1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng bộ tỉnh bình định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975

159 646 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 2,54 MB

Nội dung

Với mong muốn làm rõ phong trào chiến tranh du kích của đồng bào chiến sĩ Bình Định dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, qua đó chỉ ra những ưu khuyết đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HUYỀN

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH TỪ

NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội, 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HUYỀN

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH TỪ

NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Mã số: 60 22 03 15 Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Văn Thức

Hà Nội, 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện Những

số liệu và kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực và chính xác

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền

Trang 4

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy, TS Trần Văn Thức – người hướng dẫn khoa học Thầy đã tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình chuẩn bị đề cương, nghiên cứu và bảo vệ luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định, Thư viện tỉnh Bình Định, Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Bình Định, Trường Đại học Quang Trung đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này

Hà Nội, tháng 7 năm 2015

Học viên

Nguyễn Thị Huyền

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp của luận văn 8

7 Bố cục luận văn 9

CHƯƠNG 1: ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” (1965-1968) 10

1.1 Khái quát về tỉnh Bình Định 10

1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 10

1.1.2 Dân cư, truyền thống yêu nước và cách mạng 14

1.2 Quá trình lãnh đạo chỉ đạo phong trào chiến tranh du kích của Đảng bộ tỉnh (từ năm 1965 đến năm 1968) 25

1.2.1 Hoàn cảnh lịch sử 25

1.2.2 Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện 30

1.2.3 Phong trào chiến tranh du kích ở Bình Định 39

Tiểu kết chương 1 63

CHƯƠNG 2: ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH GÓP PHẦN KẾT THÚC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1969-1975) 66

2.1 Lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích góp phần đánh bại về cơ bản chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ( 1969-1973) 66

2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử 66

Trang 6

2.1.2 Quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo chỉ đạo phong trào chiến tranh du kích

(từ năm 1969 đến năm 1973) 69

2.1.3 Phong trào chiến tranh du kích ở Bình Định 74

2.2 Lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến (1973-1975) 88

2.2.1 Hoàn cảnh lịch sử 88

2.2.2 Quá trình lãnh đạo chỉ đạo phong trào chiến tranh du kích của Đảng bộ tỉnh từ năm 1973 đến năm 1975 89

2.2.3 Phong trào chiến tranh du kích ở Bình Định 95

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 102

3.1 MỘT SỐ NHẬN XÉT 102

3.1.1 Ưu điểm 102

3.1.2 Hạn chế 113

3.2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM 118

KẾT LUẬN 131

TÀI LIỆU THAM KHẢO 137

PHỤ LỤC 147

Trang 7

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài

Chiến tranh là một đề tài được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin quan tâm bàn bạc khá nhiều Những luận chứng về chiến tranh của các nhà kinh điển trở thành cơ sở quan trọng cho hầu hết các cuộc chiến tranh vệ quốc từ cuối thế kỷ XIX

Việt Nam – một quốc gia mà lịch sử dựng nước luôn luôn gắn liền với lịch sử giữ nước thì những cơ sở lý luận về chiến tranh càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt từ cuối thế kỉ XIX khi Việt Nam trực tiếp đương đầu với một kẻ thù hoàn toàn mới, đó là thực dân Pháp, sang thế kỷ XX là cả Pháp và đế quốc Mỹ Đây là những kẻ xâm lược có sự khác biệt lớn so với Việt Nam về phương thức sản xuất

Họ mạnh hơn Việt Nam nhiều lần về tiềm lực kinh tế, quốc phòng Cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc Việt Nam vì thế trở nên khó khăn hơn lúc nào hết Tiếp thu, chọn lọcsáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc, kế thừa kinh nghiệm giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc, ngay từ những ngày đầu Việt Nam đánh Pháp, đánh Mỹ, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương huy động toàn dân vào cuộc kháng chiến, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc Với phương thức chiến tranh nhân dân ở một nước đất không rộng, người không đông, tiềm lực kinh tế quốc phòng nhỏ bé như Việt Nam thì đi từ đánh nhỏ tiến dần lên đánh lớn là giải pháp tối ưu để Việt Nam từng bước khắc phục được những khó khăn của mình trong cuộc chiến Và hình thái chiến tranh du kích trở thành hình thái chiến tranh chủ đạo trong cả kháng chiến

chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam Chiến tranh du kích là “chiến tranh được tiến hành theo phương thức đánh du kích với lực lượng nhỏ, lẻ và nòng cốt là lực lượng vũ trang địa phương nhằm chống lại đối phương có ưu thế hơn về sức mạnh quân sự Thường được sử dụng ở các nước thuộc địa hoặc bị xâm lược

Trang 8

khi so sánh lực lượng ở các nước đó chưa cho phép tiến hành chiến tranh chính quy Chiến tranh du kích rất phong phú và đa dạng về hình thức tiến hành và luôn phối hợp với chiến tranh chính quy” [135; tr224] Những lý luận về hình thái chiến

tranh này được Bác Hồ và nhiều nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc của Việt Nam phản ánh trong nhiều tác phẩm, bài viết, bài nói mà điển hình là cuốn “Cách đánh du kích” của Hồ Chí Minh (1944) Thực tế sinh động, sáng tạo của chiến tranh du kích được thể hiện rõ nét trong chiến tranh giải phóng ở hầu khắp các tỉnh thành của Việt Nam

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), chiến tranh giải phóng ở Bình Định không nằm ngoài phạm vi của hình thái chiến tranh du kích Là một tỉnh nằm ở khu vực Nam Trung Bộ, án ngữ tuyến đường từ Bắc vào Nam hơn

100 km, là cửa ngõ lên Tây Nguyên từ biển Đông, là tỉnh thuộc vùng tự do Liên khu V trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), đến kháng chiến chống

Mỹ, cứu nước Bình Định trở thành vùng do đối phương tạm thời kiểm soát Suốt 21 năm tiến hành chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, Mỹ và bọn tay sai đã gây không biết bao nhiêu đau thương cho mảnh đất, con người Bình Định Máu, nước mắt kẻ thù gây ra trở thành động lực to lớn cho đồng bào chiến sĩ nơi đây vùng dậy tạo ra sự hồi sinh cho mảnh đất này Ngay từ buổi đầu đánh Mỹ, Đảng bộ tỉnh Bình Định đã xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, huy động tối đa sức người sức của của Bình Định phục vụ cho chiến tranh du kích chống lại các chiến lược chiến tranh của Mỹ

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của đồng bào Bình Định đã đi qua song những bài học kinh nghiệm lãnh đạo cuộc kháng chiến vẫn có giá trị to lớn trong sự nghiệp xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay Với mong muốn làm rõ phong trào chiến tranh du kích của đồng bào chiến sĩ Bình Định dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, qua đó chỉ ra những ưu khuyết điểm sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với

Trang 9

phong trào chiến tranh du kích của tỉnh, rút ra một số kinh nghiệm góp phần phục

vụ một số nhiệm vụ quân sự tỉnh Bình Định hiện nay tôi quyết định chọn đề tài

“Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam

2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Gần 40 năm kể từ khi nhân dân Bình Định hoàn thành cuộc kháng chiến chống

Mỹ cứu nước là một khoảng thời gian dài đủ để chúng ta có cái nhìn khái quát đa chiều về cuộc kháng chiến này Đã có không ít công trình nghiên cứu về kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Bình Định của các nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh

Và do đó nhiều vấn đề xung quanh cuộc chiến đã được làm rõ Tuy nhiên chủ đề chiến tranh du kích ở Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước còn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống Điểm lại các công trình nghiên cứu về chủ đề này có thể chia thành hai nhóm như sau

2.1 Các công trình nghiên cứu về đề tài chiến tranh, kháng chiến chống Mỹ, cứu nước liên quan đến Bình Định và ở Bình Định

Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), các tập từ tập 1đến tập 9

do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam nghiên cứu, biên soạn

Khu 5- 30 năm chiến tranh giải phóng (tập 2, tập 3) do Bộ tư lệnh Quân khu 5 xuất

bản năm 1989 Công trình nghiên cứu này trình bày quá trình hình thành, phát triển chiến tranh cách mạng của quân và dân Khu 5, trong đó có Bình Định dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Khu 5 trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Chiến tranh nhân dân địa phương trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) Chuyên đề: Chống phá bình định giành dân và giữ dân trên địa bàn khu 5,do Trần Quý Cát chủ biên, xuất bản năm 1997 Đây là công trình nghiên cứu đề

cập đến diễn biến quá trình chống phá bình định giành dân ở địa bàn khu 5, trong

đó có Bình Định

Trang 10

Công trình nghiên cứu Nam Trung Bộ kháng chiến (1945 – 1975) của Viện Lịch

sử Đảng xuất bản năm 1992, trình bày quá trình kháng chiến chống Pháp và chống

Mỹ của quân dân các tỉnh Nam Trung Bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng

Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và bảo vệ

Tổ quốc do Hoàng Minh Thảo (chủ biên) là công trình này tập hợp những bài

nghiên cứu về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, về nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, quan điểm quân sự của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay

Nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Bình Định còn có nhiều công trình được thực hiện bởi Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban chỉ huy quân sự các huyện, thị trên địa bàn tỉnh Bình Định như:

Bình Định lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945 -1975) do Bộ chỉ huy

quân sự tỉnh biên soạn, xuất bản năm 1992 Công trình này tập trung phản ánh phong trào cách mạng tỉnh Bình Định trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh

Chiến tranh du kích trên chiến trường Bình Định (1945 – 1975) xuất bản năm

1991 là công trình mà Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định tập trung mô tả phong trào chiến tranh du kích trên địa bàn tỉnh từ năm 1945 đến năm 1975, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm từ phong trào chiến tranh này

Trong công trình Những trận đánh điển hình của lực lượng vũ trang Bình Định

xuất bản năm 1994, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định tập trung mô tả một cách sinh động một số trận đánh tiêu biểu của các lực lượng vũ trang tỉnh đồng thời chỉ

ra những đặc điểm nổi bật của các trận đánh đó

Ngoài những công trình nghiên cứu về phong trào cách mạng Bình Định do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh biên soạn, còn một số công trình nghiên cứu về phong trào đấu tranh của nhân dân các huyện trên địa bàn tỉnh được thực hiện bởi Ban chỉ huy quân

Trang 11

sự ở các huyện Ví như công trình Phù Cát lịch sử 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 – 1975, Truyền thống lực lượng vũ trang nhân dân huyện Hoài Ân (1945 – 2005), Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Phù Mỹ (1945 – 2005)…

2.2 Những công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ các cấp ở tỉnh Bình Định

Loại công trình này gồm có:

Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định (tập 1, tập 2, tập 3) do Ban chấp hành Đảng bộ

tỉnh Bình Định biên soạn và xuất bản năm 1992 Công trình này nghiên cứu về sự

ra đời và phát triển của Đảng bộ tỉnh Bình Định, quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo lực lượng vũ trang và nhân dân Bình Định kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ

Cùng với đó, hầu hết các huyện của tỉnh Bình Định đều có công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ huyện Ví như, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Quy

Nhơn có công trình Lịch sử Đảng bộ thành phố Quy Nhơn (1930 – 1975), Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tuy Phước nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ huyện Tuy Phước (1945 – 1975), Ban chấp hành Đảng bộ huyện Vân Canh nghiên cứu Lịch sử Đảng

bộ huyện Vân Canh (1930 – 1975), Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hoài Ân ra mắt công trình Lịch sử Đảng bộ huyện Hoài Ân (1930 – 1975), Ban chấp hành huyện

An Nhơn biên soạn Lịch sử Đảng bộ huyện An Nhơn (1930 – 1975), Lịch sử Đảng

Bộ Phù Cát (1930 – 1975) do Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phù Cát biên soạn năm 1996; Lịch sử Đảng Bộ Tây Sơn (1930 – 1975) do Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tây Sơn biên soạn năm 1999; Lịch sử Đảng Bộ Vĩnh Thạnh (1945 – 1975)

do Ban chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh biên soạn năm 1998 v.v Những

công trình nghiên cứu lịch sử Đảng bộ của các huyện đều tập trung làm rõ quá trình

ra đời, phát triển của Đảng bộ huyện, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân trong huyện qua các thời kỳ cách mạng

Nhìn chung có khá nhiều công trình nghiên cứu công bố có đề cập ít nhiều đến phong trào chiến tranh du kích ở Bình Định và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với

Trang 12

phong trào này trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975 Những công trình nghiên cứu này chưa làm rõ:

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Định đối với phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975

- Những ưu điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo phong trào chiến tranh du kích ở Bình Định thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

- Những hạn chế và một số kinh nghiệm rút ra từ lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 của Đảng bộ tỉnh Bình Định

2.3 Những vấn đề luận văn tập trung nghiên cứu

Nhằm góp phần giải quyết những vấn đề tồn đọng của các công trình đã công

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ chủ trương, đường lối, phương thức chỉ đạo thực tiễn của Đảng bộ tỉnh Bình Định trong phong trào chiến tranh du kích giai đoạn 1965 – 1975

- Dựng lại phong trào chiến tranh du kích dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Định

Trang 13

- Rút ra một số nhận xét về mặt tích cực, hạn chế trong công tác lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích của Đảng bộ tỉnh giai đoạn 1965-1975 Chỉ ra nguyên nhân của những tích cực và hạn chế đó

- Nêu lên một số kinh nghiệm lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích của Đảng bộ tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975, nhằm góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng phương án tác chiến, sẵn sàng bảo

vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh, huyện hiện nay

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975

- Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi có đề cập đến bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của đồng bào chiến sĩ ở miền Nam Việt Nam và khu 5, bối cảnh chung ở miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1975, chủ trương của Trung ương Đảng và Quân ủy khu 5 về chống Mỹ, cứu nước nhằm làm rõ hơn chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Định đối với phong trào chiến tranh du kích trên địa bàn tỉnh giai đoạn này

Trang 14

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu

Nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng các nguồn tư liệu sau:

Các tác phẩm của Mác – Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh viết về chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích

Các Văn kiện Đảng về chống Mỹ cứu nước tập 1, tập 2, NXB chính trị quốc gia,

H 2011, 2012

Các tư liệu gốc là các bản báo cáo, Nghị quyết của Tỉnh ủy Bình Định Các báo cáo, Nghị quyết, tổng kết quân sự, tổng kết chiến tranh du kích của Tỉnh đội Bình Định từ năm 1965 đến năm 1975

Công trình nghiên cứu lịch sử của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định, Ban chấp hành Đảng bộ của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Định

Nhiều công trình nghiên cứu viết về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, nhà xuất bản Quân đội nhân dân Các công trình nghiên cứu viết về mảnh đất, con người Bình Định

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn tôi sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Ngoài ra, tôi còn sử dụng phương pháp thống kê, phân loại, so sánh và một số phương pháp khác

6 Đóng góp của luận văn

- Làm rõ quá trình lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích của Đảng bộ tỉnh Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975,

trên cơ sở quán triệt Nghị quyết của Trung ương Đảng, Khu ủy, Quân khu ủy 5

- Đánh giá khách quan những thành tựu, hạn chế, đưa ra một số kinh nghiệm lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích của Đảng bộ tỉnh Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Trang 15

- Góp phần làm sáng tỏ, đầy đủ hơn về lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên địa bàn tỉnh Bình Định trong 10 năm cuối ( 1965-1975)

- Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu về lịch sử quân sự ở Bình Định thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975

7 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn bố cục thành 3 chương: Chương 1: Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968)

Chương 2: Đảng bộ tỉnh Bình Định tăng cường lãnh đạo phong trào chiến tranh

du kích góp phần kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1969 – 1975) Chương 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm

Trang 16

CHƯƠNG 1: ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “CHIẾN

TRANH CỤC BỘ” (1965-1968) 1.1 Khái quát về tỉnh Bình Định

1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Bình Định là tỉnh tương đối lớn, nằm ở khu vực Nam Trung Bộ Với diện tích khoảng 6.025 km2

trải dài từ vĩ tuyến 130 03‟ đến 140 42‟ bắc (chiều dài 110 km), 108036‟ đến 109022‟ kinh đông (chiều ngang trung bình 55 km) Phía bắc giáp Quảng Ngãi được phân cách bởi đèo Bình Đê, phía Nam giáp Phú Yên được phân cách bởi đèo Cù Mông, phía Tây giáp Gia Lai qua đèo Mang Giang và phía Đông giáp biển Đông

Theo sử cũ ghi lại, từ xa xưa Bình Định là vùng đất thuộc vương quốc Chăm

Pa, cuối thế kỉ X đầu thế kỉ XI vua Chăm Pa quyết định dời đô từ Quảng Nam về đóng tại thành Đồ Bàn (thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định ngày nay) Trong khoảng 5 thế kỉ, với vị thế là kinh đô của quốc gia Chăm Pa, những dấu ấn biểu trưng cho những giá trị văn hóa Chăm còn để lại khá nhiều ở Bình Định mà tiêu biểu là hệ thống thành quách, đền tháp, bia, tượng.v.v

Năm 1471 đội quân chinh chiến của vua Lê Thánh Tông đánh bại vương quốc Vijaya xác lập ranh giới của quốc gia Đại Việt đến núi Thạch Bi (Phú Yên),

từ đây Bình Định trở thành một vùng lãnh thổ của Đại Việt Cũng từ đây, tên gọi và lãnh giới của vùng đất này nhiều lần biến thiên theo thời gian Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Bình Định được gọi là phủ Hoài Nhơn, gồm 3 huyện là Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn (bao gồm địa phận huyện An Khê và huyện Chư Bang của tỉnh Gia Lai ngày nay) thuộc tỉnh Quảng Nam (tức đạo Thừa Tuyên lúc bấy giờ) Dưới thời cai trị của các chúa Nguyễn, tên gọi của tỉnh nhiều lần thay đổi Vào năm

1602 phủ Hoài Nhơn đổi thành Quy Nhơn Đến năm 1651 đổi thành Quy Ninh Năm 1742 chúa Nguyễn Phúc Khoát lấy lại tên Quy Nhơn Năm 1802, Nguyễn

Trang 17

Ánh – ông vua Nguyễn đầu tiên đã đổi tên Quy Nhơn thành Bình Định dinh Năm

1806 đổi thành Bình Định trấn Phủ Quy Nhơn được gọi từ thời vua Minh Mạng kể

từ năm 1826 Năm 1832 với chính sách bãi bỏ cấp Bắc Thành, Gia Định Thành thành lập các tỉnh của Minh Mạng, tên gọi tỉnh Bình Định lần đầu tiên xuất hiện Năm 1890, tỉnh Bình Định gộp với tỉnh Phú Yên thành tỉnh Bình Phú, tỉnh lỵ là Quy Nhơn 8 năm sau, tức năm 1899 hai tỉnh này lại tách ra như cũ Từ đây cho đến trước năm 1975, dưới thời thực dân phong kiến và Ngụy quyền Sài Gòn mặc

dù tên gọi tỉnh Bình Định không thay đổi nhưng ranh giới tỉnh có nhiều thay đổi theo từng thời kỳ, nhiều vùng lãnh thổ của Gia Lai, Kon Tum thuộc địa phận tỉnh Bình Định [136; tr269]

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 10 năm 1975 Bình Định và Quảng Ngãi gộp lại với tên gọi tỉnh Nghĩa Bình Đến cuối tháng 6 năm 1989 hai tỉnh này lại tách ra với tên gọi và ranh giới như cũ

Hiện nay tỉnh Bình Định bao gồm 10 huyện: Hoài Nhơn, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, An Lão, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Vân Canh, Tuy Phước, Tây Sơn và 01 thành phố trực thuộc tỉnh là thành phố Quy Nhơn Trong 10 huyện này có 3 huyện miền núi không giáp biển là An Lão, Vĩnh Thạnh và Vân Canh Còn lại các huyện khác đều được phân bố trên khu vực với ba dạng thức địa hình chính là đồng bằng ven biển, trung du và đồi núi

Nhìn một cách tổng quan thì Bình Định cũng giống như nhiều tỉnh miền Trung khác, đó là nơi có kiểu bố trí địa hình phức tạp, cao dần từ đông sang tây với nhiều đồi núi, sông ngòi, xen kẽ có những đồng bằng nhỏ hẹp, đầm phá ven biển Đây là dạng thức địa hình lý tưởng cho việc tiến hành các chiến thuật chiến tranh

du kích

Đồi núi chiếm hai phần ba diện tích của tỉnh được phân bố rải rác ở tất cả các huyện và ngay cả trong nội thành thành phố Quy Nhơn Các núi ở đây có độ cao trung bình từ 700m đến 1000m, trong đó có 11 đỉnh cao trên 1000m, đỉnh cao nhất

Trang 18

1.202m ở xã An Toàn (huyện An Lão) [136; tr12] Toàn bộ mặt phía Bắc, phía Tây

và phía Nam tỉnh được ôm trọn bởi dãy núi Trường Sơn với những cánh rừng bạt ngàn Diện tích rừng của Bình Định khoảng 208.065 ha chủ yếu là rừng kín, mang đặc trưng của kiểu rừng thứ sinh, thường có 3 đến 4 tầng rõ rệt với nhiều loài thực vật Địa thế rừng hiểm trở nối liền với rừng núi của Gia Lai ở phía Tây, Ba Tơ (Quảng Ngãi) ở phía Bắc và Phú Yên ở phía Nam, hình thành vùng căn cứ địa kháng chiến liên hoàn giữa các tỉnh, là chỗ đứng chân của nghĩa quân trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc Cả dải dài phía đông tỉnh Bình Định giáp biển Nếu không tính các đường bờ của các hải đảo, bán đảo thì Bình Định có khoảng 134 km bờ biển Khu vực bờ biển thềm lục địa tỉnh có diện tích khoảng 36.000km2 lớn gấp 6 lần diện tích tự nhiên của tỉnh [136; tr101] Ngăn cách giữa vùng núi và biển là khu vực đồng bằng nhỏ hẹp Hầu hết các cánh đồng nơi đây đều bị cắt xẻ mạnh bởi đồi núi và sông suối

Trên địa bàn tỉnh có nhiều sông suối với hướng chảy chính là hướng tây – đông Có một số con sông lớn như: sông Hà Thanh, sông Kôn, sông Lại Giang, sông La Tinh, còn lại hầu hết các sông đều nhỏ, lòng sông nhiều đoạn gấp khúc bị cát bồi nên thường cạn vào mùa khô, mùa lũ nước chảy xiết Mật độ sông suối dày dẫn đến mật độ cầu đường ở Bình Định cũng dày đặc, trung bình 0,2 đến 0,4 km đường có một chiếc cầu Trên địa bàn tỉnh có 204 cầu cống lớn nhỏ [46; tr21] Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các kế hoạch cơ động trong thời chiến

Về khí hậu: Bình Định thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, một năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, mưa nhiều nhất trong khoảng 4 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12 Thời tiết ở đây khá ổn định, ít chịu ảnh hưởng của giông bão Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 270

C

Bình Định có hệ thống đường giao thông khá phong phú, bao gồm giao thông đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không Hệ

Trang 19

thống đường bộ được xây dựng rộng khắp, dày đặc trên địa bàn tỉnh Trong đó có một số tuyến đường quan trọng, như tuyến đường quốc lộ 1A chạy dọc theo chiều dài tỉnh, tuyến đường quốc lộ 19 chạy từ cảng biển Quy Nhơn nối liền với tỉnh Gia Lai sang Hạ Lào và đông bắc Campuchia Hai tuyến đường này Mỹ Ngụy thường xuyên hoạt động mạnh mẽ trong suốt thời kỳ chúng đánh chiếm ở miền Nam Đường số 3 đi từ Lại Khánh (Hoài Nhơn) đến Kim Sơn (Hoài Ân) Đường số 5 từ Bồng Sơn đi An Lão Đường số 6 từ Diêu Trì qua Vân Canh đi Phú Yên v.v.[46; tr21] Đường sắt xuyên Việt chạy qua tỉnh có chiều dài 135,8 km Ngoài ra còn hai nhánh đường sắt: từ Quy Nhơn đi Diêu Trì (10,2 km), từ ga Quy Nhơn đi cảng Quy Nhơn (3,2 km) [128; tr30] Hàng loạt cửa biển có giá trị giao thông ở Bình Định được biết đến như cửa Tam Quan, cửa An Dũ, cửa Hà Ra, cửa Đề Gi, cửa Quy Nhơn Trong đó cửa biển Quy Nhơn là lớn nhất có giá trị cao về giao thông và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Những tàu nhỏ có thể đến cập bến, hàng hóa nhập cảng bốc lên xe hơi hoặc tàu hỏa để tiếp tế trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Phú Yên, Quảng Ngãi, Kon Tum, Pleicu, Phú Bổn Theo tài liệu của ngụy quyền Sài Gòn nhận định: “hải cảng Quy Nhơn rất có tương lai nếu để kiến thiết cho các tàu lớn có thể cập bến được thì hải cảng này sẽ đứng vào bậc nhất Trung Phần” [128; tr30] Giao thông đường không cũng sớm được chú trọng xây dựng và vận hành ở đây Tỉnh có hai sân bay lớn là sân bay Gò Quánh ở Phù Cát và sân bay Quy Nhơn Ngoài ra còn một số sân bay dã chiến ở các huyện do Mỹ Ngụy xây dựng nhằm phục vụ cho kế hoạch đè bẹp phong trào đấu tranh của quần chúng, ứng phó nhanh chóng với các chiến lược quân sự của ta

Được thiên nhiên ưu đãi, nguồn lợi thủy sản biển ở Bình Định khá nhiều và phong phú về chủng loại Khu vực ven biển hình thành nhiều đầm phá: đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Mỹ Khánh, đầm Thị Nại,v.v Các đầm ngăn cách với biển bởi các dãy núi thấp hoặc các dải cát Đây là nơi ngư dân nuôi trồng thủy hải sản nước mặn, nước lợ Bên cạnh nguồn lợi từ khai thác thủy hải sản, trong những năm

Trang 20

gần đây tỉnh Bình Định còn chú trọng phát triển ngành du lịch biển với nhiều dạng thức du lịch đa dạng, đặc biệt là dự án Quy Nhơn vinper trên bán đảo Phương Mai

Bình Định cũng được biết đến là tỉnh có tiềm năng phát triển nông nghiệp ở khu vực miền Trung Tây Nguyên Mặc dù diện tích đồng bằng ở đây không lớn nhưng trên toàn tỉnh đã hình thành một hệ thống các đồng bằng lòng chảo xen lẫn thung lũng nhỏ hẹp được phân bố trên lưu vực các con sông, ven biển Với chất đất pha cát, ít màu mỡ, không thực sự thích hợp cho trồng lúa nước song với sự nỗ lực của người dân, một số cánh đồng trồng lúa lớn đã được hình thành như: cánh đồng Phù Mỹ, An Nhơn, Phù Cát, Tuy Phước, Tây Sơn,v.v, góp phần cung cấp nguồn lương thực trực tiếp cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh Ngoài trồng lúa, trong nông nghiệp ở đây còn phát triển một số cây thực phẩm ngắn ngày như đỗ, lạc, ngô, khoai, sắn, rau.v.v, một số cây gia vị như ớt, tỏi, kiệu, nhiều nơi còn trồng mía xen với diện tích trồng các cây công nghiệp lâu năm Toàn tỉnh có 322.621 ha diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm: chè, cà phê, điều, tiêu, dừa, ca cao, quế, cao su,v.v, phân bố ở các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân và Hoài Nhơn Ngoài ra còn một diện tích đáng kể cây ăn quả: xoài, chuối, dứa, cam, quýt, bưởi,v.v

Tóm lại: với vị trí chiến lược quan trọng cùng cấu tạo địa hình phức tạp, Bình Định là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho chiến tranh du kích phát triển

1.1.2 Dân cư, truyền thống yêu nước và cách mạng

Bình Định là tỉnh sớm quy tụ người dân từ nhiều địa phương khác nhau đến sinh sống Những cư dân đầu tiên trên mảnh đất này là người Chăm Sau đó cùng với quá trình “Nam tiến” của quốc gia Đại Việt, người Kinh bắt đầu di cư vào đây lập nên những làng xóm mới Quá trình di cư của người Việt vào Bình Định được đẩy mạnh từ thế kỉ XVI, XVII, kéo dài cả thời cận đại, hiện đại Trong những đợt

“Nam tiến” của người Việt thì ồ ạt nhất là sau mỗi lần chúa Nguyễn ở Đàng Trong đánh thắng chúa Trịnh ở Đàng Ngoài Bởi vì sau mỗi lần đánh thắng chúa Trịnh, chúa Nguyễn lại tiến hành bắt tù binh và dân thường, số này được đưa vào khai phá

Trang 21

những vùng đất mới ở Đàng Trong trong đó có Bình Định Với chính sách chiêu hiền đãi sĩ, khoan thư sức dân của các chúa Nguyễn, Bình Định đã thu hút được người dân từ nhiều địa phương khác ở miền Bắc, nhất là nhân dân vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh đến khai hoang lập nghiệp Sau khoảng gần một thế kỷ, ở vào thời chúa Nguyễn Phúc Tần, Quy Nhơn đã là một vùng dân cư đông đúc với những xóm làng trù phú Hiện nay Bình Định là mảnh đất quần cư của nhiều tộc người sinh sống, như người Kinh, người Chăm, người Ba Na, người H‟ rê, người Hoa Trong

đó người Kinh chiếm đại đa số, chiếm khoảng 98% dân số toàn tỉnh, sinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển Người Bana sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão nơi thích hợp cho làm nghề nương rẫy Người Chăm cư trú ở vùng đồi núi thấp Vân Canh – nơi thuận lợi cho phát triển nông nghiệp dùng cày Người H‟rê cư trú ở những vùng núi thấp, trên lưu vực các sông suối của An Lão Người Hoa cư trú ở nơi có điều kiện giao thông phát triển, dân cư đông đúc [136; tr213]

Những cư dân ở đây theo nhiều tôn giáo khác nhau Khoảng 70% đồng bào theo đạo Phật, 8% theo đạo Thiên chúa giáo, 1% theo đạo Cao Đài và đạo Tin Lành Hầu hết các gia đình đều lấy việc thờ cúng tổ tiên làm trọng [128; tr13] Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước và đánh bắt thủy hải sản

Nhìn chung đại đa số người dân Bình Định đều có nguồn gốc từ những thế

hệ đi mở cõi, do đó họ sớm mang trong mình một ý chí kiên cường, không ngại khó, không ngại khổ Người Bình Định thật thà, chất phát, đôn hậu, cần cù trong lao động, trọng nhân nghĩa khí tiết Đặc biệt nơi đây sớm có truyền thống thượng

võ Trong ca dao Bình Định có câu:

“Ai về Bình Định mà coi Con gái Bình Định cầm roi đi quyền”

“Roi Thuận Truyền, quyền An Thái”…

Chính tinh thần thượng võ đã tôi luyện nên những đức tính quý báu riêng của

Trang 22

người Bình Định, đồng thời rèn luyện người Bình Định có một sức mạnh dẻo dai, tinh thần quật khởi để đứng lên chống lại ách áp bức của các thế lực cường quyền, chống lại các thế lực ngoại xâm góp phần bảo vệ quê hương đất nước

Sự vùng dậy của người dân Bình Định chống cường quyền thực sự nổi lên mạnh mẽ từ thế kỉ XVIII Cuối thế kỉ XVII, bộ máy chính quyền Đàng Trong rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng Tệ nạn mua quan bán tước, hách dịch, cưỡng ép nhân dân xảy ra khắp nơi Như một quy luật lịch sử “có áp bức có đấu tranh”, phong trào đấu tranh của nông dân liên tiếp nổ ra từ Bắc chí Nam làm nên

“thế kỉ nông dân khởi nghĩa” Ở Bình Định đêm trước của phong trào Tây Sơn có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra Năm 1695 một thương nhân ở Quy Nhơn là Quảng Phú liên kết với thương nhân ở phủ Quảng Ngãi là Linh Vương mua sắm binh thuyền, vũ khí khởi nghĩa Tiếp đó năm 1769 cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Lía nổ ra ở thôn Phú Lạc Những cuộc khởi nghĩa này nổ ra nhỏ lẻ nên nhanh chóng bị đàn áp thất bại Năm 1771, ba anh em Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa

Ba anh em Tây Sơn sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân khá giả ở vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) Vào cuối thế kỉ XVIII, bất bình trước các thế lực cường quyền ở Đàng Trong cưỡng bức nhân dân, anh em Tây Sơn đứng lên hô hào nhân dân phất cờ khởi nghĩa Năm

1773 nghĩa quân chiếm được phủ thành Quy Nhơn Năm 1774 phong trào Tây Sơn đánh chiếm ra tới Quảng Nam Năm 1775 Nguyễn Nhạc giảng hòa với Hoàng Ngũ Phúc Mặt Bắc tạm yên, quân Tây Sơn có điều kiện đẩy mạnh tiêu diệt tập đoàn chúa Nguyễn ở mặt Nam Cũng từ đây nghĩa quân Tây Sơn liên tiếp giành được những thắng lợi mang tính quyết định: năm 1775 nghĩa quân làm chủ toàn tỉnh Phú Yên Năm 1777 cơ đồ của chúa Nguyễn về cơ bản bị đánh sập Năm 1785 Nguyễn Huệ chỉ huy quân đánh tan âm mưu xâm lược của 5 vạn quân Xiêm, dẹp yên bờ cõi phía nam Đại Việt Đến đây phần đất Đàng Trong từ đèo Hải Vân đến Hà Tiên thuộc quyền kiểm soát của đội quân Tây Sơn Thừa thắng ở mặt trận phía Nam,

Trang 23

năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ tấn công ra Bắc tiêu diệt quân Trịnh, xóa bỏ ranh giới Đàng Trong – Đàng Ngoài tồn tại suốt hơn 2 thế kỉ trên đất nước ta Tiếp đó vào năm 1789 quân Tây Sơn tiêu diệt 29 vạn quân Thanh, thống nhất giang sơn về một mối dưới sự trị vì của anh em Tây Sơn

Tiếng vang của phong trào Tây Sơn và tên tuổi của anh em Tây Sơn được ghi vào những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, thể hiện niềm tự hào, khát vọng và ý chí quật cường của nhân dân Bình Định

Phát huy truyền thống đấu tranh của ông cha, đến thời cận, hiện đại, trước

âm mưu, hành động xâm lược và bành trướng của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, một lần nữa các thế hệ nhân dân Bình Định lại kiên cường đứng lên

Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta Năm 1884 phái chủ hòa trong triều đình nhà Nguyễn kí điều ước Patơnôt, dâng nước ta cho thực dân Pháp Năm 1885, tại Tân Sở (Quảng Trị), vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu giúp vua cứu nước Từ giữa tháng 8 năm 1885, hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi quần chúng nổi dậy ở các huyện Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Tuy Phước, An Nhơn.v.v, sau đó phong trào Cần Vương ở đây còn đẩy mạnh phối hợp với nhân dân ở Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận Đầu 1887, thực dân Pháp và bọn phản động triều Huế phải huy động một lực lượng lớn (khoảng

7000 quân) để đàn áp Nhiều thủ lĩnh Cần Vương ở Bình Định bị bắt và bị giết, như Mai Xuân Thưởng, Phạm Toản…song phong trào Cần Vương ở Bình Định vẫn phát triển mạnh mẽ Một số thủ lĩnh như Nguyễn Đa, Tăng Bạt Hổ, Trần Cao Vân chạy đến các tỉnh khác tiếp tục xây dựng lực lượng đánh Pháp [9; tr22, 23]

Bước sang những năm 20 của thế kỉ XX, hòa chung với bầu không khí của luồng tư tưởng mới – luồng tư tưởng cách mạng vô sản, ngay từ năm 1926 ở Bình Định đã có một bộ phận thanh niên hướng về Maxcơva Tháng 2 năm 1928 Kỳ bộ thanh niên cách mạng đồng chí hội Nam kỳ phái đồng chí Phan Trọng Quảng đến Cửu Lợi (Tam Quan nam, Hoài Nhơn) để giúp địa phương lập tổ chức Việt Nam

Trang 24

thanh niên cách mạng đồng chí hội Từ chi hội thanh niên cách mạng đồng chí hội đầu tiên được thành lập ở Cửu Lợi vào tháng 2 năm 1928 (thành lập tại nhà đồng chí Tôn Chất, thôn Cửu Lợi Lúc đầu hội có 3 đồng chí là Nguyễn Trân, Tôn Chất và Huỳnh Triếp), cơ sở của hội Thanh niên nhanh chóng lan ra nhiều vùng trong toàn tỉnh Khoảng giữa năm 1928 đồng chí Nguyễn Trân lập chi hội Thanh niên ở An Đỗ (Hoài Sơn) và Tài Lương (Hoài Thanh) Sau đó hàng loạt vùng xây dựng được hội Thanh niên như Hy Văn, Tường Sơn, Chương Hòa, Châu Đê, Huân Công, Dĩnh Thạnh, An Thái, Đại Hóa, Cự Tài, Cự Lễ, Hội Phú, Tấn Thạnh, Thạnh Xuân, Trung Lương,v.v Cũng trong thời gian này, chi hội Thanh niên Hoài Nhơn đã bắt liên lạc được với Kỳ hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội Trung Kỳ và Tỉnh bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội Quảng Ngãi.[9; tr32,33]

Sự thành lập nhanh chóng các tổ chức Thanh niên ở Bình Định từ năm 1928

là một trong những điều kiện cơ bản để đưa phong trào đấu tranh ở tỉnh đi theo con đường cách mạng vô sản, chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập các cơ sở Đảng ở tỉnh Bình Định

Tháng 2 năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời Đầu tháng 3 năm 1930 chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Bình Định – chi bộ cộng sản tại nhà máy đèn Quy Nhơn được thành lập gồm 5 đồng chí do đồng chí Lê Xuân Trữ làm bí thư.[9; tr41] Tháng 8 năm 1930 chi bộ cộng sản Cửu Lợi được thành lập do đồng chí Nguyễn Trân làm bí thư Tiếp đó là sự ra đời của hàng loạt các chi bộ Đảng ở các thôn của huyện Hoài Nhơn rồi Đảng bộ huyện Hoài Nhơn cũng trên cơ sở đó được thành lập Cuối năm 1936 chi bộ Hồng Lĩnh được ra đời Các Đảng bộ trên địa bàn tỉnh được thành lập đã nhanh chóng bắt liên lạc với nhau và bắt liên lạc với Đảng bộ các tỉnh bạn Năm 1937, Tỉnh ủy lâm thời được thành lập Đến tháng 7 năm 1945 để chuẩn bị tốt hơn cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, xứ ủy Trung Kỳ cử đồng chí Nguyễn Chí Thanh đến Bình Định chỉ đạo thành lập Ban cán sự Đảng tỉnh Bình Định trên cơ sở Tỉnh ủy lâm thời cũ

Trang 25

Từ khi ra đời, các chi bộ Đảng, Đảng bộ các huyện và Ban cán sự Đảng tỉnh Bình Định đảm đương sứ mệnh trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân trong tỉnh đi theo xu hướng cách mạng mới của dân tộc và thời đại, làm nên những cao trào cách mạng sôi nổi quyết liệt chống lại thực dân Pháp và bọn tay sai

Ngày 23 tháng 8 năm 1945 nhân dân Bình Định giành được chính quyền, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Nguyễn Huệ được thành lập Ngày 3 tháng 9 năm 1945 Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời mới quyết định lấy tên tỉnh là tỉnh Tăng Bạt Hổ

Ngay sau khi nhân dân ta làm Cách mạng tháng Tám thành công, từ vĩ tuyến

16 trở ra Bắc có 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào Đông Dương làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, theo sau quân Trung Hoa dân quốc là bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam có

4 vạn quân Anh kéo vào Việt Nam, theo sau quân Anh là quân đội Pháp vào nước

ta một cách bất hợp pháp

Ngày 23 tháng 9 năm 1945 thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn, chính thức thực hiện mưu đồ xâm lược nước ta lần thứ hai Được sự hậu thuẫn của quân Anh, chỉ trong một thời gian ngắn quân Pháp nhanh chóng chiếm được hầu hết các thành phố, thị xã quan trọng ở Nam Bộ Ngày 10 tháng 12 năm 1945 phái bộ quân Anh ở Nha Trang cho một tàu chiến chở 150 lính Nhật vào đảo Cù Lao Xanh, âm mưu phối hợp với bọn Nhật ở nhà băng Đông Dương tiến công chiếm thị xã Quy Nhơn lập đầu cầu cho quân Pháp đổ bộ đánh chiếm các nơi khác [45; tr43] Tuy nhiên âm mưu này của chúng không thực hiện được Ngày 12 tháng 12 năm 1945 đại đội Phan Đình Phùng bao vây tiêu diệt gọn quân Nhật ở nhà băng Đông Dương, uy hiếp tàu chiến Nhật ở Cù Lao Xanh, buộc chúng phải chạy vào phía Nam

Trong suốt 9 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, Pháp luôn tìm cách đánh chiếm Bình Định hòng triệt tiêu vùng hậu phương kháng chiến của ta Song quân dân Bình Định kiên quyết đứng lên đấu tranh chặn đứng âm mưu và

Trang 26

hành động của Pháp, bảo vệ vững chắc vùng tự do của ta ở đây Mãi đến tháng 2 năm 1954 thực dân Pháp mới đánh chiếm được thị xã Quy Nhơn

Tháng 5 năm 1954 quân dân ta giành thắng lợi vang dội trong trận Điện Biên Phủ làm chấn động năm châu địa cầu Chiến thắng Điện Biên Phủ vang lên như hồi chuông cảnh tỉnh các thế lực đế quốc, dõng dạc tuyên bố đặt dấu chấm hết cho mọi

cố gắng của Pháp có sự giúp đỡ của Mỹ trên đất nước ta Ngày 20 tháng 7 năm

1954 hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc hoàn toàn giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

Khát khao hòa bình độc lập, nhân dân Việt Nam, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của hiệp định Giơnevơ, trong khi đó thực dân Pháp vẫn ngoan cố tìm mọi cách phá hoại hiệp định này, tìm cách dọn đường cho Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam

Sau thế chiến hai Mỹ vươn lên đứng đầu trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, trở thành tên sen đầm quốc tế Với tiềm lực kinh tế, quốc phòng lớn mạnh, đế quốc Mỹ

âm mưu bá chủ toàn cầu Để thực hiện tham vọng này, Mỹ đưa ra hàng loạt các chiến lược chiến tranh áp dụng trên nhiều vùng lãnh thổ khác nhau ở hầu khắp các châu lục trên thế giới Từ năm 1950 Mỹ bắt đầu can thiệp gián tiếp vào vấn đề chiến tranh Việt Nam, thông qua việc tăng cường viện trợ cho Pháp để Pháp tiếp tục kéo dài, mở rộng chiến tranh ở Đông Dương Sau thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ (tháng 5 năm 1954), Hiệp định Giơnevơ được kí kết, Mỹ nhanh chóng tìm cách hất cẳng Pháp ở Việt Nam, nhảy vào miền Nam Việt Nam, thực hiện chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới Mỹ đưa tay sai Ngô Đình Diệm về nước lập chính phủ bù nhìn phản động thân Mỹ, công khai viện trợ vũ khí, đô la cho chính phủ này, đưa lực lượng cố vấn quân sự hùng hậu vào miền Nam Việt Nam giúp chính phủ bù nhìn của Mỹ ở đây huấn luyện quân đội, đề ra kế hoạch và trực tiếp tham mưu kế hoạch tiêu diệt lực lượng đối phương Năm 1960 Mỹ đã đưa vào miền Nam 2000 cố vấn và nhân viên quân sự Mỹ [54; tr137]

Trang 27

Ngày 8 tháng 9 năm 1954 Mỹ lôi kéo Anh, Pháp, Thái Lan, Philippin và một

số nước tay sai lập tổ chức quân sự SEATO và đặt miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia dưới sự bảo hộ của khối này

Âm mưu cơ bản của Mỹ là “tiêu diệt phong trào yêu nước của nhân dân ta, thôn tính miền Nam Việt Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam châu Á Đồng thời lấy miền Nam làm căn cứ để tiến công miền Bắc – tiền đồn của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam châu Á, hòng đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở vùng này, bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác” [64; tr17] “Mục tiêu lâu dài của Mỹ là tiêu diệt ảnh hưởng của cộng sản ở Đông Dương tới mức tối đa và đưa Đông Dương vào quỹ đạo của Phương Tây” [54; tr126]

Để thực hiện những tham vọng này, Mỹ đề ra hàng loạt các biện pháp, trong

đó biện pháp chủ yếu mà chúng áp dụng là chính sách “tố cộng, diệt cộng” nhằm tiêu diệt lực lượng lãnh đạo cách mạng, xóa bỏ mọi ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng Bộ máy chỉ đạo “tố cộng” được thành lập từ trung ương đến địa phương Với phương châm „lê máy chém khắp miền Nam Việt Nam”, “giết nhầm còn hơn bỏ sót”

Khu 5 – địa bàn chiến lược quan trọng ở Trung Đông Dương được chúng chọn làm nơi thí điểm chính sách “tố cộng, diệt cộng” mà trọng điểm là vùng tự

do cũ gồm các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và nửa phía Nam tỉnh Quảng Nam [64; tr18]

Bình Định – một trong những tỉnh có phong trào cách mạng mạnh nhất ở Liên Khu 5 Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp nơi đây hoàn toàn nằm trong vùng tự do của ta Các tổ chức Đảng, lực lượng cách mạng từ kháng chiến chống Pháp đều hoạt động công khai, hợp pháp Bởi vậy, khi Mỹ - Diệm nhảy vào miền Nam, hầu hết cán bộ, các tổ chức cách mạng của Bình Định đều bị nhận diện Để đè

Trang 28

bẹp phong trào cách mạng ở đây tạo đòn đánh phủ đầu ở miền Nam Việt Nam, Mỹ

đã sớm đặt Bình Định vào mục tiêu cần tiêu diệt của chúng Hàng loạt những biện pháp về chính trị, quân sự được thiết lập nhằm kìm kẹp, đánh phá, tiêu diệt các lực lượng, tổ chức cách mạng, đồng thời răn đe uy hiếp tinh thần quần chúng nhân dân

Năm 1957, Mỹ - Diệm mở chiến dịch “tố cộng” mang tên Đoàn Đức Thoan tại Bình Định, đánh phá ác liệt phong trào cách mạng toàn tỉnh

Với những âm mưu và hành động thâm độc của kẻ thù, các lực lượng cách mạng, tổ chức Đảng ở Bình Định bị thiệt hại nặng nề Từ tháng 5 năm 1955 đến tháng 6 năm 1956 chúng bắt gần 20.000 người giam trong các nhà tù từ tỉnh đến xã Đến cuối năm 1955 hầu hết cán bộ hoạt động bất hợp pháp xã đều bị bắt Sự liên lạc giữa tỉnh và huyện bị gián đoạn, nhất là các huyện phía Nam Tổn thất cán bộ ở Bình Định cao hơn mức trung bình của Liên khu 5 Trên toàn Liên khu, cán bộ tỉnh

bị tổn thất 40%, cán bộ huyện 60%, cán bộ xã 70% Ở Bình Định, cuối năm 1957 toàn tỉnh có 115 cán bộ bất hợp pháp bị bắt, trong đó cấp tỉnh có 13 đồng chí chiếm 40,6% tổng số cán bộ tỉnh, cán bộ huyện 61 đồng chí chiếm 70% tổng số cán bộ huyện, cán bộ xã 81 đồng chí chiếm 70,9% tổng số cán bộ xã [11; tr19, 20]

Tuy nhiên, bất chấp âm mưu và thủ đoạn hiểm ác của kẻ thù, những cán bộ, đảng viên Bình Định vẫn trung kiên bám đất, bám dân để duy trì phát triển các tổ chức cơ sở đảng, kịp thời lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống địch Dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát của đảng bộ địa phương, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Bình Định nhanh chóng lan rộng từ miền núi xuống đồng bằng, tấn công trực diện vào bộ máy tay sai ngụy quyền Ngô Đình Diệm Địch càng hung hăng bao nhiêu thì cuộc đấu tranh của quân dân Bình Định nói riêng, quân dân miền Nam nói chung càng bền bỉ quyết liệt bấy nhiêu

Ở Bình Định, không thể tiếp tục cam chịu trước súng đạn, lưỡi lê và đòn roi của kẻ thù, từ tháng 1 năm 1959 mặc dù chưa nhận được Nghị quyết 15 của Đảng, song Đảng bộ Bình Định quyết định lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh Ngày 6

Trang 29

tháng 2 năm 1959 nhân dân 2 xã Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo thuộc huyện Vĩnh Thạnh huy động nhân dân của 11 làng khác nổi dậy cắm chông rào làng, gài mang cung bẫy đá, xây dựng tuyến chiến đấu chính thức tuyên bố đánh địch Cuộc đấu tranh của nhân dân Vĩnh Thạnh đã mở đầu cho thời kỳ đồng khởi của nhân dân Bình Định Cuộc khởi nghĩa này còn được xem là một trong những “cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên của Liên khu V và toàn miền Nam”.[11; tr46]

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ V (tháng 6 năm 1960), phong trào đấu tranh của quần chúng và các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng Cuối năm 1960 hầu hết huyện Vĩnh Thạnh, vùng cao của An Lão và ba xã vùng cao huyện Vân Canh đã được giải phóng, trở thành vùng giải phóng đầu tiên của tỉnh Bình Định Đồng thời những địa bàn này cũng trở thành căn cứ địa cách mạng của tỉnh trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

Sau khi thất bại trong chiến lược chiến tranh đơn phương, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt Tăng cường lực lượng và tăng cường trang bị vũ khí cho quân lực Việt Nam cộng hòa, biến đội quân này trở thành xương sống của chiến tranh đặc biệt Đồng thời chúng đẩy mạnh dồn dân lập ấp chiến lược, sử dụng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, coi đây là quốc sách hàng đầu của chiến lược chiến tranh mới Theo kế hoạch Xtalây – Taylo, Mỹ định dồn 10 triệu dân vào 16.000 ấp chiến lược trong số 17.000 ấp chiến lược trên toàn miền Nam Thực ra ấp chiến lược giống như các trại giam trá hình nhằm phục

vụ cho mưu đồ “tát nước bắt cá” của Mỹ - Diệm Chúng biến “ấp chiến lược” thành điểm tựa phòng thủ chống cộng Kiên quyết lập ấp chiến lược, Mỹ - Diệm thẳng tay đàn áp khốc liệt phong trào đấu tranh ở miền Nam Ở những vùng chúng nắm được quyền kiểm soát, chúng dựa vào bộ máy quân sự, chính trị cưỡng ép nhân dân vào ấp chiến lược Còn ở những vùng mà chúng chưa nắm được quyền kiểm soát thì chúng dùng sức mạnh của quân đội để đàn áp, bắn giết, bao vây, cô lập buộc dân chạy vào

Trang 30

vùng chúng kiểm soát [93; tr181] Đàn áp về quân sự, cưỡng chế về tinh thần, Mỹ - Diệm đã đẩy nhân dân miền Nam vào cuộc sống cùng quẫn, buộc quần chúng phải đứng lên đấu tranh giải phóng chính mình

Ở Bình Định, đầu năm 1961 địch mở “chiến dịch tiến công Việt cộng” Chúng đẩy mạnh càn quét vào vùng căn cứ, vùng giáp ranh để phá bàn đạp và hành lang của ta Ở đồng bằng địch thực hiện luật “quân dịch” nhằm bắt lính tăng quân, xây dựng mạng lưới điệp ngầm ở cơ sở, củng cố tổ chức liên gia và thanh niên cộng hòa Xây dựng hệ thống phòng thủ (công sự, đồn trại) tại các quận lỵ, ở vùng giáp ranh và trục đường giao thông chúng lập nên các chốt để kiểm soát Chúng bắt dân phát quang bụi rậm, rào một số vùng giáp ranh, cắm chông, gài mìn các đường hẻm vào núi, dồn dân những xóm lẻ v.v.[11; tr57]

Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết của Bộ chính trị và Nghị quyết của Liên khu V về đẩy mạnh kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, vận dụng vào tình hình cụ thể địa phương, Tỉnh ủy Bình Định nhanh chóng đưa ra chủ trương đấu tranh ở mỗi vùng trên địa bàn tỉnh đem lại nhiều thắng lợi quan trọng Đến cuối năm 1963 phía cách mạng làm chủ hoàn toàn ở 70 thôn, 31 thôn ở thế tranh chấp cài răng lược Mảng liên hoàn từ tây sông An Lão sang tây sông Kim Sơn dài 30km được giải phóng Cuối 1963 kế hoạch Stalây – Taylo bị phá sản hoàn toàn

Sau thất bại kế hoạch Stalây – Taylo, Mỹ chuyển sang thực hiện kế hoạch mới mang tên kế hoạch Mácnamana, vẫn với nội dung chủ đạo là dồn dân lập ấp chiến lược nhằm bình định có trọng tâm trọng điểm miền Nam trong vòng 2 năm Tuy nhiên kế hoạch mới này của kẻ thù nhanh chóng bị đổ bể tại Bình Định Sau những đòn tấn công dồn dập của quân dân tỉnh Bình Định, đến tháng 6 năm 1965 các vùng nông thôn, đồng bằng trong tỉnh cơ bản được giải phóng, tạo thành vùng hậu cứ vững chắc an toàn cho quân và dân Bình Định trong cuộc đấu tranh chống

Mỹ và tay sai giai đoạn tiếp theo

Tóm lại, trải qua gần 10 năm đấu tranh gian khổ và ác liệt nhân dân Bình

Trang 31

Định dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang Đến năm 1963 chúng ta đã giành được quyền làm chủ ở một vùng rộng lớn

cả ở miền núi và một phần đồng bằng của tỉnh tạo ra bước đệm vững chắc cho ta tiến lên giành thắng lợi trong thời kỳ tiếp theo Một trong những cách đánh điển hình đem lại hiệu quả tiêu diệt địch cao trong giai đoạn này là sự phối hợp khéo léo giữa đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và công tác binh vận, điển hình là sự

Mỹ cứu nước

Cùng với thắng lợi của đồng bào chiến sĩ miền Nam nói chung, quân và dân

Trang 32

Bình Định cũng lập nhiều thành tích đáng khích lệ Đến thời điểm Mỹ trực tiếp đưa quân đổ bộ vào miền Nam Việt Nam thì Bình Định đã có một vùng giải phóng khá rộng lớn Ở đồng bằng ta đã giải phóng và làm chủ 506 thôn trong tổng số 640 thôn toàn tỉnh, chiếm 70,8%, giải phóng hoàn toàn 56 xã trong tổng số 86 xã, chiếm 63,9%, giải phóng 564.500 dân chiếm 76,7% Ta đã làm chủ một vùng rộng lớn liên hoàn từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam tỉnh nối liền với vùng giải phóng của các tỉnh Gia Lai, Kon Tum ở phía Tây, Quảng Ngãi ở phía Bắc, Phú Yên ở phía Nam Ở phía Đông ta làm chủ 130km đường bờ biển kéo dài từ Tam Quan bắc (Hoài Nhơn) đến Phước Hải (Tuy Phước) Ở miền núi, ta giải phóng hoàn toàn 3 huyện và 3 quận lỵ bao gồm: An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh Ở những vùng giải phóng Đảng bộ đã chỉ đạo chia ruộng đất cho nông dân, phát triển kinh tế, văn hóa giáo dục, y tế nhằm đem lại đời sống mới thiết thực cho nhân dân Theo bản báo cáo trong Nghị quyết hội nghị tỉnh ủy mở rộng tháng 7 năm 1965, trên địa bàn tỉnh đã “chia 16.797 mẫu 2 sào công điền cho 276.417 nhân khẩu Cấp 552 mẫu 7 sào ruộng vắng chủ cho 2.932 nông dân thiếu ruộng cày Tiến hành giảm tô được gần 20 tấn lúa…Mở 8 lớp phổ thông cấp II sỹ số 370 học sinh, 308 lớp văn hóa cấp

1 sỹ số 24.454 học sinh và 439 lớp bình dân học vụ với sỹ số 7.944 học viên” [105; tr4] Một không khí mới phấn khởi, tin tưởng vào Đảng vào Bác đang lan tỏa trong các khu giải phóng của Bình Định Thanh thiếu niên, phụ nữ náo nức tham gia các tổ chức đoàn thể Tính đến tháng 7 năm 1965 có 39.364 hội viên nông hội, 7.056 hội viên phụ nữ, 3.193 hội viên thanh niên Số người giác ngộ cách mạng, kiên định

đi theo Đảng trên địa bàn tỉnh cũng không ngừng tăng lên Cuối năm 1960 toàn Đảng bộ có 200 đảng viên, đến cuối năm 1965 tăng lên 5.453 đảng viên “chỉ trong năm 1965, số đảng viên kết nạp và phục hồi có tới 2.183 đồng chí, bằng 77,7% số đảng viên phát triển trong 4 năm từ 1961 đến 1964 Số xã có chi bộ Đảng ở đồng bằng đạt 20,4% số xã năm 1963, đến 1965 đạt 80,5% Nếu tính cả 34 chi bộ Đảng ở miền núi thì toàn tỉnh có 108 xã có chi bộ Đảng, chiếm tỉ lệ gần 90%” [11; tr112]

Trang 33

Trong lúc cuộc kháng chiến ở miền Nam giành được nhiều thắng lợi lớn thì cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc cũng đạt nhiều thành tựu quan trọng Miền Bắc đã xác lập được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, đang tiếp tục xây dựng cơ

sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Diện mạo miền Bắc như được thay da đổi thịt Tại Hội nghị chính trị đặc biệt năm 1964 Hồ Chí Minh đánh giá: “miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc Đất nước, con người, xã hội đều đổi mới”.[96; tr666] Với những thành quả to lớn này, miền Bắc đảm đương ngày càng tốt hơn vai trò của hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến miền Nam

Về phía Mỹ, tay sai, sau thất bại liên tiếp ở chiến lược chiến tranh đơn phương và chiến lược chiến tranh đặc biệt, Mỹ - tên sen đầm quốc tế lúc bấy giờ choáng váng, bị động chuyển sang thực hiện chiến lược chiến tranh mới – chiến lược chiến tranh cục bộ Ồ ạt đưa quân đội Mỹ, quân đội các nước đồng minh của

Mỹ vào chiến trường miền Nam Việt Nam Đồng thời gia tăng một cách đột biến số lượng vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam Đến tháng 7 năm

1965 số quân Mỹ và đồng minh đổ vào miền Nam đã lên tới 72.800 quân Riêng ở Quân khu V, chúng đưa vào 12/16 tiểu đoàn chiếm 70% số quân Mỹ và đồng minh trong toàn miền Nam [46; tr276]

Cùng với đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam ở một mức độ mới, có thể nói là cao nhất kể từ khi Mỹ nhảy vào miền Nam cho tới thời điểm này, thì đồng thời Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, và theo những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Mỹ thì ném bom

miền Bắc Việt Nam sẽ “là đòn bẩy làm cho chính quyền Sài Gòn ổn định, nâng cao tinh thần cho quân đội Việt Nam cộng hòa tiếp tục cuộc chiến tranh”.[55; tr14]

Như vậy tiến hành chiến tranh cục bộ, Mỹ đã tăng thêm một cấp độ mới trong chiến tranh xâm lược Việt Nam Cấp độ chiến tranh càng cao thì tính khốc liệt càng

Trang 34

lớn Việc Mỹ đưa quân đội Mỹ, quân đội các nước đồng minh vào miền Nam Việt Nam đã chứng tỏ rằng trên thực tế Mỹ đã quốc tế hóa cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam Lúc này 20 triệu nhân dân ta ở miền Nam không những phải đương đầu trực tiếp với khoảng hơn 40 vạn quân viễn chinh Mỹ, 50 vạn quân lực của Việt Nam cộng hòa mà còn đương đầu với những đội quân thiện chiến từ nhiều nước khác như Hàn Quốc, Philippin, Thái Lan, Tân Tây Lan, Australia…

Ngày 17 tháng 7 năm 1965 tổng thống Mỹ L Giônxơn phê chuẩn kế hoạch tăng quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam lên 44 tiểu đoàn và kế hoạch “tìm và diệt”

của tướng Oétmolen Theo quan niệm của Oétmolen, ““tìm và diệt” là dùng bộ binh tiến công, phát hiện cộng sản, tìm cách đưa lực lượng Việt cộng và Bắc Việt

ra giao chiến rồi tiêu diệt hoặc buộc địch phải đầu hàng Trong quá trình này, quân Mỹ phải tìm cho được các căn cứ của Việt cộng, tiêu diệt nó cùng với những hầm cất giấu đồ tiếp tế, vũ khí Do đó, hủy bỏ được những vùng đất thánh của Việt cộng”.[55; tr22] Kế hoạch của Oétmolen được bộ quốc phòng Mỹ đồng cảm và đánh giá cao Họ cho rằng bản kế hoạch này được thực hiện sẽ “đưa cuộc chiến tranh đến tận xứ sở của địch, làm cho kẻ địch không thể tự do đi lại ở bất cứ nơi nào trên đất nước…giáng cho địch những đòn thật nặng nề”.[55;tr23]

Ngày 8 tháng 3 năm 1965 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ 2/3 (Tiểu đoàn 2 – Trung đoàn lính thủy đánh bộ số 3) đặt chân đến Đà Nẵng đã mở đầu cho thời kỳ

Mỹ “vượt qua ngưỡng cửa bước vào cuộc chiến tranh trên đất liền ở châu Á” Đến tháng 7 năm 1965 sau quyết định đưa 44 tiểu đoàn lính Mỹ vào miền Nam của tổng thống Giônxơn, quân đội Mỹ ồ ạt đổ vào nước ta

Bình Định, một trong những tỉnh tiên phong đồng khởi tiêu diệt Mỹ - quân đội Việt Nam cộng hòa những năm 1959 – 1960 Đến giai đoạn 1961 – 1965 khi

Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt, tăng cường dồn dân lập ấp chiến lược

và mở hàng loạt các cuộc càn quét để tìm diệt, quân dân Bình Định dưới sự lãnh đạo sâu sát của Đảng bộ tỉnh một lần nữa anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu

Trang 35

bẻ gãy từng đòn tấn công của địch bảo vệ dân, bảo vệ cán bộ chiến sĩ Đồng thời kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị từng bước phá vỡ hệ thống ấp chiến lược chúng lập nên ở đây

Là một trong những tỉnh gây ra thiệt hại nặng nề nhất cho Mỹ, quân lực Việt Nam cộng hòa trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Khi chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, với kế hoạch “tìm diệt” tàn bạo, Mỹ quyết định đưa Bình Định vào trọng tâm của kế hoạch này Ngay từ tháng 4 năm 1965, có

2000 lính Mỹ đổ bộ vào Quy Nhơn Tháng 5 năm 1965 Lữ đoàn dù 173 – đơn vị cơ động chiến lược của quân đội Mỹ vào đóng tại Bồng Sơn (sau đó vào Biên Hòa) Tháng 9 năm 1965, Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 vào An Khê chiếm đóng dọc đường 19 xuống đến Quy Nhơn Cuối tháng 7 năm 1965 Sư đoàn Mãnh Hổ của Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) đến lập căn cứ ở Phước Thành (Tuy Phước), chúng rải quân dọc tuyến quốc lộ 1 từ trục đường 19 đến sông La Tinh ở Phù Cát, kết hợp với

2 tiểu đoàn của Sư đoàn Bạch Mã của Nam Triều Tiên từ Phú Yên ra nhằm khống chế các huyện phía Nam của Bình Định (từ huyện Phù Cát trở vào đến đèo Cù Mông).[46; tr277] Đến cuối năm 1965 tổng số quân Mỹ và đồng minh vào đóng tại Bình Định lên tới 25.000 quân Lực lượng quân hùng hậu này nhanh chóng đóng ở những vị trí then chốt xung quanh thị xã Quy Nhơn như cụm núi xã Phước An, Phước Sơn, núi Xương Cá của Phước Thuận, tháp Bánh Ít v.v Quân đội Việt Nam cộng hòa hoạt động thường xuyên ở Bình Định từ 7 tiểu đoàn đến 13 tiểu đoàn chủ lực bao gồm 7 tiểu đoàn của Trung đoàn 40, 41 thuộc Sư đoàn 22; 6 tiểu đoàn dù và biệt động, lực lượng tổng dự bị Ngoài ra còn 20 đại đội bảo an và biệt kích, hơn 100 trung đội dân vệ, thanh niên chiến đấu, thanh niên chống du kích Lực lượng quân đội Việt Nam cộng hòa được chỉ định đóng ở các huyện phía Bắc của Bình Định

Như vậy lực lượng địch được bố trí liên hoàn trên khắp các địa bàn từ Bắc vào Nam của tỉnh, trực tiếp uy hiếp các vùng giải phóng của ta ở đây

Có thể nói, chưa bao giờ tính mạng và tài sản của nhân dân ta ở cả hai miền

Trang 36

Nam, Bắc bị đe dọa nghiêm trọng như vậy Tình huống lúc này hết sức khẩn cấp Trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân lúc này bắt đầu xuất hiện tư tưởng lừng khừng, do dự: làm thế nào để đánh Mỹ và thắng Mỹ, liệu chúng

ta có đánh được Mỹ không Trong bối cảnh đó Đảng ta nhanh chóng triệu tập Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 11 vào tháng 3 năm 1965 Trên cơ sở phân tích một cách kỹ lưỡng đặc điểm kẻ thù, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của địch, Đảng khẳng định, mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào mấy chục vạn quân nhưng chúng cũng buộc phải phân tán lực lượng trên khắp các chiến trường và ngày càng lâm vào thế bị động, càng sa lầy và thất bại, so sánh lực lượng trên chiến trường vẫn không thay đổi Từ

đó Đảng chủ trương: “tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh vũ trang song song với đấu tranh chính trị và binh vận” nhằm “kiềm chế và thắng địch trong chiến tranh đặc biệt ở mức cao nhất, đồng thời sẵn sàng và quyết thắng trong chiến tranh cục bộ…” Đến Hội nghị trung ương 12 (12/1965), Ban chấp hành trung ương Đảng lại nhấn mạnh: “Tuy cuộc chiến tranh càng trở nên gay go, ác liệt nhưng nhân dân ta

có cơ sở chắc chắn để giữ vững và giành thế chủ động trên chiến trường, có lực lượng và điều kiện để đánh bại mọi âm mưu trước mắt và lâu dài của địch”

Những chủ trương trên của Ban chấp hành trung ương Đảng là cơ sở cho các cấp ủy Đảng vạch ra đường lối đánh Mỹ phù hợp với tình hình cụ thể địa phương

1.2.2 Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện

Trực tiếp đương đầu với quân đội Mỹ và đồng minh, Khu ủy 5 và Ủy ban

Mặt trận dân tộc giải phóng Trung Trung Bộ mở cuộc vận động “Nhà nhà đón thư Đảng, bàn việc đánh Mỹ cứu nước cứu nhà” Quân khu ủy và Bộ tư lệnh Quân khu

5 phát động phong trào thi đua “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” Phong danh hiệu “dũng sĩ diệt Mỹ” nhằm khuyến khích toàn dân thi đua diệt giặc [11; tr120]

Trước không khí thi đua diệt Mỹ trong toàn Quân khu, Tỉnh ủy Bình Định liên tiếp triệu tập Hội nghị tỉnh ủy mở rộng (ngày 16 tháng 7 năm 1965) và họp ban cán sự mở rộng trong hai ngày 29 và 30 tháng 9 năm 1965 Hội nghị đánh giá kết

Trang 37

quả, phân tích chỉ ra hạn chế yếu kém của các mặt công tác trong tỉnh, nhận định

âm mưu và hành động của địch từ đó đề ra nhiệm vụ cụ thể, chỉ ra cách thức thực hiện nhiệm vụ cho các vùng miền trong thời gian tới Từ nhận định: Địch cố sức tập trung quân cơ động càn quét mạnh ở những vùng giải phóng, nhất là vùng xung quanh thị trấn, thị xã, đặc biệt xung quanh thị xã Quy Nhơn và vùng ven các trục giao thông chiến lược là đường số 1 và đường 19 Song song với việc tăng cường lực lượng lính Mỹ và đồng minh vào Bình Định, chúng cũng gia tăng một cách đột biến phương tiện chiến tranh hiện đại vào đây, như phi cơ, các loại thiết xa, xe lội nước, rải chất độc hóa học, thậm chí dùng cả bom hơi ngạt, vũ khí vi trùng Mở rộng các sân bay, bến cảng, nhất là sân bay Gò Quánh (sân bay Phù Cát) và sân bay Quy Nhơn, hải cảng Quy Nhơn Vùng ven biển địch đẩy mạnh phong tỏa, uy hiếp, dùng tàu thủy, hải thuyền càn quét Tăng cường hoạt động gián điệp, do thám, biệt kích, tập kích, đưa người vào nội bộ của ta để phá từ bên trong Lợi dụng các tôn giáo, đảng phái phản động để chống lại ta Bắt lính tăng quân, uy hiếp nhân dân hòng đè bẹp ý chí đấu tranh của quần chúng Hội nghị tỉnh ủy mở rộng (7/1965)

chủ trương“ động viên toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân tập trung lực lượng tiêu diệt lớn sinh lực địch, giành toàn bộ nông thôn, tích cực chuẩn bị cho khởi nghĩa thành phố, khẩn trương tiến hành cách mạng ruộng đất, xây dựng hậu phương và lực lượng ta thật vững mạnh, nhanh làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, cùng miền Nam tiến lên giành một bước thắng lợi quyết định”,“ra sức tiến công địch bằng 3 mũi giáp công ở 3 vùng chiến lược, nhằm đập tan kế hoạch phản công của địch, kiên quyết giữ vững vùng giải phóng, động viên đến mức cao nhất nhân tài vật lực phục vụ tiền tuyến” [105; tr17, 18]

Tỉnh ủy cũng chỉ rõ, lực lượng vũ trang địa phương phải đánh cả quân Mỹ,

ngụy và chư hầu Phải phát huy mạnh mẽ phong trào thi đua “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”, kiên quyết đấu tranh chính trị và binh vận với quân Mỹ và

Nam Triều Tiên

Trang 38

Để thực hiện được nhiệm vụ này, một trong những công tác quan trọng phải

làm là “đẩy mạnh phong trào nhân dân du kích chiến tranh thật rộng rãi, mạnh

mẽ, đều khắp, liên tục…du kích thôn xã phải thực sự chiến đấu tiêu hao tiêu diệt địch, bảo vệ vùng giải phóng Xây dựng tinh thần bám làng, bám công sự tác chiến chống càn trong mọi trường hợp Trong thôn xã chiến đấu phải có hầm bí mật cho

du kích…đối với vùng còn bị địch kìm kẹp đặc biệt là thị xã, thị trấn khẩn trương xây dựng du kích bí mật phục vụ cho khởi nghĩa thị xã thị trấn sau này….Ở đồng bằng cần xây dựng du kích đạt 5% số dân, trong đó nữ du kích đạt tỷ lệ từ 35 đến 50% tổng số du kích, miền núi đạt tỷ lệ 10% số dân”.[105; tr21, 22]

Từ cuối năm 1965 địch bắt đầu triển khai giai đoạn 2 của kế hoạch Oétmolen: mở các cuộc tiến công lớn nhằm tiêu diệt chủ lực của ta, phá chiến tranh

du kích, giành quyền chủ động chiến lược và tiến hành “bình định” Để thực hiện

kế hoạch này, chúng tiến hành hai chiến lược tấn công vào mùa khô Cuộc tấn công mùa khô 1 (cuối 1965 – 1966) và cuộc tấn công mùa khô 2 (1966 – 1967) Thực hiện kế hoạch mùa khô 1965 - 1966, Mỹ sử dụng 72 vạn quân, trong đó có 18 vạn quân Mỹ, gồm 14 sư đoàn, 9 lữ đoàn và trung đoàn bộ binh Mỹ, ngụy và các nước đồng minh Mỹ, hơn 1.000 khẩu đại bác, 1.342 xe tăng, xe bọc thép, 2.288 máy bay các loại, 541 ca nô, tàu chiến…[55; tr73] Với lực lượng hùng hậu, địch nhằm vào 5 hướng đánh, trong đó 3 hướng đánh vào các tỉnh Phú Yên, Bình Định và Quảng Ngãi của Liên khu 5 Đặc biệt chúng coi hướng đánh vào bắc Bình Định là hướng tấn công trọng điểm trong chiến lược mùa khô 1965 – 1966

Trong khi Mỹ và đồng minh đang gấp rút thực hiện kế hoạch mùa khô 1965 -

1966, theo tinh thần nghị quyết số 268/NQ của Ban cán sự tỉnh (9/1965) chỉ rõ: đi

đôi với lực lượng tập trung tỉnh, huyện phải “đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh cao nhất Tích cực nống ra hoạt động phía trước Phát triển đúng tỉ lệ, tăng thành phần nữ, đặc biệt chú ý xây dựng lực lượng tự vệ ở thị trấn, thị xã”.[102; tr5]

Nghị quyết đồng thời đặt ra yêu cầu cần xây dựng lực lượng du kích ở một số địa

Trang 39

phương cụ thể như ở Tuy Phước, đông An Nhơn

Những đợt tấn công mang tính hủy diệt của kẻ thù vào mảnh đất kiên cường Bình Định cuối cùng bị thất bại nặng nề Kina, sư đoàn trưởng của Sư đoàn kỵ binh không vận đảm trách chỉ huy những cuộc hành quân này, mặc dù đã sử dụng mọi chiêu thức hủy diệt bằng cả những vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại nhất song chúng vẫn không thực hiện được mục tiêu “tìm diệt” Tuy nhiên sau mùa khô

1965 - 1966, vùng giải phóng của chúng ta bị thu hẹp, địch đã mở rộng lấn chiếm một số nơi nhất là ba huyện phía nam Hoài Nhơn; xã Phước Lý, Phước Sơn, Phước Hiệp của huyện Tuy Phước; xã Bình Giang của huyện Bình Khê.v.v, vùng quân

Mỹ và quân Nam Triều Tiên đóng chốt lấn chiếm là một vùng đất trống không người, đại bộ phận quần chúng chạy vào các khu tập trung dân của địch

Trước tình hình trên, từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 5 năm 1966 Hội nghị tỉnh

ủy mở rộng được triệu tập Sau khi nhận định tình hình của ta và địch, Hội nghị đề

ra một số công tác cụ thể trong phá kẹp giành dân mở rộng vùng giải phóng; về hoạt động vũ trang và xây dựng thôn xã chiến đấu; tăng cường công tác lãnh đạo

tư tưởng của Đảng Trong hoạt động vũ trang và xây dựng thôn xã chiến đấu, đi đôi với nhấn mạnh vai trò nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang tỉnh, huyện, Hội nghị luôn quán triệt tinh thần cần phối hợp đấu tranh giữa các lực lượng vũ trang

này với lực lượng du kích, tự vệ: “lực lượng vũ trang tỉnh huyện và du kích phải tích cực tiêu diệt địch trong càn quét…đối với các thị trấn, quận lỵ và vùng địch kiểm soát cần đẩy mạnh hơn nữa tác chiến từ ngoài vào của các lực lượng (đặc công, bộ đội địa phương, du kích) bằng pháo kích, tập kích, phục kích, đồng thời nâng cao hoạt động vũ trang và vũ trang tuyên truyền diệt tề, trừ gian, phá hoại của du kích và tự vệ bí mật bên trong làm cho địch thường xuyên rối loạn, lúng túng và bị động hơn nữa” [44; tr4] Đặc biệt trong bối cảnh địch ráo riết tìm cách

phá hoại phong trào chiến tranh du kích, Đảng bộ tỉnh cũng ra nghị quyết khẳng

định “ra sức kiện toàn du kích xã về mọi mặt, đồng thời phải đặc biệt chú ý xây

Trang 40

dựng tổ chức du kích thôn, xây dựng cho du kích thôn bám vào quần chúng đánh địch bằng lựu đạn, hầm chông, đạp lôi…xây dựng làng chiến đấu kiên cố vững chắc không cho địch vào địa hình làng thì tránh được sự tàn sát hàng loạt của bọn Nam Triều Tiên”.[44; tr5]

Sau khi Mỹ không thực hiện được tham vọng của mình trong mùa khô

1965 - 1966, cuối năm 1966 Mỹ chuyển sang thực hiện kế hoạch mùa khô 1966 -

1967, dự tính kéo dài từ tháng 10 năm 1966 đến tháng 6 năm 1967 [55; tr203] Với chiến lược này Mỹ hy vọng sẽ giành một thắng lợi lớn trên chiến trường tiến tới giành những thắng lợi quyết định Nếu ở mùa khô 1965 – 1966 Mỹ mở 5 hướng tấn công nhằm mục tiêu “tìm diệt”, thì sang kế hoạch mùa khô 1966 –

1967 chúng không phân tán lực lượng ra đánh nhiều hướng mà tập trung đánh vào khu vực Đông Nam Bộ nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và một

bộ phận chủ lực của ta đồng thời thiết lập vành đai an ninh quanh Sài Gòn “Tìm diệt” và “bình định” được Mỹ, chính quyền Việt Nam cộng hòa và đồng minh triển khai thực hiện song song trong mùa khô 1966 – 1967

Để thực hiện kế hoạch này, một lần nữa Mỹ tăng quân và phương tiện chiến tranh vào miền Nam Cuối năm 1966 Mỹ đưa thêm Sư đoàn bộ binh số 4 và số 9 vào miền Nam nâng tổng số quân Mỹ có mặt ở miền Nam cho đến thời điểm này lên 389.000 quân Cuối năm 1967 có tới 542.588 quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam Tính cả lực lượng Mỹ ở Hạm đội 7, Thái Lan, Philippin, Guam tham gia vào chiến tranh ở Việt Nam thì tổng số quân địch tham chiến lên tới 1.200.000 quân, trong đó quân Mỹ có 60 vạn [55; tr204, 205] Phương tiện chiến tranh tăng 1,5 lần so với mùa khô 1965 - 1966, tính đến tháng 5 năm 1967 Mỹ đã huy động vào Việt Nam 4.300 chiếc máy bay, thậm chí sử dụng cả những máy bay hiện đại nhất lúc bấy giờ như B52; Có 2.500 xe tăng, xe thiết giáp, 2.540 khẩu pháo v.v

Bình Định – trọng điểm tấn công của Mỹ trong mùa khô 1965 - 1966, tiếp tục là nơi Mỹ triển khai các cuộc càn quét nhằm thực hiện những mục tiêu của

Ngày đăng: 02/07/2016, 10:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w