Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 52 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
52
Dung lượng
767 KB
Nội dung
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kỹ thuật trồng rau an toàn bằng công nghệ không dùng đất và ứng dụng mô hình vào sản xuất (Đề tài nghiên cứu khoa học) 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài An toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng, cấp bách, nó xẩy ra từng ngày, từng giờ, trong cuộc sống của chúng ta và nó cũng đã và đang được giải quyết trong việc hoạch định chiến lược kinh tế và thực hiện chiến lược kinh tế đối với mỗi quốc gia trên toàn cầu cũng như việc hội nhập kinh tế Quốc tế. Nước ta, thực phẩm nói chung, rau an toàn nói riêng là một vấn đề bức xúc hiện nay được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm. Theo thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hằng năm trên thế giới có trên 40.000 người chết trong tổng số 2 triệu người ngộ độc rau. Tại Việt Nam, thống kê mới nhất của ngành y tế cho biết, trong vài năm gần đây, tính riêng số người ngộ độc thực phẩm phải nhập viện cấp cứu do nguồn rau, củ thiếu an toàn đã lên đến con số hơn 700 người. Trong khi đó, người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của rau xanh trong bữa ăn hàng ngày, họ ăn nhiều rau hơn, và nhu cầu về rau an toàn cũng lớn hơn. Nhưng các vùng sản xuất rau lại chưa gây dựng được lòng tin cho người tiêu dùng, mặc dù họ sẵn sàng trả giá cao gấp nhiều lần cho một sản phẩm rau an toàn. Phú Thọ là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn nhưng chủ yếu là đối núi, diện tích rau càng ngày càng thu hẹp. Hiện nay chủ trương của tỉnh là phát triển rau an toàn vì nông nghiệp bền vững, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kỹ thuật trồng rau an toàn bằng công nghệ không dùng đất và ứng dụng mô hình vào sản xuất”. 1.2 Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu - Xác định khả năng thích nghi, sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống rau thơm, rau cải ngọt, xà lách bằng kỹ thuật trồng không dùng đất. - Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để sản xuất rau an toàn với giá thành hạ, chất lượng an toàn theo hướng 3 giảm (giống, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật) và ứng dụng công nghệ sinh học, hạn chế thấp nhất các chỉ tiêu độc chất, đảm bảo an toàn để cung cấp cho người tiêu dùng trong tỉnh. - Bước đầu xây dựng quy trình trồng rau thơm, rau cải ngọt, xà lách bằng kỹ thuật trồng không dùng đất. 2 - Xây dựng mô hình tại Thành phố Việt Trì. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống rau thơm, rau cải ngọt trồng bằng kỹ thuật trồng không dùng đất. - Đánh giá tình hình sâu bệnh hại và khả năng cho năng suất của các giống rau nghiên cứu. - Đánh giá được năng suất, một số chỉ tiêu chất lượng và độ an toàn của chúng trồng bằng công nghệ không dùng đất. - Sơ bộ hoạch toán kinh tế của từng vụ. - Nhân rộng mô hình ra sản xuất. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học làm cơ sở bước đầu xây dựng quy trình trồng rau mầm Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học làm cơ sở bước đầu xây dựng quy trình trồng rau xà lách, rau cải ngọt, rau thơm bằng công nghệ trồng không dùng đất. 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Đưa ra giá thể trồng hợp lý cho một số loại rau mầm - Đưa ra được phương pháp trồng hợp lý cho năng suất, chất lượng cao nhất, đảm bảo độ an toàn cho các giống rau xà lách, rau thơm và rau cải ngọt. 1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tiến hành trong 2 năm từ tháng 12/2009-12/2011 3 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần thức ăn của con người. Rau không những cung cấp các chất dinh dưỡng, chất khoáng cần thiết mà còn có tác dụng phòng bệnh. Tuy nhiên rau chỉ thực sự đảm nhận được vai trò trên khi rau có đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Rau có hàm lượng caroten và vitamin A phong phú. Vitamin A có quan hệ mật thiết với thị lực, nếu được cung cấp đủ vitamin A sẽ không bị bệnh quáng gà và xương cốt cũng phát triển bình thường. Nó cũng là nhân tố cần thiết cho sự phát triên của da, nếu không da sẽ khô và nhăn. Ngoài ra, còn giúp cho hệ thống hô hấp trên và tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do sự gia tăng nhanh chóng của khu đô thị, khu công nghiệp đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất độc hại và chất bẩn gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở các khu vực lân cận trong đó có vùng sản xuất rau. Ngoài ra việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách và hợp lý cũng dẫn đến sự tích luỹ trong rau xanh dư lượng lớn các chất độc hại như NO - 3, các kim loại nặng, vi sinh vật gây hại làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của cộng đồng. [7] Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của rau quả, từ năm 2006, Nhà nước ta đã triển khai thực hiện sản xuất, kinh doanh rau sạch theo hướng chuyên nghiệp hóa, mở rộng vùng canh tác. Quy hoạch, xây dựng những vùng rau sạch; Có quy trình quản lý một cách hệ thống, chỉ đạo sản xuất; Xây dựng hệ thống tiêu thụ-chế biến-phân phối; Thiết lập hệ thống trung tâm phân tích kiểm định chất lượng rau. Việc sản xuất rau an toàn đã được triển khai trên nhiều địa phương tuy nhiên diện tích quy hoạch sản xuất rau an toàn mới chỉ thực hiện được ở 16 tỉnh, thành phố chỉ đạt 37.825 ha (chiếm 3,5%) so với tổng số diện tích trồng rau trên toàn quốc (ước có khoảng 850.000 ha tính đến năm 2007). [6],[8] Hiện nay tỉnh Phú Thọ đang có chủ trương phát triển rau an toàn theo phát triển nông nghiệp bền vững. Hiện nay tỉnh đang triển khai dự án của Bỉ (Veco). Veco đã tiến hành xây dựng dự án các mô hình rau an toàn nằm trong chuỗi phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện Yên lập – Phú Thọ, Sơn Dương – Tuyên Quang và Lạng Sơn. Với mục đích giúp người dân Phú Phọ hiểu được về rau an 4 toàn qua đó ủng hộ sản xuất tiêu thụ rau an toàn. Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Phú Thọ đã đề xuất với Trung ương hội và tổ chức Veco Việt Nam duyệt cho triển khai thực hiện các nội dung dự án về rau an toàn. Đến tháng 7 năm 2008, Tổ chức VECO Việt Nam và Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã đồng ý với đề xuất và cùng với Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Phú Thọ triển khai thực hiện dự án: “ Nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về lợi ích của rau an toàn” Dự án được thực hiện trong 3 năm từ 2008 – 2010. Thông qua dự án người tiêu dùng Phú Thọ đã được trang bị các kiến thức thế nào là rau an toàn, lợi ích của rau an toàn, tác hại của rau không an toàn. Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kỹ thuật trồng rau an toàn bằng công nghệ không dùng đất, và ứng dụng mô hình vào sản xuất”. 2.2. Tình hình chung về sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới Nền kinh tế của thế giới hiện nay đang phát triển với tốc độ tăng trưởng cao để đạt mục tiêu là tạo mức cân bằng mới, với sự ổn định thị trường trên toàn cầu. Cùng với sự phát triển kinh tế đã kéo theo hàng loạt các vấn đề có liên quan đến môi trường xung quanh. Do sự phát triển mạnh mẽ của đô thị và công nghiệp cũng như sự gia tăng lượng phân hoá học, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp đã gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Trong những năm gần đây, các tổ chức quốc tế như: FAO, WHO và các tổ chức về vấn đề môi trường đã đưa ra các khuyến cáo, hạn chế việc sử dụng hoá chất nhân tạo vào nông nghiệp, xây dựng các quy trình sản xuất theo công nghệ sạch, công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo … Ở thập kỷ 80, lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên các nước như: Indonesia, Srilanca, Philippin đã gia tăng hơn 10% hàng năm. Tổ chức y tế thế giới đã ước tính rằng mỗi năm có 3% nhân lực lao động nông nghiệp ở các nước đang phát triển bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật. Trong thập kỷ 90 ở Châu Phi hàng năm có khoảng 11 triệu trường hợp bị ngộ độc. Ở Malaixia 7% nông dân bị ngộ độc hàng năm, 15% người bị ngộ dộc thuốc bảo vệ thực vật ít nhất một lần trong đời. Chính vì vậy, từ quy trình công nghệ sản xuất rau truyền thống, các nước này đã cải tiến ứng dụng công nghệ 5 sản xuất rau an toàn và được phát triển mạnh, ngày càng được phổ biến rộng rãi trên thế giới. [2] Ở các nước phát triển công nghệ sản xuất rau được hoàn thiện ở trình độ cao. Sản xuất rau an toàn trong nhà kính, nhà lưới, trong dung dịch đã trở nên quen thuộc. Phần lớn các loại rau quả trên thị trường đều có thể sản xuất theo quy trình rau an toàn. Vì vậy rau an toàn là nhu cầu không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của các nước này. Những năm gần đây một số nước như Singapore, Thái Lan, Hồng Kông…cũng đã phát triển mạnh trong công nghệ sản xuất rau an toàn để phục vụ cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Ở Đức có hàng ngàn cửa hàng bán “rau xanh sinh thái” và “trái cây sinh thái” để phục vụ nhu cầu rau quả cho người tiêu dùng. 2.2.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam Ở Việt Nam rau được sản xuất chủ yếu từ hai vùng: - Đối với vùng rau đặc biệt thường được trồng dọc theo vành đai của các thành phố với tổng diện tích ước tính 40% tương đương với 113.000 ha và 48% sản lượng tương đương với 153 triệu tấn. Các loại rau này được sản xuất và tiêu dùng tại thị trường nội địa. Hiện nay đã có sự thay đổi về cơ cấu loại rau để đáp ứng cho thị trường về sản lượng và chất lượng. - Đối với các loại rau quay vòng theo mùa vụ dùng làm thực phẩm chủ yếu tập trung vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 1 ở miền Bắc Việt Nam, đồng bằng châu thổ sông MêKông và miền Đông Nam Bộ, với hơn 10 triệu hộ gia đình trồng rau có diện tích đất bình quân 36m2/hộ. Tuy nhiên diện tích đất dành cho sản xuất rau ở các vùng trong 13 năm qua chỉ tăng 4%. Hơn nữa, sản lượng rau ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thời tiết, dễ bị thay đổi. Ở Đà Lạt, Lâm Đồng là vùng trồng rau đạt sản lượng cao nhất là 20.500 kg/ha vào năm 1993. Trong khi đó, Quảng Trị lại có sản lượng thấp nhất là 4500 k /ha vào năm 1993. [2] - Đối với sản xuất rau an toàn đã được triển khai nghiên cứu và phát triển: vào năm 1995 chương trình rau quốc tế được sự tham gia của 80 nhà khoa học nghiên cứu về rau sạch đã làm việc với 11 viện nghiên cứu, các Trường đại học và các Trung tâm rau sạch trong cả nước. Chương trình này phối hợp với các Viện nghiên cứu đã đưa ra 17 giống mới trong đó 12 loại giống rau đã được dành riêng công nhận có hiệu quả về năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Các mô hình sản xuất rau sạch được triển khai ở một số thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt bước đầu đã thu được kết quả nhất định, cụ thể như sau: ở Hà Nội có một số cơ quan nghiên cứu, thử nghiệm sản xuất rau an 6 toàn như Đại học Nông nghiệp I, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện nghiên cứu rau quả Trung ương, Trung tâm nghiên cứu rau quả Hà Nội, Sở khoa học công nghệ môi trường Hà Nội. Nhờ vậy những năm vừa qua đã phát triển được 35 ha ở hợp tác xã Văn Đức, 10 ha ở Đông Dư - Gia Lâm, 2 ha ở xã Tây Tựu - Từ Liêm, 5 ha ở huyện Đông Anh và một số diện tích rau trong vùng với hiệu quả năng suất rau an toàn còn thấp so với các loại rau cùng loại không được sản xuất rau an toàn có thể nhân ra diện rộng ở các xã ngoại thành có điều kiện môi trường tự nhiên cho phép . [9] Theo số liệu của Tổng cục thống kê, diện tích trồng rau cả nước đến năm 2005 là 644 nghìn ha, năng suất đạt 150 tạ/ha và sản lượng trên 9,5 triệu tấn. Đã hình thành nên các vùng chuyên canh rau lớn ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Sông cửu Long và Đông Nam Bộ. Phát triển nghề trồng rau không những giải quyết tốt việc làm cho lực lượng lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng mà còn nâng cao thu nhập cho người sản xuất rau ở các vùng sản xuất thâm canh. So với tổng diện tích và sản lượng rau hàng năm nói chung, rau an toàn hiện nay chiếm chưa tới 10%. Nhu cầu đối với rau an toàn và khả năng sản xuất rau an toàn là rất lớn. Nói đúng hơn, về lâu dài, trên thị trường chỉ được phép cung ứng và tiêu thụ rau an toàn, tất cả diện tích trồng rau cần phải chuyển sang sản xuất rau an toàn. Bên cạnh việc triển khai mô hình sản xuất rau an toàn ngoài đồng ruộng các cơ sở nghiên cứu còn triển khai một số mô hình rau an toàn trong nhà lưới, đặc biệt mô hình trồng rau an toàn bằng phương pháp thuỷ canh của trường đại học Nông nghiệp I. Tuy nhiên, mô hình này chỉ thích hợp với việc sản xuất nhỏ và tiêu thụ tại chỗ không phù hợp với mô hình sản xuất có tính hàng hoá lớn, đa dạng và giá thành cao. 2.3. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật trồng cây không dùng đất trên thế giới và ở Việt Nam 2.3.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật trồng cây không dùng đất trên thế giới Kỹ thuật thủy canh đã được thực hiện từ nhiều thế kỷ trước ở vùng Amazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ. Người xưa đã sử dụng phân bón hòa tan để trồng dưa chuột, dưa hấu và nhiều loại rau củ khác trên cát ở các lòng sông. Sau đó, các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng các loại cây trên những môi trường dinh dưỡng đặc biệt vì mục đích thí nghiệm, họ gọi đó là "nuôi cấy 7 dinh dưỡng" (nutriculture). Thuật ngữ "thủy canh" (hydroponics) lần đầu tiên được Gericke (1937) giới thiệu để mô tả tất cả các phương pháp nuôi trồng thực vật trong môi trường lỏng cho mục đích thương mại. Gericke cũng là người đầu tiên khảo sát, phát triển một phương pháp nuôi trồng thực vật trong nước (dịch dinh dưỡng) khả thi về mặt kinh tế cho mục đích thương mại. Ngoài Gericke, nhiều nhà khoa học khác như Lauria (1931), Eaton (1936), Withorow (1936), Mllard (1939) và Amon (1940) cũng đã đưa ra nhiều kỹ thuật và phương pháp nuôi trồng thực vật không cần đất (soiless culture) ở quy mô thương mại từ thập niên 1930. [10] Trong và ngay sau thế chiến thứ II, kỹ thuật thủy canh được quân đội Hoa Kỳ sử dụng khá rộng rãi để trồng rau quả ở một số nơi mà đất bị nhiễm chất độc do chiến tranh. Trong suốt hai thập niên 50 và 60, diện tích canh tác thủy canh trên toàn thế giới vẫn chưa có ý nghĩa quan trọng và những nghiên cứu về chúng còn rất ít. Tuy nhiên, một số tài liệu có liên quan đến thành phần dịch dinh dưỡng cho hệ thống thủy canh đã được xuất bản từ giai đoạn này. Đến cuối thập niên 1960, sự ứng dụng thủy canh ở quy mô thương mại tăng lên với diện tích trên toàn thế giới lúc bây giờ là khoảng 10 hécta. Bảng 2.1: Tình hình sản xuất bằng công nghệ thủy canh trên thế giới năm 2001 Nước Diện tích (ha) Loại cây trồng Hà Lan 10.000 Cà chua, dưa leo, ớt xanh, rau diếp, dâu tây, cải củ…. Tây Ban Nha 4.000 Cà chua, dưa leo, ớt xanh và rau diếp Canada 2.000 Cà chua, dưa leo và rau diếp Tây Ban Nha 4.000 Cà chua, dưa leo, ớt xanh và rau diếp Pháp 1.000 Cà chua, dưa leo, cà tím và hoa cắt cành Nhật 1.000 Cà rốt, cà chua, hành, dưa leo, rau diếp, dâu tây… Thụy Điển 550 Cà chua, ớt xanh, dưa leo, rau diếp và rau cải Nam Phi 420 Cà chua, dưa leo, rau diếp và hoa các loại Ý 400 Hoa hồng, hoa đồng tiền, cà chua và dâu tây. Mỹ 400 Cà chua, dưa leo và rau diếp Hàn Quốc 247 Cà chua, dưa leo và rau diếp Mehicô 120 Cà chua và dưa leo Trung Quốc 120 Cà rốt, cà chua, hành lá, hành tây, dưa leo, dưa hấu, bó xôi, rau diếp, dâu tây, đậu và hoa các loại Ai Cập 60 Cà chua, dưa leo, ớt xanh và rau diếp Brazil 50 Rau diếp, xà lách xoong Kỹ thuật trồng cây không dùng đất là phương pháp mới đưa vào nước ta khoảng mười năm gần đây nhưng trên thế giới nó ra đời và được áp dụng ngay những năm đầu thế kỷ 20. Sau khi hệ thống cây trồng không dùng đất của 8 Gerick ra đời năm 1930, nhiều nước trên thế giới đã đi sâu vào nghiên cứu và triển khai kỹ thuật này trên quy mô thương mại đặc biệt là các nước phát triển. Nhật Bản là một trong những nước tiên phong trong kỹ thuật trồng rau thuỷ canh. Từ rất lâu họ đã đẩy mạnh kỹ thuật thủy canh để sản xuất rau sạch. An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà người Nhật rất quan tâm, lo ngại và thận trọng đối với những phụ gia thực phẩm hay thuốc trừ sâu nông nghiệp. Hơn nữa vì diện tích đất canh tác quá hạn hẹp nên chính phủ Nhật rất khuyến khích và trợ giúp kiểu trồng này, rau sạch sản xuất bằng phương pháp này giá đắt hơn 30% so với rau trồng ở môi trường bên ngoài nhưng tiêu dùng vẫn chấp nhận. Singapore là nước đầu tiên ở châu Á áp dụng kỹ thuật thủy canh trồng rau trong dung dịch dinh dưỡng, không cần đất và không phải dùng phân hóa học có hại để sản xuất rau với quy mô lớn. Hàng năm Singapore tiêu thụ lượng rau trị giá 260 triệu USD. Ixraen cũng áp dụng tiến bộ này khá thành công, chủ yếu là sản xuất rau vụ đông và thời điểm khan hiếm rau. Tại Đài Loan kỹ thuật trồng cây trong dung dịch được áp dụng rộng rãi với các loại rau, dưa cho năng suất cao. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật trồng cây không dùng đất ở Việt Nam Nước ta công nghệ trồng cây không dùng đất còn khá mới mẻ, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn hay các Viện nghiên cứu. Sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng nhiều mô hình trên diện rộng thành công, mới đây Trung tâm nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng trực thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đưa ra khuyến cáo bà con nông dân và các hộ gia đình ở thành phố áp dụng kỹ thuật trồng rau an toàn trên nền giá thể GT 05. GT 05 là giá thể sinh học không đất, có hàm lượng chất hữu cơ (OM) và dinh dưỡng cao: 44% chất hữu cơ (OM), 1,2% đạm (N), 0,8% lân (P 2 O 5 ), 0,7% kali (K 2 O) và các dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết khác cho cây trồng. Giá thể GT 05 cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, có độ tơi xốp, thoáng khí, nhẹ, sạch nguồn bệnh, không có tuyến trùng, hút và giữ ẩm tốt. Trong sản xuất rau an toàn, GT 05 được sử dụng làm bầu gieo ươm cây rau giống, sản xuất rau mầm, rau thương phẩm như các loại rau ăn lá, rau ăn quả rất hiệu quả và tiện lợi. [1] 9 Trồng rau trên giá thể và sử dụng Humic axit là một trong những biện pháp canh tác hữu cơ đã được áp dụng với nhiều đối tượng cây trồng. Nhằm góp phần xây dựng quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng cánh tác hữu cơ, Viện Nghiên cứu Rau quả đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và axit Humic đến năng suất, chất lượng rau cải ngọt và dưa chuột. Kỹ thuật thuỷ canh Hydroponics là tiến bộ được Trung tâm Nghiên cứu phát triển Rau châu Á nghiên cứu và chuyển giao. Từ đầu năm 1993, GS. Lê Đình Lương (Trường Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với tổ chức R&D Hồng Kông tiến hành nghiên cứu toàn diện về các yếu tố kinh tế, kỹ thuật để áp dụng trong điều kiện Việt Nam. Đến tháng 10 năm 1995 mạng lưới nghiên cứu và phát triển ờ Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Côn Đảo, Sở khoa học công nghệ và môi trường ở một số tỉnh thành. Công ty Golden Garden & Gino, nhóm sinh viên Đại học KHTN Thành Phố Hồ Chí Minh với phương pháp thủy canh vài loại rau thông dụng, cải xanh, cải ngọt, xà lách… Phân viện công nghệ sau thu hoạch, Viện Sinh học nhiệt đới cũng nghiên cứu và sản xuất. Nội dung chủ yếu là: - Thiết kế và phối hợp sản xuất các nguyên liệu dùng cho thủy canh. Nghiên cứu trồng các lọai cây khác nhau, cấy truyền từ nuôi cấy mô vào hệ thủy canh trước khi đưa vào đất một số cây ăn quả khó trồng trực tiếp vào đất. Triển khai thủy canh ở quy mô gia đình, thành thị và nông thôn. Kết hợp thủy canh với dự án rau sạch của thành phố. Năm 2002, đề tài “Sản xuất rau an toàn bằng công nghệ cao không cần đất” được Bộ Khoa học và Công nghệ xét, đồng ý công nhận là đề tài cấp Nhà nước. Đầu năm 2003, Phó Giáo sư Tiến sĩ Hồ Hữu An trúng thầu đề tài và tiến hành nghiên cứu trên bốn loại rau quả: cà chua, dưa leo, xà lách và súp-lơ. Hơn hai năm thử nghiệm, đề tài “Sản xuất rau an toàn bằng công nghệ cao không cần đất” được nghiệm thu vào cuối năm 2005. Ưu điểm của công nghệ này là trồng rau trên các giá thể có sẵn trong nước, không dùng đất nên không bị ô nhiễm các kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, vi sinh vật có hại Người trồng rau cũng không phải thanh trùng nền đất như ở ngoài đồng, tiết kiệm tối đa chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật và công phun tưới, có khả năng tự điều chỉnh độ pH và EC chính xác. Cây được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, vi lượng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển nên các giống phát huy được tiềm năng về năng suất và chất lượng. [1] 10 [...]... của một số kỹ thuật trồng trong sản xuất rau an toàn - Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các giá thể đến sinh trưởng và năng suất của rau mầm - Thí nghiệm 2: Khảo sát khả năng thích ứng của một số giống rau thơm trong kỹ thuật trồng thủy canh - Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống rau cải ngọt trồng bằng kỹ thuật thủy canh... QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20 4.1 ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ KỸ THUẬT TRỒNG TRONG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN BẰNG CÔNG NGHỆ KHÔNG DÙNG ĐẤT 4.1.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các giá thể đến sinh trưởng và năng suất của rau mầm Rau mầm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần so với các loại rau thường, hơn nữa rau mầm không chứa mầm bệnh và vi sinh vật gây hại cho sức khỏe của con người Rau mầm được sử dụng. .. kỹ thuật thủy canh - Thí nghiệm 4: So sánh khả năng sinh trưởng và năng suất của một số giống xà lách trồng bằng kỹ trồng thủy canh 3.1.2 Xây dựng mô hình thực nghiệm trồng rau an toàn - Xây dựng quy trình trồng rau an toàn bằng công nghệ không dùng đất - Chọn nông dân tham gia thực hiện đề tài 3.2 Địa điểm, đối tượng và vật liệu nghiên cứu 3.2.1 Địa điểm Thí nghiệm được tiến hành tại cơ sở 1 trường... loại và cách sử dụng trong đó sử dụng chủ yếu là ăn sống Hiện này rau thơm chủ yếu trồng trên đất và được trồng xen với các cây trồng khác nên nguy cơ bị nhiễm bẩn càng lớn đặc biệt khi sử dụng để ăn sống Vì vậy chúng tôi tiến hành khảo nghiệm khả năng thích ứng cuả một số giống rau thơm trong môi trường thủy canh để nâng cao hiệu quả sản xuất của các giống rau này * Rau húng chó - Là một loài rau thơm... trồng rau an toàn truyền thống như mô hinh trồng cà chua, bí đỏ, mướp đắng, cải ngọt và đã sản xuất theo tiêu chuân ViệtGAP Theo công nghệ - khoa học Tuyên Quang đã thử nghiệm công nghệ này với giống cải ngọt và cho biết thời gian trồng chỉ từ 25 - 30 ngày, có thể trồng được nhiều vụ trong năm và sản lượng thu hoạch trên đơn vị diện tích lớn 2.3.3 Tình hình sử dụng và giá trị dinh dưỡng cây rau mầm Rau. .. khá nhanh và đồng đều Tại thời điểm thu hoạch, số lá/cây đạt từ 14-16,7 lá Trong đó cao nhất là công thức 2 (cao hơn đối chứng 1,1 lá/cây) Công thức 3 và công thức 4 đều thấp hơn đối chứng, thấp nhất là công thức 4 (thấp hơn đối chứng 1,6 lá/cây) 4.1.3.3 Năng suất các giống rau cải tham gia thí nghiệm ở các mật độ trồng khác nhau băng kỹ thuật thủy canh Rau cải trồng bằng công nghệ không dùng đất trong... gồm 4 công thức với 3 lần nhắc lại: + Công thức 1 : giá thể cát thô (Đ/c) + Công thức 2: giá thể xơ dừa + Công thức 3: giá thể trấu hun 18 + Công thức 4: giá thể vỏ lạc - Thí nghiệm 2: Khảo sát khả năng thích ứng của một số giống rau thơm trong kỹ thuật trồng thủy canh Mỗi giống là một công thức, gồm 3 lần nhắc lại + Công thức 1 : Rau mùi tàu + Công thức 2: Rau răm + Công thức 3: Rau húng chó + Công. .. cầu của từng loại rau, không dập nát, héo úa, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp - Chỉ tiêu về độ an toàn: Hàm lượng NO3-, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng dưới ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn của FAO, WHO và của Việt Nam và không có vi sinh vật gây hại PHẦN III 15 NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu 3.1.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của. .. 4: Rau dấp cá - Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng hai giống cải: Trang Nông và Xanh lá vàng + Công thức 1 : 1cây/hốc (Đ/c) + Công thức 2: 2 cây/hốc + Công thức 3: 3 cây/hốc + Công thức 4: 4cây/hốc - Thí nghiệm 4: Nghiên cứu 6 giống xà lách cao cấp Mỗi giống là một công thức, gồm 3 lần nhắc lại + Công thức 1 : Dún cao sản HN313 + Công. .. 45.000đ/1kg - Giá rau dấp cá: 30.000đ/1kg 4.1.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống rau cải ngọt trồng bằng kỹ thuật thủy canh 29 4.1.3.1 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng Thời gian sinh trưởng của cây trồng là tổng hợp các giai đoạn sinh trưởng, phát triển Các giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc chủ yếu vào giống, ngoài . thơm và rau cải ngọt. 1. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tiến hành trong 2 năm từ tháng 12 /2009 -12 /2 011 3 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2 .1. Cơ sở khoa học của đề tài Rau là nguồn thực. nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kỹ thu t trồng rau an toàn bằng công nghệ không dùng đất và ứng dụng mô hình vào sản xuất”. 1. 2 Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 1. 2 .1. Mục tiêu -. của một số kỹ thu t trồng rau an toàn bằng công nghệ không dùng đất và ứng dụng mô hình vào sản xuất (Đề tài nghiên cứu khoa học) 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1. 1.Tính cấp thiết của đề tài An toàn thực