Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình trồng mây nếp (Trang 36)

2.3.5.2. Chính sách và kinh tế 2.3.5.3. Giải pháp về xã hội

2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài

Khu vực nghiên cứu là vùng núi và trung du nên đời sống và trình độ dân trí của ngƣời dân còn thấp, khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Vì vậy, quan điểm và cách tiếp cận của đề tài là tổng hợp đa lĩnh vực. Hơn nữa, nghề trồng Mây là nghề truyền thống nên dựa vào kinh nghiệm và kiến thức bản địa của ngƣời dân là chủ yếu.

2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu tổng quát

Sử dụng phƣơng pháp kế thừa kết hợp với phƣơng pháp phỏng vấn và phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân để thu thập các thông tin có liên quan. Sử dụng phƣơng pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn điển hình kết hợp với các phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm để định lƣợng các chỉ tiêu cần thiết. Xử lý và phân tích số liệu theo phƣơng pháp thống kê sinh học có sự trợ giúp của các phần mềm đã lập trình sẵn trên máy tính.

2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

* Phương pháp điều tra khảo sát

- Điều tra khảo sát thực trạng gây trồng cây Mây nếp theo phƣơng pháp tuyến điển hình và lập ô tiêu chuẩn điển hình kết hợp phƣơng pháp phỏng vấn các hộ trồng Mây điển hình.

- Mỗi mô hình điều tra 6 ô tiêu chuẩn điển hình, diện tích từ 500-1.000m2 sao cho n ≥ 30(bụi).

- Thu thập số liệu sinh trƣởng theo phƣơng pháp điều tra ô tiêu chuẩn, chủ yếu là chiều cao từng cá thể/bụi và chiều cao trung bình của bụi mây đo bằng sào đo cao.

- Sinh trƣởng về đƣờng kính và chiều cao của mỗi cá thể đƣợc xác định bằng phƣơng pháp đo ngẫu nhiên 2/3 số cây trong bụi.

- Điều tra số lƣợng nhánh trên bụi theo phƣơng pháp thống kê.

* Phương pháp điều tra đất

- Điều tra đất theo phƣơng pháp phẫu diện, mỗi OTC đào 3 phẫu diện theo địa hình: chân, sƣờn, đỉnh. Mỗi phẫu diện lấy 2 mẫu đất ở các vị trí: 0-10; 11-30. Các mẫu đất tƣơng ứng của các tầng của 3 phẫu diện trong 1 OTC đƣợc trộn đều với nhau và lấy mẫu đại diện đi phân tích theo phƣơng pháp “chia đôi lấy nửa”.

- Điều kiện lấy mẫu đất tại các địa phƣơng nhƣ sau: + Thời gian lấy: 3 ngày vào tháng 7 năm 2008. + Thời điểm lấy: vào buổi sáng từ 8-10giờ. + Thời tiết: trời nắng nhẹ.

- Các chỉ tiêu phân tích đất theo các phƣơng pháp sau:

+ Thành phần cơ giới phân tích theo phƣơng pháp Robinson (Mỹ) . + pH (KCl) phân tích theo phƣơng pháp pH Metter.

+ Mùn tổng số phân tích theo phƣơng pháp Tiurin. + Đạm tổng số phân tích theo phƣơng pháp Kjeldahl. + P2O5 dễ tiêu phân tích theo phƣơng pháp Oniani. + K2O dễ tiêu phân tích theo phƣơng pháp Matlova. + Chua thuỷ phân phân tích theo phƣơng pháp Kappen. + Chua trao đổi phân tích theo phƣơng pháp Xôcôlốp.

+ Xác định độ ẩm đất bằng phƣơng pháp cân trƣớc và sau khi sấy mẫu đất ở 105º đến khi trọng lƣợng không đổi.

+ Xác định dung trọng đất theo phƣơng pháp ống dung trọng.

* Phương pháp điều tra nhanh nông thôn

Sử dụng phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) kết hợp phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) để điều tra thu thập thông tin nhƣ kinh nghiệm, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, khai thác, năng suất, giá cả,...

- Phỏng vấn định hƣớng: Dùng tập hợp các câu hỏi chính thức để có thể đƣợc các câu trả lời ngắn gọn.

- Phỏng vấn bán định hƣớng: Với tính chất đàm thoại thu thập thông tin đa chiều, dùng để vừa đƣa ra vừa tiếp nhận thông tin.

- Số hộ phỏng vấn: 63 hộ trồng Mây thuộc 6 xã điều tra của Hà Nội (Hà Tây cũ), 63 hộ ở Bắc Kạn và 10 hộ ở Quảng Ninh.

* Xác định độ tàn che

Phƣơng pháp xác định độ tàn che của ô tiêu chuẩn điển hình bằng phƣơng pháp xác định điểm, tức là: trên ô tiêu chuẩn đƣợc chia làm các tuyến song song cách đều 3m một tuyến. Trên mỗi tuyến đặt các điểm cách nhau 3m, tại các điểm này dùng thƣớc ngắm lên theo phƣơng thẳng đứng. Nếu gặp tán cây giá trị tàn che đƣợc ghi là 1, nếu gặp nửa tán cây giá trị tàn che đƣợc ghi 0,5, nếu không gặp tán cây giá trị tàn che đƣợc ghi bằng 0. Độ tàn che của ô tiêu chuẩn đƣợc tính bằng tổng giá trị tàn che đo đƣợc chia cho tổng số điểm đƣợc đo.

* Sử dụng phương pháp kế thừa

Kế thừa các mô hình, các kết quả nghiên cứu có liên quan nhƣ tài liệu về khí tƣợng thuỷ văn, kỹ thuật xây dựng các mô hình, sản lƣợng khai thác... Mô tả đất ngoài thực địa, xác định độ chua (pHH2O) của đất ngoài thực địa bằng phƣơng pháp xác định nhanh (Giấy quỳ) hoặc bằng máy đo pH. Các mô hình đã đƣợc bố trí nhƣ sau:

- Thí nghiệm 1: Ảnh hƣởng của một số nhân tố thí nghiệm đến khả năng sinh trƣởng của Mây nếp ở Ba Vì – Hà Tây (cũ).

Năm 2008 đề tài của Sở khoa học công nghệ Hà Tây (cũ) đã bố trí thí nghiệm trên diện tích 2ha tại xã Khánh Thƣợng - huyện Ba Vì, gồm các thí nghiệm sau:

+ Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trƣởng của Mây nếp, gồm 2 loại mật độ: 2 mật độ bao gồm: Công thức 1 trồng 1.650 hố/ha (2 cây/hố), công thức 2 trồng 3.300 hố/ha (1 cây/ hố).

+ Ảnh hƣởng của độ tàn che đến khả năng sinh trƣởng của Mây nếp, gồm 2 công thức: Công thức 1 độ tàn che 0,3-0,4 và công thức 2 độ tàn che 0,5-0,6.

+ Ảnh hƣởng của phân bón đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây Mây nếp (loại phân và hàm lƣợng phân bón), gồm 4 công thức:

Công thức 1: phân NPK (0,2 kg/cây) + Vi sinh (0,2 kg/cây). Công thức 2: phân đạm (0,2 kg/cây) + Vi sinh (0,2 kg/cây). Công thức 3: phân lân (0,2 kg/cây) + Vi sinh (0,2 kg/cây). Đối chứng: Không bón.

+ Ảnh hƣởng của số lần chăm sóc đến khả năng sinh trƣởng của Mây nếp, gồm 2 công thức: Công thức 1 với 2 lần/năm, công thức 2 với 4 lần/năm (tính đủ 12 tháng).

- Thí nghiệm 2: Ảnh hƣởng của một số nhân tố thí nghiệm đến khả năng sinh trƣởng của Mây nếp ở Pác Nặm - Bắc Kạn.

Mô hình do Uỷ ban nhân dân huyện Pác Nặm xây dựng năm 2005, KS. Nông Văn Yên là chủ nhiệm và Phòng nghiên cứu Tài nguyên Thực vật rừng - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện chuyển giao.

Địa điểm xây dựng mô hình: Tại các thôn Nà Bẻ, Vy Lạp, Phai Khỉm và Khuổi Ỏ thuộc xã Nhạn Môn - huyện Pắc Nặm. Tổng diện tích là 25ha.

Đặc điểm khu thí nghiệm

- Loại đất: Feralit nâu vàng. - Độ dốc:8 – 150

- Thảm thực vật trƣớc khi xây dựng mô hình: Rừng phục hồi sau nƣơng rẫy, trạng thái rừng IIb.

- Độ tàn che: 0,4 - 0,6 Kỹ thuật trồng

1) Mật độ trồng, gồm 2 công thức thí nghiệm:

- Công thức 1: 3.300 cây/ha (2x3m), trồng 2 cây/hố. - Công thức 2: 3.300 cây/ha (1x3m), trồng 1 cây 1 hố. 2) Chuẩn bị đất trồng - Phát dọn thực bì: phát theo rạch rộng khoảng 1,5 mét. - Làm đất trồng 30 x 30 x 30cm. - Bón lót gồm 2 công thức: + Công thức 1: 0,1kg NPK (5-10-3). + Công thức 2: 0,2kg NPK (5-10-3).

Tất cả 2 công thức đều lấp hố trƣớc khi trồng 15 đến 20 ngày. 3) Trồng cây

Thời gian trồng: Mùa mƣa từ tháng 6-7 năm.

Cách trồng: Lỗ trồng giữa hố sâu khoảng 20cm; xé bỏ vỏ bầu; đặt cây ngay ngắn; không lấp cao hơn miệng bầu 1 cm.

4) Chăm sóc và bảo vệ

- Năm thứ nhất: Chăm sóc 1 lần, sau khi trồng đƣợc 2 - 3 tháng, phát dọn thảm tƣơi, dây leo bụi rậm, làm cỏ, vun xới đất quanh gốc cách gốc 0,5m và trồng dặm cây bị chết.

- Năm thứ 2 - 4 chăm sóc 2 lần/năm, lần 1 tháng 4; Lần 2 tháng 10 gồm các công việc nhƣ năm 1.

Hàng năm bón 0,1 kg NPK/bụi cho công thức 1; 0,2 kg NPK/bụi cho công thức 2. Bón theo hố hoặc rạch sâu 10 - 15cm, xung quanh và cách gốc 0,3 - 0,4m, lấp đất kín sau khi bón, bón vào lần chăm sóc thứ nhất trong năm.

Thƣờng xuyên kiểm tra không để trâu bò hoặc các tác nhân khác phá hoại và theo dõi sâu bệnh.

- Thí nghiệm 3: Ảnh hƣởng của một số nhân tố thí nghiệm đến khả năng sinh trƣởng của Mây nếp ở Vân Đồn - Quảng Ninh.

Mô hình do Trung tâm Nghiên cứu Lâm Đặc sản - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện chuyển giao.

Địa điểm xây dựng mô hình tại xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích là 6 ha.

Đặc điểm khu thí nghiệm - Loại đất: Feralit màu vàng. - Độ dốc:8 – 15o

- Thảm thực vật trƣớc khi xây dựng mô hình: Rừng thứ sinh nghèo kiệt, trạng thái rừng IIb. Chủ yếu các loài cây Ràng ràng, Chẹo, Dền, Trúc tiết, Kháo, Côm, Bứa...

- Độ tàn che là 0,5-0,7. Kỹ thuật trồng

1) Mật độ trồng:

- Mật độ trồng từ 2.000-2.250cây/ha, trồng theo phƣơng thức làm giàu rừng, trồng 3cây/cụm, (tƣơng đƣơng: khoảng 700 cụm/ha), cây cách cây 0,7m, cụm cách cụm 4x3,5m. 2) Chuẩn bị đất trồng

- Phát dọn thực bì: phát dọn theo rạch rộng 1-1,5m. - Phân bón: 0,2 kg NPK/cây.

3) Chăm sóc và bảo vệ

Năm thứ nhất: Chăm sóc 1 lần, luỗng phát dây leo bụi rậm. Làm cỏ, vun xới đất quanh gốc cách gốc 0,5m và trồng dặm cây bị chết.

Năm thứ 2 chăm sóc 2 lần/năm: Lần 1 tháng 5, lần 2 tháng 10 gồm các công việc nhƣ năm thứ nhất, bón 0,1 kg NPK/cây vào đầu mùa mƣa.

* Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu:

Xử lý số liệu bằng phƣơng pháp thống kê toán học, có ứng dụng phần mền SPSS for Windows và Excel 5.0.

- Phƣơng pháp kiểm định Kruskal-Wallis.

- Phƣơng pháp phân tích phƣơng sai một nhân tố.

- So sánh bằng tiêu chuẩn U của Mann-Whitney.

Các bƣớc tiến hành nghiên cứu đƣợc thực hiện theo sơ đồ ở hình 1

Hình 1: Sơ đồ các bƣớc tiến hành nghiên cứu. Phân tích và xử lý các

thông tin

Đánh giá, tổng kết Thu thập các tài liệu và

thông tin đã có

Điều tra, đánh giá các mô hình đã có

Đề xuất giải pháp phát triển mở rộng

Chƣơng 3

ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Phạm vi nghiên cứu của đề tài khá rộng gồm 8 xã thuộc 3 tỉnh là: Xã Khánh Thƣợng, Minh Quang, Xuân Sơn, Thanh Mỹ và xã Phú Cát thuộc tỉnh Hà Tây (cũ); xã Nhạn Môn thuộc tỉnh Bắc Kạn; xã Vạn Yên - tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, đề tài đã chọn 3 mô hình điển hình của 3 xã thuộc 3 tỉnh để theo dõi. Vì thế, trong chƣơng này đề tài chỉ đề cập đến đặc điểm khu vực nghiên cứu của 3 xã đại diện của 3 tỉnh Hà Nội, Bắc Kạn và Quảng Ninh để làm cơ sở áp dụng mở rộng trong các điều kiện tƣơng tự.

3.1. XÃ KHÁNH THƢỢNG HUYỆN BA VÌ HÀ NỘI

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Xã Khánh Thƣợng nằm ở phía Đông Nam của huyện Ba Vì cách thị xã Sơn Tây khoảng 35km, có toạ độ địa lý:

+ 21o0’11’’ – 21o4’8’’ vĩ độ Bắc. + 105o22’35’’ – 105o

19’43’’kinh độ Đông.

Xã Khánh Thƣợng thuộc vùng núi, nằm ở phía Tây Bắc và cách thủ đô Hà Nội khoảng 75km. Phía Đông giáp núi Ba Vì (Vƣờn quốc gia Ba Vì). Phía Nam giáp xã Hợp Thịnh - huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hoà Bình. Phía Tây giáp sông Đà và phía Bắc giáp xã Minh Quang - huyện Ba Vì. Địa hình đƣợc chia làm hai vùng rõ rệt: vùng đồi gò và vùng đồng bằng ven sông. Vùng đồng bằng đƣợc bao bọc và bồi đắp bởi sông Đà nên đất đai rất phì nhiêu, màu mỡ.

- Đặc điểm địa hình: Xã Khánh Thƣợng có độ cao từ 5 - 375m so với mực nƣớc biển, độ dốc từ dƣới 10o

đến trên 35o, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp từ 50-235m so với mực nƣớc biển.

- Đặc điểm khí hậu: Xã Khánh Thƣợng huyện Ba Vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm từ tháng 4 - 10, mùa khô lạnh từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau. Theo liên giám thống kê huyện Ba Vì năm 2007 cho thấy lƣợng mƣa bình quân 5 năm gần đây là 1.198mm/năm; tập trung nhiều nhất từ tháng 5-9 (chiếm trên 85% tổng lƣợng mƣa trong năm), ít nhất từ tháng 10-12 (chỉ chiếm khoảng 7% tổng lƣợng mƣa trong

năm). Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm từ 23-23,8o

C, nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7 và tháng 8 (28,3-29,3oC) nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 và 2 (15,8-18oC).

- Thuỷ văn: xã Khánh Thƣợng nằm ở hạ lƣu sông đà và chân của núi Ba Vì với hệ thống khe, suối khá nhiều trong đó có 1 suối chính (suối Mít) và 3 đập nƣớc chính cung cấp nƣớc cho canh tác và sinh hoạt của ngƣời dân.

- Đặc điểm đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là: 2.884,7ha. Trong đó, đất nông nghiệp: 703,83ha, chiếm 24,40% diện tích đất tự nhiên; đất lâm nghiệp: 1.404,93ha, chiếm 60,35% diện tích đất tự nhiên; còn lại là đất khác.

Đất chủ yếu là phiến thạch sét có màu đỏ vàng, thành phần cơ giới chủ yếu là sét. Khả năng giữ nƣớc cao, tầng đất trung bình do không còn thảm thực vật rừng tự nhiên che phủ, nên lƣợng mùn ít, tình trạng sói mòn mặt xảy ra phổ biến.

3.1.2. Đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội

- Dân số: Tính đến hết năm 2008 xã Khánh Thƣợng có 1.691 hộ và 7.691 khẩu. Tổng số lao động là 4.015 lao động, trong đó lao động nữ là 49,7% và lao động nam là 50,3%.

- Dân tộc:Chủ yếu gồm 3 dân tộc: Dân tộc Kinh, Mƣờng và Dao. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 36%, dân tộc Mƣờng chiếm 62% và dân tộc Dao chiếm 2%.

- Thu nhập: Thu nhập bình quân đầu ngƣời khoảng 6.500.000đ/ngƣời/năm, chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng lúa, sắn, cây lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và công nghiệp. Tỷ lệ đói nghèo toàn xã có 323/1691hộ, chiếm 19,10%.

- Cơ sở hạ tầng: Cả xã có một trƣờng mẫu giáo, hai trƣờng tiểu học và một trƣờng trung học cơ sở đạt tiêu chuẩn quốc gia. Xã có đƣờng tỉnh lộ 415 đi qua và giao thông nối liền từ Hà Nội đến Hoà Bình. Ngoài ra, xã còn có đƣờng thuỷ thuận lợi nên việc giao thông đi lại đƣợc dễ dàng, có một chợ, một trạm y tế đạt tiêu chuẩn quốc gia. Lƣới điện quốc gia đã phủ kín toàn xã với 7 trạm hạ thế.

- Tình hình gây trồng mây trong địa bàn: Trƣớc kia ngƣời dân trong xã chỉ trồng Mây làm hàng rào và phục vụ cho việc đan lát những vật dụng cho gia đình. Mấy năm trở lại đây, ngƣời dân đã ý thức đƣợc việc trồng Mây nhằm mục đích tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, họ vẫn chƣa chú trọng cho việc chăm sóc để có hiệu quả cao từ việc trồng Mây.

3.2. XÃ NHẠN MÔN HUYỆN PÁC NẶM TỈNH BẮC KẠN

3.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Xã Nhạn Môn thuộc huyện Pác Nặm có toạ độ từ: 22o

37’13” – 22o

42’5” vĩ độ Bắc và 105o

34’42”- 105o40’5” kinh độ Đông.

Phía Đông giáp xã Bằng Thành, phía Tây giáp xã Công Bằng và Giáo Hiệu, phía Nam giáp xã Bội Bố thuộc huyện Pác Nặm và phía Bắc giáp xã Xuân Lộ - tỉnh Cao Bằng.

- Đặc điểm địa hình: Là vùng có các dãy núi cao chiếm đa số bao quanh, xen với các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình trồng mây nếp (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)