hàng loạt cỏc bài viết phõn tớch thành cụng cũng như hạn chế của Nguyễn Minh Chõu trong cỏc tập truyện đú, chủ yếu là đỏnh giỏ cao những thành tựu thể hiện sự vận động đổi mới của nhà vă
Trang 1PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài :
Nguyễn Minh Châu là nhà văn xuất hiện vào thời kì kháng chiến chống Mỹ những năm 60 Ông là người mở đường “Tinh anh và tài năng”, người đã ®i được xa nhất trong cao trào đổi mới của văn học Việt Nam đương đại So với các nhà văn cùng thời Nguyễn Minh Châu đến với văn học khá muộn Song khám phá văn học, cũng là con đường quen thuộc, phổ biến của nhiều cây bút chiến sĩ “Con người nhà văn lột xác ra
từ người lính” Sáng tác của ông đã trải dài cùng con đường hành quân ra mặt trận, đi hết “Một thời đạn bom” oanh liệt, sôi nổi rồi trầm tư bước vào thời kỳ hoà bình Ông đã tạo dựng được mười ba tập văn xuôi, một tập tiểu luận phê bình - sự nghiệp văn chương ấy không hẳn đồ sộ, nhưng đã để lại nhiều ấn tượng riêng, phong cách riêng và xuyên suốt bao trùm lên những gì vốn có là cả một tấm lòng tha thiết, gắn bó với đất nước, với con người Việt Nam
Cho đến nay, những truyện ngắn đã được đánh giá cao và Nguyễn Minh Châu đã tạo dựng cho mình một phong cách truyện ngắn độc đáo Đó thực sự là những thành tựu đáng kể không chỉ của nhà văn mà còn là của nền văn học Việt Nam hiện đại
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Minh Châu trên nhiều cách tiếp cận Nhưng nghiên cứu về phong cách truyện ngắn của ông một cách hệ thống toàn diện thì chưa có một bài viết công phu hoặc công trình khoa học nào được tiếp cận Vì thế chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu cho
luận văn là: Sự đổi mới một số bình diện trong phong cách truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau 1975, với mong muốn mang đến những nét mới
Trang 2đóng góp thêm vào phong cách truyện ngắn của một nhà văn đã quá cố khi “Tâm hồn sáng tạo đang độ chín”
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ dừng lại nghiên
cứu về sự đổi mới một số bình diện của phong cách truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu qua một số tác phẩm được coi là tiêu biểu nhất
2 Lịch sử vấn đề:
Nguyễn Minh Châu là một trong số các nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỉ XX Cho đến nay, đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ đề cập về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Theo thư mục tài liệu nghiên cứu tác gia tác phẩm Nguyễn Minh Châu do T.S Nguyễn Trọng Hoàn và Nguyễn Đức Khuông biên soạn năm 2002, lượng bài viết về «ng đã lên đến con số 150 Trong đó chưa kể đến các luận án tiến sĩ, các bài viết ấy đã được tập hợp, tuyển chọn và giới thiệu trong các cuốn kỉ yếu hội thảo 5 năm ngày mất của ông – Hội Văn nghệ, Nghệ An - 1995; Nguyễn Minh Châu - Con người
và tác phẩm [79]; Nguyễn Minh Châu – về Tác gia và Tác phẩm [121] Trong sáng tác của ông, những truyện ng¾n viết sau 1975 là mảng sáng tác thu hút được sự chú ý đặc biệt và gây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu phê bình và bạn đọc, mà lí do chính là sự cách tân về nghệ thuật Cuộc “Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu” tuy gây ra nhiều ý kiến trái ngược, song qua thời gian, những tìm tòi mở đường đổi mới của nhµ v¨n đã nhanh chóng được khẳng định Truyện ngắn của ông dần được thừa nhận, và ngày càng có
vị trí vững vàng trong công chúng văn học, trở thành đối tượng cho những sự đánh giá, phân tích kĩ lưỡng, thấu đáo và khoa học Cùng với
sự ra đời lần lượt của các tập truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành, Bến quê, đặc biệt là trong tập truyện cuối (Cỏ lau) là sự xuất hiện
Trang 3hàng loạt cỏc bài viết phõn tớch thành cụng cũng như hạn chế của Nguyễn Minh Chõu trong cỏc tập truyện đú, chủ yếu là đỏnh giỏ cao những thành tựu thể hiện sự vận động đổi mới của nhà văn trong tư duy nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người, phương thức thể hiện, phong cỏch nghệ thuật truyện ngắn Cú thể kể đến một số bài viết nổi bật của Lại Nguyờn Ân [7,201-208], Ngụ Thảo [91], Huỳnh Như Phương [83,164-170], Trần Đỡnh Sử [87], Hoàng Ngọc Hiến [35], Đỗ Đức Hiểu [36], Ló Nguyờn [69], Nguyễn Văn Hạnh [34], Chu văn Sơn [85], Nhỡn chung cỏc bài viết này đó phần nào đề cập đến phong cỏch truyện ngắn Nguyễn Minh Chõu ở một số phương diện, song để khỏm phỏ phong cỏch riờng biệt độc đỏo của ông một cỏch đầy đủ tuyệt đối thì cú lẽ chưa
cú cụng trỡnh nghiờn cứu nào Tuy nhiờn một số yếu tố của phong cỏch truyện ngắn như tư tưởng nghệ thuật, nhõn vật, tỡnh huống, điểm nhỡn trần thuật, giọng điệu và ngụn ngữ đó được nhà nghiờn cứu Tụn Phương
Lan đề cập khỏ kĩ lưỡng trong cụng trỡnh nghiờn cứu của chị
Trong nghiờn cứu nhõn vật truyện ngắn Nguyễn Minh Chõu, Ngụ Thảo
và Nguyễn Thị Minh Thỏi đó gặp gỡ nhau ở quan điểm cho rằng: Nhõn vật gõy được chỳ ý hơn cả trong sỏng tỏc của ụng là nhõn vật nữ - những người phụ nữ đi qua chiến tranh Tỏc giả đỏnh giỏ: “Nguyễn Minh Chõu
đó bộc lộ được thế mạnh của một cõy bỳt cú khả năng phõn tớch và thể hiện được những biến động tõm lớ khỏ phức tạp của một con người khụng đơn giản” [91]
Phạm Vĩnh Cư lại tỡm thấy trong truyện ngắn Nguyễn Minh Chõu những
nhõn vật tiểu thuyết đớch thực, (trong Khỏch ở quờ ra, Phiờn chợ Giỏt)
một tớnh cỏch vừa mõu thuẫn vừa tuần hoàn, vừa cỏ biệt vừa tiờu biểu, vừa là quỏ khứ của lịch sử tối tăm vừa toả ỏnh sỏng của nhõn tớnh vĩnh hằng của những giỏ trị đạo đức muụn đời [25]
Trang 4Nguyễn Tri Nguyên rất sắc sảo khi ông có cái nhìn phát hiện ra kiểu nhân vật mới xuất hiện trong nhiều sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu – là kiểu nhân vật hướng nội [70]
Trong một công trình nghiên cứu khá tiêu biểu về Nguyễn Minh Châu, Tôn Phương Lan đã phân loại nhân vật trong sáng tác của ông thành hai loại nhân vật đặc trưng nhất thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn:
là nhân vật tư tưởng và nhân vật tính cách - số phận Tác giả đã nhận xét
“Nếu trước những năm 80, Nguyễn Minh Châu chủ yếu chỉ xây dựng dạng nhân vật loại hình thì càng về sau, ngòi bút của ông đã vươn tới sự khắc hoạ nên các dạng nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách - những nhân vật có số phận riêng so với cộng đồng” Đây là những nhân vật
®ược xây dựng theo một quan niệm nghệ thuật nhằm tạo ra khả năng thể hiện đời sống với chiều sâu nhất định, vừa mang thông điệp của tác giả, lại vừa tồn tại một cách khách quan như những “Con người – này”; và hệ thống những nhân vật đó “§a dạng, đông đảo” Trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Tôn Phương Lan cũng nêu ra những thủ pháp xây dựng nhân vật của nhà văn: Miêu tả tâm lý, sử dụng độc thoại nội tâm cùng yếu tố ngoại hình và tên gọi Theo tác giả, quá trình tái hiện “Con người trong con người” đó là quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật của nhµ v¨n, và một trong những phương diện đặc sắc thể hiện phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu chính là nhân vật [46]
Cũng nhận diện về các kiểu loại nhân vật trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Trịnh Thu Tuyết phân chia thành các loại nhân vật: Nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách, nhân vật thế sự, nhân vật số phận [102] Đồng thời, tác giả chỉ ra quá trình vận động và đổi mới thế giới nhân vật của «ng từ nhân vật lí tưởng đến những nhân vật đa chức năng phản ánh cuộc sống đời tư – thế sự Trịnh Thu Tuyết cũng khẳng định
Trang 5những đóng góp nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong xây dựng nhân vật thể hiện qua các biện pháp dùng độc thoại nội tâm, chi tiết miêu tả tâm lý xác thực, miêu tả ngoại hình sinh động [102]
Nhìn chung các bài viết, công trình nghiên cứu kể trên chủ yếu đi vào tìm hiểu các kiểu loại nhân vật của Nguyễn Minh Châu, song chưa đi sâu xem xét sự thể hiện phong cách truyện ngắn của tác giả qua từng tác phẩm
Về cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Trịnh Thu Tuyết đã nhận diện và phân tích khá rõ ba kiểu cốt truyện chủ yếu trong truyện ngắn sau 1975 của nhà văn: Cốt truyện luận đề, cốt truyện sinh hoạt - thế
sự, cốt truyện đời tư Qua đó, tác giả đã chỉ ra sự vận động đổi mới về phong cách truyện ngắn trên một số bình diện cơ bản của «ng là sự vận động từ cốt truyện có hành động bên ngoài chiếm ưu thế đến những cốt truyện chủ yếu dựa vào sự vận động tâm lý, cảm xúc bên trong
Công trình nghiên cứu của Trịnh Thu Tuyết và một số ý kiến về cốt truyện nói trên chủ yếu đã nhận diện, phân chia các kiểu cốt truyện Trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, dựa trên những đặc trưng nội dung, đề tài và ở một số truyện tiêu biểu tác giả Trịnh Thu Tuyết đã làm
nổi bật được một số bình diện thuộc phong cách nghệ thuật truyện ngắn
Cùng với nhân vật, cốt truyện tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu là một phương diện nghệ thuật nổi bật về phong cách, được nhiều nhà nghiên cứu phê bình quan tâm và phân tích đánh giá khá sắc sảo Bùi Việt Thắng, trên quan điểm loại hình, đã nêu lên ba dạng tình huống cơ bản trong truyện ngắn cña «ng: Tình huống tương phản, tình huống thắt nút, tình huống luận đề, từ đó rút ra bài học về phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu: Mối quan hệ đời sống - tình huống truyện là mối quan hệ biện chứng [92]
Trang 6Theo Trịnh Thu Tuyết thì tình huống truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thời kì trước 1975 là những tình huống thử thách bên ngoài để các nhân vật của ông có điều kiện phát huy những sức mạnh và vẻ đẹp tiềm ẩn vốn có của họ Từ sau 1975, nhà văn chủ yếu tạo ra những tình huống tâm lý nhằm đưa nhân vật vào những cuộc đấu tranh nội tâm, những vận động tâm lý với những day dứt, sám hối hay chiêm nghiệm, nếm trải Nghiên cứu phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Tôn Phương Lan
đã nêu rõ quan điểm coi việc tìm ra những dạng tình huống phổ biến trong sáng tác của ông là một thao tác để tìm hiểu sự “§ộc đáo, lặp lại
và phát triển” trong quá trình tiếp cận hiện thực đời sống con người [46,122] Từ đó đi đến nhận xét: Sự tìm tòi của Nguyễn Minh Châu trong xây dựng tình huống diễn ra trên cả bề rộng lẫn bề sâu; §ó cũng là một trong những phương diện thể hiện bản sắc riêng của nhµ v¨n [46] Bên cạnh những yếu tố nêu trên, nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cũng được xem xét ở nhiều bình diện: §iểm nhìn, giọng điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ trần thuật Trịnh Thu Tuyết [102], Tôn Phương Lan [46] đã khái quát về điểm nhìn trần thuật trong sáng tác của nhµ v¨n là: Trần thuật từ ngôi thứ nhất, đến ngôi thứ ba Trịnh Thu Tuyết
đã khẳng định: “Trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật hay nói cách khác là điểm nhìn trần thuật được tác giả lựa chọn và xác định rất tinh tế, phù hợp với mỗi kiểu loại nhân vật và thể tài để mỗi hình thức trần thuật có thể phát huy cao nhất tác dụng nghệ thuật của nó” [102,41]
Về giọng điệu trần thuật, theo Tôn Phương Lan, giọng chủ âm trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu là giọng thâm trầm Trước 1980, giọng chủ
âm này lẫn vào giọng trữ tình quen thuộc, còn sau 1980, nó được thể hiện dưới nhiều sắc thái cụ thể, với những mức độ khác nhau Đặc biệt
Trang 7vào thời kì đầu những năm 80, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu có
xu hướng đi vào triết lí, xu hướng này chi phối giọng điệu khá rõ [46]
Từ góc độ nghệ thuật truyện ngắn, Trịnh Thu Tuyết đã nhận định: “Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu đã có sự thay đổi rõ nét trong giọng điệu trần thuật Tính chất độc thoại tôn kính của sử thi đã được thay bằng tính chất bình đẳng đa thanh hết sức mới mẻ” [102,47] Tác giả phân tích những tính chất này trong sáng tác của nhà văn qua hai thời kì trước và sau 1975 Trịnh Thu Tuyết đã nêu ra quá trình vận động và đổi mới trong giọng điệu trần thuật của Nguyễn Minh Châu: Từ giọng điệu quan trọng, tôn kính đậm chất sử thi đến giọng điệu thân mật, suồng sã đời thường: Từ tính đơn giọng, độc thoại đến tính chất phức điệu đa thanh [102]
Ngoài điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, Tôn Phương Lan, TrịnhThu Tuyết còn đi sâu vào phân tích ngôn ngữ, nhịp điệu trần thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu Tôn Phương Lan xem xét cách sử dụng ngôn
từ của ông trong việc miêu tả, trong khả năng đưa ngôn ngữ văn chương gần gũi với ngôn ngữ của đời sống tạo nên tính biểu cảm, biểu trưng nhằm nâng cấp nghệ thuật cho ngôn ngữ trong tác phẩm của mình Tôn Phương Lan cho rằng ngôn ngữ của nhµ v¨n trong sáng tác là thứ “Ngôn ngữ được tinh lọc” [46] Nhìn chung, các bài viết và công trình nghiên cứu kể trên đã xem xét c¸c phương diện về phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ở nhiều góc độ, bình diện khác nhau Dù là phác thảo khái quát hay phân tích cụ thể ít nhiều đều đề cập đến những khía cạnh, yếu tố nào đó của phong cách nhà văn Trong luận văn này, chúng tôi cố gắng khảo sát nhằm tìm hiểu bổ sung về sự đổi mới một số
bình diện trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 ở
tình huống truyện, nhân vật truyện và nghệ thuật trần thuật để một lần
Trang 8nữa khẳng định phong cách nghệ thuật truyện ngắn của một nhà văn có tài năng độc đáo và thực sự những bài viết và các công trình nghiên cứu
kể trên đã là những gợi ý, tham khảo quý giá cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn
mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này”
4 Nhiệm vụ nghiên cứu :
Luận văn tập trung nghiên cứu một số bình diện phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nhằm chỉ ra đặc điểm nổi bật về phong cách truyện ngắn của ông, so sánh với một số phong cách của các nhà văn khác cùng thời như: Ma Văn Kháng, Đỗ Chu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp…
Từ kết quả nghiên cứu trên, luận văn sẽ có cơ sở chắc chắn để khẳng định phong cách truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 giữ được
vị trí xứng đáng trong thời kỳ đất nước đổi mới
5 Đối tượng và phạm vi khảo sát :
5.1 Đối tượng khảo sát:
Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung khảo sát sự đổi mới phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trên các bình diện: Tình huống truyện, nhân vật truyện, nghệ thuật trần thuật, để làm nổi bật
phong cách nghệ thuật truyện ngắn của một tác giả
Trang 95.2 Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn đi sâu nghiên cứu sự đổi mới một số bình diện cơ bản tạo nên phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu Trong đó tập trung khảo sát toàn bộ truyện ngắn của «ng trong sự nghiệp sáng tác sau 1975
Vì đây là những sáng tác có giá trị nghệ thuật cao, thể hiện rõ sự trăn trở tìm tòi đổi mới, sự “Dũng cảm điềm đạm” của một cây bút tài hoa, và trách nhiệm, rất đỗi nhân hậu và nặng lòng với con người, cuộc sống
6 Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở lí luận về thể loại truyện ngắn, phương pháp luận nghiên cứu văn học luận văn làm sáng tỏ vấn đề b»ng một số phương pháp chính sau đây:
6.1 Phương pháp thống kê, khảo sát:
Quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp thống
kê, khảo sát dựa vào đặc trưng thể loại truyện ngắn, làm nổi bật phong cách riêng độc đáo của Nguyễn Minh Châu trong từng thời kì
6.2 Phương pháp tiếp cận hệ thống:
Sử dụng phương pháp này người viết có thể hệ thống được sự hình thành, vận động phát triển của các yếu tố cấu thành phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ë mét sè b×nh diÖn
6.3 Phương pháp phân tích tổng hợp:
Để luận văn được đầy đủ, chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá nhận xét về phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
6.4 Phương pháp so sánh lịch đại và đồng đại:
Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh giữa phong cách truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu với các tác giả cùng thời, xem xét, sự đổi mới thông qua phong cách độc đáo của truyện ngắn
Trang 106.5 Những thao tác thuộc thi pháp học:
Tiếp cận các tác phẩm ở góc độ thi pháp, luận văn vận dụng những phạm trù của lí luận làm phương tiện khảo sát, soi chiếu các hiện tượng văn học bằng một hệ thống quan niệm trong đó hạt nhân là một số bình diện trong phong cách truyện ngắn
7 Đóng góp của luận văn:
Đây là công trình nghiên cứu về sự đổi mới một số bình diện trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu theo các yếu tố cấu thành phong cách gồm tình huống truyện, nhân vât truyện, nghệ thuật trần thuật Trên cơ sở đó, luận văn khẳng định những giá trị và sự đổi mới về
phong cách truyện ngắn của nhµ v¨n trong văn xuôi đương đại
8 Bố cục luận văn gồm:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Chương 1 Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm phong cách nghệ thuật nhà văn
1.2 Khái niệm về thể loại truyện ngắn
1.3 Một số bình diện về phong cách truyện ngắn
Chương 2 Sự đổi mới tình huống truyện trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
Chương 3 Sự đổi mới nhân vật truyện trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
Chương 4 Sự đổi mới nghệ thuật trần thuật trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
Phần 3: Kết luận
Trang 11PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1 Khái niệm về phong cách nghệ thuật nhà văn
1.1 Giới thuyết thuật ngữ về phong cách
1.1.1 Các quan điểm khác nhau về phong cách:
Phong cách không chỉ là khái niệm độc tôn của khoa học văn học mà
nó còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo đặc thù của mỗi một chuyên ngành Đó là một khái niệm được nhiều người đề cập đến khi tìm hiểu sự độc đáo của một nhà văn, tuy nhiên trong giới nghiên cứu, nội hàm của khái niệm này vẫn chưa hoàn toàn được thống nhất Đã
có nhiều nhà văn trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề này qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học M.B.Khakapchenko trong công trình Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học đã tổng hợp nhiều quan điểm khác nhau từ các nhà nghiên cứu như D.Likhacher, A.Grôg rian, V.Turbin…¤ng đã đưa ra cách hiểu khái quát: “Phong cách cần phải được định nghĩa như phương thức biểu hiện cách chiếm lĩnh hình tượng đối với cuộc sống như phương thức thuyết phục và thu hút độc giả”
Theo cuốn Từ điển tu từ - phong cách - thi pháp học của Nguyễn
Thái Hoà thì phong cách (stilos) trong tiếng Hi Lạp là cái que một đầu nhọn và một đầu tù để viết trên sáp, đầu tù dùng để xoá những chữ viết sai, nó là cái bút viết khi chưa có bút như bây giờ, về sau nó được chuyển nghĩa thành “Cách viết”, “Lối viết” nghĩa tương đương với “Bút pháp”, “Phong cách” Đến thế kỉ XVII, khái niệm “Phong cách” là đặc trưng sáng tạo, cá tính sáng tạo nghệ thuật, phong cách đồng nhất với
Trang 12khái niệm trên: “Phong cách chính là con người” (BUFFON), (văn tức là người) Quan niệm này là cách phát triển của quan niÖm khác: “Lời nói chính là diện mạo của tâm hồn” (senèque), “Tính cách thế nào thì phong cách thế ấy” ( Platon) Theo tác giả Nguyễn Thái Hoà thì phong cách là tổng hợp của ba đặc điểm: Cá tính sáng tạo, tư tưởng nghệ thuật trong
mối quan hệ với trào lưu tư tưởng xã hội và trào lưu nghệ thuật
Phan Ngọc tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều cho rằng :
“Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử, và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm hay một tác giả” Trong giáo trình lý luận văn học lại quan niệm: “Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mỹ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú” [74,tr-89]
Có thể nói có rất nhiều cách hiểu về phong cách nghệ thuật của nhà văn, sau khi tham khảo các quan niệm về phong cách và nghiên cứu thực tế, chúng tôi xin nêu ra quan niệm về phong cách như sau dùng để tiếp cận tác phẩm với tư cách là một chỉnh thể toàn vẹn nhằm làm sáng tỏ vấn đề Theo chúng tôi khái niệm phong cách có thể được hiểu ở bốn điểm sau: Phong cách là một phạm trù thẩm mỹ, thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn, là chỗ riêng, độc đáo của từng cây bút Nhà văn có phong cách là người đã để lại cho đời những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao Chính nét riêng, độc đáo này giúp ta có thể phân biệt nhà văn này với nhà văn khác Cho nên một nhà văn có thể thành công ở thể loại này mà không chắc có thể thành công ở các thể loại khác
Phong cách luôn luôn chuyển biến và vận động nhưng vÉn ổn định và
thống nhất Chính vì lẽ đó có những tác phẩm tuy nhà văn viết rất khác
Trang 13nhau nhưng người đọc vẫn nhận ra đó là văn của ông ta chứ không phải của ai khác
1.1.2 Những biểu hiện của phong cách:
Có thể nói có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm thì sẽ có bấy nhiêu phương diện cho phong cách của nhà văn thể hiện Phong cách biểu hiện
ở việc lựa chọn đề tài, có nhà văn lựa chọn đề tài đơn giản, có nhà văn
lại chọn đề tài rắc rối, phức tạp Phong cách còn thể hiện ở cảm hứng
chủ đạo, mỗi nhà văn lựa chọn những cảm hứng chủ đạo khác nhau để thể hiện Phong cách biểu hiện ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, trong quá trình sáng tạo nhà văn phải lựa chọn cho mình những kiểu nhân vật
để chuyển tải được ý đồ nghệ thuật của m×nh Cùng một đề tài nhưng cách thể hiện trong tác phẩm thì không ai giống ai bởi vì mỗi nhà văn chỉ thành công ở một số thể loại nhất định Như vậy đề tài cũng là nơi biểu hiện của phong cách nhà văn Cách lựa chọn ngôn ngữ ở nhà văn cũng
có sự khác nhau cơ bản, mỗi nhà văn có thể thành công ở những hệ thống tu từ khác Phong c¸ch mang tÝnh c¸ nh©n nhng còng mang dấu
ấn của dân tộc, thời đại Bởi vì tính dân tộc là thuộc tính tất yếu của văn học thì phong cách nhà văn không thể thoát ly thuộc tính này,Đúng như văn hào Vônte nói: “Cũng giống như từ gương mặt, ngôn ngữ, hành động cụ thể có thể nhận ra quốc tịch của một con người, thì cũng có thể
từ phong cách sáng tác nhận ra một số là người Ý, người Pháp, người Anh hay người Tây Ban Nha một cách dễ dàng” (Bàn về sắc thái) Người
ta thường bàn về phong cách thời đại, phong cách tác phẩm và phong cách tác giả Trong ba cấp độ này phong cách tác giả được coi là quan trọng nhất Phong cách tác giả cũng chính là phong cách nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm cụ thể
Trang 141.1.3 Đặc điểm của phong cách tác giả :
Nghiên cứu sự phát triển của một nền văn học không thể không nghiên cứu phong cách của nhà văn Sự độc đáo của phong cách nhà văn làm cho phong cách thời đại thêm phong phú đa dạng Phong cách thể
hiện cá tính sáng tạo của nhà văn vì không phải ai cũng tạo được cho
mình một phong cách riêng: “Mà chỉ những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo Nét riêng biệt ấy thể hiện ở các tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm cho ta có thể nhận ra sự khác nhau” [46,tr.256] giữa nhà văn này và nhà văn khác “Trong chỉnh thể các sáng tác của nhà văn, cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo
về thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy” [46,tr.256]
Có nhiều nhân tố tạo nên phong cách nhà văn như tâm lý, khí chất, cá
tính, thế giới quan… Phong cách tác giả có sự vận động, phát triển, điều
đó có thể giải thích là do điều kiện sống của nhà văn thời niên thiếu bao gồm: Môi trường gia đình, môi trường xã hội, môi trường thiên nhiên, môi trường văn hoá Tất cả những điều đó ảnh hưởng đến cảm quan nghệ thuật giọng điệu riêng của mỗi nhà văn sau này
Như vậy, trên cơ sở quan niệm chung về phong cách chúng tôi khảo sát phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ở hai giai đoạn trước và sau
1975 (§ặc biệt là giai đoạn sau 1975) Sự đổi mới các bình diện: Nhân vật truyện, tình huống truyện, nghệ thuật trần thuật…cña nhµ v¨n sau
1975 thực sự đổi mới về phong cách
1.2 Khái niệm về thể loại truyện ngắn:
Xung quanh việc ra đời của thể loại truyện ngắn, các nhà nghiên cứu
có nhiều quan điểm khác nhau Có ý kiến cho rằng: Truyện ngắn có từ xa
Trang 15xưa trong văn học dân gian, văn học trung đại Tuy nhiên, theo giáo sư Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu th× truyện ngắn là thể loại của thời hiện đại
và lưu ý rằng cần phải phân biệt chuyện và truyện Chuyện mang tính chất kể, còn truyện mang yếu tố sáng tạo nhiều hơn, nghĩa là nhà văn cấu trúc lại hiện thực bằng ngôn từ văn học Chúng tôi nghiêng về quan điểm này theo sách Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Truyện ngắn là một thể loại văn học Nó thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi có xu hướng ngắn gọn, xúc tích và hàm nghĩa hơn truyện dài như tiểu thuyết Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài ba đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định Trong khi đó, tiểu thuyết chứa được nhiều vấn đề, phủ sóng được một diện rộng lớn của đời sống Do đó, truyện ngắn thường hết sức hạn chế về nhân vật, thời gian và không gian trong truyện ngắn cũng không trải dài như tiểu thuyết Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảng khắc của
cuộc sống Ví dụ một truyện ngắn kể về Nhà chứa Tellier của
Maupassant thời gian chỉ 24 giờ, lời phán quyết của Kapka, chỉ xảy ra
trong vài giờ Trong khi cuốn tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất có thời
gian cốt truyện khoảng 40 năm và đến tận ba nghìn trang Tiểu thuyết
Chiến tranh và hoà bình có tới trên 500 nhân vật
Như vậy, thông thường tiểu thuyết phải dài hơn truyện ngắn Song không phải bất cứ một tác phẩm dày nào cũng là tiểu thuyết Một tác phẩm dài hay ngắn chỉ còn là tương đối để phân biệt Phần quan trọng để được gọi
là tiểu thuyết còn ở cấu trúc của nó Có hai cách để phân biệt truyện ngắn hay tiểu thuyết Thứ nhất, căn cứ theo số trang mà truyện có thể in
ra Thứ hai, căn cứ theo cách viết của cả truyện: Tiểu thuyết hay truyện
Trang 16dài thì cứ triền miên theo thời gian, đôi khi có quãng hồi ức trở ngược lại Truyện ngắn thì gây cho người đọc một cái nút, một khúc mắc cần giải đáp Cái nút đó càng ngày càng thắt lại đến đỉnh điểm thì đột ngột cởi tung ra, khiến người đọc hả hê, hết băn khoăn
Tóm lại, truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, nhân vật không nhiều, tình tiết Ýt, số trang không dài, nội dung chỉ xoay xung quanh một tình huống chủ chốt nào đó
1.3 Một số bình diện về phong cách truyện ngắn:
1.3.1 Tình huống truyện :
Tình huống là yếu tố nghệ thuật không thể thiếu trong mọi tác phẩm
tự sự Dẫu là những cốt truyện không biến cố, không có những cao trào thắt mở nút hồi hộp, căng thẳng, truyện ngắn vẫn phải dựa trên một tình huống nhất định Đó là hoàn cảnh chứa đựng xung đột mà tác giả tạo ra
để triển khai cốt truyện, để đưa nhân vật vào hoạt động, mặc dù chỉ là những hoạt động tâm lý bên trong Tình huống truyện thường gắn với sự kiện cụ thể gây ra những biến động mạnh mẽ đối với số phận, với đời sống tinh thần, tâm lý cảm xúc của nhân vật Tình huống có vai trò rất quan trọng vì nó thể hiện khả năng nắm bắt vấn đề và tư tưởng nghệ thuật của tác giả Truyện ngắn muốn hay thì phải có tình huống đặc sắc,
đọc xong là ấn tượng Tình huống là diễn biến của sự việc, hiện tượng có
tác dụng quan trọng đến xung quanh Tình huống phải có tính bất thường, khác lạ, đột biến so với cốt truyện Trong truyện ngắn, tình huống là tập hợp liên kết các tình tiết, chi tiết sự việc tạo nên hoàn cảnh
cụ thể, độc đáo tác động đến nhân vật thể hiện rõ chủ đề tác phẩm Theo Nguyễn Minh Châu: “Tình huống là cái tình thế xảy ra truyện, là một khoảnh khắc mà ở đó sự sống hiện ra “§ậm đặc”, là khoảnh khắc chứa
Trang 17đựng một đời người, là lát cắt của hoàn cảnh, tác động đến số phận nhân vật”
Tình huống tạo nên vẻ đẹp, bản sắc riêng của truyện, thể hiện tài năng sáng tạo của nhà văn Và Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nói: “Tình huống
là một tứ thơ, một thứ nước rửa ảnh có thể làm nổi bật hình sắc nhân vật,
chủ đề tư tưởng tác phẩm” Tuy vậy, tình huống phải phù hợp với logic cuộc sống thì truyện mới chân thực, phải mới lạ thì truyện mới hấp dẫn Tình huống giúp nhà văn khắc hoạ tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng nghệ sĩ Viết truyện ngắn nhà văn phải tạo được tình huống truyện vì đặc trưng truyện ngắn dung lượng nhỏ, thể hiện nhân vật qua một khoảnh khắc ngắn ngủi của đời sống Khác tiểu thuyết dung lượng dài, theo sát toàn bộ cuộc đời, số phận nhân vật…Xây dựng được tình huống truyện độc đáo là dấu hiệu của một tác phẩm có giá trị Đồng thời đó cũng là cách thức thể hiện tài năng của chính tác giả
Như vậy, nhìn từ góc độ lí luận, chúng tôi nghĩ rằng, tiếp cận truyện ngắn từ góc độ tình huống là phù hợp với đặc trưng của thể loại vì xét đến cùng, đọc một truyện ngắn mà không thấy nó khác truyện dài, truyện vừa, tiểu thuyết ở điểm nào thì cách đäc đó không phù hợp với đặc trưng thi pháp của thể loại hiện đại
1.3.2 Nhân vật truyện:
Nhân vật là một yếu tố nghệ thuật không thể thiếu của tác phẩm truyện Tuỳ theo quan niệm nghệ thuật của mỗi thời đại, tuỳ theo mục đích và ý đồ sáng tác của nhà văn mà nhân vật có những chức năng khác nhau, với những kiểu loại khác nhau “Miêu tả con người cho sinh động, đây là điều chủ yếu” (M.Gorki) Để có những nhân vật trường tồn trong lịch sử văn học, hoặc tối thiểu cũng tạo ra những ấn tượng có sức ám ảnh, chinh phục với độc giả đương thời, nhà văn phải có dụng công và
Trang 18tâm huyết trong việc lựa chọn và xác định những thủ pháp khắc hoạ nhân vật để có thể “Miêu tả con người cho sinh động” Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học chỉ xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả bằng phương tiện nghệ thuật Các phương thức thể hiện nhân vật hết sức đa dạng, phong phú
Trong một tác phẩm văn học, nhân vật là sự biểu hiện khả năng chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật cùng với tư tưởng nghệ thuật, lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người Do nhân vật có vai trò quan trọng như vậy nên nhiều nhà văn đã coi trọng việc xây dựng nhân vật trong quá trình sáng tác của mình “Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó của hiện thực, nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch
sử nhất định” [30.102] Nhà văn Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết là miêu tả con người và con đường đi của họ trong xã hội Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề đều phải thông qua các nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là từ sự việc Một cuốn tiểu thuyết có đứng được hay không là ở chỗ có tạo ra được những nhân vật làm cho bạn đọc nhớ được hay không” [98.103] Trong lịch sử văn học nhiều nhà văn đã sáng tạo ra những nhân vật mang thuộc tính điển hình cho một tính cách nên nó có một đời sống riêng trong xã hội Các nhân vật thường được xây dựng bằng cách sáng tạo nỗ lực của nhà văn, chuyên chở ý tưởng của nhà văn, in đậm cá tính sáng tạo của nhà văn và bao giờ cũng mang dấu ấn của thêi đại đó…và chính sức sống của nhân vật đã làm nên vinh quang cho tên tuổi của nhà văn Cho nên nhân vật là một trong những phương diện đặc sắc thể hiện phong cách nghệ thuật, đánh dấu sự trưởng thành của tác giả trên lộ trình văn học
Trang 19Khảo sát hệ thống nhân vật của Nguyễn Minh Châu trước và sau 1975,
có thể thấy rất rõ những trăn trở tìm tòi của ông trong cuộc đời sáng tác
để xây dựng nên những nhân vật tâm đắc nhất Đặc biệt từ những năm 80 với sự thay đổi cơ bản trong phong cách truyện ngắn nhµ v¨n đã tạo ra một bước chuyển mạnh mẽ trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặt nền móng cho sự đổi mới văn học sâu sắc, toàn diện mà sự thể hiện trước hết
là ở bình diện nhân vật
1.3.3 Nghệ thuật trần thuật:
“Trần thuật là phương diện cơ bản của thể loại tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của chủ thể trần thuật” [81,307] Trần thuật gắn bó với phong cách nghệ thuật của tác phẩm, vì nó là “Cả một hệ thống tổ chức phức tạp nhằm đưa hành động lời nói nhân vật vào đúng vị trí của nó để người đọc có thể lĩnh hội theo ý định tác giả” [81,307] Trong trần thuật có nhiều phương diện: §iểm nhìn, giọng điệu, nhịp điệu, quan điểm, không gian thời gian, ngôn ngữ trần thuật Việc tổ chức các phương diện này phụ thuộc chặt chẽ vào quan điểm nghệ thuật, cách nhìn cuộc sống, con người của chủ thể trần thuật, chịu sự qui định chặt chẽ của đặc trưng thời đại
Trong bài bàn về việc mở ra môn trần thuật học trong ngành nghiên cứu văn học ở Việt Nam, Lại Nguyên Ân khẳng định: Trần thuật (narration) trỏ phương thức nghệ thuật đặc trưng trong các tác phẩm thuộc loại văn học tự sự (Tương tự trầm tư /meditation/ đặc trưng cho văn học trữ tình, đối thoại đặc trưng cho văn học kịch) thực chất hoạt động trần thuật là
kể, là thuật [7,tr.146-147] Khái niệm trần thuật còn có thể được gọi khác như tự sự hay kể chuyện
Trang 20Như vậy, trần thuật (hay tự sự, kể chuyện) là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm Mỗi người có một cách nói riêng Tựu chung, qua những ý kiến đó, có thể thấy: Thực chất của hoạt động trần thuật là việc kể lại, thuật lại những sự kiện, con người, hoàn cảnh theo một thứ tự nhất định, dưới một cái nhìn nào đó
Trần thuật vừa là phương thức chủ yếu cấu tạo nên tác phẩm tự sự vừa là yếu tố kết đọng tài nghệ của mỗi nhà văn Ở các nghệ sỹ tài năng, trần thuật trở thành yếu tố nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo
ra sức hấp dẫn của văn bản nghệ thuật vừa ở chiều sâu, vừa ở mặt cụ thể, cảm tính Nghiên cứu phương diện quan trọng này giúp chúng ta có cơ
sở để định giá tác phẩm, khẳng định tài năng và những đóng góp của tác giả vào tiến trình văn học
Trang 21Chương 2 Sự đổi mới tình huống truyện trong phong cách truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
2.1.Tình huống truyện trước 1975:
Tình huống có vai trò rất quan trọng vì nó thể hiện khả năng nắm bắt vấn đề và tư tưởng nghệ thuật của tác giả Tình huống truyện thường gắn liền với sự kiện cụ thể gây ra những biến động mạnh mẽ đối với số phận, tinh thần, tâm lý, cảm xúc của nhân vật Trong văn học cách mạng trước
1975, thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hi sinh cho cách mạng, là các tiêu chuẩn đạo đức cách mạng được thể hiện chủ yếu trong mối quan hệ với đồng chí, đồng bào, với kẻ thù Trước hiện thực của đất nước, văn xuôi chống Mỹ đặt lên hàng đầu yêu cầu phục vụ chính trị, phục vụ cách mạng Tất cả mọi người đều hướng vào một mục đích chung duy nhất, phát huy hết khả năng của mình để cống hiến được nhiều nhất, giành quyền sống cho cả dân tộc Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu không vượt khỏi quy luật đó Thời kỳ đầu của cách mạng, mọi cố gắng của ông đều hướng về duy nhất là nhận thức những vẻ đẹp trong tâm hồn dân tộc Với ông ở mỗi con người “đều chứa đựng trong lòng mình những nét đẹp đẽ kỳ diệu đến nỗi cả một đời người chưa đủ
để nhận thức” Hiện thực luôn “Dâng sẵn” đón chờ người nghệ sĩ khám phá , sáng tạo, khát vọng nhận thức là điểm xuất phát, là ngọn nguồn của
sự tìm tòi, buộc nhà văn phải “Tìm hiểu” để phát hiện những “Hạt ngọc
ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn” mỗi người và ngợi ca nó trong cảm hứng anh hùng Có thể nhận thấy trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trong những năm tháng chống Mỹ đều có chung một âm hưởng ngợi ca hào hùng, nhiệt tình, mê say với lý tưởng Cũng ở thời kỳ này, với quan niệm về người anh hùng, những con người đại diện cho quyền
Trang 22lợi của giai cấp, của dân tộc, những con người hành động theo lý tưởng, chiến đấu và hy sinh vì cách mạng, ít có điều kiện để sống cho mình, mà chủ yếu là “hướng ngoại” Vì vậy, những nhân vật ở thời kỳ này thường
ít xung đột nội tâm Tất cả đều đồng lòng đồng sức hướng theo lý tưởng Tìm hiểu các dạng thức tình huống đặt ra trong sáng tác là một công việc cần thiết trong quá trình tìm hiểu phong cách nghệ thuật của một nhà văn Từ lâu, vai trò của tình hưống trong truyện ngắn được các nhà nghiên cứu, các nhà văn đánh giá cao [30] Chính tác giả Nguyễn Minh Châu cũng từng viết bài tiểu luận bàn về tình thế xảy ra truyện, ông cho rằng : “§ôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra câu chuyện thật hay và thế là coi như xong một nửa” Nó là cái cớ chắc chắn, hết sức
cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nương tựa vào nhau để thực hiện đắc lực tất cả ý định của tác giả (21,257) Vai trò của tình huống trong nghệ thuật viết văn được coi trọng như vậy nên Nguyễn Minh Châu đã thường xuyên “Quan sát cuộc sống con người” và “Sẵn sàng” xông thẳng vào mọi ngóc ngách tính cách lẫn tâm sự sâu kín “§ể làm sáng rõ ra trước mắt người đọc những điều thuộc về lương tâm và đời sống con người” Trên con đường chiếm lĩnh hiện thực đời sống, «ng
đã nỗ lực tìm tòi sáng tạo nhiều tình huống truyện khác nhau làm nên những đặc trưng riêng cho mình Trước 1975, tình huống đặt ra trong truyện ngắn của ông không có gì đặc biệt Để thể hiện tư tưởng yêu nước, tư tưởng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, nhân vật thường được ông đặt vào các tình huống giao tranh căng thẳng, giữa cái chung
và cái riêng, giữa sự sống và cái chết để rồi cuối cùng phẩm chất anh hùng trong mỗi con người bao giờ cũng nổi trội, chiến thắng Ở đây cái riêng hỗ trợ cho cái chung, tình yêu lứa đôi chỉ có thể ra đời trên cơ sở lòng cảm phục của tình đồng chí, đồng đội, tình yêu đất nước quê hương
Trang 23Và trên cái nền của những tình cảm chung đó, tình yêu càng trở nên đẹp
đẽ và có ý nghĩa Tình huống ở trong các truyện Những vùng trời khác
nhau, đặc biệt trong Mảnh trăng cuối rừng là một ví dụ điển hình Cuộc
gặp tình cờ với tất cả sự kiện xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn ngủi trước và sau trận không kích, của máy bay Mỹ vào chiếc xe vận tải
có cô gái đi nhờ xe đó là một tình huống thật đắt giá cho nhân vật bộc lộ phẩm chất Đây là phẩm chất yêu nước của một thế hệ thanh niên biết đặt nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước lên trên tình yêu đôi lứa “khi Tổ quốc
cần họ biết sống xa nhau” Mảnh trăng cuối rừng là truyện viết về tình
yêu của một đôi thanh niên trong chiến tranh, song tình huống truyện chủ yếu lại thể hiện phẩm chất cao đẹp của cả một thế hệ trẻ Việt Nam Kiểu tình huống truyện này rất phổ biến trong văn xuôi chống Mỹ, ở Đỗ Chu, Lê Minh Khuê, Lê Lựu…Một trong những nguyên nhân tạo nên đặc điểm tình huống truyện kiểu như vậy trong văn xuôi thời kỳ ấy là do qui định của hoàn cảnh
Trong các sáng tác trước 1975, Nguyễn Minh Châu đã tạo ra những tình huống thử thách bên ngoài để các nhân vật của ông có điều kiện phát huy những sức mạnh và vẻ đẹp tiềm ẩn vốn có của họ Các nhân vật này thường bị đặt trước sự lựa chọn căng thẳng giữa sống và chết, giữa sự xả thân dũng cảm với sự khuất phục yếu hèn Vì trong chiến tranh, con người không có đường lùi, không có những khoảng tranh tối tranh sáng
để tạm bợ ẩn náu nên đó là điều kiện cho những tình huống gay go, ác liệt phát triển hoàn thiện cốt truyện Tình huống thử thách của hoàn cảnh bên ngoài là loại tình huống chủ yếu được Nguyễn Minh Châu sử dụng khi khắc họa tính cách nhân vật thời kỳ trước 1975 Cảm hứng ngợi ca
và quan niệm về người anh hùng đã tạo cho văn xuôi chống Mỹ nói chung và truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nói riêng, những nhân vật đẹp
Trang 24đẽ, cao thượng…Những con người đó là sự kết tinh vẻ đẹp tinh thần của dân tộc Chiến đấu cho mục đích, cho lý tưởng chung, ở mỗi con người,
vẻ đẹp của phẩm chất đạo đức, của nhân phẩm luôn được tiềm ẩn sẵn trong tâm hồn, chỉ cần có dịp vẻ đẹp đó sẽ được bộc lộ Những giây phút đối đầu với thử thách chính là những “khoảnh khắc kỳ diệu” chói sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mỗi con người Việt Nam Đất nước, dân tộc đang đứng trước nguy cơ của sự mất còn, nhân vật mang
lý tưởng chung của dân tộc không thể không vươn lên với sức mạnh Phù Đổng vượt qua mọi thử thách Vì thế hầu hết những nhân vật ở thời kỳ trước 1975 đều được đặt trong mối quan hệ với chiến tranh, trước thử thách khốc liệt, trước cái sống, chết, vinh quang và sự đớn hèn để nhân
vật tự khẳng định phẩm chất của mình Ở “Cửa sông”, Nguyễn Minh
Châu đặt con người ở sự đổi thay của đất nước, khi đất nước bước vào cuộc đấu tranh, con người buộc phải thay đổi nếp nghĩ, cách sống và tính cách con người được bộc lộ trước tình huống ấy Đó là tinh thần yêu nước của cụ Lâm, đã ngoài tám mươi tuổi, vẫn còn tiếc rằng mình
“Không còn đủ sức để đi đánh giặc”
Ở “Dấu chân người lính”, phẩm chất đạo đức cách mạng của người
chiến sĩ được đặt trước tình huống chiến đấu, trực tiếp giáp mặt với quân thù Có ai ngờ, đằng sau cái vẻ mặt “Vừa thông minh, vừa hơi đần độn”, đằng sau những hành động bồng bột của một tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn và mơ mộng, Lữ là một chiến sĩ cực kỳ dũng cảm, một người anh hùng, tác giả đã đặt Lữ trước tình huống khốc liệt của cuộc chiến đấu Trước sự lựa chọn của cái sống và cái chết, trước vinh quang chiến thắng
và sự thất bại đớn hèn, Lữ đã hành động không hề suy nghĩ, tiếc nuối về cái chết của bản thân đang ở tuổi hai mươi, Lữ đã xả thân mình góp phần quyết định cho chiến thắng của sư đoàn Bởi lẽ, phẩm chất đạo đức cách
Trang 25mạng, tinh thần dám hy sinh thân mình là một phẩm chất vốn có, là những “Hạt ngọc” luôn được Èn giấu tiềm tàng trong tâm hồn của những người anh hùng Tình huống thử thách của hoàn cảnh như là một “dịp”, một cái “cớ” để nhân vật bộc lộ mình, để rèn rũa thêm cho “Hạt ngọc”
tinh thần luôn được sáng ngời Trở lại trong “Mảnh trăng cuối rừng”,
suốt dọc đường đi, sự có mặt của Nguyệt làm cho Lãm (người lái xe) khó chịu Dưới con mắt của Lãm, Nguyệt đã bị hiểu lầm, cô sẽ là sự trở ngại, gây ra những rắc rối, phiền toái khi gặp những thử thách dọc đường Trong khi đó, có ai biết rằng trong con người Nguyệt ẩn chứa biết bao những vẻ đẹp nhưng chưa có dịp để thể hiện §ó là vẻ đẹp của lòng dũng cảm ngời sáng trong cô “khi bất ngờ chiếc xe đang chạy trên đường gặp máy bay Mỹ ném tọa độ” Những giờ phút đương đầu với thử thách giữa bom đạn mù mịt, giữa sự mất còn để cứu xe Hành động bình tĩnh gan dạ và nhanh nhẹn của Nguyệt, bộc lộ vẻ đẹp nhân phẩm của cô một cách trọn vẹn nhất Cùng với việc nhận ra vẻ đẹp dũng cảm ở cô, người lái xe cũng khám phá ra những phẩm chất trong sáng, cao đẹp khác của cô gái, đó là sự thủy chung, lòng tin yêu cuộc sống và con
người Ngoài ra một số truyện ngắn khác trong tập “Những vùng trời
khác nhau” cũng được Nguyễn Minh Châu xây dựng theo kiểu tình
huống trên Ở thời kỳ trước 1975, chiến tranh được coi như một “Phép thử” đối với mỗi con người, qua phép thử ấy, phẩm chất của mỗi người được rèn rũa và khẳng định Bên cạnh đó, một số tác phẩm được viết ở
những năm sau chiến tranh như “Miền cháy”, “Lửa từ những ngôi nhà”,
“Những người đi từ trong rừng ra”, tuy tác giả không đặt nhân vật vào
những tình huống của chiến tranh, nhưng vẫn là những tình huống thử thách bên ngoài, những tình huống thử thách của hoàn cảnh đòi hỏi con người phải tự vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh để khẳng định mình Với
Trang 26những nhân vật hành động theo lý tưởng và vì lý tưởng, sự cống hiến xả thân cho sự nghiệp cách mạng thì việc xây dựng tình huống thử thách ở bên ngoài để nhân vật tự bộc lộ mình là hợp lý
Nguyễn Minh Châu tìm ra những dạng tình huống phổ biến trong sáng tác truyện ngắn của mình Dạng tình huống thắt nút là dạng tình huống phổ biến trong các truyện ngắn của «ng nói riêng và các nhà văn nói chung Với những tình huống này, Nguyễn Minh Châu đã tiếp tục khẳng định mình trong tương quan với các sáng tác của m×nh trước đây và những cây bút truyện ngắn cùng thời khi đặt ra sự nhận thức mới đối với nhân vật và người đọc Và đây cũng là những truyện ngắn mà vấn đề được ông tạo ra từ những tình huống gay cấn mang xung đột dữ dội Viết
về chiến tranh, tình huống của Những vùng trời khác nhau, Mảnh trăng
cuối rừng, đặt ra tuy cũng mang đầy kịch tính nhưng được giải quyết
theo cảm hứng lãng mạng nên bối cảnh của chiến tranh được hiện ra trong vẻ đẹp thơ mộng, ấm áp tình người Tình yêu lứa đôi, tình đồng đội đã trở thành lý do tuyệt vời để Nguyễn Minh Châu thể hiện tình yêu đất nước quê hương, ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước Các tình huống này chủ yếu là để tiếp tục “minh họa” cho một phẩm chất cần được khẳng định, vì thế trong các truyện đó, nhân vật chính thường là nhân vật tư tưởng Trong các truyện sau này, «ng tạo nên mọi tình huống cũng chỉ nhằm ý đồ nghệ thuật với quan điểm “Viết
về chiến tranh là viết về con người”, chiến tranh là một thứ thuốc thử
nhân cách Tình huống trong Cơn giông được bắt đầu bằng cuộc gặp lại
khá bất ngờ của Thăng và Quang vốn là đồng đội Trong chiến tranh, họ trở thành những người của hai bên chiến tuyến, một người ở ga bên này, nên con tàu đi xuyên qua ngọn đồi cỏ lau, nơi trước đây anh từng sống những ngày chiến tranh ác liệt gian khổ, nhất là sau khi đồng đội được
Trang 27trở về… Để đi thăm người yờu ở ga bờn kia Nơi người yờu ra đún anh, cũng cú một người đàn ụng ra đún vợ, đú là Quang, nhớ lại một phần đời
đó qua Hai kớ ức đó dồn nhớ về một quóng thời gian đầy biến động đối với họ, cũng là thời kỳ gian khổ và ỏc liệt nhất của chiến tranh, và nhõn cỏch của Quang được hiện lờn trong dũng hồi ức đú
2.2 Tỡnh huống truyện sau 1975:
Tỡnh huống tự sự đúng vai trũ khỏ quan trọng trong phong cỏch truyện ngắn Nguyễn Minh Chõu Với quan niệm ấy, việc lựa chọn khoảnh khắc đời sống cú ý nghĩa để xõy dựng tỡnh huống truyện được ụng đặc biệt chỳ trọng
Trước 1975 tỡnh huống truyện của Nguyễn Minh Chõu dường như chỉ nhằm để thể hiện phẩm chất anh hựng của bộ đội và nhõn dõn ta trong
chiến đấu: “Mảnh trăng cuối rừng” là một vớ dụ tiờu biểu Từ sau 1975,
với xu hướng nới lỏng cốt truyện, sự kiện và biến cố nhiều khi chỉ là cỏi
cớ để nhà văn đặt ra những vấn đề luận bàn hay suy ngẫm, tỡnh huống truyện cũng đó cú sự thay đổi Nhà văn khụng cũn đặt nhõn vật trước những khú khăn của thử thỏch bờn ngoài mà chủ yếu tạo ra những tỡnh huống tõm lý với những day dứt, sỏm hối Từ những tỡnh huống mới mẻ
ấy, hướng tiếp cận con người đó thay đổi, nhà văn cú điều kiện khắc họa đời sống tinh thần của nhõn vật với quỏ trỡnh vận động chõn thực, tinh tế
của nú Trong truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, tình huống
được đặt ra là một người bị bệnh mộng du kể về tính cách và quá khứ của mình Vì là một người bị bệnh nên nhân vật có thể có những điều thái quá trong cách suy nghĩ mà một người bình thường không được phép Đó cũng là cơ sở để nhà văn đưa yếu tố dị biệt vào khiến cho truyện dù có những điều xem ra bất cập nhưng lại hoàn toàn hợp lý Quỳ đã hiện lên như một tính cách đàn bà “Quá nhiều ham hố” mà thực chất đó là một
Trang 28nhân vật thể hiện khát vọng vươn tới sự hoàn mỹ Chiến tranh đã lần lượt cướp đi của chị những người yêu thương nhất Nhưng vì sự ngã xuống của những con người đó mà chị hiểu rằng tuy trên đời không có thánh nhân nhưng mỗi người, bằng những việc làm của mình sẽ góp phần làm
đẹp thêm cuộc sống
Tình huống trong Cỏ lau là tình huống đặt ra cho người lính, họ đã từng
hiến dâng cả tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước Những tình thế thật “Hiểm nghèo” Người lính ấy đã may mắn thoát chết dù trải qua hai mươi tư năm chiến tranh Cùng với sự hy sinh tuổi trẻ của mình, Lực còn hy sinh cả tình cảm vợ chồng, cha con, và người em trai duy nhất Tình huống trở thành trớ trêu khi xưa nay sự sống sót sau chiến tranh vốn là điều may mắn, nay bỗng dưng trở thành nỗi bất hạnh Thai
sẽ xử sự thế nào? số phận của gia đình Quảng và Thai ra sao? Sau này, khi nói thật cái chết của Phi, dưới con mắt mọi người, hình ảnh về một người anh hùng trong chiến tranh có còn được nguyên vẹn không? Lực sẽ sống tiếp cuộc đời còn lại thế nào khi tình cảm giữa anh và Thai vẫn còn như buổi ban đầu, tất cả những điều ấy đều được Nguyễn Minh Châu đặt
ra và tìm các biện pháp thích hợp xử lý và cuối cùng đã đạt được theo ý muốn của mình Chiến tranh thật là kinh khủng, nó không chỉ gây chết chóc để lại những đau thương trên da thịt người mà còn gây nên bao vết thương tinh thần nhức nhối Con người cách mạng cũng là con người bình thường nhưng cái khác của họ là biết sống chân thành, biết vượt lên nỗi đau của bản thân vì ngày mai của những con người đang sống Cách nhìn biện chứng đối với cuộc sống và con người như vậy khiến cho Nguyễn Minh Châu luôn tìm ra những tình huống khác nhau và đó là những lý do khiến ông không lặp lại mình và không giống người khác
Nguyễn Huy Thiệp thường tạo ra tính bất ngờ cho tình huống (ví dụ Sang
sông), còn Nguyễn Minh Châu lại cố gắng tạo tính chất tự nhiên cho tình
Trang 29huống Vì thế mà truyện ngắn của ông như một “mũi khoan” ngày càng xoáy sâu vào người đọc, càng về cuối càng tập trung Tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang “sức nổ” còn trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu là “sức xoáy” Các nhà văn cũng như các nhà nghiên cứu cũng xác nhận vai trò của tình huống trong truyện ngắn hiện đại Nguyễn Kiên tâm đắc: “ Điều quan trọng đối với truyện ngắn là phải lựa chọn cho được cái tình thế nó bộc lộ ra nét chủ yếu của tính cách và số phận, tự nó đặc trưng cho một hiện tượng xã hội Còn Bùi Việt Thắng cho rằng mỗi truyện ngắn chỉ chứa đựng một tình thế như thế nào đó đã xảy ra trong đời sống, nếu có đến hai tình thế trở nên truyện ngắn sẽ bị phá vỡ” Ngoài ra còn nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiờn cứu đó tổng kết cỏc loại tỡnh huống và nghệ thuật tạo tỡnh huống của Nguyễn Minh Chõu theo những quan điểm, gúc độ khỏc nhau Ở luận văn này, xột từ gúc độ phong cỏch truyện ngắn, chỳng tụi muốn đề cập đến vấn đề tỡnh huống được gắn kết với nhõn vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Chõu Khảo sỏt phong cỏch truyện ngắn của ụng sau 1975, cú thể thấy sự xuất hiện của một số dạng tỡnh huống cơ bản sau:
2.2.1.Tỡnh huống tự nhận thức:
Tỡnh huống tự nhận thức là một dạng tỡnh huống rất phổ biến trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Chõu Đồng thời cũng là kiểu tỡnh huống được nhà văn sử dụng nhiều ở thời kỳ sau 1975 Đặc biệt trong những truyện ngắn về đạo đức thế sự, mà cụ thể hơn là vấn đề con người với cuộc đấu tranh hoàn thiện đạo đức Ở truyện ngắn này, nhà văn khụng đặt nhõn vật trước những khú khăn thử thỏch của hoàn cảnh, nhõn vật khụng cũn mang xung đột giữa lý tưởng và hoàn cảnh bờn ngoài, mà ở đõy, nhà văn đặt nhõn vật vào những tỡnh huống tõm lý, đũi hỏi nhõn vật
Trang 30phải tự nhỡn nhận, tự đấu tranh với chớnh bản thõn mỡnh để chiến thắng chớnh con người mỡnh
Sự ra đời của tỡnh huống này vừa thể hiện cuộc hành trỡnh tư tưởng của
cỏ nhõn nhà văn, lại vừa thể hiện cỏch nhận thức của cỏ nhõn con người
về bản chất xó hội Khi nhõn vật được đặt vào trong một tỡnh huống tõm
lý với những xung đột gay gắt bờn trong khiến họ khụng thể khụng suy ngẫm, dằn vặt, trăn trở, tự soi xột, đấu tranh để vươn lờn tự hoàn thiện
chớnh bản thõn Điển hỡnh nhất là tỡnh huống của truyện ngắn “Bức
tranh”, người họa sỹ chắc chắn sẽ yờn tõm với những thành đạt của mỡnh
Với quỏ khứ vẻ vang của một nghệ sỹ dỏm lăn lộn nơi chiến trường đầy bom đạn để lấy thực tiễn sỏng tỏc, yờn tõm sống trong sự kớnh nể, trọng vọng của mọi người từ bỏc thợ cắt túc bỡnh thường đến những đồng nghiệp lừng danh ở trong và ngoài nước…Lần đầu tiờn, họa sỹ bị đặt vào một tỡnh huống phải đối diện với chớnh mỡnh, với hoàn cảnh, đó là lỳc ụng vụ tỡnh gặp lại người chiến sỹ “thồ” tranh năm xưa cựng bà mẹ mự lũa của anh ta, ụng thấu hiểu sõu sắc sự xấu xa tồi tệ của mỡnh khi đó lờ quờn lời hứa “Đinh ninh hựng hồn”, đầy nhiệt thành với người chiến sỹ
độ lượng và lặng lẽ Cỏi giõy phỳt họa sỹ phải ngồi ngửa mặt trờn chiếc ghế cắt túc, trong cỏi cảm giỏc “Đang ngồi cho người thợ giải phẫu nóo
mà khụng đỏnh thuốc mờ” Nhỡn thấy trong gương “ Cỏi bộ mặt thật vừa
để lột ra khỏi cỏi mặt lạ hàng ngày “của mỡnh”, đú là giõy phỳt của tỡnh huống tự ý thức, giõy phỳt nhõn vật “như bị lột trần” tự mỡnh nhỡn nhận lại mỡnh Thấu hiểu bản chất thật, tự ý thức được phần chưa hoàn thiện vốn luụn tồn tại trong nhõn cỏch của mỡnh để đấu tranh xúa bỏ nú,vươn lờn tự hoàn thiện chớnh mỡnh
Tỡnh huống đặt ra đối với Hạng trong truyện ngắn cựng tờn cũng là một
tỡnh huống buộc nhõn vật phải tự ý thức, suy ngẫm và nhỡn lại toàn bộ
Trang 31cách sống bấy lâu nay của mình Đó là sự xuất hiện của người chính ủy
cũ, một nhân cách còn nguyên vẹn sau những năm tháng chiến tranh, một chứng nhân cho những ngày oanh liệt và cao đẹp của Hạng ở chiến trường, nh÷ng năm tháng đã xa xôi như từ “kiếp trước”, đồng thời với việc đứa con trai của anh bỏ nhà ra đi, bất hạnh của hiện tại, sự trách móc của quá khứ, sự lung lay bất ổn của “Luật sống khoảng cách”, cái luật sống bấy lâu đem đến cho Hạng sự dễ chịu, yên ổn và thành đạt Đó
là tình huống chứa đựng tâm lý gây ra cuộc khủng hoảng tinh thần mãnh liệt trong đời sống nội tâm của Hạng Tình huống ấy buộc Hạng phải xem lại cách sống và nhân cách của mình, cốt truyện chưa hoàn kết, chưa giải quyết được bất kỳ một xung đột nào nhưng đã tiềm ẩn được một khả năng thay đổi Hạng không thể yên tâm tiếp tục cách sống khôn khéo của mình nếu anh còn muốn tìm lại đứa con, còn muốn thanh thản trước những cuộc gặp gỡ với quá khứ, trước những cuộc đối diện với
lương tâm Người phóng viên trong “Chiếc thuyền ngoài xa” nhận thức
đầy đủ hơn chức năng nghệ thuật và Nhĩ, con người “cuối đời nhìn lại”,
để rút ra bài học về cách đối nhân xử thế ở đời Trong “Bến quê”, “Dấu
vết nghề nghiệp” ông lão thủ thành đã nhiều tuổi, tiếng tăm một thời đã
bất chợt bị chi phối bởi “Luật hội tụ ánh sáng” trong bốn ngày rưỡi cuối, cán bộ quá khứ sống dậy trong vùng trí nhớ đã mờ tối, lộn xộn của ông Tình yêu, vinh quang, ghen tuông, cảm kích…Mọi trạng thái tâm lý đều dồn dập hiện lên xung quanh sự hồi tưởng về một trái bóng lầm lỗi Nguyên nhân của sự hồi tưởng và tự nhận thức về sự “thường xuyên không hoàn hảo”, về sự “vụng dại, yếu ớt và ngu ngốc” của mình Nhận thức về sự độ lượng, từng trải của cuộc đời là do tình huống phải đối diện với cái chết Hơn mười năm trước đây, khi đứng trước nấm mồ của người cầu thủ đã đành và giờ đây, khi đứng trước cái chết của chính
Trang 32mình, đó là tình huống đẩy mình vào những suy ngẫm trung thực, sự đấu tranh nội tâm mạnh mẽ và sự tự thú muộn màng Tình huống tự nhận thức chính là những điểm nhấn trong hành trình vĩnh cửu “Bận bịu chen lấn” của con người, buộc họ lắng lại giây phút để “Suy nghĩ về chính mình” có ý thức nhìn lại quá khứ để hướng tới tương lai trong sự đấu tranh tự hoàn thiện Đặt ra những tình huống này, Nguyễn Minh Châu đã tạo nên những cái cí trở đi trở lại, lật xới những vấn đề vốn thao thức của ông Mỗi tình huống truyện ở đây, tự nó là sự phúc đáp về bản thân trong một khía cạnh về đạo đức, lối sống, về khả năng có hạn của mỗi con người và mỗi đời người
2.2.2 Tình huống đối lập, bất ngờ nghịch lý cuộc sống:
Sử dụng dạng tình huống này Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện những triết lý về nhận thức đời sống và rút ra những kết luận có tính chất chiêm nghiệm đời thường Với ý thức đào xới bản chất con người vào các tầng sâu của lịch sử, ông đã phát hiện ra những tình thế của sự vật, của cuộc đời Đặt con người trước những tình thế “Trái khoáy” vốn có trong cuộc đời, ông như muốn đề nghị một cách hiểu, một cách nhìn độ
lượng hơn với con người Truyện ngắn “Hương và Phai” ở đây sự bất
ngờ đi liền với sự đối nghịch Có ai ngờ được rằng, chị Phấn, anh Định thành vợ chồng lại do sự xếp đặt của hai con nhóc Hóa ra, người ta lấy nhau được cũng là ngẫu nhiên, bắt đầu từ một trò “tán gẫu” của hai đứa trẻ con, chứ chẳng phải do ông Tơ bà Nguyệt nào dắt mối Và sự kiện
“Bát bún riêu cua” trong ngày cưới của Phấn làm cho mọi người phải sững sờ…“Cuộc sống dù cho là nghiêm túc đến đâu vẫn chứa đựng những điều bất ngờ” Ở đây sự bất ngờ còn đi liền với sự đối nghịch sau đám cưới, sau cái “Phép hoán vị” kia bên nhà cái Hương - gia đình khá giả hơn lại có thêm Phấn – một đứa con gái đảm đang chăm sóc việc gia
Trang 33đình, còn bên nhà cái Phai – túng bấn hơn thì lại bớt đi người lo toan Nghịch lý được định nghĩa “§iều có vẻ ngược với logic thông thường nhưng vẫn đúng hoặc khó bác bỏ” [120,657] Trong văn học, nghịch lý cũng được hiểu theo cách hiểu thông thường, nhưng có bổ sung và theo cách nhìn nhận của văn học
Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm : “Nghịch lý là một biện pháp gây
ấn tượng bất ngờ khêu gợi những suy nghĩ có tính chất trí tuệ lí thú” [81,177] Nguyễn Minh Châu sử dụng nghịch lý trong truyện ngắn của mình như là một thủ pháp nghệ thuật trong việc tạo dựng nên phong cách của một nhà văn Từ đó nhà văn đã khám phá và xây dựng nên hệ thống nhân vật Bên cạnh những điều nghịch lý mà nhà văn khai thác và tái hiện trong tác phẩm, ông còn tạo ra một hệ thống nhân vật mâu thuẫn đối nghịch, tự tạo ra nghịch lý hàng ngµy bởi cuộc sống
Cuộc sống xung quanh con người dù là đời thường hay hoàn cảnh bất thường như chiến tranh cũng đều biểu hiện nhiều điều nghịch lý Sớm nhận ra điều đó, nhµ v¨n đã tìm ra chiếc chìa khóa của riêng mình để thâm nhập vào cuộc sống xưa nay tưởng vẫn là mảnh đất của những điều hợp lý ¤ng đã bỏ qua cách thể nghiệm cuộc sống một cách cổ điển để tìm đến một tiếng nói cách tân, đưa những nghịch lý cuộc đời vào trong tác phẩm, tổng hợp thành những tình huống truyện ngắn, và chỉ ra mối quan hệ của con người với những nghịch lý thông qua những nhân vật cụ thể, có sức ám ảnh đối với người đọc Từ đó nhà văn đã khái quát lên những quy luật cuộc đời, rút ra những trải nghiệm, chiêm nghiệm của mình về cuộc sống Trong cuộc sống đời thường, những điều bất thường, nghịch lý vẫn luôn cận kề với cái bình thường Nguyễn Minh Châu đã tìm ra và lắp ghép muôn vàn những hiện trạng đối nghịch đó trên trang viết Nghịch lý trở thành yếu tố hòa kết không thể thiếu được của nhà
Trang 34văn khi thể hiện những mạch sống đời tư Trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, những nghịch lý đời thường được xây dựng gắn liền với nhân vật ở nhiều phương diện như đời tư, số phận, tính cách, cảnh ngộ…Từ đó người đọc nhận ra tính chất ngẫu nhiên vô thường, không
theo một sắp xếp nào của cuộc sống Trong “Bến quê”, “Dấu vết nghề
nghiệp”, tác giả đưa ra những tình thế nghịch lý cuộc sống Đó là cái vô
hạn và cái hữu hạn của những khả năng, những tình thế con người, những nghịch lý đời thường đến với nhân vật trong bi kịch ở những giây phút cuối cùng của đời người hay cuối đời nhìn lại, cả cuộc đời trai trẻ
Nhĩ (Bến quê) đã đi tới “không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”, bôn ba
khắp mọi phương trời song lại chưa hề sang bờ bên kia sông của quê mình §ến khi lâm vào cảnh bán thân bất toại, Nhĩ mới nhận ra một sự thật cay đắng Cái chân trời gần gũi, ngay bờ bên kia sông trước cửa sổ nhà mình mãi mãi đóng khung một miền đất mà anh không thể và không bao giờ với tới được trong hành trình đời người mình Một nghịch lý có tính định mệnh và bi kịch, con người có khả năng làm những điều lớn lao phi thường nhưng nhiều khi lại bất lực trong những việc hết sức giản
đơn Tương tự như vậy, người thủ thành (Dấu vết nghề nghiệp) dù đã kết
luận “Con người ta thường xuyên không hoàn hảo, nhưng có những khoảnh khắc hoàn hảo”, song đến tận những giây phút cuối đời sau hơn năm mươi năm từ giã việc bắt bóng , vẫn không thể hiểu nổi tại sao mình lại có thể để lọt lưới quả bóng thứ năm, quả bóng mà theo ông một đứa trẻ lên ba cũng có thể nhặt ôm vào bụng được Trong khi ông, một thủ thành nổi tiếng bắt được những pha bóng vừa khó vừa hiểm hóc đang ở đỉnh cao tài năng và phong độ lại để lọt lưới Một thực tế nghịch lý được xây dựng thành tình huống của câu chuyện đã thực sự nói lên một điều chân lý Cuộc sống có quy luật, song nhiều khi còn là sự sắp xếp của
Trang 35những điều hết sức ngẫu nhiên Trong Sắm vai nghịch lý lại khác hẳn,
như một bi hài kịch về con người vốn bản chất ưa lối sống giản dị lại
phải “Sắm vai” giữa đời thường - như mang một cái mặt lạ rườm rà, kiểu
cách, hình thức trái ngược hẳn với con người thật của chính mình, để rồi
cuối cùng nhận ra rằng không thể “Sắm vai” được nữa, bởi con người
nếu đánh mất mình là lâm vào thế bi kịch
Cũng là một dạng nghịch lý bi kịch, trong Chiếc thuyền ngoài xa, Sống
mãi với cây xanh, không gắn với bi kịch tư tưởng như trong Bến quê, Dấu vết nghề nghiệp, Sắm vai mà gắn với bi kịch về số phận nhân vật
Vì hạnh phúc gia đình, vì sự mưu sinh nhọc nhằn trên sông nước, những
người đàn bà làng chài (Chiếc thuyền ngoài xa) nhẫn nhục chịu đựng số
phận đau khổ chứ nhất định không chịu bỏ nguồn gốc gây đau khổ cho
đời mình Còn trong Sống mãi với cây xanh, việc đô thị hóa một khu phố
đã khiến cho một con người suốt đời sống với cây xanh như bác Thông phải đau đớn, suy sụp tinh thần đến cùng cực…Bên cạnh những nghịch
lý được gắn liền với bi kịch tư tưởng, số phận của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nghịch lý cũng được gắn với những vấn đề thế
sự trong mạch sống đời tư lặng lẽ của nhân vật Đó là những nghịch lý xẩy ra từ những sự việc tưởng chừng rất lặt vặt của cuộc sống đời thường, song trở thành những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh - thế sự nhờ được khám phá tinh tế và xây dựng tình huống một cách nghệ thuật
thể hiện rõ phong cách của tác giả Trong Mẹ con chị Hằng và Người
đàn bà tốt bụng, nghịch lý được xây dựng từ điểm xuất phát là cách cư
xử đối nghịch đầy mâu thuẫn - nuông chiều con nhưng lại quá khắt khe
với mẹ của một người mẹ trẻ (Mẹ con chị Hằng), là lòng tốt ban phát
rộng rãi nhiều khi lại gây ra phiền nhiễu cho mọi người xung quanh
(Người đàn bà tốt bụng) Tất cả những nghịch lý ấy của cuộc sống
Trang 36thường nhật đã được nhµ v¨n sử dụng như một công cụ chủ đạo để biểu hiện tình huống và xây dựng nên những nhân vật mang tính nghịch lý Nguyễn Minh Châu không chỉ phát hiện ra và thể nghiệm những tình huống nghịch lý trong cuộc sống đời thường, mà ông còn viết về nghịch
lý của đời sống trong và sau chiến tranh §iều này không chỉ thể hiện năng lực tiếp cận cuộc sống mà còn thể hiện cả lòng dũng cảm của nhà văn Vì những nghịch lý ấy cho thấy cách nhìn nhận của tác giả về mặt trái của chiến tranh với những tiêu cực, kém hoàn mĩ của nó Điều này rõ ràng đã đi ngược lại với cách nhìn nhận đánh giá về chiến tranh như một
sự thuần nhất, trong giọng điệu ngợi ca của văn học trước đây Sự trở về của người lính sau chiến tranh không phải hiếm gặp trong văn học Việt Nam cũng như văn học thế giới Anh lính hồng quân trong tính cách Nga (A.TÔNXTÔI) trở về với khuôn mặt bị biến dạng hoàn toàn do vết thương trong chiến đấu Có đau đớn mất mát, nhưng cuối cùng được hạnh phúc trong tình thương của người mẹ, tình yêu chung thủy của người yêu Nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn trong thời kỳ đổi mới của văn học Việt Nam, các nhà văn đã đề cập đến số phận con người trong đó có người lính sau chiến tranh với nhiều cách nhìn nhận, đánh giá Bảo Ninh
viết về (Thân phận của tình yêu) trong và sau cuộc chiến, Chu Lai khắc họa bi kịch “Ăn mày dĩ vãng” gắn với tình yêu của người lính Trong truyện ngắn Người sót lại của rừng cười - Võ Thị Hảo lại nêu lên một
nghịch lý cuộc đời, đó là sự bất lực của lòng tốt trước những vết thương lòng của con người đi qua cuộc chiến Nguyễn Minh Châu đã góp vào v¨n häc một tiếng nói riêng, một phong cách nghệ thuật độc đáo Đó là nghệ thuật xây dựng tình huống nghịch lý gắn liền với số phận, tính cách
nhân vật người lính trong các truyện ngắn Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền
Nam, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành…Trong Cỏ lau, nghịch lý
Trang 37được tạo ra từ sự kiện Lực trở về sau những năm thỏng chiến tranh Theo
lẽ thường, sự trở về của anh phải là niềm hõn hoan, hạnh phỳc vỡ nú lấp đầy khoảng trống đau thương sau những ngày xa cỏch Thế nhưng trỏi lại, nú lại cú thể là nguy cơ làm tan nỏt một gia đỡnh, gia đỡnh của vợ anh
và người chồng mới của cụ Vỡ vậy, cả hai người đành phải chấp nhận sự
an bài của số phận Cỏi nghịch lý đau lũng ấy đó trở thành cỏi nền làm nổi rừ số phận khổ đau, mất mỏt của nhõn vật sau chiến tranh
Tỡnh huống nghịch lý trong Mựa trỏi cúc ở miền Nam hiện hỡnh qua
những sự việc, sự kiện xẩy ra ở một doanh trại bộ đội sau ngày chiến thắng Trước hết đú là cuộc gặp gỡ mẹ con sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc, xa cỏch Cuộc gặp gỡ sau hai mươi năm đỏng lẽ phải vui vẻ cảm động, nhưng lại hoàn toàn bất ngờ và trỏi ngược, nú như một “Phiờn tũa đại hỡnh” mà tội nhõn là người mẹ, cũn quan tũa là đứa con trai đứt ruột sinh ra sau nhiều năm mong mỏi bà mới được gặp Bà mẹ càng tụn xưng con trai mỡnh như một bậc chớ tụn thỡ người con trai lại càng hiện lờn với trỏi tim sắt đỏ, lạnh lựng, vụ cảm, khụ cạn tỡnh yờu thương Cũn Phỏc, một người lớnh thực sự, xụng pha giữa đạn lửa bao lần khụng chết, vậy mà trở về cuộc sống hũa bỡnh ớt ngày anh lại chết vỡ cỏch gài mỡn vụ
lý theo mệnh lệnh của một người được coi là đồng đội Những điều nghịch lý ấy được xõy dựng thành những tỡnh huống truyện hấp dẫn, đem đến cho người đọc một cảm giỏc nhức nhối Chiến tranh ,bờn cạnh phần lý tưởng tốt đẹp cũn cú những gúc khuất tối tăm với bao nhiờu nghịch lý, mõu thuẫn gõy đau đớn cho con người Đõy là một cỏch nhỡn biện chứng về chiến tranh mà Nguyễn Minh Chõu muốn đề xuất thụng qua việc đưa ra những tỡnh huống nghịch lý trong truyện ngắn Viết về
người lớnh trong và sau chiến tranh, Người đàn bà trờn chuyến tàu tốc
hành lại bộc lộ tỡnh huống nghịch lý gắn với bi kịch tõm hồn của người
Trang 38phụ nữ luôn khao khát cái toàn thiện toàn mĩ, duyên dáng, thông minh, khả ái, nhân hậu, đầy nữ tính, được nhiều người yêu, tưởng chừng không còn thiếu điều kiện nào để có được hạnh phúc Song tâm hồn Quỳ dường như không lúc nào được yên ổn Cô đòi hỏi người yêu phải như một thánh nhân, không chấp nhận những mặt đời thường ở anh Sau này, cô trả giá cho sai lầm ấy bằng việc từ chối tình yêu chân thành, chung thủy của bác sỹ Thương để tái sinh tình yêu, tài năng của PH, mà không nghĩ rằng mình đã làm công việc của một thánh nhân đã thành công Nhưng tâm hồn Quỳ vẫn không hoàn toàn thanh thản Căn bệnh mộng du lại là một sự trả giá nữa cho cơn khát sự toàn thiện, toàn mỹ không bao giờ thỏa của chị Cuộc đời Quỳ dường như là cả một chuỗi những điều nghịch lý Có thể nói, cách thức tổ chức xây dựng những tình huống nghịch lý là một trong những thủ pháp nghệ thuật thể hiện sự phức tạp cuộc sống của Nguyễn Minh Châu Những dòng chuyển biÕn phức tạp vÒ cuộc sống, nhà văn đã phân luồng ra những tình thế nghịch lý, tự do chuyển tải đến người đọc những lời kết luận thËt sâu sắc vµ thấm thía
§ặc biệt việc xây dựng nên những tình huống nghịch lý còn gắn liền với việc xây dựng hình tượng nhân vật trong mối quan hệ với những nghịch
lý Nguyễn Minh Châu đã tạo ra một hệ thống nhân vật mâu thuẫn đối nghịch, tự tạo ra nghịch lý, vừa trả giá cho nghịch lý mình tạo ra trong một loạt những truyện ngắn sau 1975 Từ những tình huống thử thách bên ngoài đến những tình huống tự nhận thức, tình huống đối lập, bất ngờ, nghịch lý cuộc sống…¤ng đã có nhiều bước thay đổi đáng kể trong cách nhìn nhận về con người và cuộc đời T¸c gi¶ đã rất thành công nhờ việc cách tân và sử dụng các thủ pháp nghệ thuật khác nhau trong đó có việc xây dựng các tình huống truyện Với việc tạo ra được nhiều tình huống trong tác phẩm, «ng đã tự khẳng định mình trong phong cách
Trang 39truyện ngắn của một nhà văn có nhiều đổi mới trong tư duy nghệ thuật Đồng thời cũng bộc lộ được nghệ thuật độc đáo của mình trong sự nghiệp văn học nói chung và phong cách truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu nói riêng (®ặc biệt là thời kỳ sau 1975)
Trang 40Chương 3 Sự đổi mới nhân vật truyện trong phong cách truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
3.1 Nhân vật truyện trước 1975:
3.1.1 Kiểu “nhân vật lý tưởng” mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn trong sáng và cao thượng, ít xung đột nội tâm
Nhân vật là một phương diện đặc sắc thể hiện phong cách nghệ thuật, đánh dấu sự trưởng thành của nhà văn trên lộ trình văn học, nhất là ở thể loại truyện ngắn Sự ra đời của các loại hình nhân vật tùy thuộc vào quan niệm sáng tác của mỗi nhà văn Đèi với Nguyễn Minh Châu, hệ thống nhân vật đã phản ánh trung thành thế giới nghệ thuật cũng như quan niệm nghệ thuật về con người và hiện thực trong các chặng đường sáng tác Trước 1975, nhìn chung, nhân vật của ông chưa có nét riêng độc đáo
vì tác giả chủ yếu chỉ soi chiếu ở góc độ “con người xã hội” Khi lòng yêu nước trở thành một hệ quy chiếu để nhìn nhận đánh giá phẩm chất của con người thì nhân vật trong tác phẩm cũng được tác giả thể hiện chủ yếu trên phương diện ấy Trên ý nghĩa đó, người lính vừa là tiêu điểm của sự chú ý, vừa là tụ điểm của những phẩm chất cao cả anh hùng
Đó là lý do khiến cho những sáng tác của «ng trong thời kỳ này viết nhiều về người lính, và cùng với người lính là những con người đi vào chiến tranh với một quyết tâm cao độ thể hiện ý chí quyết thắng của dân tộc Trong thời kỳ này nhân vật chủ yếu trong các sáng tác của ông là nhân vật loại hình Tác giả xây dựng một chính ủy Kinh “thương lính kiểu đàn bà”, một Lữ mộng mơ đốt hết sách vở xung phong ra trận, một Khuê láu lỉnh thông minh thậm chí một cô Thùy, cô Nết dịu dàng…Họ đều có chung khuôn mặt với các nhân vật của Hồ Phương, Phan Tứ, Hữu Mai… Những nhân vật được xây dựng nên nhằm chứng minh cho phẩm