1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH HIỆN NAY pptx

4 1,9K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 106,88 KB

Nội dung

MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH HIỆN NAY Lê Thái Hưng - Giảng viên tiếng Anh, Bộ môn Ngoại ngữ - Khoa Su pham Những vấn đề chung Trong bối cảnh Viêt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới, vấn đề dạy và học tiếng Anh trong chương trình giáo dục ở nước ta hiện nay đang được nhà nước và xã hội rất quan tâm. Nhiều cuộc hội thảo chuyên đề đã được tổ chức ở các bậc học về những vấn đề như: nội dung chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu tham khảo, thậm chí cải cách phương pháp kiểm tra, đánh giá và công nhận trình độ người học. Tuy nhiên những nỗ lực nói trên vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu của một thực tế xã hội năng động như hiện nay; vì thế nhiều vấn đề phải xem xét lại, trong đó có vấn đề dạy và học TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH (English for Specific Purposes - ESP) ở bậc đại học. Giáo dục đại học Việt nam hiện nay nói chung và việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành nói riêng vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của hình thức giáo dục theo hướng thi cử (test-oriented education). Hầu hết sinh viên đều coi trọng kết quả bài thi hơn là khả năng sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ giao tiếp năng động. Trong thực tế, nhiều sinh viên viết tiếng Anh có điểm cao nhưng kỹ năng giao tiếp chưa đạt yêu cầu. Điều này tôi phát hiện được thông qua các khóa luyện thi Tiếng Anh chứng chỉ B, C; hoặc trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng của một số cơ quan và công ty trong tỉnh. Qua tìm hiểu tình hình chung ở khu vực phía Nam, đặc biệt ở An giang, tôi có thể mô tả thực trạng dạy và học tiếng Anhchuyên ngành trong thời gian qua như một bức tranh nhiều màu nhưng thiếu bố cục, thiếu giá trị thực tiễn. Bài viết này nhằm nêu ra những suy nghĩ về thực trạng trên và một số kiến nghị với trường đại học An Giang. Tiếng Anhchuyên ngành ngoài sư phạm và thực trạng Việc dạy tiếng Anh chuyên ngànhmột phương pháp sư phạm, trong đó giáo trình, nội dung, phương pháp và kỹ năng được quyết định dựa vào nhu cầu của người học ở chuyên ngành 1 cụ thể. Từ thập niên 50 của thế kỷ 20, việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành ở các nước tiên tiến đã trãi qua nhiều thời kỳ phát triển với một số đầu sách điển hình cùng các cách tiếp cận khác nhau từ cơ bản đến chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ ở thành phố HCM,các giáo trình như Enterprise, Market Leader, Head for communication, TOEIC được sử dụng để giảng dạy tiếng Anh tổng quát và tiếng Anh chuyên ngành cho khoa kinh tế; hoặc New Interchange và Travel Industry cho ngành du lịch. Có thể nói trọng tâm của giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành là xây dựng cho học viên kỹ năng giao tiếp tốt và sử dụng văn bản tiếng Anh trong lãnh vực chuyên ngành. Xét về mặt lý thuyết, dạy kiến thức tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên đại học là cần thiết; bởi lẽ các em được cho rằng là có ít nhiều kiến thức tiếng Anh phổ thông (General English - GE) sau 7 năm ở trường trung học, tiếp xúc với nhiều điểm ngữ pháp và các cấu trúc ngôn ngữ đa dạng. Nhưng qua bài kiểm tra chất lượng đầu năm học 2007-2008 - dạng trắc nghiệm tổng hợp, trình độ Elementary - ở 2 lớp kế toán doanh nghiệp của trường ĐHAG: DH8KT1(49 sv) và DH8KT2 (48), kết quả cho thấy chỉ có 24 trong tổng số 97 sinh viên có điểm từ 5 trở lên, trong đó chỉ có 6 em đạt điểm từ 8 trở lên. Mặt khác, sau 2 tuần lễ giảng dạy (12 tiết) và qua các cuộc phỏng vấn bỏ túi bằng tiếng Anh, tôi nhận thấy khả năng nghe, nói tiếng Anh cơ bản của phần lớn các sinh viên này rất yếu. Rất nhiều em sử dụng cấu trúc tiếng Anh như cấu trúc tiếng Việt. Phát âm không đúng chứ đừng nói chi đến việc sử dụng từ vựng chuyên ngành trong ngữ cảnh. Người viết cho rằng thực trạng này không chỉ riêng ở trường ĐHAG mà là thực trạng chung. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan và đã được nêu ra trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian gần đây. Sau đâymột số “bất cập” điển hình mà tôi nhận thấy trong thời gian giảng dạy ở 2 lớp khoa Kinh tế năm thứ 1 nói trên: 1. Qua tìm hiểu, tôi được biết trước đây trường có kiểm tra tiếng Anh đầu vào để xếp lớp, nhưng ở năm học này các tân sinh viên được xếp một cách ngẫu nhịên vào hai, hoặc ba lớp, rồi phân công giảng viên dạy theo giáo trình và chương trình thống nhất của tổ bộ môn. Một thực tế khác là sinh viên trong một lớp học đến từ nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh - đa số từ các huyện, xã - với điều kiện học tập khác nhau nên tất yếu có sự phân hóa đa dạng về trình độ và kỹ năng sử dụng tiếng Anh (English competence). Đó là chưa kể đến động cơ học tập khác nhau của 2 các em. Điều này có nghĩa là với cùng một nội dung và phương pháp giảng dạy nhưng mức độ tiếp thu và thực hành của từng sinh viên trong học kỳ đầu có sự chênh lệch lớn. Do đó một số khó khăn phát sinh trong quá trình dạy và học là không thể tránh khỏi. Mặc khác, do sỉ số lớp quá đông ( gần 50 sv ) trong khi thời lượng cho mỗi bài học có hạn, nên việc cung cấp kiến thức mới song song với việc luyện tập kỹ năng sẽ phiếm diện. Các tân sinh viên này ít có cơ hội thực hành kỹ năng nói một cách độc lập trên lớp. Điều này góp phần tạo ra tính thụ động cho sinh viên. 2. Giáo trình Market Leader (Elemetary Business English) - hiện đang được áp dụng cho sinh viên năm nhất khoa Kinh tế - mang tính cập nhật, có thể hiện đủ 4 kỹ năng và phong phú về mặt từ vựng chuyên ngành so với giáo trình Enterprise 1 trước đây. Tôi cho rằng giáo trình Market Leader (Elementary) rất hữu ích vì giúp cho sinh viên bước đầu làm quen với một số từ vựng kinh tế cơ bản, nhưng thực tế giảng dạy cho thấy nhiều tân sinh viên còn quá lúng túng trong giao tiếp bằng tiếng Anh cơ bản, thì làm sao các em có thể tiếp thu và sử dụng tốt tiếng Anh chuyên ngành ? Kiến nghị Từ những thực tế trên và trong khả năng hiểu biết, tôi đề xuất 2 kiến nghị sau: 1. Dạy theo nhóm sinh viên có trình độ tương ứng: Thay vì kiểm tra trình độ tiếng Anh trước rồi xếp lớp sau, chúng ta xếp lớp một cách ngẫu nhiên. Sau một học kỳ “cọ xát” đủ 4 kỹ năng theo chương trình tiếng Anh tổng quát, sinh viên sẽ học tiếng Anh theo nhóm từ 20 đến 25 em. Việc tách nhóm theo cách này dựa vào kết quả điểm thi môn tiếng Anh học kỳ 1. Sinh viên sẽ phải học tiếng Anh theo nhóm mới cho đến hết học kỳ 3. Từ học kỳ 4, việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành được giao về cho mỗi khoa chuyên ngành đảm trách. Tôi nghĩ rằng việc xếp lớp theo cách này có thể có những mặt tích cực sau: + thuận lợi hơn trong việc tiếp thu và thực hành vì sinh viên được học trong nhóm có trình độ tương đối đồng đều. + tạo điều kiện cho sinh viên tập trung phát triển tiếng Anh giao tiếp trong suốt hai học kỳ 2 và 3 để những học kỳ sau học tiếng Anh chuyên ngành dễ dàng hơn. 3 + tạo điều kiện cho giảng viên tiếng Anh chủ động hơn trong việc sử dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. 2. Sử dụng giáo trình tiếng Anh giao tiếp phổ thông làm giáo trình chính Theo tôi được biết, một số giáo trình dạy tiếng Anh phổ thông thực hành như: Main Street, New Person to Person, Headway, Know How được nhiều trường đại học và trung tâm ngoại ngữ ở tp HCM sử dụng và được đánh giá là thích hợp để học viên luyện tập kỹ năng giao tiếp cơ bản. Nên chăng chúng ta chọn một trong số các giáo trình trên làm giáo trình chính và chọn lọc một số bài tiêu biểu của giáo trình Market Leader bổ sung vào chương trình dạy tiếng Anh tổng quát. Nếu sinh viên có khả năng sử dụng được từ vựng và cấu trúc tiếng Anh cơ bản thì các em có thể tiếp thu những ngữ liệu chuyên ngành một cách hiệu quả hơn và chắc hẳn sẽ có động cơ học tập tốt hơn. Kết luận Để kết luận, tôi mượn lời của ông Michael Lương - giám đốc kỹ thuật của Intel VN: “ kết quả học tập phải áp dụng được các khái niệm có tính lý thuyết vào ứng dụng thực tế…Một sinh viên “toàn diện” có bảng điểm cao vẫn chưa đủ, phải có kỹ năng giao tiếp …” Và ông đề nghị trong cải tiến chất lượng giáo dục đại học, cần “ cách mạng về chương trình giảng dạy, trong đó chú ý tiếng Anh vì giao tiếp tiếng Anh của sinh viên quá yếu.” (Trích báo Tuổi Trẻ 07/01/2008) Những kiến nghị nêu trên chắc hẳn kéo theo những phát sinh về kinh phí đào tạo và nguồn nhân lực. Nhưng thiết nghĩ với quyết tâm tìm kiếm hiệu quả trong việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành, chúng ta phải có một số thay đổi, trong đó có thay đổi nhận thức. Tôi cho rằng đề xuất ý tưởng chỉ là bước khởi đầu. Nhưng việc nhận thức đầy đủ của chúng ta và của sinh viên về toàn bộ quá trình dạy và học tiếng Anh, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và theo hướng cải cách giáo dục đại học, mới là vấn đề chính ./. 4 . MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH HIỆN NAY Lê Thái Hưng - Giảng viên tiếng Anh, Bộ môn Ngoại ngữ - Khoa. những suy nghĩ về thực trạng trên và một số kiến nghị với trường đại học An Giang. Tiếng Anh ở chuyên ngành ngoài sư phạm và thực trạng Việc dạy tiếng Anh chuyên

Ngày đăng: 10/12/2013, 03:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w