Đặc điểm đất trồng Mây nếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình trồng mây nếp (Trang 48 - 52)

Mây là loài cây có thân ngầm, không có rễ cọc, rễ chùm không ăn sâu mà chủ yếu lan tỏa trên mặt đất. Vì vậy, đề tài tiến hành lấy mẫu, phân tích một số chỉ tiêu lý, hoá tính chính ở các tầng đất có ảnh hƣởng trực tiếp đến hệ rễ của cây Mây nếp.

* Tính chất vật lý

- Đối với độ ẩm đất: độ ẩm đất là chất dung môi để hoà tan các chất dinh dƣỡng khoáng cung cấp cho cây nói chung và cây Mây nếp nói riêng. Độ ẩm đất thích hợp sẽ tạo tiền đề cho cây sinh trƣởng tốt và ngƣợc lại. Từ kết quả phân tích đất (bảng 4.1) cho thấy tầng đất mặt 0-10cm của 6 phẫu diện có độ ẩm biến động từ 14,46- 33,51%, cao nhất là phẫu diện 5 là 33,51%, tiếp theo là phẫu diện 1 với độ ẩm là 31,06%, thấp nhất phẫu diện 2 là 14,16%. Hai mẫu 3 và 4 tƣơng đƣơng nhau từ 17,37% (mẫu 3) đến 17,79% (mẫu 4); mẫu 6 cao hơn đến 10% so với mẫu 3 và 4 và hơn 13% so với mẫu số 2. Khác với tầng 1, độ ẩm đất tầng 2 (từ 11-30cm) cao nhất lại là phẫu diện 1 khi độ ẩm đất tới 35,68%; thấp nhất vẫn là phẫu diện 2 (12.99%).

- Dung trọng đất: kết quả xác định dung trọng đất ở 6 địa bàn nơi trồng Mây nếp nhìn chung tơi xốp, thấm nƣớc nhanh thoát nƣớc tốt, tầng đất mặt và tầng thứ hai tƣơng đƣơng nhau, dung trọng dao động từ 1,081-1,506 g/cm3. Tuy nhiên, phẫu diện 4 cả tầng 1 và 2 có dung trọng cao nhất và thấp nhất là phẫu diện 1 (bảng 4.1)

- Thành phần cơ giới: Kết quả phân tích cho thấy phẫu diện 1, 5 và 6 thuộc loại đất sét; Phẫu diện 2 và 4 thuộc loại đất thịt pha cát; Phẫu diện 3 thuộc loại thịt pha sét và cát. Cụ thể, 6 phẫu diện điển hình đƣợc lấy mẫu đất phân tích, kết quả cấp hạt từ 2-0,02 mm có biến động rất lớn, thấp nhất là phẫu diện 1 có tỷ lệ cấp hạt từ 2- 0,02mm chiếm > 9,5%, cao nhất phẫu diện 4 có tỷ lệ cấp hạt từ 2-0,02mm chiếm >65,6%. Chính vì vậy, kết quả phân tích tỷ lệ sét có cấp hạt < 0,002mm cũng biến động rất lớn. Thấp nhất tầng đất mặt phẫu diện 2 có tỷ lệ cấp hạt < 0,002 chiếm 14,27%, cao nhất phẫu diện 1 với tỷ lệ 71,96%. Điều này cho thấy, Mây nếp có thể trồng trên nhiều loại đất có thành phần cơ giới khác nhau. Do thích ứng trên nhiều loại đất nên không chỉ trồng ở trung du, miền núi mà ở Thái Bình ngƣời dân đã gây trồng ở ruộng trƣớc kia cấy lúa nƣớc đã cho sinh trƣởng khá tốt.

* Tính chất hoá học

Nhìn chung môi trƣờng đất để trồng Mây nếp thuộc dạng đất trung tính hoặc hơi chua. Đặc biệt, kết quả phân tích 2 tầng đất đều cho thấy hàm lƣợng mùn đạt từ trung bình đến nghèo, hàm lƣợng đạm, P2O5 và K2O dễ tiêu có biến động rất lớn từ thấp, trung bình đến cao. Cụ thể, phẫu diện 1 và 2 có P2O5 và K2O dễ tiêu cao; phẫu diện 3, 4, 5 và 6 lại có P2O5 dễ tiêu thấp. Phẫu diện 1, 2 và 3 có K2O dễ tiêu cao, phẫu diện 6 có K2O dễ tiêu ở mức trung bình. Phẫu diện 4 và 5 có K2O dễ tiêu thấp. Tuy nhiên, nhìn tổng thể qua 6 phẫu diện thì phẫu diện 2 và 3 tốt nhất, vì có cả P2O5, K2O dễ tiêu đều cao, hoặc phẫu diện 6 có K2O dễ tiêu ở mức cao (bảng 4.1). Điều này cho thấy Mây nếp có thể trồng trên nhiều loại đất có hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng khác nhau.

Kết hợp với mục 4.1.3 (Sinh trƣởng, năng suất và sản lƣợng Mây ở địa bàn nghiên cứu) cho thấy trồng Mây nếp ở nơi có hàm lƣợng P2O5 và K2O dễ tiêu cao nhƣ phẫu diện 1 và 2, hoặc ở mức trung bình nhƣ phẫu diện 6 sẽ cho sinh trƣởng về đƣờng kính gốc, chiều dài và số cây đƣợc sinh ra hàng năm cao. Có nghĩa là cho năng suất tiềm tàng cao hơn các địa điểm khác.

Từ kết quả phân tích lý, hoá tính đất cho thấy trồng Mây nếp tốt nhất là nơi đất thƣờng xuyên có độ ẩm cao, có thể trồng trên các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau, hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng trong đất từ trung bình cho đến giàu.

Bảng 4.1: Kết quả phân tích một số tính chất lý hoá tính chủ yếu của đất nơi trồng Mây nếp TT PD Độ sâu lấy mẫu (cm) Độ ẩm (%) Dung trọng (g/cm3) pH KCl Mùn % Đạm % C/N

Dễ tiêu (mg.100g) Thành phần cơ giới P2O5 K2O 2 - 0.02 0.02 - 0.002 < 0.002 1 0-10 31.06 1.123 4.17 1.84 0.104 10.25 198.09 263.79 11.59 16.45 71.96 11-30 35.68 1.081 4.15 1.33 0.068 11.38 120.18 79.93 9.53 12.34 78.13 2 0-10 14.16 1.340 4.09 1.82 0.085 12.42 287.80 289.40 63.31 22.42 14.27 11-30 12.99 1.324 4.00 1.57 0.087 10.42 292.83 294.90 57.03 22.51 20.46 3 0-10 17.37 1.356 3.91 1.83 0.095 11.21 13.82 210.91 61.32 14.25 24.43 11-30 19.19 1.387 3.85 1.51 0.057 15.20 10.19 167.46 59.28 14.25 26.47 4 0-10 17.79 1.417 3.85 1.35 0.057 13.65 18.69 34.70 67.65 14.15 18.20 11-30 16.41 1.506 3.95 0.98 0.053 10.75 12.01 17.44 65.62 16.18 18.20 5 0-10 33.51 1.208 3.64 2.61 0.117 12.93 9.32 48.82 19.20 35.22 45.58 11-30 26.58 1.298 3.62 2.01 0.097 12.00 4.39 39.98 19.19 37.30 43.51 6 0-10 27.39 1.308 3.83 2.42 0.100 14.10 20.62 338.69 34.08 24.72 41.20 11-30 31.23 1.239 3.67 1.73 0.076 13.22 4.75 115.26 19.12 22.81 58.07

Ghi chú: Số liệu phân tích đất tại Trung tâm Nghiên cứu sinh thái và môi trường – Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Các phẫu diện được đánh số tương ứng với các xã

1. 1. Xã Khánh Thượng 2. 2. Xã Minh Quang 3. 3. Xã Xuân Sơn 4. 4. Xã Thanh Mỹ 5. 5. Xã Phú Mãn 6. 6. Xã Phú Cát

Ảnh 01: Ảnh phẫu diện mẫu đất số 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình trồng mây nếp (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)