Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975

109 3K 25
Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2  NGUYỄN THỊ THU THỦY NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU NĂM 1975 Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60.22.32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN TRỌNG THƯỞNG HÀ NỘI - 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 11 năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ Li cm n Em xin bày t lòng bit n sâu sc ti PGS. TS. Phan Trng Thng- ngi đã tn tình hng dn và giúp đ em trong quá trình hoàn thành lun văn này. Em xin chân thành cm n Ban giám hiu, các thy cô giáo khoa Ng Văn và Phòng sau đi hc đã to điu kin thun li cho em hc tp, nghiên cu và thc hin lun văn này. Em cũng xin chân thành cm n Ban giám hiu, các thy cô giáo trng THPT Hip Hoà 1, tnh Bc Giang cùng tt c các bn bè đng nghip và nhng ngi thân trong gia đình đã đng viên, giúp đ em hoàn thành lun văn này. Hà Ni, tháng 11 năm 2011 Tác gi Nguyn Th Thu Thu CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN ĐHSP Đại học sư phạm ĐHQG Đại học quốc gia GS-TS Giáo sư - Tiến sĩ Nxb Nhà xuất bản Tr Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 6. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 4 NỘI DUNG 6 Chương I: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU 6 I. Các loại nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 8 1.Nhân vật tư tưởng 11 2. Nhân vật thế sự 15 3. Nhân vật tính cách 18 4.Nhân vật số phận 21 II. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 26 1.Nghệ thuật sử dụng độc thoại nội tâm. 26 2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. 29 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 34 Chương II: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU 39 1. Cốt truyện dựa trên những nguyên tắc luận đề 42 2. Cốt truyện sinh hoạt thế sự 50 3. Cốt truyện dựa vào số phận đời tư 53 Chương III: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU 61 1. Điểm nhìn trần thuật 61 1.1.Sử dụng một điểm nhìn trần thuật. 63 1.2. Kết hợp các điểm nhìn trần thuật 65 2. Giọng điệu trần thuật. 71 2.1. Giọng điệu ngợi ca với chất trữ tình ấm áp. 73 2.2. Giọng điệu triết lý mang tính trải nghiệm. 76 2.3. Giọng điệu hài hước, giễu nhại 79 2.4. Giọng điệu xót xa thương cảm 81 2.5. Sự đan xen nhiều giọng điệu trong một tác phẩm. 82 3. Ngôn ngữ trần thuật 86 3.1. Ngôn ngữ giàu chất hiện thực 87 3.2. Ngôn ngữ đậm chất trữ tình 89 3.3. Ngôn ngữ đậm chất triết lý 93 KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Ba mươi năm cầm bút, từ truyện ngắn đầu tay Sau một buổi tập đến Phiên chợ Giát, được viết ngay trên giường bệnh Nguyễn Minh Châu đã chiếm một vị trí không thể thay thế trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nói như nhà văn Nguyễn Khải “Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này”[33] là một trong số “những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng”, người đã “đi được xa nhất”[44] trong cao trào đổi mới của văn học Việt Nam đương đại. ( Nguyên Ngọc) Gia tài văn học của Nguyễn Minh Châu để lại khá đồ sộ, bao gồm cả tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận phê bình. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới nghiên cứu cũng như cảm nhận của chính nhà văn thì truyện ngắn mới thực sự là sở trường của ông. Đặc biệt những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sáng tác từ sau 1975 đã trở thành một hiện tượng văn học được giới sáng tác, phê bình và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm bởi những chuyển biến rõ rệt về tư tưởng và nghệ thuật được bộc lộ trong đó. Qua những truyện ngắn này, người đọc nhận thấy một Nguyễn Minh Châu hoàn toàn mới, hoàn toàn khác, một tài năng đã hoàn thiện “Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho người đọc một quan niệm mới mẻ về nghệ thuật và cuộc đời mà nền tảng của nó là chiều sâu triết học nhân bản” [45]. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu nói chung và truyện ngắn nói riêng luôn gây được sự chú ý đặc biệt của bạn đọc cũng như giới nghiên cứu, phê bình. Tính đến nay đã có hàng trăm bài viết, hàng chục công trình nghiên cứu lớn nhỏ đề cập đến nhiều khía cạnh về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn : Ở 2 từng giai đoạn sáng tác, ở chân dung con người, ở phong cách nghệ thuật Tuy nhiên điểm mới của luận văn này là chúng tôi chuyên sâu tìm hiểu nghệ thuật tổ chức cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 để làm rõ hơn tài năng, sáng tạo, những cách tân nghệ thuật sâu sắc độc đáo của Nguyễn Minh Châu trong sự nghiệp đổi mới văn học của đất nước sau chiến tranh. Chúng tôi lựa chọn đề tài: Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 để tiếp tục nghiên cứu, để đánh giá một tác giả được khẳng định trong nền văn học Việt Nam, giúp cho việc nhận diện sự vận động đổi mới tư duy nghệ thuật của ông trong giai đoạn này được rõ hơn, hơn nữa chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn, toàn diện hơn về cuộc đời, sự nghiệp của một nhà văn lớn. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, chúng tôi mong muốn làm rõ thêm một phương diện nghệ thuật quan trọng làm nên sức hấp dẫn đặc biệt cho các sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn sáng tác này. Từ đó, khẳng định những đóng góp quí giá của Nguyễn Minh Châu đối với văn xuôi đương đại Việt Nam, khẳng định những tìm tòi thể nghiệm của ông ở thập kỷ 80 thông qua sáng tác không chỉ góp phần khai phá mở đường cho một giai đoạn văn học mới mà còn là những cách tân nghệ thuật góp phần đưa văn học Việt Nam hội nhập với văn học hiện đại thế giới. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Triển khai đề tài Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 chúng tôi nhằm vào mục tiêu sau: -Tìm hiểu những vấn đề lý thuyết chung về khái niệm cốt truyện, vai trò cốt truyện, về nghệ thuật xây dựng nhân vật, về nghệ thuật trần thuật. - Trên cơ sở lý thuyết vận dụng nghiên cứu đặc điểm cốt truyện, giọng 3 điệu kể chuyện, điểm nhìn trần thuật và ngôn ngữ trần thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong ba tập truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu : Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Cỏ lau. - Từ đó giúp chúng ta khẳng định một lần nữa những đóng góp của Nguyễn Minh Châu một cách toàn diện hơn, xứng đáng hơn về giá trị của văn học và vị trí của ông trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại. Hơn nữa truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 được đưa vào giảng dạy chính khoá ở bậc THCS và THPT. Vì vậy nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn thấu đáo, sâu sắc về các tác phẩm của ông trong quá trình giảng dạy 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong khuôn khổ của một luận văn cao học, chúng tôi không có điều kiện tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật trong toàn bộ gia tài văn nghiệp đồ sộ của Nguyễn Minh Châu suốt 30 năm cầm bút, mà chỉ tập trung ở mảng truyện ngắn sau năm 1975 của ông gồm các tập: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983); Bến quê (1985) và Cỏ lau (1989). 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ngoài việc vận dụng lý luận văn học làm cơ sở lý luận để nghiên cứu, luận văn còn sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 5.1. Phương pháp nghiên cứu tác giả văn học Muốn chiếm lĩnh được nghệ thuật truyện ngắn phải đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Vì vậy, chúng tôi rất coi trọng phương pháp nghiên cứu tác giả văn học trong quá trình nghiên cứu Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. 5.2. Phương pháp hệ thống. Những đặc sắc trong nghệ thuật bao giờ cũng có sự thống nhất trong 4 chỉnh thể toàn vẹn của nó. Những biện pháp nghệ thuật bao giờ cũng chịu sự chỉ đạo của tư tưởng một cách thống nhất- thống nhất những cái đa dạng. Trong hệ thống thì mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể, giữa cái riêng và cái chung là quan trọng nhất.Vì vậy khi nghiên cứu nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu phải theo một chỉnh thể, một hệ thống nhất định. 5.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp. Việc tìm hiểu Nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu cần phải có thao tác phân tích để làm rõ những đặc điểm và giá trị biểu hiện của cốt truyện, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu để từ đó rút ra nhận xét tổng hợp nhất. 5.4. Phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh. Để việc phân tích, đánh giá có căn cứ xác thực, khi cần thiết chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại và so sánh để tìm ra những điểm đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Việc so sánh có thể còn được mở rộng tới sáng tác của một vài cây bút văn xuôi hiện đại khác để soi sáng đối tượng nghiên cứu. 6. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Đây là công trình tìm hiểu Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, luận văn hy vọng được góp thêm một phần nhỏ vào những thành tựu nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu, tiếp tục góp phần khẳng định vị trí đặc biệt của nhà văn trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam hiện đại cũng như những đóng góp của ông đối với sự phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc. Luận văn cũng hy vọng được cung cấp thêm một tài liệu nghiên cứu, học tập giúp cho học sinh có thêm điều kiện tìm hiểu vẻ đẹp văn chương Nguyễn Minh Châu. [...]... DUNG Chương I: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Chương II: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Chương III: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 NỘI DUNG Chương I: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Là nhà văn mặc áo lính, Nguyễn Minh Châu ý thức rất... 26 II Nghệ thuật xây dựng nhân vật Qua xem xét hệ thống nhân vật trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 có thể thấy được những thay đổi căn bản trong nghệ thuật xây dựng nhân vật Với sự đổi mới từ quan niệm nghệ thuật về con người, Nguyễn Minh Châu đã thể nghiệm những thủ pháp nghệ thuật mới mẻ để đến với nhân vật từ góc độ tiếp cận nhân bản, và sau một chặng đường lao động nghệ thuật. .. học, bất kì tác phẩm nào cũng hội tụ ba yếu tố- chủ đề, cốt truyện và nhân vật Có thể nói nhân vật là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, là một trong những yếu tố chi phối yếu tố khác của nghệ thuật thể hiện, gắn với đời sống văn học của mỗi giai đoạn lịch sử I Các loại nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 Trong tác phẩm văn học đặc biệt là các tác phẩm tự sự... Chỉ sau 1975 với những đổi thay căn bản trong quan niệm nghệ thuật về con người, các kiểu loại nhân vật của Nguyễn Minh Châu mới trở nên phong phú đa dạng như chính sự phong phú đa dạng của cuộc đời, mới đủ sức thực hiện những chức năng mới mẻ, mới chuyển tải bao vấn đề bức xúc của cuộc sống đời thường sau chiến tranh Không còn là nhân vật loại hình với chức năng đại diện, các nhân vật truyện ngắn Nguyễn. .. nhịp sống bận bịu, chen lấn để suy nghĩ về chính mình” [13, tr134] Do vậy sự phân loại sau đây chỉ là tương đối nhằm tiếp cận được đúng với ý đồ nghệ thuật của nhà văn Trên cơ sở xác định như vậy luận văn sẽ tiến 11 hành khảo sát bốn dạng nhân vật chủ yếu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 1 Nhân vật tư tưởng Sau chiến tranh con người bước vào cuộc sống đời thường với biết bao ngỡ ngàng, hẫng... thể hiện phong cách nghệ thuật, đánh dấu sự trưởng thành của nhà văn trên con đường sáng tác văn học” [37, tr.70] Sự ra đời của các loại hình nhân vật tuỳ thuộc vào quan điểm sáng tác của mỗi nhà văn Với Nguyễn Minh Châu hệ thống nhân vật đã phản ánh trung thành thế giới hiện thực cũng như quan niệm nghệ thuật về con người 10 trong các chặng đường sáng tác Nếu trước 1975 Nguyễn Minh Châu miêu tả hiện... Dạng nhân vật này phổ biến trong những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 Trong trái tim của một nhà văn giàu tấm lòng nhân đạo luôn thường trực nỗi lo sợ những tiêu cực trong xã hội, những thói quen vô ơn, bạc bẽo, thờ ơ và lâu dần liệu nó “ có trở thành cốt cách của con người Việt Nam chúng ta hay không”[47] Vì nỗi lo âu đầy trách nhiệm ấy Nguyễn Minh Châu đã mượn kiểu loại nhân vật này để... đoạn văn nghệ minh họa, Nguyễn Minh Châu đã tự chia đời văn của mình ra làm hai: chặng đường minh họa và chặng đường đoạn tuyệt với lối minh họa Qua dằn vặt rồi quyết tâm nhà văn đã chọn cho mình hướng đi: lấy con người làm đối tượng khảo sát thay cho hiện thực đời sống Do đó, sáng tác của ông càng về sau càng có vẻ như là minh chứng xác thực cho qui luật thuộc về bản chất văn học “trước sau gì con... có tầm cỡ như lão Khúng mới được sử dụng như một thủ pháp điêu luyện, đưa truyện ngắn hiện đại của chúng ta tiến thêm một bước đáng kể về nghệ thuật 2 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ mà nhà 30 văn thông qua chúng để khái quát hiện thực đời sống theo quan niệm nghệ thuật riêng của mình Để có được sức sống lâu bền trong lòng đọc giả, phẩm... Với Nguyễn Minh Châu khi xây dựng nhân vật tính cách, bao giờ ông cũng thể hiện con người nhân cách Nghĩa là ngòi bút của ông luôn luôn hướng tới những biểu hiện đầy biến động của các quá trình tư tưởng, tính cách, tâm lý để nắm bắt được con người đích thực bên trong con người Sau chiến tranh rất nhiều vấn đề nhức nhối, rất nhiều chiêm nghiệm cay đắng mà Nguyễn Minh Châu muốn nêu ra trong các truyện ngắn . chương Nguyễn Minh Châu. 5 MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương I: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Chương II: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN. VĂN 4 NỘI DUNG 6 Chương I: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU 6 I. Các loại nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 8 1.Nhân vật tư tưởng. NGUYỄN MINH CHÂU Chương III: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 NỘI DUNG Chương I: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN

Ngày đăng: 23/07/2015, 14:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NGUYỄN THỊ THU THỦY

    • NGHỆ THUẬT

    • TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU NĂM 1975

    • MỤC LỤC

    • MỞ ĐẦU

    • 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    • 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    • 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    • 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    • 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 6. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

    • MỞ ĐẦU

    • NỘI DUNG

    • Chương I: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

    • NỘI DUNG

    • Chương I: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG

    • TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

    • I. Các loại nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975

    • 1. Nhân vật tư tưởng

    • 2. Nhân vật thế sự

    • 3. Nhân vật tính cách

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan