- Tổng diện tích khu thí nghiệm: 150 m2 (không kể dải bảo vệ)
2.5. Phương pháp xữ lý số liệu
Số liệu được xử lý trên máy tính Casio fx500, chương trình Excel và Statistic 4.1, tất cả số liệu được tính trung bình, LSD, ANOVA. Kết quả thu được thể hiện qua bảng biểu và biểu đồ.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến thời gian và tỉ lệ mọc mầm
Đối với cây trồng, mọc mầm là giai đọan khởi đầu của quá trình sinh trưởng. Thời kỳ mọc mầm có ý nghĩa quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển và năng suất lạc sau này. Hạt mọc mầm nhanh, cây con khỏe sẽ có thế năng sinh trưởng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình sinh trưởng về sau và là tiền đề cho năng suất cao. Nếu hạt mọc mầm chậm cây con sẽ yếu, quá trình sinh trưởng sẽ còi cọc.
Nảy mầm là quá trình hạt lạc chuyển từ trạng thái tiềm sinh sang trạng thái sống. Dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh, trong quá trình này hạt đã trải qua những biến đổi sâu sắc về mặt sinh hóa để chuyển hóa các chất dự trữ trong hạt (Protein và Lipits) thành các chất đơn giản là Glucozo và Axitamin.
Thời gian mọc mầm của hạt tính từ khi gieo đến khi mọc được trên 80%. Thời gian và tỉ lệ mọc mầm của hạt lạc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: đặc điểm giống, độ ẩm đất, thời vụ và kỷ thuật canh tác.
Kết quả theo dõi thời gian và tỉ lệ mọc mầm ở các công thức thí nghiệm khác nhau, vụ Xuân 2008 đã thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến thời gian và tỉ lệ mọc mầm của lạc vụ Xuân 2008.
GĐST
CT Thời gian từ gieođến mọc ( ngày ) Tỉ lệ mọc mầm (%)
CT1 13 81,52
CT2 13 81,21
CT3 15 80,10
CT4 14 85,35
CT5 14 83,33
Qua kết quả ở bảng 3.1 nhận thấy: thời gian từ gieo đến mọc của các công thức thí nghiệm biến động từ 13 – 15 ngày. CT1(Đ/C) có thời gian mọc mầm sớm nhất là 13 ngày, CT2 có cùng thời gian mọc mầm với công thức đối chứng. CT3 có thời gian mọc mầm muộn nhất là 15 ngày, muộn hơn công thức đối chứng là 2 ngày. Các CT4, CT5 đều có thời gian mọc mầm muộn hơn công thức đối chứng.
Tỉ lệ mọc mầm của các công thức biến động từ 80,1 – 85,35%. CT1 (Đ/C) có tỉ lệ mọc mầm là 81,52%. Trong đó CT4 có tỉ lệ mọc mầm cao nhất đạt 85,35%, cao hơn so với công thức đối chứng là 3,83%. Thấp nhất là CT3 tỉ lệ mọc mầm chỉ đạt 80,1% thấp hơn công thức đối chứng 1,42%.
Như vậy, các công thức khác nhau đã dẫn đến sự khác nhau về thời gian mọc mầm và tỷ lệ mọc mầm, mặc dù sự khác nhau đó không lớn lắm.