Đặc điểm địa hình khu vực điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình trồng mây nếp (Trang 52)

Kết quả điều tra vị trí gây trồng và điều kiện sinh thái nơi trồng ở 6 địa điểm điển hình (bảng 4.2) cho thấy Mây nếp thƣờng đƣợc trồng ở chân đồi và sƣờn đồi. Nơi trồng thƣờng có độ dốc thấp và trung bình, không phụ thuộc vào hƣớng trồng, các hộ cũng chỉ gây trồng dƣới tán rừng keo tai tƣợng và bạch đàn 5-6 tuổi với độ cao khoảng 10-12m hoặc trong vƣờn có các loài cây nhƣ Xoan, Keo tai tƣợng, Mít, Xoài… có độ cao từ 5-12m, độ tàn che từ 0,2-0,5.

Bảng 4.2: Đặc điểm khu vực gây trồng TT ÔTC Địa điểm lập ÔTC Phƣơng thức trồng Vị trí gây trồng Độ cao nơi trồng (m) Độ dốc Hƣớng dốc Độ tàn che 1 Khánh Thƣợng – Ba Vì Phân tán Sƣờn đồi 46 10 o Tây Nam 0,5 2 Minh Quang –

Ba Vì Phân tán Sƣờn đồi 42 10o Đông

Bắc 0,4 3 Xuân Sơn –

Sơn Tây Phân tán Chân đồi 25 4

o Tây Bắc 0,3

4 Thanh Mỹ -

Sơn Tây Phân tán Chân đồi 26 8

o

Tây Nam 0,4

5 Phú Mãn –

Quốc Oai Phân tán Chân đồi 31 7

o Đông

Bắc 0,2 6 Phú Cát –

Quốc Oai Phân tán Chân đồi 28 5

o

Tây Nam 0,2

4..1.1.3. Tình hình sinh trưởng và sinh sản của Mây trong mô hình

Kỹ thuật và mức độ khai thác các mô hình đều tƣơng đƣơng nhau, tiêu chuẩn khai thác chiều dài cây Mây từ 2,5m trở lên còn lại số cây không đạt tiêu chuẩn trên đƣợc để lại năm sau đủ tiêu chuẩn mới khai thác.

Số liệu điều tra (bảng 4.3) cho thấy khả năng sinh trƣởng cả về đƣờng kính gốc và chiều cao vút ngọn của Mây nếp trồng ở các địa điểm khác nhau khá rõ rệt

(Sig<0,05). Khả năng sinh trƣởng lớn nhất về đƣờng kính gốc là ở xã Minh Quang (1,1cm) nhƣng chiều cao ở đây lại thua kém ở xã Khánh Thƣợng. Tuy Mây trồng ở xã Khánh Thƣợng có đƣờng kính gốc nhỏ (0,97cm) nhƣng chiều cao lại đạt giá trị cao nhất (3,52m).

Khả năng sinh trƣởng về đƣờng kính gốc cây Mây nếp tại xã Xuân Sơn không những thấp nhất (0,9cm) mà chiều cao vút ngọn cũng thấp nhất (1,67m). Hai xã còn lại là xã Thanh Mỹ, xã Phú Mãn đều có các chỉ tiêu sinh trƣởng ở mức trung bình từ đƣờng kính gốc đến chiều cao vút ngọn, đƣờng kính gốc dao động từ 0,95-0,97cm và chiều cao vút ngọn từ 2,31-2,70m.

Về hệ số biến động của đƣờng kính gốc cho thấy đều thấp, trung bình đều ≤12,63%. Tuy nhiên, xã Phú Cát do có hệ số biến động thấp nhất (3,67%) nên giữa các cá thể trong mô hình đồng đều nhất. Ngƣợc lại, tại mô hình tại xã Phú Mãn có hệ số biến động cao nhất (12,63%), từ đó cho thấy giữa các cá thể trong mô hình có đƣờng kính gốc không đồng đều.

Bảng 4.3: Sinh trƣởng đƣờng kính gốc và chiều cao vút ngọn

TT Xã Các chỉ tiêu sinh trƣởng Đƣờng kính gốc (cả vỏ) Chiều cao vút ngọn Do (cm) S% V% Hvn (m) S% CV% 1 Khánh thƣợng 0,97 0,09 9,26 3,52 0,96 27,26 2 Minh Quang 1,10 0,09 7,87 3,40 0,73 21,50 3 Xuân Sơn 0,90 0,07 8,09 1,67 0,36 21,80 4 Thanh Mỹ 0,95 0,08 8,56 2,70 0,77 28,69 5 Phú Mãn 0,97 0,12 12,63 2,31 0,52 22,62 6 Phú Cát 1,00 0,04 3,67 2,79 0,61 21,69

Ghi chú: S% - Sai tiêu chuẩn. CV% - Hệ số biến động.

D0 - Đường kính gốc đo cả vỏ ở vị trí cách mặt đất 10cm. Hvn - Chiều cao vút ngọn

Đƣờng kính gốc (cm) 0.97 1.1 0.9 0.95 0.97 1 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 Khánh thƣợng Minh Quang

Xuân Sơn Thanh Mỹ Phú Mãn Phú Cát

Bểu đồ 01: Đường kính gốc cây Mây nếp tại các địa phương

Chiều cao vút ngọn (cm) 3.52 3.4 1.67 2.7 2.31 2.79 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4

Khánh thƣợng Minh Quang Xuân Sơn Thanh Mỹ Phú Mãn Phú Cát

Biểu đồ 02: Chiều cao vút ngọn cây Mây nếp tại các địa phương

Hệ số biến động về chiều cao vút ngọn cũng khác nhau khá rõ, ở xã Khánh Thƣợng và xã Thanh Mỹ có hệ số biến động cao nhất với các trị số tƣơng ứng là 27,26% và 28,69%. Bốn xã còn lại là xã Minh Quang, Xuân Sơn, Phú Mãn và xã Phú Cát có hệ số biến động thấp hơn và tƣơng đƣơng dao động từ 21,50-22,62% nên chiều cao cây đồng đều hơn. Có thể do khai thác không đồng đều trên các búi (búi đã khai thác,búi chƣa khai thác hoặc khai thác chƣa hết) trong mô hình nên chiều cao vút ngọn giữa các búi khác nhau dẫn đến hệ số biến động cao. Vì vậy, hệ số biến động về chiều cao vút ngọn của hai xã Khánh Thƣợng và Thanh Mỹ cao hơn bốn xã còn lại.

* Số cây trong bụi

Đối với cây Mây nếp, số cây trong bụi thể hiện mức độ đẻ nhánh nhiều hay ít của bụi Mây. Số cây trong bụi nhiều không những thể hiện điều kiện lập địa phù hợp mà còn cho năng suất cao và ổn định sau này.

Bảng 4.4: Số cây trong bụi

TT Xã Chỉ tiêu

Số cây trong bụi S% CV%

1 Khánh Thƣợng 16 9,86 62,52 2 Minh Quang 19 5,61 28,93 3 Xuân Sơn 12 4,71 40,79 4 Thanh Mỹ 10 4,79 50,04 5 Phú Mãn 14 5,91 41,66 6 Phú Cát 17 5,31 30,57

Ghi chú: S% - Sai tiêu chuẩn. CV% - Hệ số biến động. Số cây/bụi 16 19 12 10 14 17 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Khánh Thƣợng Minh Quang Xuân Sơn Thanh Mỹ Phú Mãn Phú Cát

Từ số liệu điều tra số cây trong bụi tại 6 mô hình điển hình (bảng 4.4) cho thấy xã Minh Quang, Phú Cát và Khánh Thƣợng có số cây/bụi đạt giá trị cao nhất từ 16cây/bụi ở xã Khánh Thƣợng đến 19cây/bụi ở xã Minh Quang. Trong khi đó xã Phú Mãn đạt ở mức trung bình 14cây/bụi, tiếp đến xã Xuân Sơn có 12cây/bụi và xã Thanh Mỹ chỉ có 10cây/bụi. Nhƣ vậy, 3 xã Minh Quang, Phú Cát, Khánh Thƣợng cho năng suất cao và ổn định hơn 3 xã còn lại.

Kiểm định theo tiêu chuẩn Kruskal-Wallis, kết quả ở mức ý nghĩa (Sig<0,05) cho thấy nơi trồng khác nhau, số cây đƣợc đẻ nhánh ra hàng năm trong bụi có sự khác nhau khá rõ rệt. Từ kết quả điều tra phân tích ở trên bảng 4.3 và 4.4 cho thấy Mây nếp trồng ở xã Khánh Thƣợng, Minh Quang và xã Phú Cát cho sinh trƣởng về đƣờng kính gốc, chiều dài cây và số cây con đƣợc sinh ra hàng năm là cao nhất. Đó là tiền đề để có năng suất cao hơn so với các địa phƣơng khác.

Ảnh 04: Mây nếp trồng phân tán ở xã Minh Quang

Ảnh 06: Mây nếp trồng tập trung xã Xuân Sơn(8-9 năm tuổi)

Ảnh 08: Mây nếp trồng phân tán ở xã Phú Mãn

4.1.1.4. Kỹ thuật và kinh nghiệm gây trồng Mây nếp trong các mô hình

Kết qua điều tra 63 hộ gia đình ở Hà Tây (cũ) cho thấy trƣớc kia Mây nếp đƣợc khai thác chủ yếu ở trong rừng tự nhiên, nhƣng khoảng 15 năm trở lại đây khai thác chủ yếu từ vƣờn hộ gia đình.

Chỉ có 2 hộ gia đình ở xã Xuân Sơn – Thành phố Sơn Tây chiếm 3,17% trong tổng số 63 hộ gia đình đƣợc điều tra là trồng Mây nếp theo phƣơng thức tập trung, còn lại 96,83% số hộ gia đình trồng theo phƣơng thức bao quanh vƣờn hộ và vƣờn rừng dƣới hình thức phân tán. Chính vì đa số các hộ trồng Mây nếp theo phƣơng thức bao quanh vƣờn hộ và vƣờn rừng nên các hộ hầu nhƣ không chú ý đến mật độ trồng, thƣờng là trồng từ 1-2 hàng, cây cách cây từ 1-3m, hàng cách hàng từ 1-2,5m.

Tiêu chuẩn cây giống khi trồng cũng rất khác nhau, trong tổng số 63 hộ điều tra có 71,5% số hộ cho biết do trồng số lƣợng ít nên lấy giống chủ yếu từ cây tái sinh trong vƣờn hộ và trong rừng; 22,2% số hộ tự nhân giống bằng hạt thu đƣợc từ các bụi Mây trồng trong vƣờn; 6,3% là đi mua tại các cơ sở sản xuất cây giống. Hầu hết số hộ điều tra chọn tiêu chuẩn cây giống có chiều cao trên 20cm, tuổi cây giống trên 18 tháng, cây có từ 4 lá trở lên. Tỷ lệ cây giống trồng (%) 71.5 22.2 6.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Cây tái sinh Tự nhân giống Mua

Về kỹ thuật trồng: tất cả các hộ đều chọn thời vụ trồng là đầu mùa mƣa từ tháng 5- 6 và hố đào có kích thƣớc 30 x 30 x 30cm. Hầu hết hộ trồng không bón lót phân chuồng hay các loại phân khác, đồng thời cũng không chăm sóc cho những năm tiếp theo.

Thời gian khai thác: Hầu hết số hộ đều cho rằng khai thác Mây nếp vào mùa khô (từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 1 năm sau) và phải chính gia đình khai thác thì mới đảm bảo chất lƣợng cây còn lại trong bụi và chiều dài sợi Mây phải từ 2,5m trở lên mới khai thác. Nếu để tƣ thƣơng khai thác sẽ gây tác hại rất lớn đến chất lƣợng bụi Mây, bởi họ khai thác cả những sợi Mây có chiều dài 1,5m. Hơn thế, họ chỉ muốn làm cho nhanh mà không chú ý đến khâu vệ sinh và bảo vệ cây tái sinh của thế hệ cây tiếp theo, dẫn đến nhiều cây non bị chặt bỏ gây lãng phí và phải vài năm sau mới có thể cho khai thác tiếp.

Sau khi khai thác bán cho tƣ thƣơng tuỳ theo giá khác nhau ở từng địa phƣơng, giá bán dao động từ 8.000- 11.000đ/kg Mây tƣơi. Hai xã Phú Mãn và Phú Cát thuộc huyện Quốc Oai, do rất gần xã Phú Nghĩa huyện Chƣơng Mỹ (trung tâm tiêu thụ và gia công hàng Mây tre đan) bán với giá 11.000đ/kg mây tƣơi; giá bán ở các xã miền núi nhƣ Khánh Thƣợng và Minh Quang huyện Ba Vì là 8.000-9.000đ/kg mây tƣơi và giá bán ở thành phố Sơn Tây từ 10.000đ-11.000đ/kg (tính cùng thời điểm). Điều này cho thấy thông tin thị trƣờng đến các hộ gia đình còn rất hạn chế. Ngoài ra, do nguyên liệu không mang tính tập trung và trở thành vùng hàng hoá. Mặt khác, khi bán lại qua khâu trung gian (tƣ thƣơng) nên giá thƣờng thấp hơn so với bán trực tiếp cho các công ty, Hợp tác xã hoặc các cơ sở sản xuất.

Nhìn chung, các hộ đều cho biết nguyên liệu Mây rất rễ tiêu thụ, tăng thêm một phần thu nhập cho gia đình. Vì vậy, các hộ đều đề xuất cần gây trồng phát triển ở địa phƣơng để trở thành hàng hoá. Hơn thế, thông tin cần kịp thời cho ngƣời dân biết về giá cả thị trƣờng.

4.1.2. Ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trƣởng của Mây nếp Mây nếp

4.1.2.1. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng của cây Mây nếp sau 1 năm trồng. năm trồng.

Mật độ là một trong những biện pháp kỹ thuật ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng, phát triển của cây trồng nói chung và cây Mây nếp nói riêng. Sau 1 năm trồng

kết quả so sánh đánh giá ở bảng 4.5 và biểu đồ 04 cho thấy khả năng sinh trƣởng cả về đƣờng kính gốc và chiều cao vút ngọn của cây Mây nếp trên 2 mật độ trồng chƣa khác nhau rõ rệt Sig >0,05 (phụ biểu: 05 và 06). Tuy nhiên, mật độ trồng 2 cây/hố (1.650hố/ha) có xu hƣớng cho các giá trị sinh trƣởng cao hơn so với mật độ trồng 1cây/hố (3.300hố/ha). Mật độ 1 cây/hố (3.300 hố/ha) có đƣờng kính gốc là 1,03, chiều cao vút ngọn là 36,88 và tỷ lệ đẻ nhánh là 20,08%, trong khi mật độ 2 cây/hố (1.650hố/ha) có giá trị tƣơng ứng về đƣờng kính gốc là 1,07, chiều cao vút ngọn là 36,99 và tỷ lệ đẻ nhánh là 22,07%.

Bảng 4.5: Ảnh hƣởng của mật độ đến khả năng sinh trƣởng cây mây nếp sau 1 năm trồng

Công thức Mật độ trồng Các chỉ tiêu sinh trƣởng Tỷ lệ đẻ nhánh (%) Đƣờng kính gốc Chiều cao vút ngọn Do (cm) S% CV% Hvn (cm) S% CV% 1 2 cây/hố (1.650hố/ha) 1.07 0.2 22.8 36.99 10.9 29.4 22,07 2 1 cây/hố (3.300 hố/ha) 1.03 0.2 20.9 36.88 11.3 30.5 20,08

S% - Sai tiêu chuẩn.

CV% - Hệ số biến động.

D0 - Đường kính gốc đo cả vỏ ở vị trí cách mặt đất 10cm. Hvn - Chiều cao vút ngọn

Hệ số biến động cả đƣờng kính gốc và chiều cao vút ngọn trên 2 mật độ trồng tƣơng đƣơng nhau, dao dộng về đƣờng kính gốc từ 2,09-22,8%; chiều cao vút ngọn từ 29,4-30,5%. Nhƣ vậy, sự đồng đều về đƣờng kính gốc, chiều cao vút ngọn và tỷ lệ đẻ nhánh của mật độ 1 cây/hố (3.300 hố/ha) là đồng đều hơn so với mật độ 2 cây/hố (1.650hố/ha).

Nhƣ vậy, sau 1 năm trồng kết quả bƣớc đầu cho thấy mật độ 2 cây/hố (1.650hố/ha) có lẽ phù hợp hơn mật độ 1 cây/hố (3.300 hố/ha) trong phạm vi thí nghiệm này.

Biểu đồ 05: Ảnh hưởng mật độ đến sinh trưởng cây Mây nếp

4.1.2.2. Ảnh hưởng của độ tàn che đến khả năng sinh trưởng của cây Mây nếp sau 1 năm trồng. năm trồng.

Mỗi loài cây thƣờng sinh trƣởng tốt trên một điều kiện gây trồng nhất định, trong quá trình sinh trƣởng mỗi loài cây trồng có một nhu cầu sinh thái khác nhau, đặc biệt là nhu cầu ánh sáng. Chính vì vậy, đề tài đã nghiên cứu ảnh hƣởng của độ tàn che đến khả năng sinh trƣởng của cây Mây nếp trong những năm đầu mới trồng, kết quả sau một năm trồng cho thấy khả năng sinh trƣởng đƣờng kính gốc (cả vỏ) của cây Mây nếp ở 2 mức tàn che (0,3 và 0,5) khác nhau chƣa rõ rệt, có trị số đều là 1,01cm (bảng 4.6). Kết quả kiểm định bằng tiêu chuẩn Mann-Whitney cho thấy sau 1 năm trồng ở xã Khánh Thƣợng với mức tàn che 0,3 và 0,5 là tƣơng đƣơng nhau (Phụ biểu 07 bảng Test Statistics). Điều này có thể giải thích rằng khả năng sinh trƣởng về đƣờng kính gốc của Mây nếp có thể không phụ thuộc vào độ tàn che mà phụ thuộc vào đặc điểm sinh học của chúng.

Với chiều cao vút ngọn: Sau 1 năm trồng kết quả ở bảng 4.6 cho thấy khả năng sinh trƣởng chiều cao vút ngọn của cây Mây nếp ở hai độ tàn che đã có sự khác nhau khá rõ rệt. Dƣới độ tàn che 0,3 thì chiều cao vút ngọn đạt tới 45,62cm, nhƣng ở độ tàn che 0,5 thì chiều cao vút ngọn chỉ đạt đƣợc 36,06cm (Phụ biểu 08 bảng Test Statistics). Sai tiêu chuẩn và hệ số biến động về chiều cao vút ngọn rất lớn, cao nhất ở độ tàn che 0,3 sai tiêu chuẩn là 17,80% và hệ số biến động lên 39,10% trong khi độ tàn che 0,5 có sai tiêu chuẩn là 11,30% và hệ số biến động là 31,40%. Điều này cho thấy ở độ tàn che 0,3 sau 1 năm trồng, Mây nếp có khả năng sinh trƣởng về chiều cao tốt hơn so với độ tàn che 0,5, điều đó chứng tỏ độ tàn che 0,3 thích hợp hơn 0,5.

Đƣờng kính gốc (cm) 1.07 1.03 1.01 1.02 1.03 1.04 1.05 1.06 1.07 1.08 1.650hố/ha 3.300 hố/ha Chiều cao vút ngọn (cm) 36.99 36.88 36.82 36.84 36.86 36.88 36.9 36.92 36.94 36.96 36.98 37 1.650hố/ha 3.300 hố/ha Tỷ lệ đẻ nhánh (%) 22.07 20.08 19 19.5 20 20.5 21 21.5 22 22.5 1.650hố/ha 3.300 hố/ha

Bảng 4.6: Ảnh hƣởng của độ tàn che đến khả năng sinh trƣởng cây mây nếp sau 1 năm trồng

Công thức Độ tàn che Các chỉ tiêu sinh trƣởng Tỷ lệ đẻ nhánh (%) Đƣờng kính gốc Chiều cao vút ngọn Do (cm) S% CV% Hvn (cm) S% CV% 1 0,3 1,01 0,20 21,20 45,62 17,80 39,10 33,60 2 0,5 1,01 0,20 22,80 36,06 11,30 31,40 11,40

Ghi chú: S% - Sai tiêu chuẩn. CV% - Hệ số biến động.

D0 - Đường kính gốc đo cả vỏ ở vị trí cách mặt đất 10cm. Hvn - Chiều cao vút ngọn

Biểu đồ 06: Ảnh hưởng độ tàn che đến sinh trưởng cây Mây nếp

Với khả năng đẻ nhánh: cũng nhƣ chỉ tiêu sinh trƣởng chiều cao vút ngọn, tỷ lệ đẻ nhánh ở độ tàn che 0,3 vẫn luôn cao hơn và gần gấp 3 lần so với độ tàn che 0,5. Độ tàn che 0,3 có tỷ lệ đẻ nhánh sau 1 năm trồng lên đến 33,60% trong khi độ tàn che 0,5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình trồng mây nếp (Trang 52)