Sự không đồng đều trong trình độ tiếng Anh của sinh viên 5 83.3%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số khó khăn trong việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành khoa học tự nhiên và một số giải pháp khắc phục (Trang 42)

C. Phải dạy TACN cho hơn một chuyên ngành cùng lúc, trong khi kiến thức chuyên ngành chưa được trang bị đầy đủ

E. Sự không đồng đều trong trình độ tiếng Anh của sinh viên 5 83.3%

Câu hỏi số 9 được đưa ra trong bảng câu hỏi điều tra nhằm tìm hiểu những khó khăn mà các giảng viên gặp phải trong việc giảng dạy môn TACN khoa học tự nhiên. Kết quả thể hiện trong bảng 4.12 chỉ ra rằng tất cả các giảng viên (100%) đều có chung ý kiến rằng vấn đề lớn nhất mà họ gặp phải trong quá trình giảng dạy TACN là lớp học quá đông sinh viên. Ví dụ lớp TACN Hóa học của sinh viên K9 ĐHSP Hóa lên tới con số 71 sinh viên. Điều này cản trở việc giáo viên đưa ra các nhận xét cho từng đối tượng sinh viên đồng thời không thể đảm bảo cho sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động học tập trên lớp. Thêm vào đó, trình độ tiếng Anh cơ bản của sinh viên còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của khóa học cũng là một thách thức lớn đối với người dạy. Hầu hết các bài tập về ngữ pháp và viết đòi hỏi sinh viên phải có vốn kiến thức tiếng Anh cơ bản vững vàng vì những dạng bài tập này thuộc nội dung tự học của sinh viên. Những trở ngại tiếp theo mà các giảng viên gặp phải đó là thời lượng dành cho một khóa học TACN quá ngắn và trình độ tiếng Anh của sinh viên không đồng đều. 83.3% giảng viên chia sẻ rằng thời lượng cho một khóa học TACN là không đủ để họ truyền đạt những kiến thức cần thiết cho sinh viên. Trong một khóa học TACN, giáo viên chỉ có khoảng 36 tiết (đối với học phần TACN Hóa, 2 tín chỉ) và 54 tiết (đối với học phần TACN Toán, Lý, 3 tín chỉ) để làm việc cùng sinh viên. Trình độ tiếng Anh của sinh viên không đồng đều trong một lớp học cũng là một thách thức lớn cho các giảng viên trong việc tìm ra những biện pháp thích hợp nhất đối với tất cả các đối tượng người học cùng lúc. Ví dụ, trong khóa học TACN Hóa học của lớp K9 ĐHSP Hóa học có rất nhiều đối tượng bao gồm sinh viên chính quy, sinh viên Lào, sinh viên học liên

thông, sinh viên học cải thiện điểm. Điều này không những ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng mà còn ảnh hưởng tới việc quản lý lớp học của giảng viên.

Những khó khăn tiếp theo đến từ việc giảng viên khó tìm được những thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt (66.7%) và việc họ được phân công dạy cùng lúc nhiều hơn một học phần TACN (66.7%). Có thể lý giải những khó khăn này như sau: vì số lượng giảng viên được tham gia các khóa đào tạo về chuyên ngành phải dạy tiếng Anh không nhiều, họ không được trang bị đủ vốn kiến thức về chuyên ngành đó nên việc khó tìm được thuật ngữ tiếng Việt tương đương là điều dễ hiểu. Hơn nữa, tuy với số lượng ít giảng viên phải dạy cùng lúc nhiều hơn một học phần TACN, thực tế này đến từ việc không có đủ lượng giáo viên cần thiết có thể đảm nhiệm việc giảng dạy phân môn TACN. Điều này dẫn tới hệ quả giảng viên không có đủ thời gian để đầu tư chuyên sâu cho từng môn TACN, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và học tập vì họ không những chỉ đứng lớp mà còn phải tìm kiếm tài liệu, thiết kế giáo trình, soạn bài giảng, bài ôn tập, kiểm tra, vv.

Thông tin từ câu hỏi phỏng vấn

Để bổ sung thêm thông tin cho phần câu hỏi điều tra, trong phần phỏng vấn, các giáo viên được nhóm nghiên cứu hỏi và thảo luận về những khó khăn mà họ gặp phải khi tiến hành một khóa học TACN (câu hỏi phỏng vấn 2 và 3). Những khó khăn đó đã được liệt kê ở phần 4.2.1 trong bảng 4.11 là: Lớp học quá đông sinh viên trong khi lượng thời gian cho khóa học quá ngắn, trình độ tiếng Anh của sinh viên còn yếu và không đồng đều, các giáo viên phải dạy nhiều hơn một chuyên ngành cùng lúc, do vốn kiến thức chuyên ngành không nhiều và tài liệu về chuyên ngành còn thiếu nên giáo viên gặp khó khăn trong việc tìm các thuật ngữ tương đương.

Để giảm được những khó khăn này, các giáo viên chia sẻ họ đã rất cố gắng khắc phục những trở ngại trong phạm vi có thể. Đối với những khó khăn như số lượng sinh viên nhiều trong khi lượng thời gian cho khóa học không đủ dài hay lượng kiến thức của sinh viên còn yếu và không đồng đều là rất khó khắc phục vì đây là những yếu tố khách quan, giáo viên thường chọn cách phân nhóm sinh viên

để những em có sức học tốt hơn hỗ trợ cho các em học kém hơn. Hơn nữa, do thời lượng giảng bài trên lớp không đủ nên các giáo viên phải giao bài tập về nhà cho từng nhóm sinh viên rồi thu lại và mang bài tập của các em về để đưa ra nhận xét cho từng đối tượng. Bên cạnh đó, để nâng cao vốn kiến thức về chuyên ngành mà mình giảng dạy tiếng Anh, các giáo viên đã phải tự tìm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như trên internet, đến thư viện của các trường đại học khác, tham khảo thêm ý kiến của đồng nghiệp, đặc biệt là nhờ sự trợ giúp của các giáo viên bộ môn ở các khoa khác mỗi khi gặp trở ngại trong việc hiểu các vấn đề thuộc chuyên môn sâu mà mình không nắm được. Tuy nhiên, theo ý kiến của hầu hết giảng viên được phỏng vấn, những biện pháp này chỉ phát huy được phần nào vì nó mang tính chủ quan của từng cá nhân. Chính vì vậy, họ cần sự hỗ trợ giúp sức từ nhà trường và các khoa, bộ môn khác.

Tóm lại, từ số liệu thu được qua bảng câu hỏi điều tra và phỏng vấn, nhóm nghiên cứu đã tổng kết được những khó khăn mà các giảng viên gặp trong quá trình giảng dạy môn TACN đến từ những yếu tố chủ quan và khách quan. Những khó khăn chủ quan là: kinh nghiệm về giảng dạy các khóa học TACN của giảng viên chưa nhiều, điều này dẫn đến một yếu tố hạn chế thứ hai là phương pháp giảng dạy TACN còn hạn chế; các giảng viên chưa được tham gia các khóa đào tạo về giảng dạy TACN. Những khó khăn chủ quan là: lớp học quá đông sinh viên, thời lượng giảng dạy quá ít, phải dạy đồng thời nhiều hơn một chuyên ngành, trình độ ngôn ngữ của sinh viên còn thấp và không đồng đều, giảng viên thiếu tài liệu tham khảo và phương tiện giảng dạy.

2.2. Những khó khăn của sinh viên khi học môn TACN

Mặc dù nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu những khó khăn khi giảng dạy TACN của các giảng viên, nhưng bên cạnh đó nhóm nghiên cứu cũng điều tra về một số khó khăn mà sinh viên gặp phải trong khi học môn học này. Thông tin từ việc tìm hiểu này sẽ giúp ích phần nào trong việc định hình các phương pháp giảng dạy phù hợp cho các đối tượng sinh viên.

Trong câu hỏi này, sinh viên được yêu cầu nêu ra những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình học môn TACN. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong biểu đồ dưới đây.

Bảng 4.13. Những nội dung bài học sinh viên thấy khó

Nội dung Tỷ lệ % A. Phát âm 78% B. Ngữ pháp 54% C. Từ vựng 70% D. Đọc hiểu 68% E. Viết 58% F. Dịch 83%

Kết quả chỉ ra ở bảng 4.12 cho thấy những nội dung mà sinh viên thấy khó nhất trong khóa học TACN là phần dịch (83%) và phát âm (78%). Lí do của những khó khăn này đến từ thực tế sinh viên thiếu vốn kiến thức về cấu trúc ngữ pháp, từ vựng để có thể dịch các câu/ đoạn văn từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh và ngược lại. Hơn nữa, kể cả đối với tiếng Anh cơ bản, phần phát âm luôn là một nội dung các em thường không để ý nhiều khi học và tra từ nên đây cũng là một trở ngại lớn cho các em khi muốn phát âm chính xác các thuật ngữ chuyên ngành. Những nội dung sinh viên thấy khó khăn tiếp theo đó là từ vựng (70%) và đọc hiểu (68%). Hai nội dung này có mối quan hệ nguyên nhân- hệ quả với nhau. Vì sinh viên thiếu vốn từ vựng chuyên ngành, thêm vào đó là yếu về kiến thức ngữ pháp, nên những bài đọc hiểu trong giáo trình trở nên khó đối với các em. Những dạng bài tập các em ít thấy khó hơn đó là các bài tập dựng câu (58%) và các bài tập ngữ pháp (54%). Thông thường trong phần viết, các em được yêu cầu dựng câu hoàn chỉnh từ những gợi ý cho sẵn. Các em thấy phần viết đơn giản hơn vì những nội dung này có liên quan đến những bài đọc hiểu mà các em phải hoàn thành trước đó và phần từ vựng đã được cung cấp sẵn. Hơn nữa, các em đã được học 3 học phần ngữ pháp trước đó, những bài tập ngữ pháp không phải khó khăn lớn đối với các

em vì hầu hết các kiến thức này các em đã làm quen và trong khóa học này chỉ mang tính chất ôn tập lại những gì các em đã được học.

Câu hỏi 10

Tiếp theo câu hỏi số 9, câu hỏi này được thiết kế với mục đích tìm hiểu khả năng sinh viên nắm bắt được các phương pháp học tập môn TACN hay không. Biểu đồ 4.8 thể hiện kết quả điều tra cho câu hỏi này.

Số liệu thu thập được thể hiện rằng chỉ có 21% sinh viên biết cách làm thế nào để học môn TACN một cách hiệu quả, trong đó chỉ có 3% sinh viên biết rõ cách học như thế nào. Ngược lại, một tỷ lệ khá lớn sinh viên (53%) thừa nhận họ không biết rõ các chiến lược học hiệu quả. Có tới 26% sinh viên không hề có ý niệm gì về các chiến lược học TACN. Số liệu thu thập được cho thấy có lẽ chiến lược học TACN của sinh viên chưa nhận được sự chú ý đặc biết từ phía giáo viên và bản thân sinh viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số khó khăn trong việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành khoa học tự nhiên và một số giải pháp khắc phục (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w