kỹ thuật thủy canh
Rau quả thuộc loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta, Ngoài giá trị dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cơ thể, rau quả còn là nguồn thực phẩm quan trọng trên thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu mang lại lợi nhuận lớn cho người sản xuất, góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho nền kinh tế quốc dân, Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với nồng độ quá cao trong rau quả là tác nhân thường gặp ở một số vụ ngộ độc gây rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, nôn mửa, mất ngủ, giảm trí nhớ, với mức độ nặng hơn có thể tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn đến liệt, Các hội chứng về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, gan, mật và hội chứng về máu cũng có thể xảy ra ở những trường hợp nặng, tỷ lệ tử vong cao, Hơn thế nữa, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng…không đúng quy định làm
cho tổn dư các chất hóa học độc hại trong rau quả tuy ở liều lượng chưa gây ngộ độc cấp tính nhưng với thời gian sử dụng kéo dài cũng có thể dẫn đến nguy cơ tích lũy và gây tổn thương một số bộ phận trong cơ thể, sau một thời gian dài mới phát bệnh hoặc gây dị tật, dị dạng cho các thế hệ sau,
Qua phân tích dư lượng NO-
3 và số lượng vi sinh vật gây hại ở hai giống rau cải tham gia thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.17:
Bảng 4.17: Đánh giá độ an toàn của các giống rau cải ngọt tham gia thí nghiệm
Giống Dư lượng NO3- (g/kg) Vi sinh vật gây hại (E,Coli) (tế bào/gam)
Cải ngọt Trang Nông 38,3 Không phát hiện
Cải xanh lá vàng 35,1 Không phát hiện
Qua bảng 4.17 ta thấy: Dư lượng nitorat ở cả hai giống cải tham gia thí nghiệm đều dưới ngưỡng cho phép. Vi sinh vật gây hại (E, Coli) ở cả hai giống rau cải đều không xuất hiện đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng. Với quy trình trồng rau bằng công nghệ không dùng đất trong nhà lưới có mái che có thể khẳng định sản phẩm làm ra sạch, đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu cho người sử dụng.
4.1.3.5. Sơ bộ hoạch toán kinh tế
Sơ bộ hoạch toán kinh tế trên các giống rau cải tham gia thí nghiệm ở các mật độ trồng khác nhau, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.18:
Bảng 4.18: Sơ bộ hoạch toán kính tế các giống rau cải tham gia thí nghiệm với các mật độ trồng khác nhau
(Đơn vị: đồng/10m2) Giống Thời vụ trồng Công thức Tổng thu Tổng chi Lãi thuần So với Đ/C Cải ngọt Trang Nông 4/3- 20/4/2010 1(đ/c) 270,750 230,000 40,750 - 2 427,500 232,000 195,500 154,750 3 473,700 234,000 239,700 198,950 4 340,500 237,000 103,500 62,750 15/9- 30/10 1(đ/c) 228,500 222,000 6,500 - 2 395,000 225,000 170,000 163,500 3 400,900 227,500 173,400 166,900 4 444,100 229,000 215,100 208,500 Cải xanh lá vàng 4/3- 20/4/2010 1(đ/c) 241,000 233,000 8,000 - 2 444,800 237,500 207,300 199,300 3 522,400 239,500 282,900 274,900
4 380,200 243,000 137,200 129,20015/9- 30/10 15/9- 30/10 1(đ/c) 185,380 229,500 -44,120 - 2 393,120 232,000 161,120 - 3 434,200 235,000 199,200 - 4 422,500 237,500 185,000 -
Qua bảng số liệu ta thấy:
* Đối với giống cải ngọt Trang nông: Ở cả hai vụ các công thức mật độ đều có sự sai khác so với đối chứng và đều cao hơn công thức đối chứng.
- Ở vụ hè: lãi thuần cao nhất ở công thức 3 cao hơn đối chứng 198,950 đồng/10m2, tiếp theo là công thức 2 (cao hơn đối chứng 154,750 đồng/10m2)
- Ở vụ thu: Công thức đối chứng cho lãi thuần thấp nhất (6,500 đồng/10m2), công thức 4 cho lãi thuần cao nhất, cao hơn đối chứng 208,500 đồng/10m2.
* Đối với giống cải xanh lá vàng:
- Ở vụ hè: lãi thuần của các công thức thí nghiệm đều cao hơn đối chứng, trong đó cao nhất là công thức 3 cao hơn đối chứng 274,900 đồng/10m2. Tiếp theo là công thức 2, cao hơn đối chứng 199,300 đồng/10m2.
- Ở vụ thu: công thức đối chứng không cho lãi do chi phí đầu vào cao tuy nhiên năng suất lại không cao. Các công thức còn lãi đều cho lãi, cao nhất là công thức 3 (199,200 đồng/10m2).
Ghi chú: * Vụ hè:
- Giá rau cải ngọt trang nông: 15,000đ/1kg - Giá rau cải xanh lá vàng: 20,000đ/1kg * Vụ thu đông :
- Giá rau cải ngọt trang nông: 10,000đ/1kg - Giá rau cải xanh lá vàng: 13,000đ/1kg