- Tổng diện tích khu thí nghiệm: 150 m2 (không kể dải bảo vệ)
3.2.1. Chiều cao cây
Thân lạc đóng vai trò là nơi vận chuyển chất trung gian từ rễ về lá, quả, hạt và vận chuyển sản phẩm đồng hóa từ lá vào hạt. Do đó lá là bộ phận rất quan trọng của cây lạc. Sự sinh trưởng chiều cao thân lạc phản ánh khả năng tích lũy chất khô và sự di truyền của giống. Mối tương quan giữa sinh trưởng sinh dưỡng được biểu hiện bằng tốc độ tăng trưởng chiều cao. Do đó sự tăng trưởng chiều cao của lạc có mối quan hệ và ảnh hưởng rất lớn tới sự ra hoa kết quả của cây.
Cây lạc phân hóa mầm hoa tương đối sớm, hoa ở những cành đầu tiên là những cành xuất hiện sớm có tác động vô cùng quan trọng tới năng suất quả. Sinh trưởng thân chính trong thời kì cây con là cơ sở của cành và hoa, chỉ trên cơ sở thân lá sinh trưởng tốt, cành phát triển nhiều, mầm hoa phân hóa nhiều và rễ sinh trưởng mạnh. Tuy nhiên sinh trưởng thân chính quá mạnh sẽ ức chế cành sinh trưởng và làm cho hoa phân hóa chậm. Ngược lại trong trường hợp dinh dưỡng không đủ dẫn đến cây còi cọc, sinh trưởng chậm và khối lượng thân lá cũng như các bộ phận khác giảm đi do đó năng suất lạc bị kéo giảm theo. Vì vậy chế độ dinh dưỡng là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng chiều cao cây.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến chiều cao cây, thể hiện ở bảng 3.2 và hình 3.1.
Bảng 3.2. Sự tăng trưởng chiều cao thân cây ở các công thức thí nghiệm lạc vụ Xuân 2008. CT NSG CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 15 2,64 3,58 3,06 3,2 3,3 23 6,24 7,82 6,51 7,00 6,57 30 10,32 12,4 10,45 11,32 10,87 37 13,37 15,03 13,72 14,52 14,88 44 16,97 19,97 18,68 19,12 19,78