Nhà nghiên cứu Lã Nguyên cho rằng Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho người đọc một quan niệm mới mẻ về nghệ thuật và cuộc đời mà nền tảng của nó là chiều sâu triết học nhân bản Tuy vậy, vấn
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm (2009-2011) học tập và nghiên cứu tại trường Đại học sư
phạm Hà Nội 2, em đã hoàn thành chương trình khóa học Thạc sỹ chuyên ngành lý luận văn học và hoàn thành luận văn: “Lời văn nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu”
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, đặc biệt là sự giúp
đỡ và chỉ bảo tận tình của người thầy hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Công Tài đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn này
Do khả năng của bản thân và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên
luận văn chắc chắn còn có thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quí thầy cô và đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn
Học viên
Nguyễn Thị Vân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết
quả nghiên cứu của luận văn là trung thực, không sao chép của bất kỳ ai Các
số liệu, tài liệu trong luận văn có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng
Trang 23 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Đóng góp của luận văn 7
7 Cấu trúc của luận văn 8
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 LỜI VĂN NGHỆ THUẬT VÀ ĐẶC ĐIỂM LỜI VĂN 9 NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của lời văn nghệ thuật 9
1.1.1 Khái niệm lời văn nghệ thuật 9
1.1.2 Đặc điểm và vai trò lời văn nghệ thuật 12
1.2 Đặc điểm chung lời văn nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 22 CHƯƠNG 2 KIỂU LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN MINH CHÂU 27
2.1 Lời văn tả 27
2.1.1 Lời văn tả nhân vật 27
2.1.2 Lời văn tả thiên nhiên 32
2.3.1 Lời đối tho ại 52
2.3.2 Lời độc thoại nội tâm 56
2.3.3 Tổ chức độc thoại nội tâm dưới dạng lời nói nửa trực tiếp 62 CHƯƠNG 3 GIỌNG ĐIỆU LỜI VĂN NGHỆ THUẬT 69
Trang 3TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU
3.1 Nhịp điệu lời văn 69
3.2 Giọng điệu trang trọng và giọng điệu thân mật, đời thường 73
3.3 Giọng điệu triết lý, suy tư 77
3.4 Giọng điệu hài hước 79
1.1- Lời văn nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng của lí
luận văn học, được bàn đến trong nhiều công trình lí luận và nghiên cứu văn học Trong công trình nghiên cứu Những vấn đề thi pháp của Đôxtôiepxki, M.Bakhtin dành một chương để bàn về lời văn nghệ thuật Lời văn là yếu tố đầu tiên của tác phẩm văn học, là thước đo trình độ sáng tạo của nhà văn Những tài năng lớn bao giờ cũng có một lời văn nghệ thuật riêng độc đáo khiến không thể bỏ qua hoặc xem nhẹ khi đánh giá một tác phẩm, một giai đoạn sáng tạo cũng như toàn bộ sự nghiệp sáng tác
1.2- Nguyễn Minh Châu là nhà văn trưởng thành trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ Cuốn tiểu thuyết Cửa sông của ông ra đời vào năm 1967 đã được nhiều nhà phê bình chú ý Đến năm 1972, với tác phẩm Dấu chân người lính, Nguyễn Minh Châu đã xác định cho mình một chỗ đứng khá vững vàng
Trang 4trong đội ngũ những người viết văn xuôi và trong trái tim bạn đọc
Tiếp đó, ông viết khá đều đặn và cho ra đời một loạt các tiểu thuyết
Miền cháy (1973), Lửa từ những ngôi nhà (1977) và Những người đi từ trong rừng ra (1982) nhưng ít có tiếng vang hơn Có những người cho rằng Nguyễn Minh Châu sẽ không vượt nổi Dấu chân người lính Phải đến khi tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành ra đời 1983 và tiếp đến Bến quê (1985) thì Nguyễn Minh Châu đã gây xôn xao dư luận
Gia tài văn học của ông để lại khá đồ sộ bao gồm tiểu thuyết, truyện
ngắn, tiểu luận phê bình Tuy nhiên, theo đánh giá của giới nghiên cứu cũng như cảm nhận của chính nhà văn thì truyện ngắn mới thực sự là sở trường của ông Những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sáng tác sau năm 1975 đã trở thành một hiện tượng văn học được giới sáng tác, phê bình và dư luận xã
2
hội đặc biệt quan tâm bởi những chuyển biến rõ rệt về tư tưởng và nghệ thuật Nhà nghiên cứu Lã Nguyên cho rằng Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho người đọc một quan niệm mới mẻ về nghệ thuật và cuộc đời mà nền tảng của
nó là chiều sâu triết học nhân bản
Tuy vậy, vấn đề lời văn nghệ thuật trong sáng tác Nguyễn Minh Châu nói chung cũng như những đổi mới về lời văn nghệ thuật của ông trong truyện ngắn hầu như vẫn chưa được quan tâm một cách thoả đáng
Văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ Lời văn vừa là
công cụ vừa là chất liệu cơ bản của văn học Lời văn nghệ thuật không đơn thuần là vấn đề hình thức bên ngoài của tác phẩm mà nó đồng thời là yếu tố bên trong bộc lộ tư tưởng, cá tính của nhà văn
Với tư cách là công cụ tư duy, sự biến đổi của lời văn nghệ thuật liên
quan chặt chẽ với sự biến đổi của tư duy văn học Nói cách khác, tư duy văn
Trang 5học thay đổi đã quy định những thay đổi trong lời văn nghệ thuật của một tác giả, một thế hệ tác giả Trên thực tế lời văn nghệ thuật luôn là tín hiệu để nhận
ra các thế hệ nhà văn khác nhau Vì vậy, việc nghiên cứu lời văn nghệ thuật như là con đường để nắm bắt thế giới nghệ thuật của nhà văn một cách sâu sắc đã ngày càng trở nên cấp thiết trong xu hướng đổi mới công tác nghiên cứu, phê bình hiện nay
Vì lí do đó, luận văn Lời văn nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu được nghiên cứu nhằm bước đầu chỉ ra những yếu tố chi phối hệ thống lời văn nghệ thuật của tác giả, để nhận diện rõ hơn sự vận động đổi mới, tư duy nghệ thuật của nhà văn, giúp cho công tác giảng dạy văn học nói chung, tác phẩm của Nguyễn Minh Châu nói riêng được ngày một khoa học hơn và đạt kết quả tốt hơn
1.3- Nguyễn Minh Châu là một nhà văn quen thuộc những năm cuối
thập kỷ 60,70, là một hiện tượng văn học của thập kỷ 80 Sáng tác của ông đã
3
luôn thu hút được sự chú ý của đông đảo bạn đọc cũng như giới phê bình nghiên cứu Đến nay có hàng trăm bài viết, hàng chục công trình nghiên cứu lớn nhỏ đề cập đến nhiều khía cạnh về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Các bài viết ấy đã được tập hợp, tuyển chọn và giới thiệu trong cuốn Nguyễn Minh Châu - Con người và tác phẩm do Tôn Phương Lan và Lại Nguyên Ân biên soạn, NXB Hội nhà văn, 1991, Nguyễn Minh Châu - Tài năng và sáng tạo nghệ thuật do Mai Hương biên soạn, NXB văn hoá thông tin, 2001, Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm do Nguyễn Trọng Hoàn tuyển chọn, giới thiệu, NXB giáo dục, 2002
Sáng tác của Nguyễn Minh Châu còn được nghiên cứu trong nhiều
chuyên luận, công trình nghiên cứu văn xuôi hiện đại, các luận văn tốt nghiệp
Trang 6ở bậc đại học, cao học…
Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, truyện viết sau 1975 là một mảng sáng tác thu hút được sự chú ý đặc biệt và gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu phê bình và đông đảo công chúng Một trong những lý do là bởi
sự cách tân nghệ thuật của ông Có những ý kiến tỏ ra nghi ngại, dè dặt về hướng tìm tòi đổi mới của nhà văn, ngược lại có những ý kiến khẳng định và cho rằng những tìm tòi đổi mới đó là cần thiết và đã có hiệu quả tích cực
Tuy nhiên quan điểm khen chê đối lập khác nhau đối với truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu chỉ xảy ra tro ng những năm đầu thập niên 80 Kể từ khi tập Bến quê ra đời (1985) sau đó là Cỏ lau (1989) thì xu hướng chung của các nhà nghiên cứu đều khẳng định những đóng góp của nhà văn Ông được coi là nhà văn tiên phong của sự nghiệp đổi mới Đặc biệt sau khi truyện ngắn Phiên chợ Giát ra mắt bạn đọc thì tài năng và vị trí của ông ngày càng được khẳng định
Điểm lại lịch sử nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu có thể thấy rằng,
sáng tác của Nguyễn Minh Châu nói chung và truyện ngắn nói riêng đã được
4
giới nghiên cứu phê bình bàn bạc, trao đổi và làm sáng tỏ trên nhiều phương diện Các bài viết đã phân tích khá kỹ lưỡng những thành công cũng như hạn chế của Nguyễn Minh Châu qua những tập truyện ngắn mà chủ yếu là đánh giá cao những thành tựu thể hiện sự vận động đổi mới của nhà văn trong tư duy nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người và phương thức thể hiện…Tuy nhiên, vấn đề về đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nói chung và những đổi mới về phương diện lời văn trong truyện ngắn của ông sau 1975 vẫn chưa được khảo sát một cách tỉ mỉ,
hệ thống Nó chưa thực sự trở thành đối tượng của bất cứ một công trình
Trang 7nghiên cứu khoa học nào Phần lớn các nhà nghiên cứu mới chỉ đề cập đến vấn đề này một cách khái quát qua một số ý kiến ngắn hoặc qua một vài chuyên mục nhỏ trong chuyên luận mà thôi
Trung Trung Đỉnh trong Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng nhận thấy
“Đọc Nguyễn Minh Châu ta cũng khám phá ra được sự phong phú của tiếng Việt, đặc biệt những thiên truyện ngắn càng về sau càng đặc sắc của ông (…)
và ông đã thành công trong truyện ngắn những câu chữ tuyệt vời” [31,78]
Đỗ Đức Hiểu khi nghiên cứu Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu,
nhận xét “Từng người kể chuyện nhoè với độc thoại nội tâm nhân vật, độc thoại của nhân vật nhoè với đối thoại với con bò, với người đọc, với số phận, với lịch sử, với người vô danh hay cái tuyệt đối, trở thành một dàn nhạc nhiều
bè, lắm khi lộn xộn, càng thêm nhức nhối, mịt mờ như số phận của ông Khúng, của chúng ta” [31,423]
Phong Lê cho rằng “Đúng là Nguyễn Minh Châu là người có giọng điệu riêng, mà nói đúng hơn anh là người đa giọng điệu Cái đa giọng điệu, cái đa thanh của cuộc đời đã vào anh” [31,365] Còn Trần Đình Sử nhận xét
“Anh lại sành điệu vận dụng ngôn ngữ nửa trực tiếp dựng lại được những giọng điệu khác nhau của nhân vật” [31,391]
5
Sau này Trịnh Thu Tuyết đã tổng hợp đầy đủ hơn quá trình vận động và
đổi mới giọng điệu trần thuật Từ giọng điệu trang trọng, tôn kính đậm chất sử thi đến giọng điệu thân mật, suồng sã đời thường; từ tính đơn giọng, độc thoại đến tính chất phức điệu, đa thanh Trịnh Thu Tuyết cũng đã rất chú ý đến việc
sử dụng độc thoại để khắc họa nội tâm, tính cách nhân vật, trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu “Cả dòng độc thoại và những cuộc đối thoại trong nội tâm nhân vật” [31,206] “Độc thoại nội tâm có khi được Nguyễn Minh Châu
Trang 8thể hiện như những “dòng ý thức” tự nhiên dường như đối lập với chính tác giả bao hàm cả ý thức và vô thức, cả ảo giác và huyễn tưởng, đan xen thay thế nhau” [31 ,209]
Công trình đề cập đến vấn đề về lời văn nghệ thuật của Nguyễn Minh
Châu một cách trực tiếp cụ thể hơn cả có lẽ là chuyên luận Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu của Tôn Phương Lan Ở đây, Tôn Phương Lan đã dành hẳn một chương để nghiên cứu giọng điệu và ngôn ngữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
Về ngôn ngữ nghệ thuật, Tôn Phương Lan cũng mới chỉ đi vào xem xét
cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Minh Châu trong việc miêu tả Theo bà,
“Nguyễn Minh Châu là người có biệt tài trong miêu tả cảnh sắc thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng” [39,177] “Thiên nhiên hiện hữu như là một nhân vật, một thực thể tâm trạng của nhân vật trong truyện” [39,178] Bà cho rằng Nguyễn Minh Châu là người có khả năng đưa ngôn ngữ văn chương đến gần với ngôn ngữ của đời sống tạo nên tính biểu cảm, biểu trưng nhằm nâng cấp nghệ thuật chung cho ngôn ngữ trong tác phẩm của mình Văn Nguyễn Minh Châu sử dụng nhiều liên tưởng, so sánh “Nguyễn Minh Châu là nhà văn rất
có ý thức trong việc nâng cấp nghệ thuật cho ngôn ngữ tác phẩm của mình” [31,183]
Về giọng điệu, theo Tôn Phương Lan, giọng chủ âm trong sáng tác của
Nguyễn Minh Châu là giọng thâm trầm Trước 1980, giọng chủ âm này lẫn vào giọng trữ tình quen thuộc, còn sau 1980 nó được thể hiện dưới nhiều sắc
6
thái cụ thể với những mức độ khác nhau Đặc biệt vào thời kỳ đầu những năm
80, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu có xu hướng đi vào triết lý, xu hướng này
đã chi phối giọng điệu của truyện khá rõ Đến những năm cuối đời, Nguyễn
Trang 9Minh Châu đã tạo ra trong truyện ngắn của mình nhiều giọng điệu khác nhau với nhiều điểm nhìn khác nhau soi chiếu lẫn nhau “rất nhiều tiếng nói khác nhau, rất nhiều cuộc đối thoại trong dòng độc thoại miên man đã làm cho truyện trở nên phức điệu và mang tính đa nghĩa” [39 ,170]
Trên cơ sở tham khảo, tiếp thu những ý kiến, những định hướng quý
báu trong các công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống hơn vấn đề lời văn nghệ thuật
2- Mục đích nghiên cứu
Triển khai đề tài Lời văn nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
chúng tôi muốn làm rõ thêm một phương diện nghệ thuật quan trọng tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho các sáng tác của Nguyễn Minh Châu Từ đó khẳng định những đóng góp quý giá của Nguyễn Minh Châu đối với văn xuôi đương đại Việt Nam; khẳng định những tìm tòi thể nghiệm của ông ở thập kỷ 80 không chỉ góp phần khai phá mở đường cho một giai đoạn văn học mới mà còn là những cách tân nghệ thuật góp phần đưa văn học Việt Nam hội nhập với văn học thế giới
3- Nhiệm vụ nghiên cứu
Đối với đề tài Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu,
chúng tôi trước hết đi tìm hiểu những vấn đề chung về lời văn nghệ
thuật, khái niệm lời văn nghệ thuật, vai trò lời văn nghệ thuật, đặc điểm chung lời văn nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu…để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu lời văn nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
7
Trên cơ sở những lý thuyết chung, luận văn đi vào tìm hiểu những cơ
Trang 10sở và ý thức nghệ thuật, về quan niệm nghệ thuật chi phối hệ thống ngôn từ của tác giả, tạo nên những đặc điểm và những đổi mới của lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trên con đường tìm tòi, trăn trở để đi tới một tư duy nghệ thuật mới,
một trong những yếu tố quyết định việc chuyển hướng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu là ông đã có một cách nhìn nhận mới về con người và cuộc đời Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu đặc điểm lời văn nghệ thuật
Từ đó tiến hành phân tích, khảo sát trên các phương diện như cách sử dụng từ ngữ, lời trần thuật, giọng điệu trần thuật, lời độc thoại, lời đối thoại trong các tập truyện ngắn đã được xuất bản chủ yếu sau 1975 như Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Bến quê, Cỏ lau…
5- Phương pháp nghiên cứu
Ngoài việc vận dụng lý thuyết thi pháp học và lý thuyết ngôn ngữ học
làm cơ sở lý luận để nghiên cứu, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: phương pháp hệ thống, phương pháp nghiên cứu tác giả văn học, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp khảo sát, thống
kê, so sánh
6- Đóng góp của luận văn
Đây là công trình đầu tiên lấy đặc điểm lời văn nghệ thuật truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu làm đối tượng nghiên cứu trực tiếp toàn diện và hệ thống Với định hướng nghiên cứu này, luận văn hy vọng được góp thêm một phần nhỏ vào những thành tựu nghiên cứu của Nguyễn Minh Châu, tiếp tục góp phần khẳng định vị trí đặc biệt của nhà văn trong tiến trình lịch sử
Luận văn cũng hy vọng được cung cấp thêm một tài liệu nghiên cứu,
học tập giúp cho học sinh có thêm điều kiện tìm hiểu về vẻ đẹp văn chương
Trang 11Nguyễn Minh Châu
8
7- Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương
Chương 1 Lời văn nghệ thuật và đặc điểm chung lời văn nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Chương 2 Kiểu lời văn nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Chương 3 Giọng điệu lời văn nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
9
CHƯƠNG 1 LỜI VĂN NGHỆ THUẬT VÀ ĐẶC ĐIỂM LỜI VĂN
NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của lời văn nghệ thuật
1.1.1 Khái niệm lời văn nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, lời văn nghệ thuật là “dạng phát ngôn
được tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học Lời thơ, lời trần thuật, lời nhân vật, lời tho ại trong kịch và các dạng của chúng đều là các bộ phận tạo thành lời văn nghệ thuật Khác với lời nói hàng ngày, lời văn nghệ thuật có tính chất cố định, tính độc lập hoàn chỉnh trong bản thân nó, có tính vĩnh viễn Tính hình tượng của lời văn nghệ thuật có được do bản chất của hình tượng của tác phẩm: mọi hiện tượng, cảnh vật, con người trong văn học đều muốn nói lên bằng lời văn nghệ thuật Do đó về nguyên tắc, lời văn nghệ thuật phục tùng cấu trúc hình tượng của tác phẩm, phục tùng đặc điểm của ý thức nghệ thuật, tư duy nghệ thuật và có tính tổ chức rất cao” [57,187 ]
Mọi tác phẩm văn học đều được viết hoặc kể bằng lời: lời thơ, lời văn,
Trang 12lời tác giả, lời nhân vật…gộp chung lại gọi là lời văn Nếu ngôn từ, tức là lời nói, viết trong tất cả tính chất thẩm mĩ của nó là chất liệu của sáng tác văn học, thì lời văn là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học
Quan niệm này về cơ bản đã thống nhất với các tài liệu đã cắt nghĩa
thuật ngữ lời văn nghệ thuật như: Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên; Dẫn luận nghiên cứu văn học do Pospelop chủ biên; Lí luận văn học, vấn đề
và suy nghĩ của Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương
Theo giáo trình Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên, lời văn nghệ
thuật cũng là một dạng của lời nói, xét theo quan điểm ngôn ngữ học, phân biệt với ngôn ngữ Nhưng lời văn của tác phẩm khác hẳn với lời nói thông thường Lời nói thường giải quyết các nhiệm vụ tức thời, một lần ; lời văn tác
10
phẩm không chỉ có tác dụng đó, thậm chí, trái lại nó có tham vọng trở thành lời nói cho nhiều lần, với muôn đời Lời nói phụ thuộc vào hoàn cảnh nói mà người nghe phải hiểu biết đầy đủ hoàn cảnh đó thì mới hiểu được N ếu tách khỏi hoàn cảnh ấy, lời nói trở nên vô nghĩa, vô giá trị Trái lại, lời văn nghệ thuật được viết ra với dụng ý tạo nên một sản phẩm tương đối độc lập với hệ thống giao tiếp tự nhiên Nó có thể bị tách rời ngữ cảnh tức thời gian và tham gia vào nhiều ngữ cảnh khác Lời nói thông thường không trọn vẹn, đầy đủ để
tự nó có thể thuyết minh ý nghĩa trong môi trường giao tiếp văn học Trong giao tiếp thông thường, người ta có thể nói bằng nhiều cách để diễn đạt một ý Trong nghệ thuật, nhà văn hoàn thiện văn bản, tạo thành lời văn duy nhất hợp với ý tình định nói Người đọc chỉ cần tập trung vào văn bản Truyện Kiều là hiểu được thông điệp mà Nguyễn Du gửi lại, không nhất thiết biết thiên tuyệt bút ấy viết ra trước hay sau khi đi sứ, khi ấy tác giả làm chức gì ở đâu Dĩ nhiên, hiểu được tiểu sử tác giả, hoàn cảnh sáng tác, hiện thực xã hội cung
Trang 13cấp những thông tin cần thiết để hiểu sâu thêm tác phẩm, nhưng không phải là bắt buộc Đó là vì lời văn không giản đơn là lời nói mà đã là hình thức của một tác phẩm văn học có quy luật tổ chức riêng của nó V à muốn tham gia vào giao tiếp văn học, nhất thiết phải hiểu biết được đặc điểm của lời văn nghệ thuật
Theo Dẫn luận nghiên cứu văn học do G.N Pospelov chủ biên thì lời
văn nghệ thuật không phải bao giờ cũng tương ứng với các chuẩn mực của ngôn ngữ văn học dân tộc Sáng tác ngôn từ của tất cả các dân tộc, xét về lịch
sử đều nảy sinh sớm hơn nhiều so với sự hình thành ngôn ngữ văn học, và sáng tác ngôn từ đó đều gắn bó mật thiết với các thổ ngữ khác nhau Chẳng hạn, các tác phẩm sáng tác truyền miệng đều được lưu giữ trong trí nhớ của người hát rong và người kể chuyện dân gian một thời đại này hay thời đại khác hoặc chúng là sáng tác của chính những người ấy Nhưng những người
11
hát rong và người kể chuyện bao giờ cũng thuộc về các tầng lớp lao động của
xã hội Họ nói bằng những phương ngữ (thổ ngữ) của vùng này hay vùng khác Bởi vậy, các tác phẩm sáng tác truyền miệng thường mang đầy tính chất phương ngữ về các ngữ âm từ vựng lẫn ngữ pháp Những nét của thổ ngữ địa phương thường được thấy cả ở các tác phẩm viết, được sáng tác ở các giai đoạn phát triển ban đầu của nền văn học các dân tộc
Cũng cần phân biệt thuật ngữ lời văn nghệ thuật với các thuật ngữ:
ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ văn học, lời văn Đây là những thuật ngữ có những nét nghĩa tương đồng nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau
Ngôn ngữ nghệ thuật “là một hệ thống các phương thức, phương tiện
tạo hình biểu hiện, hệ thống các quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mỹ của một ngành, m ột sáng tạo nghệ thuật Người ta có thể nói đến ngôn ngữ ba lê,
Trang 14ngôn ngữ chèo, ngôn ngữ điện ảnh, cũng có thể nói đến ngôn ngữ nghệ thuật của sáng tác văn học trên cấp độ đó” [57,185]
Ngôn ngữ văn học là thuật ngữ dùng để “chỉ một cách bao quát các
hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn hoá, văn học và khoa học” [57, 215]
Như vậy, các thuật ngữ ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ văn học có nội
hàm rộng hơn thuật ngữ lời văn nghệ thuật Song do hai thuật ngữ này vẫn có những nét nghĩa trùng nhau nên trong thực tế nhiều khi chúng được dùng tương đương nhau có thể thay thế cho nhau
Hai thuật ngữ lời văn và lời văn nghệ thu ật cũng cần được phân biệt
Các nhà lí luận đã khái quát các dạng lời văn: Lời văn nghệ thuật, lời văn luật pháp, lời văn sách vở và ca hát của nhà thờ trong một số thời đại Lời văn nghệ thuật cũng chỉ là một dạng của lời nói, do đó phải dùng thuật ngữ lời văn nghệ thuật mới khu biệt rõ lời văn trong tác phẩm văn học N ếu muốn dùng
12
thuật ngữ lời văn để thay thế lời văn nghệ thuật theo lối rút gọn thì phải đặt trong văn cảnh cụ thể
Việc phân biệt các thuật ngữ trên giúp cho người nghiên cứu lời văn
nghệ thuật xác định rõ đối tượng nghiên cứu của mình là ngôn ngữ mang tính toàn vẹn, cụ thể sinh động, có giá trị thẩm mĩ trong tác phẩm văn học chứ không phải ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp khác hoặc ngôn ngữ với tư cách là đối tượng chuyên biệt của ngôn ngữ học
Riêng với khái niệm lời văn nghệ thuật thì mỗi thời đại lại có quan
niệm riêng Văn học cổ với quan niệm “nguyên tử luận” coi bài văn là một tấm thêu do những sợi dây ngôn từ dệt nên, coi tác phẩm là tập hợp của các từ
Trang 15rời V ì thế cho rằng: xem xét lời văn trước hết là xem xét nghệ thuật tổ chức đơn vị từ vựng, cú pháp của ngôn ngữ, đặc biệt là cảm thụ lời văn nghệ thuật qua câu hay từ Đến văn học hiện đại, với quan niệm hệ thống, người ta lại cảm thụ lời văn qua các nguyên tắc nghệ thuật - thẩm mĩ của nó, thể hiện một quan niệm nghệ thuật nhất định Từ đó, xuất hiện thêm một đơn vị nghệ thuật mới: giọng điệu Với quan niệm mới này, chất liệu của văn học không chỉ dùng lại ở từ, ở câu, mà còn là giọng, là lời “Lời văn tác phẩm văn học chẳng những biểu hiện đặc điểm cá tính, bản chất xã hội của nhân vật mà còn trực tiếp tạo nên những khái quát nghệ thuật, góp phần hình thành sắc diện, tình điệu tác phẩm, tích cực thực hiện nhiệm vụ tối cao của tác phẩm” [45,28 ]
1.1.2 Đặc điểm và vai trò của lời văn nghệ thuật
Người ta thường nói lời văn trong tác phẩm văn học có tính hình tượng,
tính gợi cảm, tính chính xác, tính hàm súc… Những nhận định đó đều rất đúng, nhưng không nên quên rằng, đó cũng chính là tính chất của lời nói giao tiếp thông thường Chẳng hạn, lời của thầy giáo giảng bài, lời của nhà tuyên truyền chính trị, lời vui đùa, lời châm chọc, lời âm yếm, chân tình…Thiếu các tính chất trên, người ta không thể đạt được hiệu quả giao tiếp Trong lời văn
13
của tác phẩm văn học, các tính chất ấy phải được hiểu với một nội dung sâu hơn, gắn liền với vai trò phản ánh đời sống của văn học
Đặc điểm thứ nhất của lời văn nghệ thuật là tính hình tượng từ trong
nội dung của lời nói Lời nói thực tế trong đời sống, có thể là bóng bẩy, văn hoa, chẳng hạn như ngôn ngữ ngoại giao, nhưng phải hiểu nó một cách thực
tế, phải có ý thức về tác giả là ai, nói trong trường hợp nào, nhằm mục đích
gì Bởi vì, trong thực tế, tác giả lời nói và chủ thể lời nói là một Trong văn nghệ thuật thì lại khác Tác giả và chủ thể lời nói không phải là một, và điều
Trang 16quan trọng là ở chủ thể lời nói Trong lời thực tế, cái quan trọng quyết định là tác giả lời nói Trong lời văn, địa vị cao thấp, tình trạng giàu nghèo của tác giả phần nhiều không đóng vai trò quyết định Văn học dân gian hầu hết là vô danh Nhiều tác giả văn học viết mai danh ẩn tích Ở đây, lời văn là lời của một chủ thể hình tượng và sức mạnh của lời văn nằm ở tầm vóc khái quát của chủ thể ấy, ở khả năng đại diện cho tư tưởng, lương tâm thời đại, cho giai cấp, thế hệ, cho non sông đất nước Khi lời anh vệ quốc nhớ bầm hay là bà bủ nhớ con cất lên thì cái quan trọng là lời của họ chứ không phải tác giả Ngay như khi nhà thơ tha thiết nói “cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt”(Người con gái Việt Nam) thì đó cũng không phải là lời của một người thực tế mà là của nhân vật trữ tình, mang tính khái quát
Như vậy, tính hình tượng của lời văn bắt nguồn từ chỗ đó là lời của một
chủ thể tư tưởng thẩm mĩ xã hội có tầm khái quát nhất định Nhờ thế, lời của một người dễ dàng đi vào lòng người, trở thành lời nói của muôn người
Trong tác phẩm văn học, các hình thức ngôn ngữ bóng bẩy như ví von,
ẩn dụ, khoa trương, tượng trưng, nhân hoá… thường được sử dụng phổ biến Nhưng sẽ là sai lầm nếu đóng khung tính hình tượng của lời văn vào các hình thức đó Bởi lẽ, đó không phải là độc quyền của văn học Mặt khác, đó chỉ là tính hình tượng cục bộ, bề ngoài
14
Đặc điểm thứ hai của lời văn nghệ thuật là có tính tổ chức cao Lời văn khoa học cũng có tính tổ chức cao, nhưng chức năng có khác Lời văn khoa học tổ chức cao để đảm bảo nội dung, khái niệm của từ trong tư duy logic chính xác, chặt chẽ, còn lời văn nghệ thuật tổ chức cao để giải phóng tính hình tượng của từ Tính tổ chức cao của lời thơ có vần, có nhịp, có niêm, có đối chặt chẽ là điều dễ thấy Ngay trong văn xuôi, tính nghệ thuật cũng do tổ
Trang 17chức mà có chứ không phải là rời rạc, xuôi xuôi
Lời văn nghệ thuật nói chung không bao giờ chỉ là thông báo giản đơn
các việc xảy ra với nhân vật, mà còn tái hiện cả một phức hợp quan hệ chủ quan và khách quan trong sự kiện đó Sự tổ chức như trên làm cho ranh giới ý
nghĩa khái niệm của từ bị nhoà đi, mỗi từ không còn mang ý nghĩa tương đối độc lập của nó mà chỉ còn là một nét của cái to àn thể đầy đặn hơn, trọn vẹn hơn
Đặc điểm thứ ba ta cần phải nói đến là các thành phần lời văn nghệ
thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học, lời thơ, lời văn, lời kể chuyện…và các
dạng của chúng đều là các bộ phận tạo thành lời văn nghệ thuật Trong đó thành phần cơ bản của lời văn nghệ thuật là lời gián tiếp (của người kể chuyện, người trần thuật) và lời trực tiếp (của nhân vật)
Lời trực tiếp là lời của nhân vật trong tác phẩm văn học Từ những tác
phẩm tự sự và kịch xa xưa đã thấy có lời nhân vật Nhưng đúng như
Đ.Likhachep nhận định, việc cá thể hoá lời trực tiếp diễn ra chậm chạp Theo ông, văn học Nga trước thế kỷ XVII đầy rẫy lời trực tiếp của nhân vật, những lời nói dài dòng, gồm lời thề, lời cầu nguyện Tuy vậy, nó không cá thể hoá,
mà mang tính sách vở Nó có tính đa chức năng, hoặc là thuyết minh động cơ hành động, hoặc thể hiện trạng thái tâm hồn, miêu tả ý nghĩ theo những ước lệ
của văn học Lời nhân vật không phân biệt với lời tác giả Nhân vật nói một cách văn chương Đó là lời tác giả nói thay cho nhân vật Tác giả là người
15
điều khiển, nhân vật là con rối Con rối không có đời sống riêng, giọng điệu riêng Tác giả nói hộ bằng giọng của mình, phong cách của mình Tác giả chỉ truyền đạt điều nhân vật muốn nói hoặc có thể nói K ết quả là nhân vật “câm”, mặc dù bề ngoài thì lắm lời Tác phẩm hình như là một vở kịch câm do tác giả
Trang 18bình luận và nói hộ Tuy vậy, đó là quy luật chung, và cũng có ngoại lệ Ví
dụ, sử biên niên do chú trọng ghi chép lịch sử nên ta có lời cá thể hoá tự nhiên Văn học càng phát triển, có thêm yếu tố hư cấu thì ngôn ngữ nhân vật càng trừu tượng, hoà đồng với lời tác giả Nhân vật nói nhưng không biết trò chuyện V ăn học hư cấu tới mức cao thì mới có lời cá tính hoá Bước đệm để
từ bỏ lời sách vở là lời nói theo khẩu ngữ Rồi từ khẩu ngữ mà tiến thành ngôn ngữ cá thể hoá Tình hình này cho thấy lời con người trong thực tế nảy sinh một cách tự nhiên, còn lời nhân vật trong văn học thì tiến triển theo quan niệm nghệ thuật về con người
Tình hình đó cũng xảy ra như lời trực tiếp của nhân vật trong văn học
cổ Việt Nam Lời nhân vật khá nhiều, nhất là trong truyện truyền kỳ, truyện thơ Nôm Trong lời thơ Nôm, lời nhân vật chiếm tỉ lệ 1/3 văn bản Truyện Kiều có 1362/3254 câu lời trực tiếp Sở dĩ nhiều như vậy là do nhà văn chưa biết miêu tả nội tâm Chức năng chủ yếu là diễn ý và diễn chí tức là biểu hiện nội tâm Lời nhân vật rất văn chương, ví như lời của Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) được diễn đạt bằng văn biền ngẫu Sau này khi nhà văn đã biết miêu tả nội tâm thì lời nói của nhân vật tự nhiên ít lại Lời nói và nội tâm nhân vật là một hằng số không đổi Đặc điểm của văn học hiện đại là con người được miêu tả như những cá
nhân và do đó lời trực tiếp của nhân vật mang nội dung cá tính, tâm lí cá thể
và đặc điểm về giáo dục và địa vị xã hội Lời trực tiếp nhân vật bao gồm lời độc thoại và lời đối tho ại
16
Lời gián tiếp là lời văn đảm đương chức năng trần thuật, giới thiệu,
miêu tả, bình luận con người và sự kiện, phân biệt với lời trực tiếp được đặt trong ngoặc kép hoặc sau gạch đầu dòng Lời gián tiếp là lời của người trần
Trang 19thuật, người kể chuyện Đây là cách gọi ước lệ để chỉ chức năng trần thuật của lời văn, dù là lời kể theo ngôi thứ nhất
Lời gián tiếp có hai nhiệm vụ thống nhất: tái hiện và phân tích, lí giải
thế giới quan vật chất, sự việc, con người, cảnh vật, đồ vật; tái hiện và phân tích, lí giải lời nói ý thức người khác
Như vậy lời gián tiếp bao gồm: lời văn tả, lời văn kể và lời phân tích
bình luận của tác giả
Lời gián tiếp là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều dạng thức
M Bakhtin đã lập bảng phân tích các dạng với nhiều giọng khác nhau Trong
đó có mấy dạng chủ yếu sau: Lời kể một giọng, lời kể nhiều giọng, lời văn nhại, lời nửa trực tiếp, lời phong cách hoá
Khi một dân tộc bắt đầu có sự phát triển tiến bộ về mặt văn hóa, ngôn ngữ văn học dân tộc hình thành, thì trong quá trình này, lời nói của tác phẩm nghệ thuật có tác dụng quyết định Các chuẩn mực của một ngôn ngữ văn học dân tộc được hình thành chính là qua lời văn nghệ thuật dưới dạng viết, với tính hình tượng và tính biểu cảm trong một mức độ lớn hơn nhiều so với dưới các dạng lời văn khác
Nhưng ngay khi cả văn học nghệ thuật trong lời văn của nó đã có thể
dựa vào chuẩn mực của ngôn ngữ văn học dân tộc vốn đã hình thành, do b ản chất của mình, nó vẫn đã và sẽ mở rộng cửa để dung nạp cả các phương ngữ
xã hội - nghề nghiệp, cả các dạng khác của lời nói
Điều này xảy ra được là vì văn học thể hiện các tính cách xã hội của
con người thuộc các thời đại, các giai tầng xã hội khác nhau trong những cá nhân của nhân vật hư cấu của nó, các nhân vật vốn không chỉ hành động và
17
xúc cảm mà còn nói năng với nhau về các hành động và xúc cảm của mình
Trang 20Bởi vậy ở văn bản các tác phẩm ấy, đối thoại của các nhân vật thường chiếm một vị trí lớn
Đặc điểm lời nói của các nhân vật văn học là nguyên tắc phản ánh đời sống trong một tác phẩm nào đó, thuộc lối hiện thực hoặc không hiện thực Nhà văn càng xa chủ nghĩa hiện thực thì khi đó ở các hành động, suy nghĩ tình cảm của nhân vật với mức độ càng lớn, không bộc lộ cái bản chất của tính cách mà thường chỉ là bộc lộ tính khuynh hướng tư tưởng cảm xúc, xu hướng của tác phẩm, khi đó các đặc điểm lời nói của nhân vật càng gần với lời văn của tác giả
Ngược lại, nhà văn càng hiện thực sâu sắc thì các nhân vật của nhà văn,
ở mức độ càng lớn, chẳng những hành động, suy nghĩ, cảm xúc mà còn nói năng đều phù hợp với các đặc điểm tính cách xã hội của họ Và khi ấy, nhà văn càng có thể hay vận dụng các yếu tố phương ngữ xã hội, văn học và nghề nghiệp, đôi khi cả các thổ ngữ địa phương vào lời nói nhân vật
Nhưng ngay cả trong lời văn trần thuật của chính tác giả, các nhà văn
hiện thực không phải bao giờ cũng tuân thủ các chuẩn mực ngôn ngữ văn học
Có trường hợp họ dẫn dắt câu chuyện từ ngôi của một trong số các nhân vật hoặc từ ngôi một người kể chuyện nào đó không tham gia vào tiến trình các biến cố của tác phẩm Ở đây, người kể chuyện hoặc nhân vật người trần thuật cũng như các nhân vật khác, có thể bộc lộ trong lời nói của mình những đặc sắc về cách nhìn và các mối quan tâm của một giới xã hội nào đó, trình độ văn hóa hoặc phạm vi nghề nghiệp của giới đó Khi ấy, ngôn từ tác phẩm có thể bao gồm cả cách vận dụng nghệ thuật đối với một phương ngữ xã hội nào đó Trong câu chuyện của mình nhà văn có thể cách điệu những đặc điểm phương ngữ của lời nói, làm cho nó có tính hàm súc và tính độc đáo một cách sáng tạo
18
Trang 21hơn so với dạng thức vốn có thể ngoài đời, đồng thời biểu hiện được thái độ của mình đối với các tính cách miêu tả
Nhưng khi đã có ngôn ngữ văn học dân tộc hình thành rồi, thì văn học
nghệ thuật của một dân tộc nảy sinh trong những thời đại khác nhau, sẽ không
đi chệch được khỏi những chuẩn mực thống trị ở thời gian ấy Các tác phẩm nghệ thuật được đánh giá là có tính hoàn thiện cao trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng, nhưng ngôn ngữ văn học cũng phải đáp ứng ở mức cao nhất với yêu cầu ấy Và các nhà văn phải thể hiện được một sự mực thước phù hợp trong sáng tác, phải thể hiện được cái cảm giác về mức độ trong việc vận dụng các yếu tố phương ngữ xã hội và thổ ngữ các vùng trong văn bản của mình
Song việc xác định ranh giới giữa chất phương ngữ và chất văn học,
cũng như xác định mức độ chấp nhận được và các phương ngữ trong lời văn nghệ thuật - là một vấn đề rất phức tạp và tế nhị
Tuy vậy trong đặc điểm lời văn nghệ thuật, trước mắt nhà văn còn nảy
sinh những khó khăn khác nữa Do bản thân của nghệ thuật ngôn từ, chẳng những bất cứ lời nói thông tục nào mà ngay cả những dạng lời nói mang tính khuynh hướng xã hội cũng có thể được phép đi vào lời văn nghệ thuật Các nhân vật của tác phẩm không hiếm khi vẫn biểu hiện các quan tâm về đạo đức, xã hội, chính trị, triết lí, tác giả hoặc người kể chuyện thì biểu hiện các quan tâm ấy trong những đoạn “lời xen” của mình Nhưng việc bàn luận, tranh cãi về các vấn đề như vậy lại đòi hỏi tư duy khái niệm chứ không phải
tư duy hình tượng và các đặc điểm lời văn tương ứng
Các nhà văn sẽ tránh được việc phá vỡ tính chỉnh thể và tính nghệ thuật
của hệ thống ngôn từ nếu các nhân vật của họ biểu hiện sự quan tâm trừu tượng bộc lộ được các đặc điểm trong tính cách xã hội của chúng, nếu trong
Trang 2219
lời nói về các đề tài khái quát của các nhà văn ấy bộc lộ được đặc sắc tâm lí
xã hội, tình cảm, xu hướng, và cá tính của các nhân vật
Như vậy văn học, xét về đặc điểm tiêu biểu trong nội dung của nó, một
mặt mang lại cho nhà văn những khả năng to lớn để vận dụng một cách sáng tạo các dạng khác nhau của lời nói trong tác phẩm của mình, nhưng mặt khác
do đặc trưng của nó, nó lại hạn chế ở các dạng thức ấy
Lời văn nghệ thuật nói chung không bao giờ chỉ là thông báo giản đơn
các việc xảy ra với nhân vật, mà còn tái hiện cả một phức hợp quan hệ chủ quan và khách quan trong sự kiện đó Sự tổ chức như trên làm cho ranh giới ý
nghĩa khái niệm của từ bị nhoà đi, mỗi từ không còn mang ý nghĩa tương đối độc lập của nó mà chỉ còn là một nét của cái to àn thể đầy đặn hơn, trọn vẹn hơn
Trong nghệ thuật không có hình tượng nghệ thuật chung chung mà chỉ
có các hình tượng gắn liền với chất liệu cụ thể Mối quan hệ giữa hình tượng
và chất liệu không phải là sự kết hợp bề ngoài mà là sự thâm nhập, xuyên thấm vào nhau Chất liệu là phương thức tồn tại của hình tượng Nhà nghệ sĩ ngay từ khi xây dựng ý đồ và tư duy hình tượng đã dựa trên các khả năng chất
liệu Chẳng hạn, nhà điêu khắc thì tư duy bằng khối, mảng, đường nét; nhạc sĩ
thì lại tư duy bằng giọng điệu và âm sắc của nhạc cụ Cũng như vậy, văn học
tư duy nghệ thuật dựa trên khả năng nghệ thuật ngôn từ
Trong tác phẩm văn học, lời văn nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan
trọng Đó là “yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc đối với tác phẩm”[45,148], là “hình thức vật chất duy nhất cho sự tồn tại nội dung tác phẩm”[1,308] Từ yếu tố trực tiếp, duy nhất ấy, người đọc có cơ sở tìm hiểu khám phá thế giới hình tượng, tư tưởng triết lí, chiêm nghiệm…mà nhà văn
Trang 23đã kí thác Lời văn nghệ thuật chứa đựng trong đó có cả thế giới nghệ thuật
20
nhà văn đã sáng tạo: từ nhân vật, cốt truyện, kết cấu đến không gian, thời gian, chi tiết… không một bình diện nào nằm ngoài lời văn nghệ thuật
Ở Việt Nam ngôn ngữ văn học xuất hiện từ thời Nguyễn Trãi, Nguyễn
Du nhưng theo một số nhà ngôn ngữ học cho biết, phải đến nửa đầu thế kỉ
XX, tiếng Việt mới đạt được trình độ một ngôn ngữ văn học hoàn chỉnh, to àn diện V ăn học giữ vai trò trau chuốt, nâng cao, sàng lọc ngôn ngữ của nhân dân, gạn lấy phần tinh hoa, tài nghệ, đẹp đẽ và phát triển thêm Nhờ vậy mà tạo điều kiện cho sự hình thành ngôn ngữ chuẩn mực trong sáng Dĩ nhiên ngôn ngữ văn học nghệ thuật chỉ là một trong số đó Nhưng do tính chất phản ánh đời sống trong sự toàn vẹn sinh động mà lời văn có đóng góp nhiều nhất cho ngôn ngữ văn học to àn dân Bởi lẽ ngôn ngữ “thống nhất, chuẩn mực” không nên hiểu chỉ là cấu trúc, quy tắc, mô hình mà là ngôn ngữ trong tất cả các màu sắc, da thịt, sinh động, đầy đặn, đẹp đẽ của nó
Trong vai trò to lớn đối với việc phát triển ngôn ngữ văn học đa dạng, phong phú, nhiều màu vẻ, lời văn nghệ thuật có nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, chống lại mọi biểu hiện lai căng, lạm dụng tiếng địa phương, tiếng lóng, tiếng nghề nghiệp, tiếng dân tộc ít người Nó không chấp nhận những lối nói “hình tượng, ngô nghê”, theo kiểu “no cơm áo”
“cười thênh thang”, “tay hát” mà Hồ Chủ Tịch có lần chế giễu
Nhưng mặt khác, ngôn ngữ văn học lại cho phép vận dụng linh hoạt,
sáng tạo từ mới, du nhập những yếu tố của tiếng địa phương, tiếng nước ngoài, để làm phong phú cho nó Chinh phụ ngâm, Truyện kiều đã để lại những mẫu mực sáng ngời về việc đồng hoá tiếng Hán để làm giàu cho lời văn tiếng Việt
Trang 24Lời văn tác phẩm văn học có chức năng tái hiện đời sống, thể hiện sự lí
giải, đánh giá cảm hứng với nó Do đó, nó thường phải làm cho đối tượng ngày một cụ thể hơn, lớn lên, bắt rễ vào tâm tư người đọc Mở đầu Chí Phèo,
21
Nam Cao vừa tô đậm tiếng chửi của Chí, vừa cụ thể hoá nó Đó là tiếng chửi thường xuyên, đầy uất hận Tác giả vừa tả tiếng chửi lại vừa lái tiếng chửi vào chủ đề Cùng với nguyên tắc cụ thể hoá thì lời văn nghệ thuật còn truyền cho người đọc một điểm nhìn cá thể hoá mang tính giàu sáng tạo của người trần thuật hoặc kết hợp đan xen cả hai Trong Vợ chồng A Phủ, lời văn được viết lần lượt theo điểm nhìn của một “ai ở xa về” nhận xét của “người nghèo ở Hồng Ngài” nhớ lại và cuối cùng là điểm nhìn của Mị kết hợp với điểm nhìn trần thuật Lời văn tác phẩm văn học là hình thức của tác phẩm nên nó gắn bó
và phục vụ từng nội dung tác phẩm
Xuất phát từ quan niệm về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
trong tác phẩm văn học, hình thức tác phẩm không phải là chiếc vỏ ngoài thuần tuý mà là phương thức tồn tại và phương tiện biểu hiện của nội dung Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán chủ biên thì lời văn nghệ thuật
được đánh giá là yếu tố thứ nhất của hình thức tác phẩm là yếu tố mang tính nội dung sâu sắc và trực tiếp nhất, bởi vì cả hình tượng nhân vật, bức tranh phong cảnh, cốt truyện, kết cấu, chủ đề, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người chỉ được nắm bắt nhờ những hình thức của ngôn từ
Lời văn nghệ thuật mang đậm dấu ấn của thời đại và tác giả Mỗi nhà
văn đều luôn có ý thức cao trong việc lựa chọn, gọt giũa ngôn ngữ dân tộc, nâng lên thành nghệ thuật Lời văn nghệ thuật, vì vậy còn là phương tiện biểu hiện trực tiếp và rõ nét phong cách nhà văn Khrapchenko đã từng lưu ý, các nhà phong cách học cần coi trọng lời văn nghệ thuật bởi “ý nghĩa của nó
Trang 25không chỉ là những cơ sở đầu tiên của tác phẩm văn học mà còn là hiện tượng của phong cách” [36,191] Vì vậy, nghiên cứu lời văn nghệ thuật sẽ góp phần soi sáng thế giới nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của nhà văn
Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của lời văn nghệ thuật trong sáng tác văn
học, các nhà lí luận cũng đã nêu yêu cầu về phương pháp nghiên cứu tác giả
22
văn học là “phải chú ý đầy đủ đến những tìm tòi, đóng góp của tác giả về nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ Nếu không ta có thể biến bài nghiên cứu của một tác giả văn học thành bài nghiên cứu một nhà tư tưởng, một nhà chính trị Không nghiên cứu ngôn ngữ là bỏ qua mặt quan trọng của tác giả với tư cách
là nghệ sĩ của một loại hình nghệ thuật riêng biệt” [45,717 ]
Lời văn trong tác phẩm văn học “được tổ chức theo quy luật nghệ thuật
về mặt nội dung, phương pháp, phong cách, thể loại”[45,313], về “nguyên tắc lời văn nghệ thuật phục tùng cấu trúc hình tượng của tác phẩm, phục tùng đặc điểm của ý thức nghệ thuật, tư duy nghệ thuật và có tính tổ chức rất cao”[45,188] Lời văn tác phẩm cũng không phải là một ngôn ngữ trừu tượng
Nó là hình thức tác phẩm và phải thưởng thức nó như là biểu hiện của nội dung, do nội dung quy định về mọi mặt V ì vậy, nghiên cứu lời văn nghệ thuật phải quan tâm đến tất cả các mối quan hệ phối thuộc của nó, qua giải mã hình thức ngôn từ để chiếm lĩnh sâu sắc nội dung tác phẩm, thấy sự thống nhất giữa lời văn nghệ thuật với tư tưởng nghệ thuật và phong cách nhà văn Tóm lại, lời văn nghệ thuật có vai trò rất quan trọng trong việc xây
dựng nên ngôn ngữ chuẩn hoá, trong sáng, giàu đẹp của dân tộc Nhưng mặt khác lời văn có đặc trưng riêng Cần có nhận thức đúng để đánh giá cái hay cái đẹp của nó, đồng thời đấu tranh kiên quyết để giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng nói của dân tộc
Trang 261.2 Đặc điểm chung lời văn nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu
Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực Mỗi nền văn học, mỗi giai
đoạn phát triển của lịch sử dân tộc đều có những hiện thực lớn, bao trùm, thu hút sự quan tâm của xã hội nói chung, của các nhà văn nói riêng trong đó có Nguyễn Minh Châu Hiện thực bao trùm và bức xúc nhất của giai đoạn trước
1975 là hiện thực đời sống chính trị xã hội với hai nội dung chính: cuộc chiến
23
tranh vệ quốc và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa Đây chính là mảng hiện thực tập hợp những sự kiện, những hiện tượng, những diễn biến quan trọng nhất của đời sống xã hội, thể hiện những nét bản chất nhất của thời kỳ lịch sử đó và do đó, nó trở thành đề tài trung tâm mà văn học thời kỳ này tập trung phản ánh Đó là một định hướng đúng đắn phù hợp với vận nước và lòng dân, phù hợp với chức năng cao quý của văn học Tiếp nhận những định hướng đúng đắn ấy, bản thân Nguyễn Minh Châu đã tự xác định nguồn đề tài
- phạm vi hiện thực phản ánh để có thể hoà nhập vào dòng thác vĩ đại của lịch
sử dân tộc Mặt khác, tâm lí sáng tác và tâm lí tiếp nhận văn học của nhà văn
và công chúng cũng chịu sự chi phối của chiến tranh bởi vì mỗi nhà văn, mỗi người đọc trong xã hội chúng ta đều có chung một mối quan tâm thường trực
về vận mệnh dân tộc mình, về số phận và khát vọng của nhân dân trong những năm đầy sóng gió vừa qua Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử từng khẳng định làm thế nào mà tách được cái hiện thực xã hội ra khỏi con người khi mà bản thân xã hội, chế độ chính trị lại chính là số phận của con người; khi mà trong một trong những nỗi đau nhức nhối của con người lại là nỗi đau trước các vấn đề xã hội
Hoàn cảnh đặc biệt của chiến tranh khiến đề tài trở thành một trong
Trang 27những yếu tố quan trọng để đánh giá tư tưởng nhà văn, đánh giá ý thức trách nhiệm của nhà văn đối với cộng đồng, với dân tộc N ếu gắn liền với lịch sử dân tộc là một trong những đặc điểm lớn nhất của văn học Việt Nam thì hơn bao giờ hết, trong chiến tranh văn học càng gắn bó chặt chẽ và mật thiết với mọi biến cố của lịch sử xã hội Như vậy với cảm hứng sử thi bao trùm, sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước 1975 chủ yếu hướng tới cái cao cả, tốt đẹp, hoàn hảo, siêu phàm
Sau 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu chuyển dần từ mạch cảm
hứng sử thi sang mạch cảm hứng thế sự Nhu cầu diễn đạt cá tính, tăng lượng
24
thông tin ngày càng gia tăng Tư duy nghệ thuật hướng nhiều về phía đời tư với nhu cầu khám phá các vùng sáng - tối, thiện - ác trong con người Chất liệu đời thường ùa vào văn học cùng lối văn giản dị, chính xác, gọi đúng tên
sự vật, hiện tượng
Nguyễn Minh Châu từ năm 1980 có thể nói là một sự tìm tòi, thể nghiệm mạnh mẽ theo quy luật đó Không chấp nhận quan niệm văn học mô phỏng một cách công thức, giản đơn về cuộc sống và con người, Nguyễn Minh Châu biết xa lánh lối văn chương chỉ ca ngợi một chiều và dần dần lấy số phận của con người không những làm “miếng đất khám phá những quy luật vĩnh hằng của giá trị nhân bản” mà còn coi đó là điểm xuất phát, là chuẩn mực để nhà văn soi ngắm và định giá thế giới
Hơn nữa, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu từ tập đầu tiên Những vùng
trời khác nhau được xuất bản năm 1970 đến những truyện viết sau 1975 trong thời kỳ đổi mới sau này như Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Cỏ lau (1985) đã bao trùm hầu hết những phương diện của đời sống, những vấn đề mang tính sử thi, đời tư,
Trang 28thế sự và phát hiện những nét bản chất trong tâm hồn con người Có thể nói với sự đào sâu vào đặc trưng của thể lo ại văn học, cùng cá tính sáng tạo độc đáo, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã đạt tới nét tiêu biểu của truyện ngắn với dung lượng cô đọng mà có một khả năng bao quát hiện thực, với những chi tiết, những tính cách, nhân vật, kết cấu, cốt truyện mang tính điển hình cao độ và sức khái quát cao Nó tạo ra m ột sức liên tưởng mạnh mẽ nơi người đọc Nguyễn Minh Châu đã từng quan niệm “một truyện ngắn hay bao giờ cũng có khả năng tạo ra trong đông đảo người đọc một sức liên tưởng rộng rãi
và bao quát vượt ra ngoài khuôn khổ của những trang truyện ít ỏi của bản thân nó”[11,434]
25
Tất cả những đặc điểm đó chính là cơ sở quy định cho việc tổ chức lời văn nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu Và đến lượt nó, lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn càng có sức ám ảnh và gây được ấn tượng nghệ thuật trong lòng độc giả
Nói đến đặc điểm lời văn nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu do vậy
cần phải nghĩ đến sự sáng tạo độc đáo của nhà văn về người kể chuyện và nhân vật kể chuyện Hai yếu tố này là sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật
Nó khác với người kể chuyện, nhân vật kể chuyện trong thực tế đời sống N ếu người kể chuyện trong thực tế là những con người cụ thể, hữu hình, có điệu
bộ, cử chỉ, giọng nói…xác định thì người kể chuyện và nhân vật kể chuyện trong văn bản nghệ thuật tự sự là tất cả các yếu tố xác định đó, nhưng đã được nhà văn chuyển tải vào văn bản thông qua hệ thống thi pháp của nghệ thuật Chính vì vậy, khác với người nghe - đối tượng của người kể chuyện thực tế, người đọc - đối tượng của người kể chuyện trong văn bản nghệ thuật sẽ có điều kiện phát huy tối đa khả năng liên tưởng, tưởng tượng của mình, có khả
Trang 29năng thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác giả thông qua người kể chuyện và nhân vật kể chuyện Thông qua nhân vật Quỳ trong truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, người đọc không những được sống cuộc sống của chị và những chiến sĩ dũng cảm, những thanh niên rất trẻ ở Trường Sơn; được hiểu hơn về cuộc chiến tranh một mất một còn, gian khổ và ác liệt
Mà hơn thế, người đọc được dõi theo cuộc hành trình nội tâm đầy phức tạp của Quỳ Cuộc hành trình bên trong tâm tưởng của nhân vật này mới đưa ta tới những khám phá mới của Nguyễn Minh Châu Lời văn như nghẹn ngào, tức tưởi, nặng trĩu âu lo cũng như số phận nhân vật, như cái chuyến tàu tốc hành ngày cuối năm “với những toa tàu dài dằng dặc đông nghịt khách đang
xé bầu không khí giá rét, nặng nề lao vút đi” Khi tiếp xúc với văn bản như thế mỗi người đọc bằng vốn sống, vốn ngôn ngữ, hiểu biết riêng của mình có
26
thể hình dung ra câu chuyện theo cách riêng Đối tượng của người kể chuyện, nhân vật kể chuyện trong văn bản nghệ thuật vì thế không thụ động mà chủ động tiếp nhận một cách sáng tạo
Theo quan niệm của một số nhà tự sự học thì lời văn kể chuyện của
nhân vật chỉ là một yếu tố hình thức thuần tuý, hoàn toàn tách biệt với tác giả thực tế Trên thực tế đây là quan điểm cực đoan Không ai có thể phủ nhận được lời văn nhân vật là sản phẩm mà nhà văn sáng tạo ra Do vậy, có thể đoán định âm sắc tác giả qua đối tượng câu chuyện cũng như qua chính câu chuyện mà lời nhân vật bộc lộ trong quá trình kể Đọc Bức tranh của Nguyễn Minh Châu qua lời kể của nhân vật kể chuyện, ta cảm nhận được câu chuyện như lời tự thú của nhân vật sau một quá trình tự nhận thức và phán xét mình
Đó cũng là niềm đau đớn, cay đắng của tác giả trước sự thật con người
Đối với Nguyễn Minh Châu cũng thế, quan niệm về hiện thực và con
Trang 30người thay đổi đã kéo theo những thay đổi khác về các biện pháp nghệ thuật,
về tư tưởng thẩm mỹ… đưa Nguyễn Minh Châu tìm đến “những bề sâu hiện thực ẩn kín”, khám phá con người trong mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa cao cả và thấp hèn Và trên ý nghĩa đó mà Nguyễn Minh Châu trong Đôi điều về truyện ngắn cũng cho rằng chỉ cần một số ít trang văn xuôi, tác giả có thể làm nổ tung trong tình cảm và ý nghĩ người đọc những điều rất sâu xa và viết về con người Cho nên đối với những người viết truyện ngắn bậc thầy,
theo Nguyễn Minh Châu, bên cạnh kĩ thuật dựng truyện, phải tinh xảo trong
truyện ngắn
27
CHƯƠNG 2 KIỂU LỜI VĂN NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU
2.1 Lời văn tả
2.1.1 Lời văn tả nhân vật
Nhân vật là phương diện khái quát hiện thực của nhà văn Chịu sự chi
phối của quan niệm sử thi, hướng tới mục tiêu cổ động và ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến, Nguyễn Minh Châu cũng như các nhà văn thời chống Mĩ đã khái quát hiện thực chủ yếu qua hình tượng các nhân vật
Nguyễn Minh Châu luôn chú ý đến việc miêu tả nhân vật, có điều các
nhân vật của Nguyễn Minh Châu ít khi xuất hiện trong những chân dung ngoại hình đầy đặn, hoàn chỉnh Dường như nhà văn muốn đi sâu vào những ngõ ngách tâm linh, khám phá những bí ẩn của đời sống nội tâm hơn là phác
họa đôi ba nét ngoại hình Nếu có những chi tiết ngoại hình thì hầu hết đều
mang tính nội dung sâu sắc và thực chất là những chân dung tính cách
Chẳng hạn truyện ngắn “Bức tranh”, chân dung người họa sĩ được
miêu tả rất nhiều lần “Một cái mặt người rất lớn chiếm gần trọn bức tranh
Trang 31Những luồng ánh sáng hàng nghìn nến từ phía trước và trên đầu chiếu thẳng xuống một nửa cái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn và một nửa mái tóc đã cắt, thoạt trông như một phần bộ óc mầu xám vừa bị mổ phanh ra Khuôn mặt của người khách: Một cặp mắt mở to nhìn trừng trừng vào luồng ánh sáng, một cái nhìn khắc khoải, bồn chồn, kinh ngạc và đầy nghiêm khắc Phần bên dưới của khuôn mặt như vẫn đang được dấu kín dưới một cái mặt nạ: Cái cằm, hai bên mép bị phủ kín bởi bọt xà phòng Không thấy rõ cái miệng, chỉ trông thấy một vệt lờ mờ màu đen nổi bồng bềnh trên đám bọt xà phòng to Cái khuôn mặt đó thoạt nhìn thật xấu xí và lạ lùng nhưng càng nhìn càng giống tôi Đó là khuôn mặt của mình, khuôn mặt bên trong của chính
mình, tôi tự nhủ thầm” [13, 118]
28
Bức chân dung này đương nhiên không miêu tả ngoại hình, đó là
“khuôn mặt bên trong” mà phải trải qua một quá trình dằn vặt đau đớn, tự thú,
tự sám hối người họa sĩ mới tự ý thức được Với một cốt truyện như vậy, nhà văn đã cuốn hút người đọc vào những trạng huống tâm lý nhân vật phức tạp với diễn biến đa chiều, những tình tiết nghệ thuật đặc sắc nhằm thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm: Khát vọng thức tỉnh lương tâm, hướng tới cái đẹp của sự hoàn thiện nhân cách trong cuộc sống
Điều này khác hẳn cách miêu tả của Nam Cao trong truyện cùng tên,
nhân vật Chí Phèo với hình dáng, ngoại hình được miêu tả một cách chi tiết,
cụ thể Nhờ lời văn tả mà nhân vật được hiện lên trước mắt người đọc cụ thể, sống động vào rất nhiều giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác Chẳng hạn về thị giác, Chí Phèo được nhà văn tả rất rõ hình dáng, diện mạo “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm trông gớm chết” và “Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng Cái
Trang 32ngực phanh đầy những nét trạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai tay cũng thế Trông gớm chết !” Chí Phèo còn tác động vào cả thính giác thông qua tiếng chửi và kêu làng ăn vạ Đó là cách để hắn giao tiếp với cuộc đời, để tạo sự chú ý phía cộng đồng làng Vũ Đại Nó nói lên sự cô đơn đáng sợ và thể hiện bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo
bằng lời văn tả nhân vật Chí Phèo còn tác động đến xúc giác của độc giả thông qua hành động “lăn lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào cào vào mặt Máu me loe loét trông gớm quá !” Như vậy qua lời văn tả thì hình hài, diện mạo, hành động của Chí Phèo hiện lên một cách sống động, chân thực, cụ thể, tác động trực tiếp vào giác quan của độc giả
Trong Chiếc thuyền ngoài xa nổi bật lên là chân dung của người đàn bà
làng chài, qua lời văn của tác giả về ngoại hình “trạc bốn mươi, cao lớn với những đường nét thô kệch Mụ rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức
29
trắng kéo lưới, tái ngắt” còn người chồng “tấm lưng rộng và cong như một chiếc thuyền, mái tóc tổ quạ, đi chân chữ bát, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới” với hành động “hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quật xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ”… Tất cả nhằm tô đậm cái ước vọng theo đuổi một bức tranh tuyệt mỹ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh với một bên là bi kịch của người dân vùng biển trước vấn đề mưu sinh
Nhân vật Toàn trong truyện ngắn Mùa trái cóc ở Miền Nam cũng được
Trang 33Nguyễn Minh Châu đặc biệt chú ý khắc họa tính cách qua các chi tiết ngoại hình “Nửa người trên mềm oặt như thân rắn nhoai về phía trước, nửa người dưới từ dưới thắt lưng trở xuống vẫn cứng và thẳng đơ như một chiếc compa” [13,503] Đó là một người có vẻ đẹp đầy thanh tú với hai bàn tay mềm mại đẹp đẽ, nhưng không một ai không có chung cảm giác khó thở phải chứng kiến cái bàn tay phù thủy của y với những ngón tay dài và trắng ngón tay đàn
bà, lúc thì đan vào nhau, lúc thì ngọ nguậy vờn giỡn Có ngón tay cứ mát rượi trong những cái vuốt ve, có ngón cứ thít chặt lấy như một sợi dây buộc, trong lúc ngón cái vô cùng rắn chắc cứ quắp chặt vào như mỏ của con chim ác Hình dáng đặc biệt này của Toàn đã cho người đọc thấy được hai nét tính cách có vẻ là mâu thuẫn nhưng thực ra rất thống nhất ở Toàn, một con người lạnh lùng, vô cảm, cứng nhắc, tàn nhẫn với cấp dưới, với người thân, nhưng lại nịnh nọt, luồn cúi với cấp trên để tìm cơ hội tiến thân Toàn không những gây nên cái chết đối với Phác, nỗi nhục hình cho đồng đội mà anh ta còn làm
“tử thương” chính người mẹ đẻ của mình Để có được danh vọng và quyền
30
lực, Toàn đã “hy sinh” cả tình đồng đội, cả tình mẫu tử Trái tim y dửng dưng, nguội lạnh trước mọi niềm vui và nỗi đau của không chỉ đồng đội mà còn cả người mẹ đẻ đã từng nuôi bao hy vọng và trông chờ
Và hình ảnh bàn tay dấp dính mồ hôi của người trung đoàn trưởng dũng
cảm “tài năng trác tuyệt” trong truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành lại càng không phải là nét ngoại hình thuần túy Đó là chi tiết ngoại hình có ý nghĩa tượng trưng cho cái chưa hoàn thiện luôn tồn tại trong mỗi con người Với lão Khúng, nhân vật tâm huyết nhất của mình, Nguyễn Minh Châu
cũng đã chú ý trong việc lựa chọn những nét ngoại hình đặc biệt gây ấn tượng Nhà văn miêu tả lão Khúng trong vai trò một nhân vật tính cách Bức
Trang 34họa của Nguyễn Minh Châu trong Khách ở quê ra thật sắc sảo và chân thực
Đó là gương mặt với “màu da tái tái và rám nâu như da thuộc, với những đường nét gãy khúc đầy khắc khổ, với những khoảng lồi lõm y như những
tảng đất cày đắp lên và từ sau hàng lông mày rậm rì cứng, lúc nào cũng chiếu
ra chung quanh một cái nhìn ngang bướng và đầy ngờ vực” [13,349] Đó là chân dung đích thực của một lão nông lam lũ và kiên cường, vắt cạn kiệt mồ hôi sức lực để biến đất hoang rừng rậm thành những nương sắn, nương gạo
Là hòn đá tảng vừa vững chắc vừa kiên cố, là chân dung điển hình của những tính cách nông dân luôn hoài nghi bảo thủ, nhất nhất chỉ tin vào bản thân mình
Lão Khúng trong truyện ngắn Phiên chợ Giát, nhân vật số phận này
không còn được miêu tả ngoại hình một cách bình thường, chỉ có hai bức họa khủng khiếp của mộng mị, ảo giác, như hình ảnh của các tiềm thức hoang dã, nguyên sơ Trong cơn các mộng đầu tiên, lão Khúng thấy mình hiện ra là
“một lão già thân hình cao vóng lại lủng củng đầy những xương cùng xẩu, mái tóc cắt ngắn cứng như rễ tre, mớ đổ phải mớ đổ về phía trước trán, sợi đen sợi trắng loang lổ, mặt mũi gồ ghề, những con mắt nhìn gườm gườm với
31
những mảng tiết bò còn ướt hoặc đã khô dính bết trên các bắp thịt nổi cuộn ở
bả vai và bắp tay ” [13,569]
Giấc mơ thứ hai lại phác họa hình ảnh lão Khúng trong hình dạng kỳ
quái “nửa bò, nửa người… máu me đầm đìa, đang bị đánh bằng búa tạ Hai bức chân dung của ảo giác ấy đương nhiên không thể coi là nét vẽ ngoại hình, đấy chỉ là sự tượng trưng cho những giả thuyết về số phận của người nông
dân, họ vừa có thể là nạn nhân, vừa có thể là “hung thần” của cuộc sống Soi rọi tiềm thức sâu kín của con người bằng những nét nhòe của ảo giác, Nguyễn
Trang 35Minh Châu đã chỉ ra cả bản tính thiện lẫn cái hoang dã, u tối đầy bản năng của người nông dân, chỉ ra thân phận nửa bò nửa người nhọc nhằn tủi nhục của họ
Khi miêu tả nhân vật, Nguyễn Minh Châu thường tập trung vào những
nét ngoại hình giàu sức biểu hiện tâm lí như, khuôn mặt, đôi mắt của nhân vật Đó là khuôn mặt đặc biệt ấn tượng của nhân vật Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), “Khuôn mặt hơi gầy, không đẹp lắm, nhưng theo tôi, rất thông minh và đặc biệt, ngoài trẻ con ra, tôi chưa hề được gặp một khuôn mặt người lớn nào mà cứ luôn thay đổi sắc thái như vậy” [13,138] Đọc truyện ngắn Nguyễn Minh Châu người đọc cứ bị ám ảnh bởi những đôi mắt của các nhân vật Ta không thể nào quên được đôi mắt đau khổ của Quỳ, khi mất người yêu Đó là khuôn m ặt của sư bà Thiện Linh “im lìm bất động, có cái gì cách biệt và siêu thoát như khuôn mặt của một bức tượng gỗ cũ kĩ từ trăm năm để lại ” [13,520], khuôn mặt cất dấu nỗi đau đớn câm lặng của tấm lòng người mẹ trước sự thờ ơ, tàn nhẫn của đứa con mà bà đã yêu hơn tất cả, hơn cả bản thân (Mùa trái cóc ở Miền Nam)
Trong Mùa trái cóc ở Miền Nam, thái độ cam chịu, nhẫn nhục đau đớn
của bà mẹ già cũng được thể hiện chủ yếu ở đôi mắt khi thì “với cái nhìn đầy cầu khẩn”, khi thì “ngước đôi mắt đẫm nước mắt nhìn tôi”, khi là “dòng nước
32
mắt chứa chan mà bà mẹ đã lỡ chảy ra vẫn chưa kịp khô hết, dòng nước mắt
đã đặc quánh lại”, khi lại “cái nhìn vỗ về, như an ủi, như muốn cầu xin lại như muốn than thở bộc bạch” [13,110] Đặc biệt là ánh mắt của Phi Phi, một người con gái có vẻ ngoài rất phơ phất nhưng lại sống rất nặng nghĩa nặng tình “Hai con mắt long lanh đầy thách thức, từ hai con mắt long lanh ráo hoảnh chợt lăn ra hai giọt nước mắt” [13,465] Đây là ánh mắt của một người
Trang 36con gái bề ngoài có vẻ “bất cần” nhưng thật ra lại rất nặng nghĩa vẹn tình
Bằng khả năng quan sát tinh tế cùng sự thấu hiểu đời sống tâm lí nhân vật, chỉ qua một vài lời miêu tả, nhà văn đã lột tả được những chuyển biến trong chiều sâu nội tâm nhân vật Dường như đang có một mâu thuẫn giằng xé con người bên ngoài với con người bên trong ở Phi Phi
Ở một số nhân vật, nhà văn lại đặc biệt chú ý mô tả hình ảnh đôi bàn
tay Đây là lời mô tả bàn tay của lão Khúng trong truyện ngắn Khách ở quê ra:“Hai bàn tay lão đầy những chỗ nổi u nổi cục, các ngón vặn vẹo và bọc
một lớp da giống như một thứ vỏ cây, và cả bàn tay lão giống y như một tòa
rễ cây vừa mới đào dưới đất lên” [13,371] Lời miêu tả này cho thấy rõ sự khắc nghiệt của thiên nhiên dải đất miền Trung
Như vậy với lời văn tả nhân vật trong truyện ngắn sau 1975, Nguyễn
Minh Châu không chỉ chú ý đến cách đặt tên, miêu tả ngoại hình nhân vật, xây dựng các hình ảnh biểu tượng, m à nhà văn còn đặc biệt chú ý trong việc miêu tả tâm lí nhân vật
2.1.2 Lời văn tả thiên nhiên
Trong văn xuôi đương đại, chúng ta thường biết đến sở trường của một
nhà văn trong khả năng miêu tả như nắng của Nguyên Hồng, gió của Nguyễn Tuân, thiên nhiên Nam Bộ của Đoàn Gỏi, làng quê Bắc Bộ của Kim Lân, Đỗ Chu, về năng lực của một người kể chuyện tài hoa như Nguyễn Khải, người viết truyện lịch sử của Tô Hoài Sáng tác của Nguyễn Minh Châu cả trước và
33
sau 1975 đều rất chú trọng miêu tả thiên nhiên Ông là người mải miết với cái đẹp, là người biết say sưa đón lấy mọi vẻ đẹp của đời sống con người… đồng thời rất tinh tế về ngôn ngữ văn học Những trang tả cảnh hành quân, những đêm trăng, những cánh rừng Trường Sơn trong Dấu chân người lính dưới
Trang 37ngòi bút trữ tình của ông, đầy thi vị Giữa khung cảnh chiến trường ác liệt, trên cung đường Trường Sơn đầy gian khổ trong Mảnh trăng cuối rừng, ông
đã khéo léo kết hợp miêu tả thiên nhiên vừa cụ thể vừa ước lệ : “Trên đầu chúng tôi khoảng trời đêm trở nên trong vắt, cao lồng lộng, trong khoảng sâu thẳm nổi lên một tiếng chom mơ hồ Nhưng ở sau lưng các cánh rừng, sương trắng không biết từ đâu đùn ra mãi” “Qua tấm kính ướt hơi sương, mảnh trăng nằm giữa những tảng mây hiện ra tái ngắt, ánh sáng lập lòe, chập chờn lay động ” Với khung cảnh đó, con đường rừng về đêm tối với người lái xe lẽ
ra vô cùng gian khổ, song với con người đang yêu, tất cả những điều đó lại trở thành m ột truyền thống ở nhân vật Đặc điểm này càng về sau càng trở thành một truyền thống ở Nguyễn Minh Châu Ông là một trong số không nhiều nhà văn rất chú ý đến cảnh sắc thiên nhiên hiện lên như là một nhân vật, một thực thể tâm trạng của nhân vật trong truyện
Khảo sát các sáng tác của Nguyễn Minh Châu, chúng tôi nhận thấy rằng, thiên nhiên là đất đai, sông núi, cỏ cây và vũ trụ Khi thiên nhiên bình đẳng với con người thì con người trở thành một thực thể của tự nhiên và nhân vật giao hòa cùng tất cả Vì thế mà ông không chỉ tạo ra cuộc trò chuyện với cây xanh, với ngọn gió, với mẹ đất cũng như nỗi đau đớn thực sự của ông già trồng cây trước việc cây cối bị con người sát hại trong Sống mãi với cây xanh hoặc nỗi hân hoan khi được sống giữa thiên nhiên, được trò chuyện với những người thân yêu đã khuất của cậu bé Quy trong Mảnh đất tình yêu
34
Bên cạnh đó thiên nhiên còn là chuẩn mực của cái đẹp mà con người
luôn khao khát tìm tòi Đối với Nguyễn Minh Châu thì thiên nhiên được miêu
tả rất rõ, đặc biệt truyện ngắn sau 1975 được nhà văn rất chú trọng
Thiên nhiên được dùng làm nền cho tính cách nhân vật Trong Người
Trang 38đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Quỳ được xuất hiện trong khung cảnh:
“Đêm có trăng, một thứ ánh trăng sáng rực rỡ vằng vặc chiếu xuống ngoài bờ sông, nhưng sát bên cửa sổ, những tàu chuối to bản cùng những cành cây ăn quả um tùm che lấp gần hết, chỉ thấy một vài mảng vàng của ánh trăng rớt xuống một mái tóc đàn bà buông xõa ôm trùm lấy một khuôn mặt không thể nào xác định được già hay trẻ, đẹp hay xấu ” [13,136]
Trong Chiếc thuyền ngoài xa, cảnh biển được lặp đi lặp lại khi nhà nhiếp ảnh muốn chụp cho mình một tấm ảnh tâm đắc nhất Đó là một bức ảnh thơ m ộng hùng vĩ “Vào mỗi buổi sáng, bầu trời không xanh biếc, cao thăm thẳm mà đượm một sắc giữa xanh và xám, bầu trời như hạ thấp xuống và như ngưng đọng lại; giữa trời và nước ấy chỉ có một chiếc thuyền của một gia đình làm nghề vó bè đang tỏa khói bếp giữa phá Chiếc thuyền đứng im lìm như làm bằng các tông dán vào cảnh vật êm ả… trong tiếng sóng ồ ồ dội vào giấc ngủ suốt đêm chạy trốn đi đâu hết, biển im thít và không màu sắc, như một con sứa khổng lồ dạt vào bãi, khi dữ dội gào thét” Sự đổi thay đầy bất trắc của thiên nhiên làm nền cho một hiện thực vừa bình dị thân quen vừa mãnh liệt bao dung, vừa nghiệt ngã mặn chát
Lời văn miêu tả thiên nhiên để giúp người đọc hiểu thêm về nhân vật,
tô đậm thêm tâm trạng của nhân vật Chẳng hạn, đọc Bến quê với những trang
tả cảnh thiên nhiên “Bên kia những hàng bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra Vòm trời cao hơn, một thứ vàng thau pha với xanh non”, càng làm tăng thêm sự nuối tiếc, day dứt của Nhĩ khi rơi vào bi kịch đến những giây phút cuối đời mới
35
nhận ra cái bến quê kia sông thật đẹp mà mình không bao giờ đặt chân tới được, mặc dù cái thiên nhiên nhỏ hẹp của tấm phản, căn phòng, khung cửa sổ,
Trang 39bến sông quê cạnh nhà Nó gần gũi nhất mà duyên cách lại vô cùng lớn vì nó mới lạ, lần đầu phát hiện trong nỗi vô vọng, bất lực của nhân vật
Nguyễn Minh Châu là nhà văn có biệt tài trong việc miêu tả cảnh sắc
thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng Thiên nhiên luôn là hiện hữu, như là một nhân vật, một thực thể tâm trạng của nhân vật Trong truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu đã mô tả tâm trạng nặng nề của người lão nông cô độc, bé nhỏ giữa màn đêm đen kịt, hoang vắng Tuy nhiên, người lão nông này đã không những không có cảm giác sợ hãi mà còn trò chuyện với các vì sao bằng một thái độ thân mật khác thường “Một trời sao dày như mắt sàng sáng lóng lánh
và ướt át Sương khuya rơi lộp độp nặng trĩu từ trên những tàu lá xuống mặt đất chung quanh nhà vốn đã ướt đẫm sương” Trong đêm tối, lão Khúng
“đứng im thít” hướng về cái làng Khơi “chôn rau cắt rốn của lão” và lão như nghe được “những tiếng rì rào, rì rầm của sóng biển, của đất đai quê nhà và
mồ mả cha ông” Rồi lão cứ đắn đo mãi về việc có nên thay cái dây chão mới cho con khoang hay không? Tính keo kiệt hay so đo, tính toán làm cho lão đến thành tội nghiệp, nhưng tình cảm sâu thẳm trong lòng lão dành cho con khoang thì chỉ có ông trời mới thấu hiểu … “Trong cái thế giới bao la giữa đêm tối sâu thẳm tĩnh mịch, chỉ những ngôi sao xanh ngời ngợi và ẩm ướt, đang nhấp nháy tận đỉnh trời là có thể nhìn thấy hai giọt nước mắt đặc quánh như một thứ chất dầu đang dâng lên tận trong khóe mắt của lão Khúng” [13,584] Rồi trên đường cùng con bò đi xuống chợ có lúc lão chợt “rùng mình vô cớ” bởi lão nhận thấy “đêm vẫn bát ngát và sâu hút chẳng có vẻ gì đêm tối của cõi dương gian cả” [13,586] Khung cảnh đêm tối hoang vu mịt
mù đã gợi lên cho lão các biến cố trong cả cuộc đời mình, và cuối cùng thức nhận ra số kiếp đáng buồn của mình “cái số phận nửa đời nửa người”
36
Trang 40Khi thiên nhiên bình đẳng với con người thì con người trở thành một
thực thể của tự nhiên và nhân vật giao hòa cùng tất cả Nguyễn Minh Châu đã tạo ra rất nhiều cuộc trò chuyện, với cây cột điện (Sống mãi với cây xanh) với các vì sao (Phiên chợ Giát)…Thiên nhiên không chỉ là một thứ vật được nhân hóa nữa mà thực sự là một phần trong đời sống nhân vật Nguyễn Minh Châu giống như một họa sĩ tài năng trong việc pha trộn màu sắc, tạo nên một không gian nghệ thuật kì thú trong xúc cảm người đọc Chẳng hạn Bên đường chiến tranh , thiên nhiên được đặc tả “Ánh hoàng hôn như một cái lưỡi màu xám nhờ nhờ, lần lượt liếm lên mặt từng lá cây Cuộc sống như trêu ngươi họ, y như hồi đang còn trẻ con ở Vô Hốt, bây giờ họ lại gặp nhau bên một bờ giếng Trong khoảnh khắc ánh hoàng hôn trong khu vườn cháy lên im lìm lồ lộ một rặng núi đá vàng rực trong ráng chiều, từ giữa thinh không dội về tiếng va nhau lắc rắc của những cặp sừng trâu cùng tiếng cười ré lên của các cô gái” Nhiều lúc những câu văn miêu tả thiên nhiên óng ánh mượt mà đã làm
cho lòng ta lắng xuống xao xuyến, bâng khuâng, ấy là lúc nhà văn đã thắp sáng lên trong chúng ta lòng tin yêu, hi vọng vào cuộc đời còn biết bao điều day dứt trăn trở “Cỏ lau đồi xanh biếc, mơn mởn với những bông hoa như dát bạc vào nền trời mây dụng Chung quanh họ những quả đồi mọc đầy thanh hao cằn cỗi bỗng nhuốm một mầu huyền bí, và lòng cả hai trở nên phập phồng trong một không gian cũng đang phập phồng, giữa trận đuổi bắt của những trận nước rơi như có chân cứ lộp độp, rào rào từ quả đồi này sang quả đồi khác” (Cơn giông ) “Trăng sáng quá, thứ ánh sáng vừa bâng quơ lạnh lẽo, vừa lai láng tràn đầy đến mức làm não lòng người” (Một lần đối chứng)
“Lòng người Hà Nội cứ nao nao lên bởi một trời lá rụng Người đi ngoài phố chợt thấy lát dưới chân mình một thảm lá dày và trên đầu là cả một khung trời vừa trở sắc vàng thau” (Sống mãi với cây xanh)