1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến sinh trưởng phát triển, sâu bệnh hại và năng suất lạc vụ xuân 2008

35 753 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, SÂU BỆNH HẠI NĂNG SUẤT LẠC VỤ XUÂN 2008 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhàn Lớp: 45K - Nông học Người hướng dẫn: K.S.Nguyễn Văn Hoàn VINH - 1.2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, các kết quả nêu trong khoá luận là trung thực chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn đã được chú thích rõ ràng về nguồn tài liệu tác giả. Mọi sự giúp đỡ đã được ghi nhận cảm ơn . Sinh viên NGUYỄN THỊ NHÀN Lời cảm ơn ***** Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực không ngừng phấn đấu của bản thân, còn được sự giúp đỡ của quý thầy các bạn. Qua đây, cho phép em được bày tỏ sự ngưỡng mộ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo: KS. NGUYỄN VĂN HOÀN - Người đã định hướng, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn suốt trong thời gian làm khoá luận. Cảm ơn quý thầy ở phòng thí nghiệm Nông học, cán bộ ở trại thực nghiệm Nông học - khoa Nông Lâm Ngư - trường Đại học Vinh đã rất nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện tốt các thí nghiệm liên quan đến nội dung khoá luận tốt nghiệp. Cảm ơn những người thân, người bạn đã động viên góp sức giúp tôi nghiên cứu đạt kết quả hoàn thành khoá luận. Trân trọng biết ơn! Vinh, ngày 20 tháng 12 năm 2008. MỤC LỤC Trang M DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Diễn biến khí hậu, thời tiết vụ Xuân năm 2008. Bảng 1.1. Ước tính tổng lượng dinh dưỡng thu được từ phân hữu cơ. Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phân hữu đến thời gian tỉ lệ mọc mầm của lạc vụ Xuân 2008. Bảng 3.2. Sự tăng trưởng chiều cao thân cây ở các công thức thí nghiệm lạc vụ Xuân 2008. Bảng 3.3. Sự tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 ở các công thức thí nghiệm vụ Xuân 2008. Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân bón đến diện tích lá, chỉ số diện tích lá lạc vụ Xuân 2008. Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân bón đến số lượng nốt sần ở các giai đoạn phát triển lạc vụ Xuân 2008. Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phân bón đến số hoa nở thời gian nở hoa của lạc vụ Xuân 2008. Bảng 3.7. Động thái ra hoa ở các công thức thí nghiệm. Bảng 3.8. Sự tích lũy chất khô của cây ở các công thức thí nghiệm. Bảng 3.9. Khả năng chống chịu sâu hại lạc ở các công thức thí nghiệm khác nhau. Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân hữu đến mức độ nhiễm một số bệnh phổ biến trên lạc vụ Xuân 2008. Bảng 3.11. Các yếu tố cấu thành năng suất lạc trên các công thức thí nghiệm khác nhau ở vụ Xuân 2008. Bảng 3.12. Năng suất lạc vụ Xuân 2008 ở các công thức thí nghiệm. Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các loại phân hữu đến hiệu qủa kinh tế. Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các loại phân hữu đến hiệu suất phân bón. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ sự tăng trưởng chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm phân bón hữu cho lạc vụ Xuân 2008. Hình 3.2. Biểu đồ sự tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 ở các công thức thí nghiệm phân bón khác nhau. Hình 3.3. Động thái ra hoa ở các công thức thí nghiệm. Hình 3.4. Ảnh hưởng của phân hữu đến NSLT NSTT của lạc vụ xuân 2008. BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CT: Công thức GĐST: Giai đoạn sinh trưởng Đ/C: Đối chứng LSD: Sai khác nhỏ nhất ý nghĩa LAI: Leaf area Index (chỉ số diện tích lá) NSCT: Năng suất cá thể NSLT: Năng suất lý thuyết NSTT: Năng suất thực thu NSG: Ngày sau gieo nnk: Những người khác cs: Cộng sự ATP: Adenozin Tri Photphate MỞ ĐẦU 1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài Cây lạc (Arachis hypogeae L.) còn gọi là “đậu phộng” thuộc cây bộ đậu, là cây công nghiệp ngắn ngày giá trị kinh tế cao ở nước ta nhiều nước trên thế giới. Cây lạc chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới vừa mang lại giá trị dinh dưỡng cao, lại nhiều ý nghĩa trong chăn nuôi, cải tạo đất đai, làm thực phẩm, … Cây lạc phù hợp với điều kiện khí hậu ở vùng nhiệt đới trong phạm vi từ 40 0 vĩ Bắc đến 40 0 vĩ Nam (Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn, 1979) [10]. Trong số cây lấy hạt dầu trồng hằng năm trên thế giới, lạc đứng hàng thứ 2 sau đậu tương về diện tích sản lượng. Trong 25 nước trồng lạc ở Châu Á, Việt Nam đứng hàng thứ 5 sau Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc Myanma (Ngô Thế Dân, 1995) [17]. Toàn bộ cây lạc đều giá trị sử dụng, hạt lạc chứa 45-46% lipit, 25-34% protein, 6-22% gluxit, vitamin B1, B2, PP, vitamin E F,… bởi vậy lạc là nguồn bổ sung quan trọng các chất đạm, chất béo cho con người (Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn,1979) [10]. Bên cạnh đó từ lạc người ta thể sử dụng khô dầu, thân lá xanh cả cám vỏ quả lạc để làm thức ăn gia súc góp phần quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi. Trong đó sản lượng khô dầu lạc trên thế giới đứng hàng thứ 3 trong các loài khô dầu thực vật, thân lá xanh cho năng suất 5-15 tấn/ha, cám vỏ quả lạc chiếm 25-35% trọng lượng quả (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996) [3]. Ngoài ra lạc còn nhiều giá trị trong y học, theo nghiên cứu của nhiều tác giả cho biết: trong dầu lạc chứa nhiều axit béo không no bão hòa nên tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch, vỏ đào (màng bọc nhân lạc) được dùng để điều trị bệnh xuất huyết, bệnh máu chậm đông bệnh xuất huyết nội tạng. Trong lạc chất lecithin (photphatidycholine) tác dụng lớn trong việc làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, chống hiện tượng xơ vỡ động mạch máu (Báo NNVN số31/499 từ 31/7 đến 6/8/1996) [19]. Lạc là cây trồng cải tạo đất quan trọng trong hệ thống canh tác đa canh. Rễ lạc nhiều nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định đạm hình thành, đó là Rhizobium vigna, trung bình mỗi vụ lượng đạm thể cố định từ 27-207 kgN/ha (Peoples cs, 1995) Về giá trị kinh tế, lạcmột trong những cây lấy dầu quan trọng nhất của thế giới (Fletcher cs,1992). Lạc là cây trồng ngắn ngày vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, ở nước ta cây lạc đứng đầu trong số các cây công nghiệp ngắn ngày tham gia vào thị trường xuất khẩu, chính vì vậy trồng lạc đậu tương đang là 1 trong 10 chương trình ưu tiên phát triển của nhà nước. So với một số cây lương thực quan trọng thì diện tích trồng lạc ở nước ta không nhiều, đứng thứ 5 sau lúa, ngô, khoai lang, sắn nhưng lại hơn hẳn một số cây trồng cạn như đậu tương, đậu xanh, vừng, … (Ngô Thế Dân, 2000) [10]. Lạcmột trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu giá trị của nước ta. Mỗi năm nước ta xuất khẩu khoảng 80-127.000 tấn hạt lạc (Hoàng Việt Quốc, 1995) [7]. Trong những năm gần đây khối lượng lạc xuất khẩu của nước ta chiếm 30-50% tổng sản lượng cả nước. Ngày nay cây lạc đã đang đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho Đất Nước (trên 52 triệu USD, năm 2003) [9] Ở Việt Nam đã lịch sử trồng lạc, nhưng cho đến nay diện tích gieo trồng còn hạn chế, năng suất thấp. Một trong những vấn đề cần được quan tâm giải quyết hiện nay là diện tích trồng lúa không thể mở rộng thêm được nữa việc nâng cao năng suất để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích cũng gặp không ít khó khăn. Trong khi đó nhiều vùng đất thể cải tạo để mở rộng diện tích trồng lạc như: đất phèn hoang hóa, đất vùng cao hạn, đất cát ven biển miền Trung, … khả năng thâm canh tăng vụ còn lớn hơn nữa năng suất lạc thể phát triển cao hơn nhiều so với hiện tại nếu đưa được tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất lạc phát huy được tiềm năng của đất [16]. Nghệ An là một trong những tỉnh diện tích trồng lạc cao trong cả nước, nhưng năng suất lạc còn thấp chỉ đạt 21,6 tạ/ha [21]. Nguyên nhân một phần là ở đây lạc thường được trồng nhiều ở vùng đất tỉ lệ cát cao, khoáng sét ít, độ phì tự nhiên thấp, nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước giữ dưỡng chất kém. Vì vậy bón phân rất dễ bị rửa trôi nhất là N K. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các loại phân hữu khả năng cải thiện tính chất vật lý bất lợi của đất cát, giúp tăng khả năng giữ nước phân bón của đất góp phần làm tăng năng suất của cây lạc (Chu Thị Thơm, 2006) [2]. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu đến sinh trưởng phát triển, sâu bệnh hại năng suất giống lạc L14 trong vụ Xuân năm 2008 tại Nghi Lộc - Nghệ An" 2. Mục đích yêu cầu 2.1. Mục đích - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển năng suất của lạc L14 ở các loại phân bón hữu khác nhau. Từ đó đưa ra loại phân hữu công thức bón thích hợp cho sự phát triển lạc vụ Xuân 2008 trên vùng đất cát ven biển Nghệ An. - Cung cấp dữ liệu khoa học về ảnh hưởng của việc bón phân hữu đến sinh trưởng, phát triển của lạc. 2.2. Yêu cầu - Theo dõi sự sinh trưởng phát triển của lạc trên các loại phân hữu khác nhau. - Theo dõi mức độ gây hại của các loài sâu bệnh hại lạc trên các công thức khác nhau. - Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất năng suất trên từng loại phân hữu khác nhau. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các loại phân hữu khác nhau. 3. Đối tượng, phạm vi nội dung nghiên cứu 3.1. Đối tượng Gồm các loại phân hữu được thu thập từ các đại lý phân bón trong tỉnh qua tìm hiểu sự ứng dụng rộng rãi của người dân: 1. Phân chuồng: đã được ủ hoai mục (phân của gia súc, gia cầm ủ với các chất độn từ các nguồn của các hộ gia đình nông dân). 2. Lân hữu sinh học: sản phẩm của công ty Sông Gianh - Thị trấn Ba Đồn - Quảng Trạch - Quảng Bình.

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Diễn biến khí hậu, thời tiết vụ Xuân năm 2008. (Số liệu của trạm khí tượng thuỷ văn Nghi Lộc) - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến sinh trưởng phát triển, sâu bệnh hại và năng suất lạc vụ xuân 2008
Bảng 1. Diễn biến khí hậu, thời tiết vụ Xuân năm 2008. (Số liệu của trạm khí tượng thuỷ văn Nghi Lộc) (Trang 11)
Bảng 1. Diễn biến khí hậu, thời tiết vụ Xuân năm 2008. - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến sinh trưởng phát triển, sâu bệnh hại và năng suất lạc vụ xuân 2008
Bảng 1. Diễn biến khí hậu, thời tiết vụ Xuân năm 2008 (Trang 11)
Bảng 1.1. Ước tính tổng lượng dinh dưỡng thu được từ phân hữu cơ. - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến sinh trưởng phát triển, sâu bệnh hại và năng suất lạc vụ xuân 2008
Bảng 1.1. Ước tính tổng lượng dinh dưỡng thu được từ phân hữu cơ (Trang 18)
Bảng 1.1. Ước tính tổng lượng dinh dưỡng thu được từ phân hữu cơ. - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến sinh trưởng phát triển, sâu bệnh hại và năng suất lạc vụ xuân 2008
Bảng 1.1. Ước tính tổng lượng dinh dưỡng thu được từ phân hữu cơ (Trang 18)
hình thành bào tử ở mức trung bình 21- 30%     6Như điểm 5, nhưng hình thành bào tử mạnh hơn 31- 40%     7Vết bệnh ở khắp tầng lá41- 60%     8Như điểm 7, nhưng mức độ khô héo nhiều hơn61- 80%     9Cây bị rất nặng 81- 100% - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến sinh trưởng phát triển, sâu bệnh hại và năng suất lạc vụ xuân 2008
hình th ành bào tử ở mức trung bình 21- 30% 6Như điểm 5, nhưng hình thành bào tử mạnh hơn 31- 40% 7Vết bệnh ở khắp tầng lá41- 60% 8Như điểm 7, nhưng mức độ khô héo nhiều hơn61- 80% 9Cây bị rất nặng 81- 100% (Trang 31)
Hình thành bào tử ở mức trung bình 21- 30% - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến sinh trưởng phát triển, sâu bệnh hại và năng suất lạc vụ xuân 2008
Hình th ành bào tử ở mức trung bình 21- 30% (Trang 31)
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến thời gian và tỉ lệ mọc mầm của lạc vụ Xuân 2008. - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến sinh trưởng phát triển, sâu bệnh hại và năng suất lạc vụ xuân 2008
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến thời gian và tỉ lệ mọc mầm của lạc vụ Xuân 2008 (Trang 34)
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến thời gian và tỉ lệ mọc mầm của lạc  vụ Xuân 2008. - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến sinh trưởng phát triển, sâu bệnh hại và năng suất lạc vụ xuân 2008
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến thời gian và tỉ lệ mọc mầm của lạc vụ Xuân 2008 (Trang 34)
Bảng 3.2. Sự tăng trưởng chiều cao thân cây ở các công thức thí nghiệm lạc vụ Xuân 2008. - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến sinh trưởng phát triển, sâu bệnh hại và năng suất lạc vụ xuân 2008
Bảng 3.2. Sự tăng trưởng chiều cao thân cây ở các công thức thí nghiệm lạc vụ Xuân 2008 (Trang 35)
Bảng 3.2. Sự tăng trưởng chiều cao thân cây ở các công thức thí nghiệm lạc vụ Xuân 2008. - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến sinh trưởng phát triển, sâu bệnh hại và năng suất lạc vụ xuân 2008
Bảng 3.2. Sự tăng trưởng chiều cao thân cây ở các công thức thí nghiệm lạc vụ Xuân 2008 (Trang 35)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w