Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình trồng mây nếp (Trang 98 - 100)

- Giải pháp về vay vốn, thuế: Để thúc đẩy tạo động lực cho việc tạo ra nguồn nguyên liệu cho các làng nghề, doanh nghiệp Mây tre đan. Nơi cung cấp nguyên liệu phần lớn là vùng sâu, vùng xa - nơi có điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khó khăn, dân trí thấp, đời sống khó khăn, cần có những ƣu tiên trong việc vay vốn với lãi suất ƣu đãi và tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, chế biến,

thị trƣờng… Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất ở các vùng sâu, vùng xa về vốn đầu tƣ, thị trƣờng, giảm thuế cho các sản phẩm từ Song Mây.

- Cần có chính sách khuyến khích tăng cƣờng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ về các biện pháp kỹ thuật từ gây trồng đến chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ Song Mây.

Cần có chính sách khuyến khích đầu tƣ trồng lâm sản ngoài gỗ một cách tổng hợp liên hoàn và hệ thống nâng cao năng suất từ khâu chọn tạo giống, cải thiện giống đến phân bón, làm đất và hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhƣ, mật độ, phƣơng thức trồng, khai thác, chế biến… tạo đƣợc ra hiệu quả kinh tế để có khả năng tích luỹ vốn, thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào vốn vay và nâng cao đời sống ngƣời dân.

Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ sử dụng các giống mới và tiến bộ kỹ thuật, tăng cƣờng công tác thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh hoạt động khuyến lâm, gắn kết chặt chẽ giữa các đơn vị sản xuất với các nhà nghiên cứu khoa học để hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ khoa học.

Có chính sách và hƣớng dẫn cụ thể, bổ xung chính sách khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia và đầu tƣ vào việc phát triển vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm.

Đối với cây rừng, chu kỳ sản xuất dài, rủi ro lớn, nhu cầu vốn cao và tập trung nhiều trong giai đoạn kiến thiết cơ bản nên ngƣời trồng rừng thƣờng có nhu cầu vay vốn. Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ đầu tƣ đủ sức thu hút các thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào trồng rừng nói chung và trồng cây Mây nếp nói riêng.

- Trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1999 đến 2010 theo quyết định 661/TTG việc gây trồng phát triển Song Mây cũng là một nhiệm vụ quan trọng, trong đó 80.000ha Song Mây sẽ đƣợc gây trồng để giảm dần từng bƣớc thiếu nguyên liệu, đáp ứng đƣợc yêu cầu nguyên liệu cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Việc gây trồng Song Mây sẽ đƣợc kết hợp trong các dự án trồng rừng cụ thể của từng địa phƣơng. Đối với các rừng phòng hộ việc trồng xen Song Mây sẽ tạo ra nguồn thu nhập cho các hộ gia đình tham gia trong chƣơng trình trồng rừng. Nguồn thu nhập này đƣợc coi là động lực cho việc bảo vệ và xây dựng các rừng phòng hộ bền vững. Cùng với chủ trƣơng giao đất giao rừng tới hộ các gia đình sống ở vùng núi, việc phát triển gây

trồng Song Mây cũng là một hƣớng giúp cho họ có đƣợc những sản phẩm kết hợp có giá trị không nhỏ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Tiêu thụ sản phẩm: Cần nghiên cứu thị trƣờng Song Mây trong nƣớc và quốc tế, để xây dựng một quy hoạch phát triển hợp lý từ khâu quản lý bảo vệ nguồn nguyên liệu tự nhiên, phát triển gây trồng để cung cấp ổn định nguyên liệu cho sản xuất.

Xây dựng quy hoạch và kế hoạch theo chuỗi hành trình của dòng nguyên liệu từ tạo dòng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ một cách khép kín không chỉ trên lý thuyết mà phải hiện thực hoá trong thực tế sản xuất.

Thực hiện khoán đất trồng rừng dài hạn cho hộ đối với chủ đất là lâm trƣờng và hợp đồng với nhóm chủ hộ có đất theo cơ chế cùng đầu tƣ, cùng hƣởng lợi để thu hút ngƣời dân địa phƣơng tham gia.

Có biện pháp bảo hộ với chính sách thuế phù hợp và bảo hộ đầu ra, bao tiêu sản phẩm kích thích cho việc gây trồng, bảo vệ và phục hồi các diện tích rừng Song Mây đã có.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình trồng mây nếp (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)