương đối và mang tính thời điểm. Biết bao nhiêu vênh lệch trong thói quen, biết bao nhiêu bi kịch chưa hề đặt ra trong chiến tranh, bao vấn đề bề bộn, phức tạp thời hậu chiến… Đó là những bức xúc, nhức nhối mà nhiệm vụ của các nhà văn hay sứ mệnh của văn chương cần phải đi vào giải quyết. Đến lúc này, nhiều khi các nhà văn phải dựa vào những kinh nghiệm cá nhân, vào trực giác, lắng nghe những mách bảo của tiềm thức, tìm đến những suy đoán, dự cảm, thậm chí vượt khỏi thói quen và chuẩn mực thông thường khi phản ánh và lí giải hiện thực, cái hiện thực đầy biến ảo trong muôn ngàn trạng thái của những số phận đời tư, những tình trạng đạo đức xã hội…

Nguyễn Minh Châu muốn có một sự thay đổi và ông đã thể hiện suy nghĩ đó trong những sáng tác của mình. Nhà văn Nguyên Ngọc đã rất đúng khi cho rằng Nguyễn Minh Châu là “người mở đường tinh anh và tài năng đã đi được xa nhất” ở chặng đầu đổi mới của văn học nước nhà. Trong cơn trở dạ nhiều đau đớn ấy Nguyễn Minh Châu đã thể hiện cả bản lĩnh và tài năng của mình cho một khát vọng khẩn thiết và mãnh liệt: văn chương cần phải khác. Nơi đó cái đẹp phải là cái “thật”, con người phải được nhìn nhận ở “bề sâu, bề sau, bề xa” của nó. Hàng loạt tác phẩm được viết dưới ý tưởng “văn chương cần phải khác” đó là các truyện ngắn: Bức tranh (1976), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983),

Bến quê (tập truyện ngắn, 1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Phiên Chợ Giát

(1988), Cỏ lau (truyện vừa, 1989)… Nhìn vào những sáng tác của Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn này, ta thấy cuộc sống hiện lên đa chiều. Ở đó có cả niềm vui lẫn nỗi buồn, sự vật vã, bức bối phức tạp và bất an. Nhà văn đã đi sâu vào những “góc che khuất” của chiến tranh, của tâm hồn con người, điều mà trước đây, do nhiều nguyên nhân buộc ông phải “ngoảnh mặt làm ngơ” hoặc nhìn nhận khác.

Giữa những cây bút đổi mới, Nguyễn Minh Châu nổi lên như một nhà văn có tầm nhìn sắc sảo và trái tim trung hậu khi ông lặng lẽ quan sát dòng đời chảy trôi vô tận, khám phá và khái quát những quy luật vĩnh hằng, những triết lí nhân sinh, đề xuất những phép ứng xử, bày tỏ dứt khoát tình cảm và thái độ hoặc yêu thương, trân trọng với cái lương thiện tiềm ẩn trong mỗi con người như chị Hạnh (Bên đường chiến tranh), chị Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), Thai (Cỏ lau),… Hoặc thể hiện thái độ tích cực đối với cuộc chiến tranh nhằm tự hoàn thiện nhân cách, phẩm giá của con người (Bức tranh). Vấn đề trách nhiệm đạo đức trước những người lính của cuộc chiến tranh vừa qua được Nguyễn Minh Châu viết “rất kỹ” trong truyện ngắn Bức tranh (được viết từ 1976 nhưng đến 1982 mới công bố)…Bức tranh chưa phải là kiệt tác của Nguyễn Minh Châu nhưng đó là truyện ngắn bản lề báo hiệu một bước chuyển mới trong sáng tạo văn học, dự báo một quan niệm, một bút pháp hoàn toàn mới. Trong Bức tranh, không có con người “lý tưởng hóa” mà đó là con người đa nhân cách: có cả cao đẹp lẫn thấp hèn. Từ những dằn vặt, đối chứng của nhân vật người họa sỹ, câu hỏi lớn - nhức nhối đặt ra cần được trả lời ngay trong tác phẩm là: chúng ta không thể vì cái danh hiệu vinh quang của cộng đồng dân tộc mà bỏ qua số phận cá nhân. Cái nhìn của nhà văn đã thay đổi theo hướng nhìn thẳng vào bản chất của hiện thực: Chiến tranh không chỉ là ánh hào quang của chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà còn có cả mất mát, đớn đau, giả dối, Chiến tranh còn làm “cho người ta hư đi hơn là làm người ta tốt hơn”, con người cũng không còn lấp lánh vẻ đẹp thiên thần mà hội tụ cả những ham muốn tầm thường, thấp hèn. Kế liền sau Bức tranhNgười đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) – những vấn đề của “hậu chiến” được Nguyễn Minh Châu suy nghĩ nghiêm túc. Hoặc có thể nói, sau âm hưởng sử thi – anh hùng ca là thứ âm hưởng khác dữ dội hơn, khốc liệt hơn trong các truyện ngắn như Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành... Đó là âm hưởng của một nỗi đau không thể nói thành lời trước những mất mát mà chiến tranh gây ra cho dân tộc nói chung, cho mỗi con người cụ thể nói riêng . Trong Chiếc thuyền ngoài xa là cuộc sống của những người dân làng chài lam lũ: “Cuộc sống

cứ lênh đênh khắp cả một vùng phá mênh mông. Cưới xin, sinh con đẻ cái, hoặc lúc nhắm mắt cũng chỉ trên một chiếc thuyền. Xóm giềng không có. Quê hương bản quán cả chục cây số trời nước chứ không cố kết vào một khoảnh đất nào”. Trong cuộc sống của những người dân chài lam lũ đó, luôn tiềm ẩn những bi kịch không thể lường hết. Có thể nói, với Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn đã nói về những nghịch lý tồn tại như một sự thật hiển nhiên trong đời sống con người.

Bằng thái độ cảm thông và sự hiểu biết sâu sắc về con người, ông đã cung cấp cho ta cái nhìn toàn diện về cái đẹp cuộc sống, hiểu cả bề mặt lẫn chiều sâu. Và đến Cỏ lau đã khẳng định chắn chắc thêm về cách tiếp cận hiện thực nhìn từ góc độ con người ở Nguyễn Minh Châu, “nhờ quan tâm đến con người mà ông nhìn đâu cũng ra truyện ngắn, … đã tạo dựng được một phong cách trần thuật có chiều sâu”. Hầu hết các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trong thời gian này đã được tập hợp in trong 3 tập: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985) và Cỏ lau (1989).

Theo Nguyễn Minh Châu cuộc sống trên trái đất này thời nào và ở đâu cũng đầy rẫy những oan khiên, oan khuất, cái ác bao giời cũng mạnh mẽ và lẫm liệt, đầy mưu ma chước quỷ, còn cái thiện thì ngu ngơ và ngây thơ, lại thường cả tin. Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: Để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dông con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đầy đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực những con người không còn ai có thể bênh vực.

Cỏ lau, sự ám ảnh của chiến tranh là hình ảnh núi Đợi với những người đàn bà ôm con chờ chồng mỏi mòn hóa đá, là bãi cỏ lau hoang sơ có sức sống man rợ, là sự thất vọng chua chát, là cảm giác cô đơn của người lính quay lại quê hương sau cuộc chiến. Bi kịch của người lính trở về sau chiến tranh: Anh ta “đã bị chặt lìa ra khỏi cuộc đời mình” và cuối cùng trở thành người khách lạ ở ngay chính gia đình của mình.

Trong Phiên Chợ Giát, lão Khúng – “anh nông dân suốt đời đi sau con bò vạch những luống cày trong đêm tối” – hình ảnh điển hình của người nông dân Việt Nam làm ăn cá thể lạc hậu là một khái quát nghệ thuật độc đáo, như là nơi hội tụ sự đổi mới, cách tân của Nguyễn Minh Châu. Dường như nỗi lòng ưu thời mẫn thế của Nguyễn Minh Châu về cuộc đời, về thân phận con người cùng hàng loạt những dự cảm sâu sắc và bất an về hiện thực cuộc đời đều được nhà văn dồn nén ở thiên truyện ngắn cuối cùng này.

Đáng chú ý trong Phiên chợ Giát, Nguyễn Minh Châu đã sử dụng thủ pháp “dòng ý thức”, dùng lối viết đi sâu vào cõi vô thức của nhân vật với những giấc mơ kiểu “phân tâm học”, Phiên chợ Giát như muốn “nói cùng một ngôn ngữ” với các khuynh hướng sáng tác tiểu thuyết hiện đại (lối viết này đã phần nào

có ở truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và các nhà làm phim đã khai thác “cõi vô thức” của nhân vật để làm thành phim Người đàn bà mộng du).

Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rõ được sự đa dạng nhiều chiều trong cách thể hiện, miêu tả đời sống, con người và hiện thực của Nguyễn Minh

Châu. Bằng tài năng, tâm huyết và trái tim nhân hậu, chan chứa yêu thương với con người, những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã góp phần thực hiện một trong những sứ mệnh nhân văn cao quý nhất của văn chương – phấn đấu cho sự bình yên và hạnh phúc của con người.

** * * *

Có thể nói, sự vận động trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được thể hiện rõ nét qua các chặng đường sáng tác của ông ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1975.

Giai đoạn trước năm 1975, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu chủ yếu tập trung vào những nét chung nhất, thể hiện nội dung chủ đạo trong việc cổ vũ mạnh mẽ tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc, các biểu tượng sử dụng ở giai đoạn này mang tính sử thi rõ nét.

Giai đoạn sau năm 1975, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu thể hiện sự phong phú đa dạng hơn qua các thể loại, đề tài đặc biệt ở thể loại truyện ngắn. Không còn cái nhìn nhất phiến như ở giai đoạn trước nữa, đến thời kỳ này, với quan niệm văn học phản ánh đúng sự thật, ngòi bút của ông đi vào từng ngõ

Một phần của tài liệu Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w