Mục tiêu của việc học TACN khoa học tự nhiên là sinh viên phải được trang bị vốn từ vựng cơ bản, ôn tập lại những kiếnthức ngữ pháp đã học, củng cố các kỹ năng tiếng đã học để đọc hiểu,
Trang 1Phần I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, tiếng Anh đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triểnkhoa học, công nghệ, chính trị, văn hóa và quan hệ quốc tế Chính vì vậy, càngngày nhu cầu dạy và học tiếng Anh để phục vụ cho những mục đích nhất định cànggia tăng Không chỉ dừng lại ở việc học tiếng Anh giao tiếp đơn thuần, nhiều người
đã tìm đến những khóa học tiếng Anh chuyên ngành với mong muốn nâng cao kiếnthức phục vụ cho lĩnh vực nghiên cứu, học tập, làm việc của mình Chính vì vậy,tiếng Anh chuyên ngành (English for Specific Purposes) càng ngày càng đượcquan tâm nhiều hơn Việc dạy tiếng Anh chuyên ngành (TACN) đang trở thànhmột trong những nội dung cơ bản của quá trình giảng dạy tiếng Anh Hutchison vàWaters (1987) đã đề cập rằng hiện nay TACN đang trở thành một phương phápgiảng dạy ngoại ngữ trong đó tất cả các quyết định liên quan tới nội dung giảngdạy và phương pháp dạy-học đều phải dựa trên nhu cầu học tập của người học,phục vụ cho mục đích học tập của họ Nó tập trung vào việc sử dụng tiếng Anhhiệu quả cho các lĩnh vực cụ thể như kinh tế, ngân hàng, luật, y-dược, các mônkhoa học tự nhiên, khoa học xã hội, vv
Tuy nhiên, cho đến giờ, việc giảng dạy và học tập TACN vẫn chưa đáp ứngnhững kỳ vọng đặt ra Với những đặc điểm và nội dung của nó, so với tiếng Anhgiao tiếp đơn thuần, TACN vẫn được coi là một môn học khó đối với cả người họclẫn người dạy
Ở trường Đại học Hùng Vương, sinh viên khối đại học nói chung và khốikhoa học tự nhiên nói riêng thường được học TACN vào năm thứ 3 sau khi họ đãhoàn thành 3 học phần tiếng Anh giao tiếp Mục tiêu của việc học TACN khoa học
tự nhiên là sinh viên phải được trang bị vốn từ vựng cơ bản, ôn tập lại những kiếnthức ngữ pháp đã học, củng cố các kỹ năng tiếng đã học để đọc hiểu, dịch tài liệu
và viết một số báo cáo có liên quan đến chuyên ngành khoa học tự nhiên mà họđang theo học Tuy nhiên, với khá nhiều thách thức mà giảng viên và sinh viên gặpphải trong quá trình giảng dạy và học tập môn TACN nên mục tiêu của khóa học
Trang 2chưa đạt được như kỳ vọng Sinh viên thường học một cách thụ động thông quanhững giải thích của giảng viên Thêm vào đó, thời lượng dành cho một học phầnkhá ít nên không đủ để sinh viên có thể nhớ và luyện tập những kiến thức đã học.Hơn thế, một lớp học TACN lại quá đông gồm nhiều sinh viên ở những mức độkiến thức đầu vào khác nhau đã tạo ra nhiều thách thức cho việc dạy và học
Chính vì những lí do kể trên, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài
“Nghiên cứu một số khó khăn trong việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành
khoa học tự nhiên và một số giải pháp khắc phục.”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tìm hiểu những khó khăntrong việc giảng dạy TACN khoa học tự nhiên, từ đó sẽ có những kiến nghị đề xuấtnhằm khắc phục những khó khăn này để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Các giảng viên và sinh viên đánh giá như thế nào về việc giảng dạyTACN Khoa học tự nhiên hiện đang được thực hiện tại Trường Đại học HùngVương?
(2) Những khó khăn mà giảng viên gặp phải khi giảng dạy TACN Khoa học
tự nhiên là gì?
(3) Những kiến nghị đề xuất có thể giúp khắc phục những khó khăn này làgì?
1.4 Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tìm hiểu, đánh giá, và phân tích thực trạnggiảng dạy và học tập môn TACN Khoa học tự nhiên, các khó khăn mà giảng viêngặp phải khi giảng dạy TACN Khoa học tự nhiên sẽ được làm rõ, từ đó nhómnghiên cứu đưa ra một số kiến nghị đề xuất đối với giảng viên, sinh viên và các cấp
Trang 3quản lý nhằm giúp khắc phục những khó khăn này và nâng cao chất lượng giảngdạy môn TACN Khoa học tự nhiên
1.5 Nội dung nghiên cứu
1.5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về tiếng Anh chuyên ngành nói chung và TACNKhoa học tự nhiên nói riêng
1.5.2 Nghiên cứu tìm hiểu những phương pháp giảng viên đang áp dụng để giảngdạy TACN Khoa học tự nhiên và những khó khăn khi giảng dạy bộ môn này,những nguyên nhân dẫn đến các khó khăn
1.5.3 Nêu các kiến nghị, đề xuất đối với quá trình tổ chức thực hiện giảng dạy vàhọc tập môn TACN Khoa học tự nhiên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy vàhọc tập
1.6 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
1.6.1 Phạm vi nghiên cứu
- Việc giảng dạy TACN Khoa học tự nhiên thuộc ba ngành Toán, Lý, Hóa
1.6.2 Đối tượng nghiên cứu
- Những khó khăn mà giảng viên gặp phải khi giảng dạy TACN Toán, Lý, Hóa
1.7 Phương pháp nghiên cứu
1.7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Mục đích: Tìm hiểu tình hình nghiên cứu về những vấn đề có liên quan,định hướng cho việc xây dựng đề cương nghiên cứu; phân tích tổng hợp một sốquan điểm về dạy học tiếng Anh chuyên ngành: Khái niệm TACN nói chung,những khía cạnh cần chú ý khi dạy- học TACN, một số phương pháp có thể ápdụng để dạy học TACN Khoa học tự nhiên hiệu quả
- Tài liệu nghiên cứu: Các tài liệu cơ bản về tiếng Anh chuyên ngành,
Trang 4phương pháp giảng dạy TACN nói chung, các nghiên cứu đã thực hiện về giảngdạy TACN trong và ngoài nước.
1.7.2 Phương pháp điều tra
- Thu thập và phân tích các dữ liệu thông qua phiếu điều tra nhằm tìm hiểumột số khó khăn trong việc giảng dạy TACN cho sinh viên năm thứ ba các ngànhHóa học, Toán học, Vật lý tại Trường Đại học Hùng Vương
1.7.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Nghiên cứu thảo luận với các giảng viên có kinh nghiệm nhằm có các kiếnnghị đề xuất phù hợp đối với quá trình học của sinh viên và phương pháp giảngdạy của giảng viên
1.8 Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 5 phần, tài liệu tham khảo và phần phụ lục
Phần I: Mở đầu, cung cấp tổng quan về đề tài.
Phần II: Tổng quan vấn đề nghiên cứu, trình bày các vấn đề cơ sở về TACN
và khó khăn trong việc giảng dạy- học tập TACN Khoa học tự nhiên
Phần III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu, trình bày các vấn đề về đối
tượng điều tra, công cụ lấy số liệu, phương pháp xử lý số liệu
Phần IV: Kết quả nghiên cứu đạt được, trình bày kết quả thu được thông qua
các phương pháp lấy số liệu và thảo luận về những khó khăn khi giảng dạy TACNKhoa học tự nhiên
Phần V: Kết luận và kiến nghị, trình bày những kết quả chính mà đề tài đạt
được, những kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tậpmôn TACN Khoa học tự nhiên, những hạn chế và hướng phát triển của đề tài, vàkết luận chung về đề tài
Tài liệu tham khảo
Trang 5Phụ lục
Trang 6Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong chương này nhóm nghiên cứu sẽ trình bày các vấn đề cơ sở lý luậnliên quan đến vấn đề nghiên cứu: tổng quan về tiếng Anh chuyên ngành (TACN),một số nguyên tắc cần lưu ý khi tiến hành khóa học TACN, phân tích nhu cầutrong dạy học TACN, vai trò của người dạy/ người học trong môn TACN, nhữngkhó khăn mà người học và người dạy TACN thường gặp phải
2.1 Tổng quan về tiếng Anh chuyên ngành (TACN)
2.1.1 Định nghĩa về tiếng Anh chuyên ngành
Theo Strevens (1988), TACN là một khái niệm ám chỉ việc dạy hay họctiếng Anh nhằm phục vụ cho một nghề nghiệp hay chuyên ngành nhất định nào đó
và nó được biết đến là một phương pháp giảng dạy tiếng Anh như là một ngoại ngữhoặc ngôn ngữ thứ hai lấy người học làm trung tâm Nó nhằm đáp ứng những nhucầu của người học trưởng thành- những người cần học ngoại ngữ để áp dụng nócho những lĩnh vực cụ thể như khoa học, kỹ thuật, y học, học thuật hay thậm chí làgiải trí TACN được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau bởi nhiều nhà nghiêncứu
Theo Hutchinson và Walters (1987), TACN là một phương thức dạy ngônngữ trong đó tất cả các quyết định về nội dung giảng dạy và phương pháp giảngdạy dựa trên mục đích học tập của người học Điều này có nghĩa rằng TACNkhông liên quan tới một phương pháp dạy ngôn ngữ hay một tài liệu cụ thể nào.Tác giả cũng chỉ rõ TACN không phải là vấn đề giảng dạy “sự đa dạng chuyên biệtcủa tiếng Anh” Việc dạy TACN cần phải dựa trên nguyên tắc đầu tiên là giảngdạy và học tập hiệu quả
Theo Strevens (1988), TACN có những đặc điểm sau đây:
Tiếng Anh chuyên ngành:
- được thiết kế để đáp ứng những nhu cầu cụ thể của người học
Trang 7- liên quan giữa nội dung (chuyên đề hay chủ đề) với những nguyên tắc vàhoạt động cụ thể
- tập trung vào ngôn ngữ phù hợp với ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, vv, vàvới phân tích diễn ngôn;
- tương phản với tiếng Anh phổ thông (General English)
- có thể hạn chế các kỹ năng học tập (ví dụ: chỉ tập trung vào kỹ năng đọchoặc viết)
- có thể không cần dạy theo một phương pháp đã vạch sẵn
T Dudley- Evans và M J St John (1998) cũng có chung những ý kiến nhưtrên, tuy nhiên, hai ông có bổ sung thêm một số đặc điểm Họ đã mô phỏng rằng:
- TACN có thể liên quan tới hoặc được thiết kế cho những môn học cụ thể;
- TACN có thể sử dụng những phương pháp giảng dạy khác với phươngpháp giảng dạy tiếng Anh phổ thông trong những tình huống cụ thể;
- TACN thường được thiết kế cho những người học lớn tuổi, có thể là họcsinh phổ thông, cũng có thể là những người học ở cấp độ lớn hơn như sinh viên đạihọc hay những người học để phục vụ mục đích nghề nghiệp Tuy nhiên, nó cũng
có thể được dạy cho học sinh ở trình độ thấp hơn
- TACN thường được dạy cho những người học ở trình độ cao hoặc trình độtrung cấp Hầu hết các khóa học TACN đều yêu cầu người học phải có những hiểubiết cơ bản về hệ thống ngôn ngữ Trong một vài trường hợp cụ thể, nó có thể đượcdạy cho những người mới học
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy rằng TACN có thể được dạycho tất cả các đối tượng người học ở tất cả các độ tuổi và bất kể trình độ ngôn ngữnào Nó không có một nguyên tắc cụ thể nào cho tất cả các trường hợp Từ việcxem xét những đặc điểm kể trên của TACN, chúng ta có thể thấy mức độ đa dạngcủa TACN và những định nghĩa về nó ngày càng trở nên phức tạp
Trang 82.1.2 Phân loại TACN
Hutchinson và Walters (1987) đã sử dụng “cây ELT” (Tree of ELT) để môphỏng cho mối quan hệ của tiếng Anh chuyên ngành với tiếng Anh phổ thông Theo những tác giả này, TACN được chia thành ba nhánh chính: Tiếng Anh chonhững ngành khoa học và kỹ thuật (EST), tiếng Anh cho thương mại và kinh tế(EBE) và tiếng Anh cho ngành khoa học xã hội (ESS) Mỗi nhánh này là phân chiathành hai nhóm: tiếng Anh học thuật (EAP) và tiếng Anh nghề nghiệp (EOP/EVP).Một ví dụ về tiếng Anh học thuật thuộc nhánh TACN thương mại, kinh tế là
“TACN cho sinh viên y khoa”, trong khi đó, ví dụ cho tiếng Anh nghề nghiệpthuộc nhánh TACN thương mại, kinh tế là “TACN cho nhân viên quân đội”
Biểu đồ 2.1 Cây ELT rút gọn (Wen, 1996)
David Carter (1983) phân chia TACN thành ba nhóm: tiếng Anh như mộtngôn ngữ thu hẹp, tiếng Anh cho mục đích học thuật và nghề nghiệp, tiếng Anhcho những chủ đề cụ thể Nhóm tiếng Anh thứ hai của Carter được Robert Jordan(1997) phân chia thành hai nhóm TACN chính là EOP và EAP Sau đó nhóm EAPlại được phân thành tiếng Anh cho mục đích học thuật chuyên ngành (ESAP) vàtiếng Anh cho mục đích học thuật nói chung (EGAP) Cây phả hệ TACN củaPauline Robinson lại phân chia nó thành EOP và EAP/ EEP (tiếng Anh cho mụcđích giáo dục) Mặc dù có sự khác nhau trong việc phân chia các nhóm TACN
Trang 9giữa Carter, Robinson, Jordan cũng như Hutchinson & Walters, nhưng có hainhóm EAP và EOP trong lĩnh vực TACN là được công nhận một cách rộng rãitrong lĩnh vực giảng dạy TACN ngày nay
Hutchinson và Walters (1987) chỉ ra rằng không có sự phân chia rạch ròigiữa tiếng Anh học thuật (EAP) và tiếng Anh nghề nghiệp (EOP) “Người ta có thểvừa làm việc, vừa học tập cùng lúc; do vậy mà trong nhiều trường hợp, ngôn ngữ
đã được học ở mức độ trung cấp trong một môi trường học tập có thể sẽ được sửdụng sau này khi người học tiến đến cấp độ cao hơn hoặc khi họ tham gia làmviệc” Có lẽ điều này giúp giải thích lí do Carter phân loại EAP và EOP đều cùngmột loại TACN Điều đó ám chỉ rằng mục đích cuối cùng của cả EAP và EOP làđều giống nhau, đó là phục vụ cho công việc Tuy nhiên, mặc dù mục đích cuốicùng là giống nhau, nhưng phương thức để đạt được mục tiêu cuối cùng này lạihoàn toàn khác nhau
2.1.3 Một số nguyên tắc cần lưu ý khi tiến hành khóa học TACN
Trong khóa học TACN, có ba nguyên tắc người dạy cần chú ý đó là:
Nguyên tắc hỗ trợ
Nguyên tắc hỗ trợ là bước đầu tiên liên quan đến việc giáo viên ngôn ngữnảy sinh ý tưởng trong việc đưa ra câu hỏi, thu thập thông tin về khóa học của sinhviên, làm thế nào để kiến thức tiếng Anh phù hợp với khóa học của họ, và sinhviên có ưu tiên gì cho khóa học không Đây là một phần trong bước phân tích nhucầu người học Trong bước này, người giáo viên ngôn ngữ cũng cần phải thamkhảo ý kiến của giáo viên bộ môn và khoa mà sinh viên đang theo học Tony, D.E
& Maggie St J, 1998) Đây là một bước vô cùng quan trọng mà các giáo viên ngônngữ không nên bỏ qua vì nếu như vậy sẽ có rất nhiều rủi ro khi giáo viên tiến hànhkhóa học mà không tham vấn bộ môn/ khoa sinh viên đang theo học
Nguyên tắc hỗ trợ mang nhiều ý nghĩa; nó có nghĩa tìm hiểu về khung nhậnthức và nghị luận của môn học mà người học đang theo học và đôi khi phải cungcấp tài liệu bổ sung về những khía cạnh nhận thức khác của nội dung môn học Sự
Trang 10hỗ trợ được khuyến khích bởi giáo viên ngôn ngữ có hứng thú với những khía cạnhkhác của những khóa học của sinh viên (Tony & Maggie, 1998)
Nguyên tắc hợp tác
Nếu như nguyên tắc hỗ trợ liên quan chủ yếu đến việc giáo viên ngôn ngữ nảy sinhsáng kiến và tìm hiểu về những gì đang diễn ra trong tổ/ khoa chuyên ngành thìnguyên tắc hợp tác liên quan đến việc giáo viên ngôn ngữ và giáo viên chuyênngành phải cùng làm việc trực tiếp với nhau để chuẩn bị những nội dung, yêu cầucủa khóa học cho sinh viên (Tony & Maggie, 1998) Trong việc hợp tác này, giáoviên ngôn ngữ và giáo viên chuyên môn làm việc với nhau ngoài giờ học Có baloại hợp tác:
- Lên kế hoạch cho chuỗi lớp học trong đó lớp học ngôn ngữ sẽ chuẩn bị kiếnthức nền tảng cho lớp học chuyên ngành bằng tiếng Anh
- Tiến hành lớp học về kỹ năng cụ thể hoặc những nội dung liên quan đến cácnhiệm vụ cụ thể trong đó khoa chuyên môn có vai trò cung cấp tài liệu chogiáo viên ngôn ngữ
- Mô hình hỗ trợ Bắc Mỹ trong đó những hoạt động hỗ trợ đóng vai trò là nềntảng, hỗ trợ người học nếu họ gặp phải khó khăn nào trong khóa học
Nguyên tắc dạy học nhóm
Mức độ cuối cùng trong việc tích hợp ngôn ngữ và chuyên ngành là việc cácgiáo viên ngôn ngữ và chuyên môn thực sự làm việc với nhau trong lớp học, đượcbiết đến như là một hoạt động dạy học nhóm (team- teaching) Ví dụ, để dạy kỹnăng nghe của chuyên ngành xây dựng, các giáo viên sẽ phải tiến hành theo cácbước sau:
- Bước 1: Giáo viên ngôn ngữ thu âm lại bài học chuyên ngành
- Bước 2: Giáo viên ngôn ngữ nghe lại băng thu âm và chuẩn bị các câu hỏi kiểmtra khả năng hiểu của người học về những nội dung chính của bài giảng cũng như
Trang 11các bài kiểm tra mức độ hiểu lượng ngôn ngữ được sử dụng trong bài của ngườihọc.
- Bước 3: Giáo viên ngôn ngữ kiểm tra lại các câu hỏi đã thiết kế cùng với giáoviên chuyên ngành
- Bước 4: Tiến hành khóa học
2.2 Phân tích nhu cầu trong dạy học tiếng Anh chuyên ngành
“Tất cả các khóa học đều phải dựa trên nhu cầu của người học, kể cả cáckhóa học giao tiếp đơn thuần.” (Hutchinson & Waters, 1987: 50) Những gì nhómnghiên cứu muốn nhấn mạnh ở đây chính là đề xuất của hai tác giả trên: “cái quantrọng không phải là bản chất của nhu cầu học tập- dùng để phân biệt tiếng Anhchuyên ngành với tiếng Anh giao tiếp- mà là nhận thức về nhu cầu đó” để có thểgiao tiếp bằng tiếng Anh (1987: 53) Do vậy, khi muốn thiết kế một giáo trình chongười học một chuyên ngành nào đó thì việc đầu tiên chúng ta cần nghĩ tới là phântích nhu cầu người học
Trước khi quyết định cần dạy những kiến thức tiếng Anh chuyên ngành nào,chúng ta cần phải xem xét đến những yếu tố như sự cần thiết, các khía cạnh kiếnthức còn thiếu và những gì người học muốn học một cách cụ thể Theo Hutchinson
& Waters, sự cần thiết có thể được hiểu là “những gì người học cần phải nắm được
để hiểu những tình huống đích một cách hiệu quả,” về mặt từ vựng học, điều này
có nghĩa là hiểu được từ vựng “thường sử dụng trong những tình huống xác định”(1987: 55) Chính vì vậy, việc xác định những gì người học đã biết rồi cũng rấtquan trọng Sự thiếu vốn kiến thức là khoảng cách giữa những kiến thức mà ngườihọc đã biết và những gì mà họ cần phải trang bị Về mặt từ vựng học, điều đó cónghĩa là phải xác định được lượng từ nào trong số những từ thường được sử dụngtrong những ngữ cảnh cụ thể là lượng từ người học đã biết và những từ nào cầnđược dạy
Do vậy, những khía cạnh khách quan của nhu cầu đích cần được quan tâm,nhưng người học cũng có những mong muốn của riêng họ Bởi vì hứng thú của
Trang 12người học rất quan trọng đối với cả quá trình dạy và học nên những mong muốncủa người học cũng là một khía cạnh cần sự quan tâm đặc biệt của người giáo viênkhi dạy tiếng Anh chuyên ngành Nói một cách ngắn gọn “nếu người học khôngcảm nhận được vốn từ vựng được học là hữu ích thì rất khó để khuyến khích sựhứng thú của họ và do đó, hiệu quả của việc học những kiến thức khác cũng sẽ bịgiảm đáng kể” (Gairns & Redman, 1986: 60)
2.3 Vai trò của người thầy trong giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành
Rất khó để có thể phân định ranh giới một cách rõ ràng khi nào thì một khóahọc tiếng Anh giao tiếp hay TACN bắt đầu và kết thúc Điều này cũng đúng vớiviệc xác định vai trò của người thầy giáo trong cả hai khóa học này Mục tiêu cuốicùng của một giáo viên dạy TACN không chỉ là đáp ứng những nhu cầu cụ thể củangười học đối với một chuyên ngành nhất định mà còn cung cấp cho họ những nềntảng học tập mà người học mong muốn (thiết kế giáo trình, xác định mục tiêu họctập, lựa chọn tài liệu, vv) Chính vì vậy, Hutchinson & Walters (1987) có đề cậprằng “Một giáo viên dạy TACN không nên chỉ trở thành một giáo viên dạy mônhọc đó, mà cần trở thành một người học có đầy hứng thú với môn học chuyênngành”
Hutchinson & Walters (1987) nhấn mạnh đến hai vai trò khác nhau giữagiáo viên dạy tiếng Anh phổ thông và giáo viên dạy TACN Bên cạnh nhữngnhiệm vụ nói chung của người thầy giáo, giáo viên dạy TACN phải thực hiệnnhững công việc khác như “phân tích nhu cầu, thiết kế giáo trình, viết tài liệu vàđánh giá” Tuy nhiên, những thách thức lớn nhất mà giáo viên thường gặp phảixuất phát từ thực tế rằng giáo viên dạy TACN không được làm quen và đào tạomột cách bài bản để có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành đó
Widdowson (1982) nói rằng một giáo viên dạy ngôn ngữ cần phải “thực hiệnrất nhiều vai trò một cách độc lập hoặc kết hợp” Những vai trò này có thể là mộtngười hướng dẫn, một người thiết kế giáo trình, một người cung cấp/ tác giả tàiliệu, và thậm chí là như một người bạn như Tomitch (1996) đã đề cập Một giáoviên dạy tiếng Anh chuyên ngành, cũng như một giáo viên dạy ngôn ngữ, cũng cần
Trang 13phải đảm nhiệm tốt các vai trò này Như Jordan (1997) có đề cập, vai trò của ngườigiáo viên sẽ thay đổi tùy theo loại hình khóa học và loại giáo trình cũng như môitrường học tập/ giảng dạy
Tác giả được trích dẫn trong luận văn của Dương Thị Nụ (2005) có khẳngđịnh rằng “để có một khóa học tiếng Anh chuyên ngành thành công, người giáoviên cần phải xem xét môn học tiếng Anh chuyên ngành như là một khó khănthông thường và có thể chấp nhận được… Hơn hết, họ luôn phải có thái độ lạcquan và cho rằng thành công là điều có thể đến; người giáo viên cần phải rèn luyệntrình độ nghiệp vụ dựa trên việc học tập thường xuyên và kinh nghiệm trong côngviệc”
Theo tác giả Hutchinson và Walters (1987: 163), người giáo viên dạy tiếngAnh chuyên ngành không cần phải học những kiến thức về môn chuyên ngành đó
Họ chỉ cần ba điều sau đây:
1) Thái độ lạc quan đối với nội dung chuyên ngành cần dạy2) Kiến thức về những quy tắc cơ bản của lĩnh vực chuyên ngành 3) Sự nhận thức về lượng kiến thức họ đã biết về chuyên ngành đóSadeghi (2005), trích dẫn Hutchinson vàWaters (1987), lại cho rằng ngườigiáo viên dạy tiếng Anh chuyên ngành nên có những phẩm chất tương tự như đốivới giáo viên dạy tiếng Anh giao tiếp Ông nói rằng giáo viên tiếng Anh chuyênngành cần phải có a) Kiến thức ngôn ngữ tiếng Anh, b) Kiến thức tổng thể về thiết
kế khóa học và c) Kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn có liên quan Tuynhiên, cũng theo tác giả này, hầu hết các giáo viên đều thiếu yếu tố a) và b), điều
mà chúng ta không thể xem nhẹ
Robinson (1991) khẳng định rằng phẩm chất quan trọng nhất mà một giáoviên tiếng Anh chuyên ngành cần đó là sự linh hoạt, mêm dẻo Đối với Robinson(1991), sự linh hoạt có nghĩa là người giáo viên có thể thay đổi từ một giáo viêndạy tiếng Anh giao tiếp nói chung trở thành một giáo viên dạy tiếng Anh chuyênngành Người giáo viên chuyên ngành đó có thể làm việc với nhiều nhóm học viên
Trang 14khác nhau Do đó, có thể suy ra từ gợi ý của Robinson (1991) rằng giáo viên dạytiếng Anh giao tiếp nói chung hoàn toàn có khả năng dạy các lớp tiếng Anh chuyênngành Dudley-Evans và St John (1998) cho rằng việc dạy tiếng Anh chuyên ngànhrất đa dạng Họ cũng chung quan điểm rằng người giáo viên dạy tiếng Anh chuyênngành cần phải thực hiện nhiều vai trò khác nhau- là người thầy, người thiết kếkhóa học, nhà nghiên cứu, người cộng tác, và người đánh giá
Vai trò đầu tiên là “người giáo viên” giống với vai trò của một giáo viên dạytiếng Anh giao tiếp Tuy nhiên, do họ chưa có đầy đủ kiến thức chuyên ngành nênnhững giáo viên dạy tiếng Anh chuyên ngành cần phải làm việc với những giáoviên dạy chuyên môn đó Khi việc hợp tác giảng dạy gặp khó khăn, giáo viên dạytiếng Anh chuyên ngành cần phải hợp tác chặt chẽ hơn với người học- nhữngngười đã quen với kiến thức chuyên ngành hơn bản thân giáo viên
Cả giáo viên dạy tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh chuyên ngành đều thườngđược yêu cầu thiết kế các khóa học và chuẩn bị tài liệu Tuy nhiên, việc chuẩn bịtài liệu không phải là một nhiệm vụ dễ dàng vì thực tế là tài liệu là một lĩnh vực rất
đa dạng Điều này khiến giáo viên dạy tiếng Anh chuyên ngành trở thành một nhànghiên cứu Người giáo viên cần phải phát triển những tài liệu nghe nhìn phù hợpvới người học Vai trò cuối cùng là một “người đánh giá” có lẽ là một vai trò bịhầu hết các giáo viên dạy tiếng Anh chuyên ngành bỏ qua nhiều nhất (Johns vàmột số tác giả khác, 1991)
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc giảng dạy TACN của giáo viên
Theo Robinson (1991), nhiều vấn đề có thể gặp phải từ rất nhiều khía cạnhtrong giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành Vấn đề đầu tiên là lớp học quá đông.Ngày nay, ở Việt Nam, đặc biệt là những thành phố lớn như Hà Nội, một lớp họcngôn ngữ với 50 đến 60 học viên có thể được bắt gặp ở nhiều nơi và đây chính làtrở ngại đầu tiên đối với cả việc dạy và học
Theo quan điểm của Strevens (1988), một trong những khó khăn phổ biếnnhất đối với các giáo viên dạy tiếng Anh chuyên ngành là khoảng cách khá lớngiữa hiểu biết của người học về một chủ đề cụ thể và sự thờ ơ của giáo viên với
Trang 15vấn đề đó Ngoại trừ trong một vài trường hợp may mắn hiếm gặp khi giáo viênthực sự có sự hiểu biết chuyên sâu về chủ đề thì không có khoảng cách này, và dovậy giáo viên đành phải chấp nhận nó và tiếp tục
Một khó khăn nữa, theo Strevens (1988) là việc giáo viên dạy tiếng Anhchuyên ngành phải dạy quá nhiều chủ đề chuyên ngành khác nhau trong một thờigian ngắn Có rất nhiều công việc phải làm khi tiến hành một khóa học tiếng Anhchuyên ngành như phân tích nhu cầu người học, thiết kế các hoạt động cho mộtgiáo trình phù hợp, chuẩn bị các dụng cụ giảng dạy cần thiết, gặp gỡ và tìm hiểungười học, giảng dạy khóa học, thiết kế các bài kiểm tra phù hợp không chỉ chomột chủ đề tiếng Anh chuyên ngành mà còn cho nhiều khóa học khác nữa
Theo Johns và một số tác giả khác (1991), cả giáo viên dạy tiếng Anh giaotiếp và tiếng Anh chuyên ngành đều thường được yêu cầu thiết kế các khóa học vàchuẩn bị tài liệu Tuy nhiên, việc chuẩn bị tài liệu không phải là một nhiệm vụ dễdàng vì trên thực tế tài liệu là một lĩnh vực rất đa dạng Khi giáo viên ngôn ngữkhông có đủ kiến thức nền tảng về chuyên ngành, hơn nữa lại không nhận được sự
hỗ trợ chuyên môn từ phía giáo viên chuyên ngành thì đây là một công việc cực kỳkhó khăn
Hơn nữa, có nhiều khó khăn cho giảng viên đến từ phái đối tượng ngườihọc Ví dụ, đôi khi người học gặp phải những khó khăn trong việc hiểu những bàiđọc vì lượng từ mới quá nhiều và kiến thức nền tảng của họ còn hạn chế, hay cũng
có thể do tốc độ và khả năng đọc hiểu của họ chưa đạt yêu cầu Cũng có thể dokiến thức ngữ pháp và từ vựng họ được trang bị chưa đủ để thực hiện những yêucầu của khóa học Trong những trường hợp này, người học cần sự hướng dẫn tỉ mỉcủa giáo viên Chính vì vậy, người học TACN cần phải có không chỉ kiến thức vềngôn ngữ nói chung mà còn phải trang bị kiến thức về chuyên ngành được học
2.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài
Trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu và tài liệu viết về lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành như Hutchinson and Waters (1987),
Dudley-Evans.T and St John M J (1987), Douglas, D (2000), Allen, V F (1983)
Trang 16Các tác giả này đã đề cập đến nhiều khía cạnh giảng dạy môn TACN như phân tíchnhu cầu người học, thiết kế giáo trình, các phương thức đánh giá người học TACN,những yếu tố chủ quan và khách quan mà người dạy và học môn TACN thường phải đối mặt Từ đó, các tác giả này đã đưa ra rất nhiều nguyên lý giảng dạy kiến thức ngôn ngữ TACN Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này đều thực hiện ở tầm
vĩ mô trên những đối tượng nghiên cứu rất rộng
Hơn nữa, ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu có liên quan đến việcgiảng dạy tiếng Anh chuyên ngành như Nguyễn Thị Việt Huyền (2005), NguyễnThị Ngọc Tuyết (2010) Các nghiên cứu này đã tìm hiểu những khó khăn gặp phảitrong việc giảng dạy- học tập và đề xuất một số phương pháp giảng dạy tiếng Anhchuyên ngành cho sinh viên một số trường cao đẳng, đại học trong nước Tuynhiên, hầu hết những đề xuất của các nghiên cứu này chỉ phù hợp với đối tượngsinh viên cụ thể trong bối cảnh nghiên cứu được thực hiện, nên không thể áp dụngcho sinh viên của trường Đại học Hùng Vương
Trên cở sở đánh giá, xem xét các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước,
đề tài này là công trình nghiên cứu đầu tiên tại Trường Đại học Hùng Vương đi sâutìm hiểu một số khó khăn trong việc giảng dạy TACN cho sinh viên các ngành Hóahọc, Toán học, Tin học để từ đó có các kiến nghị đề xuất cần thiết nhằm nâng caochất lượng giảng dạy và học tập môn TACN
Phần III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 17Trong phần này, nhóm nghiên cứu sẽ trình bày về đối tượng tham gia nghiêncứu, công cụ lấy số liệu, và quy trình xử lý số liệu
3.1 Đối tượng tham gia nghiên cứu
cả các giảng viên trong khoa Ngoại ngữ đều phải chịu trách nhiệm vừa giảng dạytiếng Anh giao tiếp (3 học phần), vừa giảng dạy TACN Thậm chí có một số giảngviên phải dạy cùng lúc 2-3 học phần TACN cho những chuyên ngành khác nhau
Do đó, họ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy như thiếu kiến thứcnền về môn chuyên ngành, lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng môn TACN,thiếu tài liệu giảng dạy Giảng viên phải đảm nhiệm tất cả các công việc, từ xâydựng chương trình, tìm kiếm tài liệu, thiết kế giáo trình, giảng dạy, đánh giá, vv
3.1.2 Sinh viên
Các sinh viên tham gia nghiên cứu này là 100 sinh viên các lớp Đại học Hóahọc, Đại học Toán và Đại học Lý Các sinh viên này hầu hết ở độ tuổi từ 19-21.Hầu hết các sinh viên đến từ các địa bàn khác nhau trên tỉnh Phú Thọ và một sốtỉnh khu vực trung du miền núi phía Bắc Điều này phản ánh sự đa dạng trong kinhnghiệm học tập và nền tảng giáo dục của sinh viên
Phần lớn những sinh viên này đã học tiếng Anh hệ ba năm hoặc bảy năm ởphổ thông và 3 học kỳ học tiếng Anh giao tiếp trước khi đến với khóa học TACN
Trang 18Đánh giá chủ quan về khả năng ngôn ngữ, trình độ tiếng Anh của những sinh viênnày chủ yếu ở mức trung bình và dưới trung bình, khả năng ngôn ngữ còn hạn chế.Chỉ một số ít sinh viên có kiến thức tốt hơn những sinh viên khác một chút nhưngchủ yếu là về kiến thức ngữ pháp và từ vựng Việc sử dụng tiếng Anh theo từngngữ cảnh cụ thể, đặc biệt là để đọc và nghiên cứu tài liệu, còn rất hạn chế Chínhkhả năng sử dụng tiếng Anh còn hạn chế này là một trong những trở ngại rất lớnđối với giáo viên và sinh viên khi giảng dạy và học tập TACN.
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu các sinh viên này đã hoàn thành 3 học
kỳ học tiếng Anh giao tiếp (tổng cộng là 7 tín chỉ) và đang học tiếp học kỳ một học phần nằm trong khối kiến thức ngành bắt buộc (TACN Hóa học- 2 tín chỉ,
TACN-36 tiết, MS: HH2268, TACN Toán học- 3 tín chỉ, 54 tiết, MS: NN2304, TACN
Lý-3 tín chỉ, 54 tiết, MS: NN2Lý-314) Trong Lý-3 kỳ học tiếng Anh giao tiếp với giáo trìnhchính là cuốn Lifelines Pre-intermediate (Tom Hutchinson, 2009), các sinh viênnày đã được học những kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu, viết, vv.Tuy nhiên, mức độ tiếp thu kiến thức của mỗi sinh viên là khác nhau Nhìn chung,sinh viên khá bị động trong việc học Họ chủ yếu tập trung vào việc học từ vựng vàcác cấu trúc một cách dập khuôn, máy móc nên chỉ sau một thời gian ngắn họ đãquên các từ và cấu trúc được học, hoặc nếu nhớ thì không biết cách vận dụng trongtừng ngữ cảnh Khi học bộ môn TACN, sinh viên được học giáo trình chính do cácgiảng viên biên soạn dựa trên các tài liệu thu thập được và được sự đồng ý của nhàtrường Tuy đây là học phần bắt buộc nhưng phần lớn sinh viên lại có thói quen chỉquan tâm đến kiến thức trong giáo trình chính và những kiến thức mà giáo viêntruyền dạy chứ không có ý thức tự học, tự nghiên cứu
Nội dung giảng dạy của học phần gồm các phần: Đọc hiểu, ngữ pháp, luyện tập,dịch Việt- Anh và dịch Anh- Việt
Trang 193.2 Công cụ lấy số liệu
Trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu đã sử dụng công cụ (1) phiếu điềutra dành cho giảng viên và sinh viên; (2) phỏng vấn để tìm hiểu những khó khăngiảng viên gặp phải trong việc giảng dạy TACN Khoa học tự nhiên (Toán, Lý,Hóa)
3.2.1 Phiếu điều tra
Phiếu điều tra dành cho giảng viên (Xem phụ lục 1)
Các câu hỏi có dạng thức trắc nghiệm, chọn theo cấp độ, đồng ý/ khôngđồng ý, câu hỏi đóng/ câu hỏi mở Người trả lời phiếu điều tra được hướng dẫnkhoanh tròn hoặc tích vào đáp án mà họ cho là đúng
Bảng câu hỏi điều tra dành cho giảng viên được thiết kế có 9 câu hỏi, nhằmtìm hiểu 5 nội dung chính
- Câu hỏi 1, 2 nhằm tìm hiểu kinh nghiệm giảng dạy và các khóa đào tạo vềgiảng dạy TACN mà giảng viên đã tham gia
- Câu hỏi 3, 4 nhằm tìm hiểu thái độ của giảng viên đối với việc giảng dạymôn TACN
- Câu hỏi 5, 6, 7 nhằm tìm hiểu những cách thức giảng viên đã và đang sửdụng để dạy môn TACN
- Câu hỏi 8 và 9 nhằm tìm hiểu những khó khăn (chủ quan và khách quan) màcác giảng viên gặp phải khi giảng dạy môn TACN
Phiếu điều tra dành cho sinh viên (Xem phụ lục 2)
Bảng câu hỏi điều tra dành cho sinh viên bao gồm 10 câu hỏi Những câuhỏi này được viết bằng tiếng Việt để đảm bảo rằng tất cả sinh viên đều hiểu rõ vàtrả lời chính xác từng thông tin
Bảng câu hỏi điều tra dành cho sinh viên nhằm tìm hiểu 5 nội dung chính
Trang 20Câu hỏi 1, 2, 3 nhằm tìm hiểu thái độ, đánh giá của sinh viên đối với mônTACN.
Câu hỏi 4, 5, 6, 7, 8 nhằm tìm hiểu những phương pháp mà họ đã và đang ápdụng để học môn TACN
Câu hỏi 9, 10 nhằm tìm hiểu một số khó khăn mà sinh viên gặp phải khi họcmôn TACN
3.2.2 Phỏng vấn (Xem phụ lục 3)
Bên cạnh nguồn thông tin lấy được từ việc thu thập số liệu từ phiếu điều trađối với giảng viên và sinh viên, nhóm nghiên cứu còn sử dụng một công cụ lấy sốliệu khác đó là phỏng vấn
Đối tượng tham gia phỏng vấn là các giảng viên đang giảng dạy môn TACNthuộc các ngành Toán, Lý, Hóa Người nghiên cứu trong vai trò là người phỏngvấn tổ chức cuộc phỏng vấn dưới dạng cuộc trò chuyện nhằm tạo không khí thoảimái cho người được phỏng vấn
Các câu hỏi sử dụng trong cuộc phỏng vấn là các câu hỏi mở nhằm tìm hiểu
3 nội dung lớn xung quanh những khó khăn trong việc giảng dạy TACN Nhữngnội dung đó là:
- Nội dung một: tìm hiểu những phương pháp giảng dạy mà các giảng viên bộmôn TACN đã và đang thực hiện, hiệu quả của những phương pháp này như thếnào thông qua những đánh giá và thái độ học tập của sinh viên
- Nội dung hai: tìm hiểu và thảo luận về những khó khăn mà các giảng viên đã vàđang gặp phải trong việc giảng dạy môn TACN, nguyên nhân dẫn đến nhữngkhó khăn đó
- Nội dung ba: những biện pháp mà các giảng viên đã áp dụng nhằm tối thiểu hóanhững khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình dạy TACN và phản hồi củasinh viên về những biện pháp đó
Trang 21Các thông tin thu được từ buổi phỏng vấn được nhóm nghiên cứu ghi chéplại và phân tích nhằm xác định được những khó khăn của giảng viên khi giảng dạymôn TACN, từ đó, có những đề xuất nhằm hạn chế những khó khăn này
3.3 Quy trình thu thập số liệu
Nhằm thu thập số liệu phục vụ việc phân tích, các câu hỏi điều tra được phátđến từng cá nhân giảng viên đang tham gia giảng dạy TACN để đảm bảo rằng họ
sẽ đưa ra những ý kiến của bản thân và không bị ảnh hưởng bởi quan điểm củađồng nghiệp Sau khi các giảng viên tham gia nghiên cứu hoàn thành trả lời nhữngcâu hỏi này, họ được phỏng vấn để lấy thêm một vài thông tin cần thiết trong bảngcâu hỏi điều tra
Câu hỏi điều tra dành cho sinh viên được phát cho 100 em sinh viên ở cáclớp tham gia khóa học TACN Trước khi tham gia trả lời câu hỏi, sinh viên đượcgiải thích rõ ràng cách thức trả lời câu hỏi và được khuyến khích đưa ra câu trả lờichính xác, chân thực nhất
Số liệu thu được từ phiếu điều tra sẽ được phân tích trên cơ sở tổng điểm(sum), trung bình chung (mean), tỉ lệ phần trăm (%, percentage) Các số liệu này sẽđược thể hiện trong các bảng số liệu và biểu đồ ở phần IV
3.4 Phân tích số liệu
Với mục đích nghiên cứu là khảo sát tìm ra những khó khăn của giảng viênkhi giảng dạy TACN khoa học tự nhiên, trên cơ sở lý luận, nhóm nghiên cứu sửdụng công cụ phiếu điều tra và câu hỏi phỏng vấn để thu thập số liệu Số liệu thuđược từ các công cụ trình bày ở mục 3.2 sẽ được phân tích nhằm đạt được mụcđích nghiên cứu Các thông tin thu thập được từ các công cụ lấy số liệu được phântheo từng mục riêng biệt dành cho giảng viên và sinh viên như nền tảng kiến thức/kinh nghiệm, thái độ đối với môn TACN, các kỹ thuật giảng dạy/ học tập được ápdụng, những khó khăn giảng viên/ sinh viên gặp phải, kiến nghị, đề xuất của họ đểkhắc phục những khó khăn này và nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập mônTACN
Trang 22Tiểu kết phần III:
Trong phần này, nhóm nghiên cứu đã trình bày những nét chính về: Đốitượng tham gia nghiên cứu, Công cụ lấy số liệu và Quy trình phân tích số liệu.Trong phần tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ trình bày kết quả thu được và thảo luận
về những kết quả nghiên cứu này
Trang 23Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC
Trong phần này, nhóm nghiên cứu sẽ trình bày kết quả thu được từ đốitượng giảng viên và sinh viên và những thảo luận cần thiết về những kết quả này.Nội dung trình bày gồm 3 phần lớn, lần lượt trả lời cho các vấn đề nêu lên ở phần
câu hỏi nghiên cứu của đề tài, đó là: Chương I Đánh giá của giảng viên và sinh
viên về việc giảng dạy TACN Khoa học Tự nhiên hiện đang được thực hiện tại Trường Đại học Hùng Vương Chương II Những khó khăn (cả chủ quan lẫn khách quan) mà giảng viên gặp phải khi giảng dạy TACN Chương III Những kiến nghị,
đề xuất của nhóm nghiên cứu nhằm khắc phục những khó khăn này
1 Chương I: Đánh giá của giảng viên và sinh viên về việc giảng dạy TACN Khoa học Tự nhiên hiện đang được thực hiện tại Trường Đại học Hùng Vương
1.1 Thái độ và đánh giá của giảng viên về việc giảng dạy TACN
1.1.1 Kinh nghiệm và quá trình được đào tạo của giảng viên
Câu hỏi 1- Bảng 4.1 Kinh nghiệm giảng dạy TACN của giảng viên trong việc dạy môn TACN
Thời gian giảng dạy Số lượng giảng viên Tỷ lệ phần trăm
Trang 2433.3% có kinh nghiệm giảng dạy 4-6 năm Không ai trong số giảng viên được hỏi
có số năm kinh nghiệm trên 6 năm
Nhìn vào biểu đồ, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết giảng viên(67%) chưa được tham gia một khóa đào tạo nào về giảng dạy TACN, chỉ một số(33%) được tiếp cận với những kiến thức về giảng dạy TACN khi tham gia khóahọc cao học Đây thực sự là một thách thức lớn đối với họ khi được yêu cầu thamgia giảng dạy môn TACN
1.1.2 Thái độ của giảng viên đối với việc giảng dạy môn TACN
Câu hỏi 3- Bảng 4.2 Mục đích của việc giảng dạy môn TACN
C Giúp sinh viên hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng
Anh
D Giúp sinh viên thảo luận chuyên môn với người nước
ngoài bằng tiếng Anh
Câu hỏi 2- Biểu đồ 4.1 Số giảng viên được đào tạo về giảng dạy TACN
Trang 25Đối với câu hỏi về mục đích của việc dạy môn TACN cho sinh viên, ngườiđược hỏi có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời Kết quả điều tra cho thấy một tỷ lệlớn (100%) các giảng viên đều mong muốn khóa học TACN của họ sẽ giúp các emsinh viên trang bị được vốn kiến thức cơ bản để học hỏi thêm các tài liệu chuyênngành, mở rộng vốn kiến thức chuyên ngành của họ Hầu hết các giảng viên(83.3%) cho rằng việc học cao hơn như học cao học là một tất yếu trong nghềnghiệp của sinh viên, chính vì vậy họ hi vọng rằng những kiến thức được học ởmôn TACN sẽ trang bị vốn kiến thức cơ bản để các em có một chuẩn bị tốt choviệc học ở cấp cao hơn Số lượng ít hơn (33.3%) các giảng viên được hỏi cho rằngmục đích của việc dạy TACN cho sinh viên là giúp các em thi tốt và thảo luậnchuyên môn được với người nước ngoài bằng tiếng Anh
Câu hỏi 4- Bảng 4.3 Đánh giá của giảng viên về tầm quan trọng của ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp
trong giảng dạy TACN
Câu trả lời
Rất quan trọng (4 điểm)
Quan trọng (3 điểm)
Bình thường (2 điểm)
Không quan trọng (1 điểm)
Giá trị trung bình Số
“không quan trọng” Sau đó các câu trả lời được tính toán theo tỷ lệ phần trăm vàgiá trị trung bình Sử dụng phương pháp này giúp chúng ta có thể biết được giá trị
Trang 26trung bình cao nhất thuộc về khía cạnh quan trọng nhất được đánh giá bởi các
giảng viên
Các dữ liệu thu thập được cho chúng ta thấy rằng hầu hết các giảng viên
đánh giá từ vựng là khía cạnh quan trọng nhất trong giảng dạy môn TACN với số
điểm trung bình chung là 3.83, theo sau là ngữ âm (2.5 điểm) và cuối cùng là ngữ
pháp với 2.33 điểm Lí giải cho sự chênh lệch này, một số giảng viên giải thích
rằng hầu hết các kiến thức ngữ pháp các em sinh viên đã được học trong chương
trình tiếng Anh giao tiếp trong 3 học phần tiếng Anh trước đó nên trong khóa học
TACN những kiến thức ngữ pháp này chỉ cần sinh viên tự ôn tập lại ngoài giờ học
1.1.3 Các phương pháp giảng viên sử dụng để dạy môn TACN
Số liệu từ bảng câu hỏi điều tra
Câu hỏi 5- Bảng 4.4 Tần suất giảng viên sử dụng các hoạt động giới thiệu kiến thức mới
Các phương pháp
Thường xuyên (4 điểm)
Thỉnh thoảng (3 điểm)
Hiếm khi (2 điểm)
Không bao giờ (1 điểm)
Gía trị trung bình
Số lượng
Câu hỏi này được thiết kế nhằm tìm hiểu mức độ giảng viên áp dụng các
phương pháp giảng dạy trong lớp học Các giảng viên được yêu cầu trả lời các câu
Trang 27hỏi theo thang điểm 4 (thường xuyên- 4 điểm, thỉnh thoảng- 3 điểm, hiểm khi- 2
điểm, không bao giờ- 1 điểm) Sau đó, các câu trả lời được tính toán theo số liệu %
và giá trị trung bình
Từ bảng 4.4 ta có thể thấy rằng các biện pháp dùng lời nói để giải thích như
đưa ra định nghĩa, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, các ví dụ minh họa, vv là phương
pháp được áp dụng nhiều nhất với số điểm trung bình là 3.67 Ở vị trí thứ hai là
phương pháp dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng Anh
với số điểm trung bình là 3.5 Phương pháp ít được các giáo viên sử dụng nhất là
dùng hình ảnh với số điểm trung bình là 2.17 Từ kết quả này có thể thấy rằng hầu
hết các giáo viên dạy môn TACN có xu hướng sử dụng những phương pháp truyền
thống, thực tế này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có
nguyên nhân đến từ việc thiếu tư liệu giảng dạy Điều này có thể ảnh hưởng đến
hiệu quả của việc dạy và học của cả người dạy và người học
Câu hỏi 6- Bảng 4.5 Tần suất giảng viên sử dụng các hoạt động luyện tập
Các dạng bài tập
Thường xuyên (4 điểm)
Thỉnh thoảng (3 điểm)
Hiếm khi (2 điểm)
Không bao giờ
(1 điểm)
Giá trị trung bình
Số lượng
Trang 28Như kết quả được thể hiện ở bảng 4.5, hầu hết các giảng viên thường xuyên
sử dụng dạng bài tập dùng từ cho sẵn để hoàn thành câu và dịch câu cho sinh viênluyện tập, với giá trị trung bình cao nhất trong các dạng bài tập được sử dụng(3.67) Tiếp theo sau là các dạng bài tập nối từ với định nghĩa hoặc từ trái nghĩa(điểm trung bình là 3.5), chọn thông tin đúng/ sai và điền từ còn thiếu vào đoạnvăn (điểm trung bình là 3.33) Xếp ở vị trí cuối cùng trong danh sách các dạng bàitập được lựa chọn là các bài dịch đoạn văn với điểm trung bình là 2.67 Điều này
có thể do độ khó của dạng bài tập này đòi hỏi kiến thức của người học phải thực sựrộng và sâu nên chỉ một phần nhỏ người học có thể làm được Chính vì thế, hầu hếtgiáo viên không thường xuyên áp dụng nó trong giờ thực hành của sinh viên
Câu hỏi 7- Bảng 4.6 Tần suất giảng viên sử dụng các hoạt động để củng cố và kiểm tra
kiến thức người học
Lựa chọn
Thường xuyên (4 điểm)
Thỉnh thoảng (3 điểm)
Hiếm khi (2 điểm)
Không bao giờ (1 điểm)
Điểm trung bình Số
Trang 29Giao bài tập về nhà 4 66.7
%
Đưa ra phản hồi thường
là thời lượng dành cho mỗi giờ học trên lớp ít, không đủ để đưa ra nhận xét cho tất
cả sinh viên cũng như tổ chức các bài thi
Thông tin từ câu hỏi phỏng vấn
Để bổ sung thêm thông tin về những phương pháp đã và đang được cácgiảng viên áp dụng trong việc dạy TACN, câu hỏi phỏng vấn thứ nhất được đưa rabởi nhóm nghiên cứu dưới hình thức thảo luận với các giảng viên
Đối với câu hỏi phỏng vấn “Anh/ chị đã và đang áp dụng những hoạt độnggiảng dạy nào cho môn TACN? Phản hồi của sinh viên với những hoạt động mà