KIỂU LỜI VĂN NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 30 - 75)

2.1.1 Lời văn tả nhân vật

Nhân vật là phương diện khái quát hiện thực của nhà văn. Chịu sự chi phối của quan niệm sử thi, hướng tới mục tiêu cổ động và ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến, Nguyễn Minh Châu cũng như các nhà văn thời chống Mĩ đã khái quát hiện thực chủ yếu qua hình tượng các nhân vật.

Nguyễn Minh Châu luôn chú ý đến việc miêu tả nhân vật, có điều các

nhân vật của Nguyễn Minh Châu ít khi xuất hiện trong những chân dung ngoại hình đầy đặn, hoàn chỉnh. Dường như nhà văn muốn đi sâu vào những ngõ ngách tâm linh, khám phá những bí ẩn của đời sống nội tâm hơn là phác họa đôi ba nét ngoại hình. Nếu có những chi tiết ngoại hình thì hầu hết đều mang tính nội dung sâu sắc và thực chất là những chân dung tính cách.

Chẳng hạn truyện ngắn “Bức tranh”, chân dung người họa sĩ được miêu tả rất nhiều lần “Một cái mặt người rất lớn chiếm gần trọn bức tranh.

Những luồng ánh sáng hàng nghìn nến từ phía trước và trên đầu chiếu thẳng xuống một nửa cái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn và một nửa mái tóc đã cắt, thoạt trông như một phần bộ óc mầu xám vừa bị mổ phanh ra.

Khuôn mặt của người khách: Một cặp mắt mở to nhìn trừng trừng vào luồng ánh sáng, một cái nhìn khắc khoải, bồn chồn, kinh ngạc và đầy nghiêm khắc.

Phần bên dưới của khuôn mặt như vẫn đang được dấu kín dưới một cái mặt nạ: Cái cằm, hai bên mép bị phủ kín bởi bọt xà phòng. Không thấy rõ cái miệng, chỉ trông thấy một vệt lờ mờ màu đen nổi bồng bềnh trên đám bọt xà phòng to. Cái khuôn mặt đó thoạt nhìn thật xấu xí và lạ lùng nhưng càng nhìn càng giống tôi. Đó là khuôn mặt của mình, khuôn mặt bên trong của chính mình, tôi tự nhủ thầm” [13, 118].

28

Bức chân dung này đương nhiên không miêu tả ngoại hình, đó là

“khuôn mặt bên trong” mà phải trải qua một quá trình dằn vặt đau đớn, tự thú, tự sám hối người họa sĩ mới tự ý thức được. Với một cốt truyện như vậy, nhà văn đã cuốn hút người đọc vào những trạng huống tâm lý nhân vật phức tạp với diễn biến đa chiều, những tình tiết nghệ thuật đặc sắc nhằm thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm: Khát vọng thức tỉnh lương tâm, hướng tới cái đẹp của sự hoàn thiện nhân cách trong cuộc sống.

Điều này khác hẳn cách miêu tả của Nam Cao trong truyện cùng tên, nhân vật Chí Phèo với hình dáng, ngoại hình được miêu tả một cách chi tiết, cụ thể. Nhờ lời văn tả mà nhân vật được hiện lên trước mắt người đọc cụ thể, sống động vào rất nhiều giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác. Chẳng hạn về thị giác, Chí Phèo được nhà văn tả rất rõ hình dáng, diện mạo “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm trông gớm chết” và “Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái

ngực phanh đầy những nét trạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai tay cũng thế. Trông gớm chết !” Chí Phèo còn tác động vào cả thính giác thông qua tiếng chửi và kêu làng ăn vạ. Đó là cách để hắn giao tiếp với cuộc đời, để tạo sự chú ý phía cộng đồng làng Vũ Đại. Nó nói lên sự cô đơn đáng sợ và thể hiện bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo

bằng lời văn tả nhân vật. Chí Phèo còn tác động đến xúc giác của độc giả thông qua hành động “lăn lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào cào vào mặt. Máu me loe loét trông gớm quá !”. Như vậy qua lời văn tả thì hình hài, diện mạo, hành động của Chí Phèo hiện lên một cách sống động, chân thực, cụ thể, tác động trực tiếp vào giác quan của độc giả.

Trong Chiếc thuyền ngoài xa nổi bật lên là chân dung của người đàn bà làng chài, qua lời văn của tác giả về ngoại hình “trạc bốn mươi, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức 29

trắng kéo lưới, tái ngắt” còn người chồng “tấm lưng rộng và cong như một chiếc thuyền, mái tóc tổ quạ, đi chân chữ bát, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới” với hành động “hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quật xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ”… Tất cả nhằm tô đậm cái ước vọng theo đuổi một bức tranh tuyệt mỹ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh với một bên là bi kịch của người dân vùng biển trước vấn đề mưu sinh.

Nhân vật Toàn trong truyện ngắn Mùa trái cóc ở Miền Nam cũng được

Nguyễn Minh Châu đặc biệt chú ý khắc họa tính cách qua các chi tiết ngoại hình. “Nửa người trên mềm oặt như thân rắn nhoai về phía trước, nửa người dưới từ dưới thắt lưng trở xuống vẫn cứng và thẳng đơ như một chiếc compa”

[13,503]. Đó là một người có vẻ đẹp đầy thanh tú với hai bàn tay mềm mại đẹp đẽ, nhưng không một ai không có chung cảm giác khó thở phải chứng kiến cái bàn tay phù thủy của y với những ngón tay dài và trắng ngón tay đàn bà, lúc thì đan vào nhau, lúc thì ngọ nguậy vờn giỡn. Có ngón tay cứ mát rượi trong những cái vuốt ve, có ngón cứ thít chặt lấy như một sợi dây buộc, trong lúc ngón cái vô cùng rắn chắc cứ quắp chặt vào như mỏ của con chim ác.

Hình dáng đặc biệt này của Toàn đã cho người đọc thấy được hai nét tính cách có vẻ là mâu thuẫn nhưng thực ra rất thống nhất ở Toàn, một con người lạnh lùng, vô cảm, cứng nhắc, tàn nhẫn với cấp dưới, với người thân, nhưng lại nịnh nọt, luồn cúi với cấp trên để tìm cơ hội tiến thân. Toàn không những gây nên cái chết đối với Phác, nỗi nhục hình cho đồng đội mà anh ta còn làm

“tử thương” chính người mẹ đẻ của mình. Để có được danh vọng và quyền 30

lực, Toàn đã “hy sinh” cả tình đồng đội, cả tình mẫu tử. Trái tim y dửng dưng, nguội lạnh trước mọi niềm vui và nỗi đau của không chỉ đồng đội mà còn cả người mẹ đẻ đã từng nuôi bao hy vọng và trông chờ.

Và hình ảnh bàn tay dấp dính mồ hôi của người trung đoàn trưởng dũng cảm “tài năng trác tuyệt” trong truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành lại càng không phải là nét ngoại hình thuần túy. Đó là chi tiết ngoại hình có ý nghĩa tượng trưng cho cái chưa hoàn thiện luôn tồn tại trong mỗi con người.

Với lão Khúng, nhân vật tâm huyết nhất của mình, Nguyễn Minh Châu

cũng đã chú ý trong việc lựa chọn những nét ngoại hình đặc biệt gây ấn tượng. Nhà văn miêu tả lão Khúng trong vai trò một nhân vật tính cách. Bức

họa của Nguyễn Minh Châu trong Khách ở quê ra thật sắc sảo và chân thực.

Đó là gương mặt với “màu da tái tái và rám nâu như da thuộc, với những đường nét gãy khúc đầy khắc khổ, với những khoảng lồi lõm y như những

tảng đất cày đắp lên và từ sau hàng lông mày rậm rì cứng, lúc nào cũng chiếu ra chung quanh một cái nhìn ngang bướng và đầy ngờ vực” [13,349]. Đó là chân dung đích thực của một lão nông lam lũ và kiên cường, vắt cạn kiệt mồ hôi sức lực để biến đất hoang rừng rậm thành những nương sắn, nương gạo.

Là hòn đá tảng vừa vững chắc vừa kiên cố, là chân dung điển hình của những tính cách nông dân luôn hoài nghi bảo thủ, nhất nhất chỉ tin vào bản thân mình.

Lão Khúng trong truyện ngắn Phiên chợ Giát, nhân vật số phận này không còn được miêu tả ngoại hình một cách bình thường, chỉ có hai bức họa khủng khiếp của mộng mị, ảo giác, như hình ảnh của các tiềm thức hoang dã, nguyên sơ. Trong cơn các mộng đầu tiên, lão Khúng thấy mình hiện ra là

“một lão già thân hình cao vóng lại lủng củng đầy những xương cùng xẩu, mái tóc cắt ngắn cứng như rễ tre, mớ đổ phải mớ đổ về phía trước trán, sợi đen sợi trắng loang lổ, mặt mũi gồ ghề, những con mắt nhìn gườm gườm với 31

những mảng tiết bò còn ướt hoặc đã khô dính bết trên các bắp thịt nổi cuộn ở bả vai và bắp tay ” [13,569].

Giấc mơ thứ hai lại phác họa hình ảnh lão Khúng trong hình dạng kỳ quái “nửa bò, nửa người… máu me đầm đìa, đang bị đánh bằng búa tạ. Hai bức chân dung của ảo giác ấy đương nhiên không thể coi là nét vẽ ngoại hình, đấy chỉ là sự tượng trưng cho những giả thuyết về số phận của người nông dân, họ vừa có thể là nạn nhân, vừa có thể là “hung thần” của cuộc sống. Soi rọi tiềm thức sâu kín của con người bằng những nét nhòe của ảo giác, Nguyễn

Minh Châu đã chỉ ra cả bản tính thiện lẫn cái hoang dã, u tối đầy bản năng của người nông dân, chỉ ra thân phận nửa bò nửa người nhọc nhằn tủi nhục của họ.

Khi miêu tả nhân vật, Nguyễn Minh Châu thường tập trung vào những nét ngoại hình giàu sức biểu hiện tâm lí như, khuôn mặt, đôi mắt của nhân vật. Đó là khuôn mặt đặc biệt ấn tượng của nhân vật Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), “Khuôn mặt hơi gầy, không đẹp lắm, nhưng theo tôi, rất thông minh và đặc biệt, ngoài trẻ con ra, tôi chưa hề được gặp một khuôn mặt người lớn nào mà cứ luôn thay đổi sắc thái như vậy” [13,138]. Đọc truyện ngắn Nguyễn Minh Châu người đọc cứ bị ám ảnh bởi những đôi mắt của các nhân vật. Ta không thể nào quên được đôi mắt đau khổ của Quỳ, khi mất người yêu. Đó là khuôn m ặt của sư bà Thiện Linh “im lìm bất động, có cái gì cách biệt và siêu thoát như khuôn mặt của một bức tượng gỗ cũ kĩ từ trăm năm để lại ” [13,520], khuôn mặt cất dấu nỗi đau đớn câm lặng của tấm lòng người mẹ trước sự thờ ơ, tàn nhẫn của đứa con mà bà đã yêu hơn tất cả, hơn cả bản thân (Mùa trái cóc ở Miền Nam).

Trong Mùa trái cóc ở Miền Nam, thái độ cam chịu, nhẫn nhục đau đớn của bà mẹ già cũng được thể hiện chủ yếu ở đôi mắt khi thì “với cái nhìn đầy cầu khẩn”, khi thì “ngước đôi mắt đẫm nước mắt nhìn tôi”, khi là “dòng nước 32

mắt chứa chan mà bà mẹ đã lỡ chảy ra vẫn chưa kịp khô hết, dòng nước mắt đã đặc quánh lại”, khi lại “cái nhìn vỗ về, như an ủi, như muốn cầu xin lại như muốn than thở bộc bạch” [13,110]. Đặc biệt là ánh mắt của Phi Phi, một người con gái có vẻ ngoài rất phơ phất nhưng lại sống rất nặng nghĩa nặng tình “Hai con mắt long lanh đầy thách thức, từ hai con mắt long lanh ráo hoảnh chợt lăn ra hai giọt nước mắt” [13,465]. Đây là ánh mắt của một người

con gái bề ngoài có vẻ “bất cần” nhưng thật ra lại rất nặng nghĩa vẹn tình.

Bằng khả năng quan sát tinh tế cùng sự thấu hiểu đời sống tâm lí nhân vật, chỉ qua một vài lời miêu tả, nhà văn đã lột tả được những chuyển biến trong chiều sâu nội tâm nhân vật. Dường như đang có một mâu thuẫn giằng xé con người bên ngoài với con người bên trong ở Phi Phi.

Ở một số nhân vật, nhà văn lại đặc biệt chú ý mô tả hình ảnh đôi bàn

tay. Đây là lời mô tả bàn tay của lão Khúng trong truyện ngắn Khách ở quê ra:“Hai bàn tay lão đầy những chỗ nổi u nổi cục, các ngón vặn vẹo và bọc một lớp da giống như một thứ vỏ cây, và cả bàn tay lão giống y như một tòa rễ cây vừa mới đào dưới đất lên” [13,371]. Lời miêu tả này cho thấy rõ sự khắc nghiệt của thiên nhiên dải đất miền Trung.

Như vậy với lời văn tả nhân vật trong truyện ngắn sau 1975, Nguyễn Minh Châu không chỉ chú ý đến cách đặt tên, miêu tả ngoại hình nhân vật, xây dựng các hình ảnh biểu tượng, m à nhà văn còn đặc biệt chú ý trong việc miêu tả tâm lí nhân vật.

2.1.2 Lời văn tả thiên nhiên

Trong văn xuôi đương đại, chúng ta thường biết đến sở trường của một nhà văn trong khả năng miêu tả như nắng của Nguyên Hồng, gió của Nguyễn Tuân, thiên nhiên Nam Bộ của Đoàn Gỏi, làng quê Bắc Bộ của Kim Lân, Đỗ Chu, về năng lực của một người kể chuyện tài hoa như Nguyễn Khải, người viết truyện lịch sử của Tô Hoài. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu cả trước và 33

sau 1975 đều rất chú trọng miêu tả thiên nhiên. Ông là người mải miết với cái đẹp, là người biết say sưa đón lấy mọi vẻ đẹp của đời sống con người…. đồng thời rất tinh tế về ngôn ngữ văn học. Những trang tả cảnh hành quân, những đêm trăng, những cánh rừng Trường Sơn trong Dấu chân người lính dưới

ngòi bút trữ tình của ông, đầy thi vị. Giữa khung cảnh chiến trường ác liệt, trên cung đường Trường Sơn đầy gian khổ trong Mảnh trăng cuối rừng, ông đã khéo léo kết hợp miêu tả thiên nhiên vừa cụ thể vừa ước lệ : “Trên đầu chúng tôi khoảng trời đêm trở nên trong vắt, cao lồng lộng, trong khoảng sâu thẳm nổi lên một tiếng chom mơ hồ. Nhưng ở sau lưng các cánh rừng, sương trắng không biết từ đâu đùn ra mãi”. “Qua tấm kính ướt hơi sương, mảnh trăng nằm giữa những tảng mây hiện ra tái ngắt, ánh sáng lập lòe, chập chờn lay động ”. Với khung cảnh đó, con đường rừng về đêm tối với người lái xe lẽ ra vô cùng gian khổ, song với con người đang yêu, tất cả những điều đó lại trở thành m ột truyền thống ở nhân vật. Đặc điểm này càng về sau càng trở thành một truyền thống ở Nguyễn Minh Châu. Ông là một trong số không nhiều nhà văn rất chú ý đến cảnh sắc thiên nhiên hiện lên như là một nhân vật, một thực thể tâm trạng của nhân vật trong truyện.

Khảo sát các sáng tác của Nguyễn Minh Châu, chúng tôi nhận thấy rằng, thiên nhiên là đất đai, sông núi, cỏ cây và vũ trụ. Khi thiên nhiên bình đẳng với con người thì con người trở thành một thực thể của tự nhiên và nhân vật giao hòa cùng tất cả. Vì thế mà ông không chỉ tạo ra cuộc trò chuyện với cây xanh, với ngọn gió, với mẹ đất cũng như nỗi đau đớn thực sự của ông già trồng cây trước việc cây cối bị con người sát hại trong Sống mãi với cây xanh hoặc nỗi hân hoan khi được sống giữa thiên nhiên, được trò chuyện với những người thân yêu đã khuất của cậu bé Quy trong Mảnh đất tình yêu.

34

Bên cạnh đó thiên nhiên còn là chuẩn mực của cái đẹp mà con người luôn khao khát tìm tòi. Đối với Nguyễn Minh Châu thì thiên nhiên được miêu tả rất rõ, đặc biệt truyện ngắn sau 1975 được nhà văn rất chú trọng.

Thiên nhiên được dùng làm nền cho tính cách nhân vật. Trong Người

đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Quỳ được xuất hiện trong khung cảnh:

“Đêm có trăng, một thứ ánh trăng sáng rực rỡ vằng vặc chiếu xuống ngoài bờ sông, nhưng sát bên cửa sổ, những tàu chuối to bản cùng những cành cây ăn quả um tùm che lấp gần hết, chỉ thấy một vài mảng vàng của ánh trăng rớt xuống một mái tóc đàn bà buông xõa ôm trùm lấy một khuôn mặt không thể nào xác định được già hay trẻ, đẹp hay xấu ” [13,136].

Trong Chiếc thuyền ngoài xa, cảnh biển được lặp đi lặp lại khi nhà nhiếp ảnh muốn chụp cho mình một tấm ảnh tâm đắc nhất. Đó là một bức ảnh thơ m ộng hùng vĩ “Vào mỗi buổi sáng, bầu trời không xanh biếc, cao thăm thẳm mà đượm một sắc giữa xanh và xám, bầu trời như hạ thấp xuống và như ngưng đọng lại; giữa trời và nước ấy chỉ có một chiếc thuyền của một gia đình làm nghề vó bè đang tỏa khói bếp giữa phá. Chiếc thuyền đứng im lìm như làm bằng các tông dán vào cảnh vật êm ả… trong tiếng sóng ồ ồ dội vào giấc ngủ suốt đêm chạy trốn đi đâu hết, biển im thít và không màu sắc, như một con sứa khổng lồ dạt vào bãi, khi dữ dội gào thét”. Sự đổi thay đầy bất trắc của thiên nhiên làm nền cho một hiện thực vừa bình dị thân quen vừa mãnh liệt bao dung, vừa nghiệt ngã mặn chát.

Lời văn miêu tả thiên nhiên để giúp người đọc hiểu thêm về nhân vật, tô đậm thêm tâm trạng của nhân vật. Chẳng hạn, đọc Bến quê với những trang tả cảnh thiên nhiên “Bên kia những hàng bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cao hơn, một thứ vàng thau pha với xanh non”, càng làm tăng thêm sự nuối tiếc, day dứt của Nhĩ khi rơi vào bi kịch đến những giây phút cuối đời mới 35

nhận ra cái bến quê kia sông thật đẹp mà mình không bao giờ đặt chân tới được, mặc dù cái thiên nhiên nhỏ hẹp của tấm phản, căn phòng, khung cửa sổ,

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 30 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)