Chủ động hỏi giáo viên các từ/cấu trúc/cách phát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số khó khăn trong việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành khoa học tự nhiên và một số giải pháp khắc phục (Trang 37)

âm mà em chưa hiểu 33% 67%

Chúng ta có thể nhận thấy trong bảng 4.9, một số lượng lớn sinh viên (78%) thường lắng nghe giáo viên và ghi chú- đây là một thói quen học tập theo phương pháp truyền thống của sinh viên trong lớp học. Mặc dù những từ và cấu trúc khi được ghi chú có thể được kiểm tra và xem xét lại một cách dễ dàng nhưng rõ ràng đây không phải là một cách học hiệu quả bởi vì nó không có sự tương tác giữa giáo viên và sinh viên cũng như không có sự tương tác giữa các sinh viên với nhau. Hoạt động thứ hai mà sinh viên thường tham gia trong lớp học đó là làm việc theo cặp/ nhóm, chiếm tỷ lệ 51%. Ngược lại, có khoảng 49% sinh viên lại có xu hướng làm việc độc lập và không thích hợp tác với bạn học. Chỉ có 33% sinh viên đề cập rằng họ sẵn sàng yêu cầu giáo viên giải thích những nội dung kiến thức họ chưa hiểu.

Cuối cùng, hoạt động có ít sinh viên tham gia nhất đó là giơ tay phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi của giáo viên hay xung phong chữa bài tập cho cả lớp (19%). Còn lại 91% sinh viên dường như không chủ động tham gia những hoạt

động như thế này. Họ thích việc ngồi trong lớp học, lắng nghe giáo viên giảng và ghi chú. Có lẽ lí do của những sinh viên này là họ chưa đủ tự tin về kiến thức của mình để có thể bày tỏ quan điểm trước đám đông. Do đó, giáo viên cần chủ động khuyến khích những sinh viên này phát biểu ý kiến và tham gia tích cực hơn vào các hoạt động học tập trong lớp.

Câu hỏi 7- Bảng 4.10. Các dạng bài tập mà sinh viên ưa thích

Mức độ ưu thích

Dạng bài tập 1 2 3 4

Gía trị trung bình

A. Bài tập điền thông tin vào chỗ trống trong từng

câu 45% 38% 11% 6% 3.22

B. Bài tập điền thông tin vào chỗ trống trong một

đoạn văn 25% 21% 29% 25% 2.46

C. Bài tập nối từ với định nghĩa/ từ trái nghĩa 24% 36% 25% 10% 2.64D. Bài tập dựng câu dựa trên từ/ cấu trúc cho sẵn 26% 46% 18% 10% 2.88 D. Bài tập dựng câu dựa trên từ/ cấu trúc cho sẵn 26% 46% 18% 10% 2.88 E. Bài tập chọn câu trả lời Đúng/ Sai 15% 20% 40% 25% 2.75 F. Bài tập dịch Anh- Việt hoặc Việt- Anh 30% 35% 25% 10% 2.15

Trong câu hỏi này, sinh viên được yêu cầu xếp hạng theo thứ tự những hoạt động mà họ thích được thực hành trong lớp học. Thứ tự xếp hạng theo thang điểm 4 được áp dụng từ 4 điểm- 1 điểm ứng với hoạt động được ưa thích nhất- hoạt động ít được ưu thích nhất. Kết quả được tính toán theo số liệu % và giá trị trung bình. Sử dụng phương pháp này giúp chúng ta có thể biết được hoạt động nào được sinh viên ưu thích nhất và hoạt động nào sinh viên ít ưu thích nhất dựa vào giá trị trung bình.

Từ bảng 4.10 chúng ta có thể thấy trong bước luyện tập, hầu hết sinh viên thích những dạng bài tập có giá trị trung bình từ 2.64 trở lên. Dạng bài tập được ưu thích nhất là điền thông tin cho sẵn vào chỗ trống với 3.22 điểm; tiếp theo là bài tập dựng câu dựa trên từ/ cấu trúc cho sẵn (2.88 điểm), chọn câu trả lời đúng/ sai (2.75 điểm) và bài tập nối từ với định nghĩa/ từ trái nghĩa (2.64 điểm). Hai dạng bài tập mà sinh viên không thích nhất đó là điền từ còn thiếu để hoàn thành đoạn văn

(2.46 điểm) và bài tập dịch Anh- Việt, Việt- Anh (2.15 điểm). Theo nhận định của các giáo viên dạy môn TACN thì thực sự đây cũng là các dạng bài tập khó, yêu cầu sinh viên phải có vốn kiến thức sâu rộng về cả ngôn ngữ và chuyên môn. Kết quả nghiên cứu này sẽ là một thông tin hữu ích cho các giáo viên trong việc thiết kế những hoạt động luyện tập phù hợp, đa dạng với trình độ và hứng thú của sinh viên.

Câu hỏi 8

Câu hỏi này nhằm mục đích tìm hiểu đánh giá của sinh viên về những hoạt động củng cố kiến thức TACN. Việc phân tích số liệu của câu hỏi này được dựa trên tỷ lệ phần trăm. Sinh viên có thể có hơn một lựa chọn cho câu hỏi này.

Biểu đồ 4.7. Mức độ yêu thích của sinh viên với những hoạt động củng cố kiến thức

Có thể thấy trong biểu đồ 4.7, một số lượng tương đối sinh viên chiếm 59% thích những phản hồi và nhận xét từ giáo viên. Đối với họ, những phản hồi nhanh chóng của giáo viên có lẽ rất có ích cho họ để có thể sửa lỗi trong bài làm của mình. Chỉ 33% sinh viên thích các bài tập về nhà trong khi đó có tới 67 người trong số họ không thích làm các bài tập về nhà. Thêm vào đó, các bài kiểm tra thường xuyên trên lớp nhận được ít sự ủng hộ của sinh viên nhất với 26%. Qua nói chuyện với sinh viên và từ kinh nghiệm giảng dạy, nhóm nghiên cứu thấy rằng những bài kiểm tra này thường làm cho sinh viên cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi vì chúng thường khó và yêu cầu hoàn thành trong một khoảng thời gian giới hạn.

32% 26% 26% 59% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Kết quả từ câu hỏi này sẽ giúp giáo viên có những biện pháp khuyến khích sinh viên hình thành thói quen tự học ngoài giờ lên lớp vì thời gian trên lớp là có hạn trong khi sinh viên cần có thêm thời gian để củng cố và ôn lại kiến thức bằng cách làm các bài tập ở nhà, thảo luận với bạn học hay đọc thêm tài liệu để bổ sung thêm kiến thức ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành.

2. Chương II: Những khó khăn giảng viên và sinh viên gặp phải khi giảng dạyvà học tập môn TACN và học tập môn TACN

2.1. Những khó khăn mà giảng viên gặp phải khi giảng dạy môn TACN

2.1.1. Những khó khăn chủ quanSố liệu từ câu hỏi điều tra Số liệu từ câu hỏi điều tra

Câu hỏi 8- Bảng 4.11. Những khó khăn chủ quan các giảng viên gặp phải khi giảng dạy môn TACN

Khó khăn Số lượng Tỷ lệ %

A. Kinh nghiệm giảng dạy TACN còn ít. 6 100%

B. Chưa tổ chức được nhiều hoạt động trong lớp học. 4 66.7%

C. Chưa được đào tạo về các khóa dạy học TACN. 5 83.3%

D. Kiến thức về chuyên ngành chưa đủ. 4 66.7%

Theo số liệu từ bảng 4.11 kết hợp với số liệu của bảng 4.1, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết số lượng giảng viên tham gia điều tra đều thừa nhận rằng thâm niên giảng dạy môn TACN của họ chưa được lâu, trong đó hầu hết giảng viên mới có kinh nghiệm giảng dạy từ 1 đến 4 năm và chỉ một số giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy 4-6 năm. Không ai trong số giảng viên được hỏi có số năm kinh nghiệm trên 6 năm. Tất cả các giảng viên được hỏi đều cho rằng số năm kinh nghiệm như vậy là ít đối với khối lượng kiến thức TACN rộng lớn mà họ đang phải đảm nhận.

Xếp thứ hai trong những khó khăn chủ quan trong việc giảng dạy TACN của các giảng viên là hầu hết giảng viên (83.3%) chưa được tham gia một khóa đào tạo

nào về giảng dạy TACN, chỉ một số ít được tiếp cận với những kiến thức về giảng dạy TACN khi tham gia khóa học cao học. Hơn nữa, trong các khóa học này, những kiến thức họ học được về TACN chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu lý thuyết để thiết kế một khóa học TACN chứ ít được trang bị về mặt kiến thức chuyên ngành hay phương pháp giảng dạy cho các đối tượng cụ thể.

Những khó khăn chủ quan tiếp theo là giảng viên chưa tổ chức được nhiều hoạt động trong lớp học TACN (66.7%). Khó khăn này phần nhiều xuất phát từ khó khăn thứ hai kể trên (do giảng viên chưa được tham gia các khóa đào tạo về giảng dạy TACN). Trong khi thảo luận thêm về những khó khăn này với nhóm nghiên cứu, một số giảng viên giải thích rằng mặc dù họ cũng đã rất cố gắng thiết kế thêm nhiều hoạt động cho sinh viên, tuy nhiên, việc thiếu những kiến thức về phương pháp giảng dạy TACN nên những hoạt động họ thiết kế không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Một số lượng tương đương (66.7%) các giảng viên tham gia khảo sát cũng cho rằng, việc thiếu kiến thức về chuyên ngành cũng là một khó khăn đối với việc giảng dạy môn TACN của họ. Các giảng viên chia sẻ rằng trước khi giảng dạy, họ đã phải nghiên cứu lại tài liệu kết hợp tham khảo các chuyên gia để nắm được những kiến thức chuyên môn cơ bản. Tuy nhiên, kiến thức về chuyên môn là rất rộng lớn và phức tạp nên không thể nắm được hết trong một khoảng thời gian ngắn. Do vậy, đối với họ, quá trình giảng dạy cho sinh viên cũng chính là quá trình họ phải tự học thêm từ nghiên cứu tài liệu, đồng nghiệp thậm chí phải học hỏi từ sinh viên. Điều này có thể là một yếu tố tích cực nhưng trong một số hoàn cảnh nhất định khiến các giảng viên không được chủ động trong việc truyền đạt kiến thức trong lớp học TACN. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với họ khi được yêu cầu tham gia giảng dạy môn TACN.

2.1.2. Những khó khăn khách quan

Câu hỏi 9- Bảng 4.12. Những khó khăn khách quan các giảng viên gặp phải khi giảng dạy môn TACN

Khó khăn Số lượng Tỷ lệ %

A. Lớp học quá đông sinh viên 6 100%

B. Thời lượng cho khóa học quá ngắn 5 83.3%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số khó khăn trong việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành khoa học tự nhiên và một số giải pháp khắc phục (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w