Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống rau xà lách tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kỹ thuật trồng rau an toàn bằng công nghệ không dùng đất và ứng dụng mô hình vào sản xuất (Đề tài nghiên cứu khoa học) (Trang 37)

Đơn vị: Ngày

Công

thức Giống Ngày gieo

Gieo- mọc Mọc- trồng Trồng- thu hoạch TGST 1 HN313 6/10/2011 3 9 28 37 2 Red sun 6/10/2011 5 8 35 43 3 Fast fall 6/10/2011 5 9 32 43 4 GS H107 6/10/2011 3 9 30 39 5 Green leetuce 6/10/2011 4 8 32 40 6 (ĐC) Đăm Hải Phòng 6/10/2011 3 9 28 37

- Thời gian từ gieo đến mọc là thời gian cây sử dụng dinh dưỡng dự trữ chủ yếu từ hạt, thời gian này của các giống trong thí nghiệm dao động từ 3- 5 ngày trong đó giống Red sun mọc mầm chậm nhất. Sau khi mọc khoảng 8-9 ngày khi cây được 1 đến 2 lá thật chúng tôi tiến hành trồng cây theo phương pháp thủy canh. Theo phương pháp này thời gian cây trồng vườn ươm ngắn hơn nhiều so với khi trồng theo phương pháp truyền thống khoảng 7 đến 10 ngày.

- Thời gian từ trồng đến thu hoạch của các giống cũng có sự sai khác đáng kể. Những giống có khả năng sinh trưởng mạnh như HN313, Đăm cho thu hoạch sớm chỉ 28 ngày sau trồng, những giống có khả năng sinh trưởng kém hơn cho thu hoạch muộn hơn và muộn nhất là Red sun 35 ngày sau trồng mới cho thu hoạch.

- Thời gian sinh trưởng của cây được tính từ khi cây mọc mầm đến khi kết thức thu hoạch. Với các giống trong thi nghiệm thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng có khác nhau nên tổng thời gian sinh trưởng cũng khác nhau dao động từ 37- 43 ngày. Trong đó HN313, Đăm Hải Phòng có thời gian sinh trưởng ngắn nhát chỉ 37 ngày, GS-H107, Greenlecture có thời gian 39-40 ngày, giống Red sun và Fast fall có thời gian sinh trưởng dài nhất 43 ngày.

4.1.4.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống rau xà lách tham giathí nghiệm thí nghiệm

* Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Đối với cây xà lách sản phẩm cuối cùng phục vụ cho con người là bộ phận lá. Do đó trong quá trình chọn tạo giống cũng như việc đề ra các biện pháp kỹ thuật canh tác, chúng ta phải hết sức chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng lá/cây của chúng. Một trong những yếu tố ảnh hưởng nói trên phải kể đến chiều cao cây xà lách. Đa số cây xà lách có chiều cao cây càng lớn

thì năng suất và chất lượng lá/cây giảm và ngược lại nếu chiều cao càng nhỏ thì năng suất và chất lượng lá/cây xà lách càng tăng. Ngoài yếu tố di truyền qui định đặc điểm chiều cao cây xà lách thì các biện pháp kỹ thuật canh tác, các yếu tố ngoại cảnh như: Nhiệt độ, ánh sang… cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao cây của chúng, nếu như chúng ta trồng với mật độ quá dày dẫn đến cây phải cạnh tranh ánh sáng, thân và lá vươn cao, nên năng suất và chất lượng lá/cây giảm. Nhưng nếu ta trồng quá thưa thì hiệu quả kinh tế lại thấp. Do đó việc theo dõi chỉ tiêu động thái tăng trưởng chiều cao cây xà lách có ý nghĩa quan trọng trong quá trình lựa trọn giống và khoảng cách trồng thích hợp cho thời vụ gieo trồng nhất định. Hơn nữa nó còn là một trong những chỉ tiêu để phân biệt các giống với nhau. Qua theo dõi khả năng tăng trưởng chiều cao cây của các giống xà lách tham gia thí nghiệm kết quả thể hiện ở bảng 4.20 và hình 4.1:

Bảng 4.20: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống xà lách

Đơn vị: cm

STT Giống Khi

trồng

Sau trồng (ngày) Thu

hoạch 5 10 15 20 25 1 Dún cao sản HN313 2,7 4,7 5,8 9,8 28,1 36,3 46,6 2 Red sun 2,3 3,0 4,0 7,4 12,6 22,6 23,1 3 Fast fall 2,3 4,9 6,2 11,2 14,4 25,3 26,0 4 GS H107 2,3 2,9 4,8 10,6 28,7 32,1 39,2 5 Green leetuce 2,3 2,7 4,5 9,6 23,7 42,1 42,2 6 Đăm Hải Phòng (ĐC) 2,4 3,2 5,6 10,0 26,5 34,3 35,5

Hình 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống xà lách

Qua bảng số liệu ta thấy:

- Thời điểm trồng chiều cao cây của các giống tương đối bằng nhau khoảng 2-3 cm, 15 ngày đầu sau trồng cây sinh trưởng chậm chiều cao cây chỉ đạt 7-10 cm. Tuy nhiên sau 15 ngày cây sinh trưởng rất mạnh chỉ sau 10 ngày chiều cao cây đạt từ 25- 42cm.

- 25 ngày sau trồng một số giống tăng trưởng chậm lại đặc biệt là các giống có khả năng cuốn bắp không tăng chiều cao như Đăm, Fast fall, chỉ có HN313, GS-H107 là 2 giống không cuốn bắp vẫn tiếp tục tăng trưởng chiều cao cây

* Động thái ra lá

Lá là cơ quan quang hợp tạo ra các sản phẩm quang hợp nuôi dưỡng cây trồng trong suốt thời thời kỳ sống. Đối với mỗi loại cây trồng, nếu có bộ lá phát triển mạnh và hợp lý sẽ là yếu tố cơ bản tạo tiền đề cho năng suất và chất lượng cây trồng cao. Xà lách là loại rau ăn lá nên số lá/cây của xà lách nhiều hay ít đều có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và chất lượng lá của chúng. Việc nghiên cứu chỉ tiêu động thái ra lá và số lá của các giống xà lách trong các giai đoạn khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân biệt và lựa chọn giống, lựa chọn các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp trong nghề sản xuất nông nghiệp

và khả năng cung ứng sản phẩm ra thị trường đáp ứng đúng yêu cầu tiêu dùng của người dân.

Qua theo dõi tốc độ ra lá của các giống xà lách trong thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả thể hiện trong ở bảng 4.21 và hình 4.2:

Bảng 4.21: Động thái ra lá của các giống xà lách tham gia thí nghiệm

Đơn vị: lá

STT Giống Khi

trồng

Sau trồng (ngày) Thu hoạch 5 10 15 20 25 1 Dún cao sản HN313 2,4 5,0 6,7 8,6 13,2 15,6 17,2 2 Red sun 2,1 5,0 5,8 7,0 16,6 20,2 21,6 3 Fast fall 2,2 5,0 6,8 7,8 14,2 18,2 19,8 4 GS H107 2,1 5,0 6,4 13,2 19,4 24,6 25,0 5 Green leetuce 2,1 4,6 6,4 9,2 19,0 21,4 22,0 6 Đăm Hải Phòng (ĐC) 2,3 5,0 6,6 10,2 17,4 26,6 27,0

Hình 4.2: Động thái ra lá của các giống xà lách

Tốc độ ra lá của các giống cũng tuân theo quy luật như tốc độ tăng trưởng chiều cao cây. Số lá lúc trồng của các giống từ 2-3 lá, 2 tuần đầu tiên sau trồng số lá ra chậm đạt 7- 13 lá trong đó giống GS-H107 có tốc dộ ra lá nhanh nhất. Sau 15 ngày sau trồng tốc độ ra lá tang rất nhanh đặc biệt như GS-H107, Đăm Hải Phòng. 25 ngày sau trồng số lá đạt từ 24-26 lá. Càng về sau tốc độ ra lá

chậm lại đến khi thu hoạch số lá của các giống dao động trong khoảng từ 17-27 lá trong đó cao nhất là giống đối chứng 27 lá, thấp nhất là giống HN313 chỉ 17 lá.

* Động thái tăng trưởng đường kính tán

Trong kỹ thuật trồng trọt, để bố trí mật độ trồng hợp lý, vừa cho năng suất, chất lượng cao, lại vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân trên một diện tích nhất định. Trước tiên chúng ta cần quan tâm đến đường kính tán cây. Đường kính tán cây xà lách nhỏ, tương ứng diện tích dinh dưỡng ít, chúng ta có thể trồng dày một cách hợp lý, ngược lại đường kính tán cây lớn, diện tích dinh dưỡng nhiều thì mật độ thưa hợp lý lại cho năng suất và chất lượng lá/cây cao.

Qua theo dõi tốc độ tăng trưởng đường kính tán của các giống xà lách, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.21:

Bảng 4.21: Động thái tăng trưởng đường kính tán của các giống xà lách

Đơn vị: cm

STT Giống Khi

trồng

Sau trồng(ngày) Thu hoạch 5 10 15 20 25 1 Dún cao sản HN313 2,3 9,8 15,3 17,6 23,5 26,6 27,2 2 Red sun 2,2 9,7 15,1 16,3 18,5 21,1 22,2 3 Fast fall 2,3 9,2 14,9 16,9 22,3 24,2 24,7 4 GS H107 2,6 8,6 13,3 18,0 26,3 27,8 28,5 5 Green leetuce 2,3 6,8 13,8 18,5 24,5 26,6 27,0 6 Đăm Hải Phòng (ĐC) 2,2 9,7 15,1 16,3 18,5 19,1 20,2 Qua bảng 4.21 ta thấy: Tốc độ tăng trưởng đường kính tán phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ ra lá. Tuy vậy nhưng tuân theo quy luật đường kính tán tăng liên tục từ khi trồng đến khi sắp thu hoạch đường kính tán ổn định. Giống GS-H107, Green leetuce và HN313 là 3 giống có đường kính tán lớn nhất (27-28cm) thể hiện cũng là các giống có bản lá rộng nhất và giống không cuộn bắp. Những giống này có khả năng trồng thưa hơn các giống có đường kính tán nhỏ như Đăm, Red sun.

Hình 4.3: Động thái tăng trưởng đường kính tán của các giống xà lách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kỹ thuật trồng rau an toàn bằng công nghệ không dùng đất và ứng dụng mô hình vào sản xuất (Đề tài nghiên cứu khoa học) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w