1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975

135 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 698 KB

Nội dung

Sau khi tiểu luận Viết về chiến tranh được đăng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội số 11 – 1978, với sự đổi mới tư duy nghệ thuật được thể hiện qua các sáng tác từ Bức tranh, Người đàn bà tr

Trang 1

Trêng §¹i häc Vinh -

KIÒU THÞ KIM PH¦îNG

THÕ GIíI NGHÖ THUËT TRUYÖN NG¾N

NGUYÔN MINH CH©u sau 1975

Chuyªn ngµnh: V¨n häc ViÖt Nam M· sè : 60.22.34

luËn v¨n Th¹c sÜ ng÷ v¨n

Vinh -2009

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn lớn của nền văn họcViệt Nam hiện đại nửa sau thế kỷ XX Là một cây bút trẻ, sung sức, trưởngthành trong kháng chiến chống Mỹ và phát triển trong thời kỳ đổi mới Hànhtrình sáng tạo nghệ thuật của ông được chia thành hai giai đoạn trước và sau

1975 Ở giai đoạn sáng tác nào cũng thể hiện ông là cây bút đầy tài năng, tâmhuyết, luôn trăn trở trong lao động và sáng tạo nghệ thuật Những tác phẩmcủa ông là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất của một quá trình liên tục đổimới thể hiện khả năng tự vượt mình để hướng tới sự sâu sắc và hoàn thiện.1.2 Sau chiến tranh, đất nước bước vào thời kỳ mới Nền văn học nướcnhà lại đứng trước muôn vàn những khó khăn và thách thức của thời kỳ hậuchiến Đời sống mới đòi hỏi phải có một nền văn học mới, đó là một nền vănhọc vì cuộc sống con người Nền văn học sử thi trước 1975 đến giai đoạn nàybắt đầu bộc lộ những điểm yếu, không đủ sức chuyển tải những vấn đề bứcxúc sau chiến tranh Nhận thấy được điều đó, Nguyễn Minh Châu đã âm thầm

tự tìm hướng đi mới, tự đổi mới chính mình trên trang viết để tìm lại cộinguồn đích thực cho một nền văn học vì con người

1.3 So với các nhà văn trong bước đầu đổi mới, Nguyễn Minh Châu làngười đi tiên phong không phải bằng những tuyên ngôn ồn ào mà bằng nhữngtác phẩm có giá trị, đặt ra nhiều vấn đề cốt tử cho sự phát triển văn học Giaiđoạn trước 1975, Nguyễn Minh Châu đã khẳng định được vị trí xứng đángcủa mình trong nền văn xuôi chống Mỹ Nhưng sự nghiệp sáng tác của ôngnếu nói là đạt được những thành công lớn trên bước đường nghệ thuật, thìphải kể đến những sáng tác sau 1975 Đó là những bước tiến về tư duy nghệthuật, giúp ông trở thành một cây bút tiên phong mở đường “tinh anh và tàinăng” cho một thời đại văn học mới Chính vì vậy, các sáng tác sau 1975 củaNguyễn Minh Châu luôn đòi hỏi những nhà nghiên cứu không ngừng khámphá, vừa để khẳng định vị thế của nhà văn trên văn đàn, vừa để góp phần

Trang 3

khẳng định những thành tựu mà văn học Việt Nam đã đạt được trong quátrình chuyển mình và đổi mới

1.4 Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu nói chung, truyện ngắn sau 1975nói riêng đã được đưa vào chương trình môn văn từ bậc phổ thông đến bậcđại học Vì vậy, tìm hiểu đề tài “Thế giới nghệ thuật truyện ngắn NguyễnMinh Châu sau 1975” sẽ góp phần thiết thực cho việc nghiên cứu và giảngdạy tác phẩm của Nguyễn Minh Châu thêm sâu sắc và có chất lượng hơn

2 Lịch sử vấn đề

“Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệthuật Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luậttâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trịriêng, chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tạo nghệ thuật Mỗi thế giớinghệ thuật có một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới Sự hiệndiện của thế giới nghệ thuật không cho phép đánh giá và lí giải tác phẩm vănhọc theo lối đối chiều giản đơn giữa các yếu tố hình tượng với các sự thực đờisống riêng lẻ, mà phải đánh giá trong chỉnh thể tác phẩm”[28, tr.302]

Tiến hành nghiên cứu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh

Châu sau 1975 chính là khám phá sự thống nhất, toàn vẹn mà các truyện

ngắn sau 1975 của ông đã tạo ra Qua đó chúng ta nhận ra sự xuyên suốt củamột cái nhìn về con người và cuộc sống cũng như những phương diện chínhyếu về tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu

Từ sau 1975, văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng đã có sựchuyển biến về mọi mặt Trong tiến trình vận động ấy, nhiều nhà văn đãkhẳng định được tên tuổi và vị trí của mình trên văn đàn Nguyễn Minh Châu

là một nhà văn như thế Tác phẩm của ông ngay từ khi xuất hiện đã đượccông chúng hào hứng đón nhận Đã có rất nhiều công trình khoa học, nhữngbài viết đăng trên các báo, tạp chí và các cuộc hội thảo về Nguyễn Minh Châu

và truyện ngắn sau 1975 của ông Trước số lượng lớn các bài viết đề cập đếncon người, nghiệp viết, những kỷ niệm, hồi ức những ngày ông còn sống,những nỗi niềm tiếc thương, những cuộc trò chuyện trực tiếp của học giả với

Trang 4

nhà văn, chúng tôi chỉ nhắc đến những bài nghiên cứu theo hai xu hướng:Các bài viết, công trình khoa học, cuộc hội thảo đề cập đến những đổi mớicủa truyện ngắn Nguyễn Minh Châu Và các bài nghiên cứu một số phươngdiện nghệ thuật truyện ngắn sau 1975 của ông.

Xu hướng thứ nhất: Các bài viết, bài nghiên cứu, cuộc hội thảo đề cập

đến những đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

Sau khi tiểu luận Viết về chiến tranh được đăng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội số 11 – 1978, với sự đổi mới tư duy nghệ thuật được thể hiện qua các sáng tác từ Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Khách ở quê ra, dư luận bạn đọc đã có những ý kiến khác nhau mà “cuộc trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu” do tuần báo Văn nghệ tổ chức vào tháng 6 – 1985 đã thể hiện tương đối đầy đủ Điều nổi lên ở

cuộc hội thảo này là sự khác nhau giữa hai luồng ý kiến:

Thứ nhất, là các ý kiến đánh giá cao sự tìm tòi, đổi mới của NguyễnMinh Châu Nhà văn Lê Lựu khẳng định: Nguyễn Minh Châu “nhìn đâu cũng

ra truyện ngắn” Chỉ với “những cái tưởng như bình thường, lặt vặt trong đờisống hàng ngày, dưới con mắt và ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đều trởthành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lý” (Tô Hoài) Ông là nhàvăn mà “cái đa giọng điệu, đa thanh của cuộc đời đã đi vào tác phẩm”, và donhận thức “cái quyết định không phải là đề tài” nên “Nguyễn Minh Châu dầndần tạo ra thế giới nghệ thuật cho riêng mình” (Phong Lê) Với “đối tượngmới” làm “văn phong Nguyễn Minh Châu như “hoạt” hẳn lên” nhà văn “tỏ rõthêm một khía cạnh trong tài năng của mình” Một sự “thật hết mình trong laođộng nghệ thuật” (Lê Thành Nghị) Những ý kiến trên đây tương đối tập trungtiêu biểu cho thái độ và cách đánh giá khác nhau buổi đầu với sự tìm tòi đổimới Nguyễn Minh Châu

Thứ hai, là một số ý kiến tỏ ra nghi ngại, dè dặt về hướng tìm tòi đổi mớicủa ông Bùi Hiển cho rằng, sự tìm tòi của ông đã được đẩy “theo một hướng

có vẻ phức tạp hơn nhưng chưa chắc đã là sâu sắc hơn” Vì thế, trong tácphẩm “cái niềm tin ấy phần nào như bị hẫng hụt, đồng thời hình tượng quả có

Trang 5

kém đi vẻ chân thực sinh động và sức mạnh thuyết phục” Hoặc “do có điều

gì bối rối trước hiện thực xã hội diễn biến phức tạp” nên “người đọc rất khónắm bắt chủ đề của thiên truyện” (Xuân Thiều) “Một số nhân vật được xâydưng có tính chất khiên cưỡng”, “độc đáo nhưng hơi cá biệt”, “cảm hứng củatác giả hơi gán ghép” (Phan Cự Đệ) Có ý kiến cho rằng các truyện ngắn củaông “bị rối, hơi có phần khó hiểu” (Vũ Tú Nam, Đào Vũ), “nghiêng về nhữngnhân vật dị thường” (Nguyễn Kiên) Điều đáng chú ý là ở ngay trong các ý

kiến xem ra còn nghi ngại, dè dặt này, hầu như ai cũng đều thừa nhận nét mới

của ông không chỉ so với mọi người mà còn so với chính ông trong thời kỳtrước đó

Tiếp tục khẳng định những đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Minh Châusau 1975, Lã Nguyên trong bài “Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong

đổi mới tư duy nghệ thuật”, Tạp chí Văn học, số 2 – 1989 đã nhận thấy: “Khi truyện ngắn Bức tranh vừa xuất hiện, giới phê bình đã nhận thấy bước ngoặt

tất yếu sẽ xảy ra trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu Quả thế,

liền sau Bức tranh, Nguyễn Minh Châu liên tiếp cho ra đời hàng loạt tác

phẩm làm xôn xao dư luận Công chúng bỗng nhận ra một Nguyễn Minh

Châu mới, khác xa với Nguyễn Minh Châu thời Dấu chân người lính Vậy là

cùng với một vài cây bút khác, Nguyễn Minh Châu đã lặng lẽ mày mò, tự đổimới trước khi làn sóng mới đang dâng lên mạnh mẽ trong đời sống tinh thầndân tộc [60, tr.157]

Nguyễn Văn Hạnh trong bài “Nguyễn Minh Châu những năm 80 của sự

đổi mới cách nhìn về con người”, Tạp chí Văn học, số 3 – 1993, đã khẳng

định: “Cuộc đời Nguyễn Minh Châu là một tấm gương lao động sáng tạo vàđầy trách nhiệm cho đến hơi thở cuối cùng Chúng ta trân trọng di sản vănhọc của anh, đặc biệt đánh giá cao phần đóng góp của anh vào bước ngoặtquyết định của văn học trong thời kỳ đổi mới” [27, tr.181]

Mai Hương trong bài “Nguyễn Minh Châu và di sản văn học của ông”,

Tạp chí Văn học, số 1 – 2001 đã khẳng định: “Nguyễn Minh Châu là cây bút

tiêu biểu của nền văn xuôi chống Mỹ, đồng thời là người mở đường “tinh anh

Trang 6

và tài năng”, người “đi được xa nhất” trong cao trào đổi mới văn học đươngđại [37, tr.138].

Trong bài “Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh

Châu sau 1975”, trích trong cuốn Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm,

Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2004, Nguyễn Tri Nguyên đã nhận định: “Cùng vớinhiều nhà văn cùng thế hệ trẻ hoặc trẻ hơn, Nguyễn Minh Châu đã góp phầnđổi mới nền văn học nước nhà sau 1975, từ nền văn học đơn thanh điệu trongthi pháp thể hiện sang một nền văn học đa thanh điệu, phức điệu trong thipháp Đó chính là kết quả của sự nghiệp đổi mới của đất nước, của nhân dân,dưới sự lãnh đạo của đảng ta Nền văn học đó ngày càng hiện thực hơn, nhânđạo hơn và dân chủ hơn và vì thế có sức thuyết phục hơn” [31, tr.246]

Cùng chung với xu hướng nghiên cứu trên, trong công trình Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học sau 1975, Nxb Đại Học Sư Phạm

Hà Nội, 2007, Nguyễn Văn Long – Trịnh Thu Tuyết nhận xét: “Trong xuhướng vận động chung của văn xuôi Việt Nam những năm sau chiến tranh,Nguyễn Minh Châu thực sự trở thành một trong những người mở đường xuấtsắc bởi sự đổi mới “điềm đạm” nhưng toàn diện, sâu sắc trong cả tư tưởngnghệ thuật lẫn sáng tác văn chương” [51, tr.66-67]

Xu hướng thứ hai: Các bài viết, công trình khoa học nghiên cứu phong

cách Nguyễn Minh Châu và một số phương diện nghệ thuật truyện ngắn sau

1975 của ông

Theo xu hướng này, tác giả Nguyễn Thị Minh Thái trong bài “Ấn tượng

về nhân vật nữ của Nguyễn Minh Châu”, Tạp chí Văn học, số 3 – 1985, nhận thấy: “chỉ bằng một chùm truyện ngắn mới nhất trong tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành này, với những nhân vật nữ đáng yêu: cô thiếu nữ Phi trong Mùa hè nắng ấy, Hạnh trong Bên đường chiến tranh, người mẹ và con gái trong Mẹ con chị Hằng, kể cả cô Thoan trong Đứa ăn cắp, cũng thấy

rằng Nguyễn Minh Châu có một cái nhìn ấm áp, nhân hậu, luôn chăm chúphát hiện ra vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam từ nhiều chiều, nhiều hướng,nhiều phía khác nhau Trong cả bối cảnh chiến tranh lẫn bối cảnh đời thường,

Trang 7

nhân vật ấy đều đẹp Mỗi nhân vật là một phát hiện mới về hình tượng ngườiphụ nữ trong văn xuôi hiện đại [70, tr.289].

Trong bài “Bến quê một phong cách trần thuật giàu chất triết lý”, Báo

Văn nghệ, số 8 – 1987, Trần Đình Sử đã khẳng định: “đặc sắc của tập Bến

quê, chủ yếu là sự thể nghiệm một hướng trần thuật có chiều sâu hướngsáng tác của anh rất có triển vọng Chắc rằng anh sẽ còn đóng góp nhiều hơnnữa cho quá trình văn học hiện nay” [66]

Tập trung nghiên cứu phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, tác giả

Tôn Phương Lan với công trình nổi bật Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu – sự hình thành và những đặc trưng, Nxb Khoa học xã hội, 1999, đã đi

vào tìm hiểu quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu và sự triển khaiquan điểm ấy vào văn bản tác phẩm Quá trình nghiên cứu toàn bộ sáng táccủa Nguyễn Minh Châu ở cả hai giai đoạn, tác giả công trình đã nhận thấy:

“phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu chỉ thực sự được hình thành vàođầu những năm 80, cho đến thời điểm ông mất dăm ba năm, với sự thăng hoacủa ngòi bút, phong cách đó mới phát triển và đang dần đến độ chín” [44, tr.27].Tác giả Lê Quang Hưng trong bài “Một hình tượng nông dân điển hình

trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu (về nhân vật lão Khúng trong Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát),trích trong cuốn Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2004, đã nhận định: “Hình tượng lão Khúng

chứng tỏ độ chín muồi của quá trình dài trăn trở, đổi mới của ngòi bút NguyễnMinh Châu mà trước đó đã phát lộ ở Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,Bức tranh, ở Cỏ lau, Đó là việc đi sâu khám phá nội tâm phong phú, lắm uẩnkhúc của con người Đó là khả năng hình dung và tái hiện bộ mặt lịch sử thôngqua các hiện tượng cụ thể, các số phận riêng tư Phải chăng đây là sự thể hiệnsinh động của sức khái quát nghệ thuật lớn lao ở ngòi bút Nguyễn Minh Châu?”[34, tr 212]

Trịnh Thu Tuyết trong bài “Nguyễn Minh Châu với nghệ thuật xây dựng

nhân vật truyện ngắn”, trích trong cuốn Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2004, đã có nhận xét: “khảo sát hệ thống nhân

Trang 8

vật trong những truyện ngắn sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu, có thểthấy ông đã có những thay đổi căn bản trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Từ vai trò của những khách thể với tính cách định hình trong các sáng táctrước năm 1975, nhân vật truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu đượcmiêu tả như những “chủ thể tự nó” với những bí ẩn khôn lường, những diễnbiến phức tạp của quá trình vận động tâm lý, tính cách, Với sự đổi mới quanniệm nghệ thuật về con người, Nguyễn Minh Châu đã đến với nhân vật từ góc

độ tiếp cận nhân bản, và sau một chặng đường lao động nghệ thuật vất vả,

nghiêm túc, từ Bức tranh đến Phiên chợ Giát, ông đã thu được những thành

công nhất định” [31, tr.247]

Nhận xét về không gian nghệ thuật, Lê Văn Tùng trong bài “không gianBến quê và một sự nhận thức đau đớn sáng ngời của con người”, trích trong

cuốn Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục, Hà Nội,

2004, đã nhận định: “yếu tố thi pháp nổi nhất của truyện này là không giannghệ thuật Nguyễn Minh Châu tập trung khai thác nó như một hình thức củaquan niệm, của tư tưởng Các yếu tố khác của tác phẩm như thời gian nghệthuật, hệ thống nhân vật, chi tiết nghệ thuật, là các yếu tố cộng hưởng tạomột không gian độc đáo gắn liền với vận mệnh tinh thần văn hóa của nhân vậtchính: anh Nhĩ” [31, tr.194]

Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài “vấn đề tình huống trong truyện ngắn

Nguyễn Minh Châu”, trích trong cuốn Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2004, đã có sự so sánh giữa hai tác giả Nguyễn

Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp trong vấn đề tạo dựng tình huống: “khácvới Nguyễn Huy Thiệp thường tạo ra tính bất ngờ cho tình huống (ví dụ:

Sang sông), thì Nguyễn Minh Châu trái lại, cố gắng tạo tính chất tự nhiên cho

tình huống Vì thế truyện ngắn Nguyễn Minh Châu như một “mũi khoan”ngày càng xoáy sâu vào người đọc, càng về cuối càng tập trung Tình huốngtrong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mang “sức nổ” còn truyện ngắn củaNguyễn Minh Châu là “sức xoáy” [31, tr.314]

Trang 9

Qua khảo sát một số bài viết và ý kiến đánh giá của các tác giả nêu trên,chúng tôi thấy, các bài viết đã đánh giá đúng tài năng của Nguyễn Minh Châu

và nghệ thuật truyện ngắn của ông Nhưng tình hình trên cũng cho thấy, cácbài viết dường như chỉ tập trung vào một hoặc một vài phương diện nghệthuật nào đó của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu Cho đến nay, vẫn chưa cómột công trình nào đặt vấn đề thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn MinhChâu như một đối tượng nghiên cứu chỉnh thể, chuyên biệt Trước tình hình

đó, chúng tôi chọn đề tài này, với mong muốn có được một cái nhìn tương đối

toàn vẹn, chỉnh thể về thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

sau 1975 Trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu của những người

đi trước, chúng tôi sẽ cố gắng nhận diện những giá trị và đặc điểm chủ yếucủa thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 một cáchchỉnh thể, toàn vẹn

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Đặt truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong bối cảnh chung củatruyện ngắn Việt Nam sau 1975, để từ đó thấy được vai trò, vị trí và nhữngđóng góp của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 trong tiến trình đổimới văn học sau 1975

3.2 Khảo sát, phân tích đặc điểm thế giới nghệ thuật trong truyện ngắnNguyễn Minh Châu sau 1975 trên các phương diện: Nhân vật, Không gian,Thời gian nghệ thuật

3.3 Nhận diện, tìm hiểu những đặc điểm thi pháp của truyện ngắnNguyễn Minh Châu sau 1975 ở các phương diện: cốt truyện, tình huống vànghệ thuật trần thuật

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đúng như tên gọi, Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Thế giới nghệ

thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

Trang 10

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Do mục đích nghiên cứu quy định, đề tài tập trung khảo sát toàn bộ

truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 được in trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nxb Văn học, Hà Nội, 2006 Trong quá trình tìm

hiểu, chúng tôi có đối chiếu thêm một số truyện ngắn và tiểu thuyết trước

1975 của Nguyễn Minh Châu để từ đó thấy được quá trình vận động và đổimới tư duy nghệ thuật của ông

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài Thế giới nghệ thuật truyện ngắn

Nguyễn Minh Châu sau 1975, chúng tôi vận dụng một số phương pháp

nghiên cứu sau:

- Phương pháp tiếp cận, hệ thống

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển

khai trong 3 chương:

Chương1: Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong bối cảnh truyện ngắnViệt Nam sau 1975

Chương 2: Nhân vật, Không gian, Thời gian nghệ thuật truyện ngắnNguyễn Minh Châu sau 1975

Chương 3: Cốt truyện, tình huống và nghệ thuật trần thuật truyện ngắnNguyễn Minh Châu sau 1975

Trang 11

Chương 1 TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU TRONG BỐI CẢNH

TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam sau 1975

Ba mươi năm, cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam đã kếtthúc bằng một mốc sơn chói lọi: đại thắng mùa xuân năm 1975 Sự kiện lịch

sử trọng đại này đã mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộctiến lên chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, với một đất nước nhỏ bé để giành đượcthắng lợi qua hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Chúng ta đã phải dồn tất

cả cho cuộc kháng chiến Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những nămđầu hoà bình không phải dễ dàng gì Nhất là với một đất nước vừa bước rakhỏi chiến tranh với bao thương tích nặng nề Đó không những thiệt hại vềvật chất mà còn hao tổn lớn về sức người, khó có thể bù đắp được trong mộtthời gian ngắn Con đường chúng ta đi không phải là con đường bằng phẳng

mà chông gai, gập ghềnh, trải qua không ít những khó khăn, “vấp váp và trảgiá” (Nguyên Ngọc) Khi vết thương chiến tranh còn chưa lành, chúng ta lạiphải gồng mình bước vào cuộc kiến thiết thời hậu chiến với muôn vàn khókhăn và thử thách Nền kinh tế sau chiến tranh bị khủng hoảng trầm trọng.Các mặt phải, mặt trái, cái phi đạo đức, phi nhân cách hàng ngày vẫn len lỏitrong tất cả mọi ngõ ngách của đời sống Mâu thuẫn giai cấp, các tầng lớp xãhội ngày càng nổi rõ khó bề được giải quyết Tâm lý con người hoang mang

lo lắng khi đối diện với những biến động và khủng hoảng xã hội Đó là môitrường thích hợp cho những tiêu cực có thể xảy đến bất cứ lúc nào Đối vớiđất nước là “ngổn ngang bao vấn đề, xoá bỏ khoảng cách còn lại, từ tư tưởng,lối sống và chính kiến, khắc phục tàn dư lối sống cũ, hàn gắn vết thươngchiến tranh và bước vào xây dựng đời sống mới” Song “cái mảnh đất bao lớpngười liên tiếp đổ xương máu giành được độc lập, xưa nay đất dưới chânngười thắng giặc có bao giờ nở sẵn đầy hoa” (Nguyễn Minh Châu) Khó khănlớn của một đất nước vừa mới được giải phóng như là một lời thách thức,

Trang 12

“như một thứ chiến trường mới, lập tức mở ra trên vùng chiến trường cũ”, đòihỏi con người phải đầy đủ nghị lực và trí tuệ mới vượt qua được Đúng như

Nguyễn Minh Châu đã từng đề cập đến trong tiểu thuyết Miền cháy “Bước ra

khỏi cuộc chiến tranh cũng cần phải có đầy đủ nghị lực như bước vào một

cuộc chiến tranh” [35, tr.881]

Sau 1975 cũng là giai đoạn mà những dư âm của cái cao cả, của anhhùng ca và cái ta cộng đồng bắt đầu bộc lộ những bất ổn và đổi thay Nếutrước chiến tranh, mọi quan hệ của con người đều được đặt trong mối quan hệcao nhất đó là tình yêu tổ quốc, thì sau chiến tranh con người phải đối diệnvới những mối quan hệ xã hội phức tạp Nguyễn Minh Châu đã từng nói

“cuộc đời đa sự, con người đa đoan” Con người trong cuộc sống họ nhỏ bé,bon chen, ganh đua, chà đạp lẫn nhau, “sống ích kỷ và nhỏ nhen chỉ biếtquyền lợi cho riêng mình” Bên cạnh đó, mối quan hệ của con người đều bịcân, đong, đo, đếm bởi các nhu cầu về vật chất

Nếu trong chiến tranh con người luôn đối diện với bom đạn, luôn phải phấpphỏng trong mỏng manh của sự sống và cái chết, giữa anh dũng và hèn nhát, thìtrong thời bình, dù không còn cái ác liệt của chiến tranh nhưng hiện thực cuộcsống cũng không đơn giản một tý nào Vì vậy, con người trong xã hội luôn phải

cố tìm kiếm cho mình một điểm tựa vừa để khỏi tự đánh mất mình, nhưng mặtkhác con người cũng bị cuốn hút bởi những phức tạp và tiêu cực của đời thường.Hiện thực cuộc sống sau chiến tranh và diễn biến tâm lý phức tạp của con ngườiđòi hỏi các lĩnh vực xã hội phải có một cơ chế quản lý thích hợp Đối với vănhọc, người nghệ sỹ phải nhìn nhận lại mọi vấn đề đa dạng, phức tạp của cuộcsống Nghệ sỹ là con mắt, lỗ tai của xã hội, bằng thực tế của đời sống văn họcphải phản ánh đúng bản chất của hiện thực, phải nói thẳng, nói thật mới mongđáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người đọc Bởi hơn bao giờ hết “tầm quan trọngcủa thị hiếu người đọc là cái nôi cho tác phẩm thế này hoặc thế khác ra đời vàsống được” [35, tr.4]

Trang 13

1 2 Bức tranh truyện ngắn Việt Nam sau 1975

Trong điều kiện thuận lợi, đời sống xã hội bước sang “một thời kỳ khác”(Nguyễn Kiên), thời kỳ mà mỗi con người tìm lại được ý nghĩa đích thực chocuộc sống của mình Đó là sự tự do trong sinh hoạt, trong tất cả các mối quan

hệ xã hội Đối với văn nghệ sỹ, văn học thời kỳ này không còn phải chuyêntâm sáng tác vì mục đích phục vụ kháng chiến nữa mà họ được tự do trongsáng tạo, tự do trong việc lựa chọn đề tài chủ đề, trong cách viết, Càng về

sau tinh thần cởi trói cho đội ngũ sáng tác càng được thể hiện một cách triệt

để Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến bước pháttriển mới cho văn học sau 1975

Nếu trước 1975, để tái hiện lại khung cảnh hoành tráng với cuộc chiếnđấu anh dũng của nhân dân ta, các nhà văn thường tìm đến với những tiểuthuyết Bởi nó là một thể loại tự sự cỡ lớn, có khả năng ôm trùm nhiều sự

kiện, chi tiết Với những cuốn tiểu thuyết dài như Cửa sông (1966), Dấu chân người lính (1972), của Nguyễn Minh Châu có thể dễ dàng miêu tả không khí

hào hùng của dân tộc Còn truyện ngắn nó chỉ là một lát cắt của đời sống, khókhăn hơn cho việc dung nạp nhiều sự kiện nhiều chi tiết Nhưng cần phảikhẳng định rằng: truyện ngắn với ưu thế của thể loại, “nó tự hàm chứa nhữngcái thi vị, những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ gọn và truyền dẫn cựcnhanh thông tin mới mẻ Đây là thể loại văn học có nội khí, một lời mà thiên

cổ, một gợi mà trăm suy” [50, tr.84] Do đó, truyện ngắn là thể loại gặt háiđược nhiều thành công ở giai đoạn này Càng về sau truyện ngắn càng pháttriển mạnh hơn với sự xuất hiện nhiều cây bút trẻ, bên cạnh các cây búttrưởng thành trong kháng chiến như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên,Nguyễn Khải, Xuân Thiều

Chỉ trong vòng mười năm đầu sau chiến tranh (1975 – 1985), truyệnngắn đã có những bước đi mới Truyện ngắn sau 1975 đã có sự phát triểnmạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng với đội ngũ sáng tác ưa tìm tòi vàkhám phá Thời kỳ này ảnh hưởng anh hùng ca với những dư âm chiến thắngvẫn còn vang vọng trong các tác phẩm Nhưng nhìn chung truyện ngắn sau

Trang 14

1975 đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc khai thác tư tưởng, chủ đềmới và sự tìm tòi sáng tạo với phong cách thể hiện mới

Theo thống kê của Bùi Việt Thắng, “các cuộc thi do tuần báo Văn nghệ

tổ chức (1978 - 1979) và (1983 - 1984), do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức (1982 và 1983 - 1984), hai cuộc thi tuần báo Văn nghệ, ban tổ chức

chấm giải nhận được 2.901 truyện ngắn dự thi, in trên báo 203 truyện Quacuộc thi này một loạt các cây bút trẻ mới xuất hiện và sớm được khẳng địnhnhư: Nguyễn Mạnh Tuấn, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Minh Thư, Trần ThuỳMai, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân Thế hệ các nhà văn được coi là già như:Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Xuân Thiều, Nguyễn Khải, NguyễnKiên, Hồ Phương, đã có được sự đổi mới trong sáng tác Ngòi bút của họ cóphần linh hoạt và sắc sảo hơn trước” [71, tr.200]

Hiện tượng đáng chú ý nhất trong mười năm này là Nguyễn Minh Châu

với hai tập truyện ngắn xuất sắc Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) và Bến quê (1985) Báo Văn nghệ đã tổ chức một cuộc hội thảo luận

về truyện ngắn của ông Các ý kiến khen chê phong phú và trái chiều nhaunhưng thống nhất ở một điểm - khẳng định sự tìm tòi và đóng góp của nhàvăn để đổi mới văn học, để tạo ra chất lượng cao của truyện ngắn Giai đoạnnày có những tác giả viết khỏe trong vòng mười năm in năm tập truyện làDương Thu Hương, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Minh Khuê

Truyện ngắn ra đời đầu tiên sau 1975 là Hai người trở lại trung đoàn

(1976) của nhà văn Thái Bá Lợi Truyện ngắn này đã từ bỏ lối nhìn đơn giản

về con người, tác giả đã mạnh dạn trình bày tính cách phức tạp của con ngườiđương thời đã được thử thách qua chiến tranh đang chuẩn bị hành trang chomình bước vào cuộc sống đời thường Con người được phát hiện trên bìnhdiện đạo đức, được tìm hiểu trên tiến trình hình thành nhân cách mới

Sau 1975 là giai đoạn chuyển tiếp từ nền văn học cách mạng sang vănhọc thời kỳ hậu chiến Do vậy, ở thời kỳ này một số nhà văn vẫn theo đà quántính cũ, vẫn viết về đề tài chiến tranh và khuynh hướng sử thi vẫn nổi trộitrong những năm đầu sau chiến tranh Mặc dù vẫn có những bước tìm tòi phát

Trang 15

triển mới, song mạch cảm hứng trữ tình sử thi vẫn tiếp tục dòng chảy mạnh

mẽ cùng với xu hướng nhận thức lại chiến tranh và số phận con người Thời

kỳ này vẫn có sự phát triển của một loạt trường ca, là bản tổng kết của mộtthế hệ “dàn hàng ngang gánh đất nước trên vai”, là những bài ca “thô sơ”và

“hực sáng” gửi tới ngày mai Đó là các tác phẩm: Những người tới biển của Thanh Thảo, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh, Sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu, Mặt trời trong lòng đất của Trần Mạnh Hảo, Ở văn xuôi giai đoạn

này, các tác phẩm viết về chiến tranh được nhìn từ nhiều góc độ, có hướngtiếp cận cự ly và có cái nhìn toàn cục về chiến tranh Đó là các tác phẩm:

Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thuỵ) Tháng ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh) Nắng đồng bằng (Chu Lai)

Trong ý thức nghệ thuật của hầu hết các nhà văn kỳ này vẫn còn bị chiphối bởi âm hưởng anh hùng ca cách mạng Cả người viết và người đọc vẫnchưa kịp bắt nhịp với thực tiễn xã hội Vì thế, đây là khoảng thời gian màNguyên Ngọc gọi là “khoảng chân không trong văn học” Nhưng cũng chínhtrong những năm này đã diễn ra sự vận động chiều sâu của đời sống văn họcvới những trăn trở, vật vã tìm tòi quyết liệt ở một số nhà văn mẫn cảm với đờisống và có ý thức trách nhiệm trong lao động nghệ thuật Cũng từ đây, vớiyêu cầu mới của lịch sử, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn khôngcòn phù hợp, không đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của người tiếp nhận Do

đó, văn học cần phải có sự đổi mới, buộc nhà văn phải thay đổi cách nhìn,thay đổi cảm quan hiện thực cũng như tư duy nghệ thuật Nhà văn phải viếttheo những điều mắt thấy tai nghe, gắn liền với sự công bằng trong đối xử,quan hệ giữa người với người Quan niệm về con người giai đoạn này cũngkhác trước, được bổ sung toàn diện hơn, con người được nhìn nhiều chiềukhông những thấy được những mặt tốt đẹp, mà còn thấy được những nét tínhcách đời thường, trong sự đa dạng và phức tạp của nó Tất cả những điều đóđều được nhà văn truyền tải vào truyện ngắn

Nhìn chung trong mười năm đầu sau chiến tranh (1975 - 1985), truyệnngắn tập trung nghiên cứu về hiện trạng sau chiến tranh, tinh thần xã hội Đó

Trang 16

là các hiện trạng phức tạp, đan xen các mặt tích cực và tiêu cực, tính chấtphức tạp của đời sống xã hội, kết quả tất yếu của hậu quả tàn dư chiến tranh

để lại Thời kỳ này, “các nhà văn đã quan tâm đưa ngòi bút của mình tham giatrợ lực vào cuộc giao tranh giữa cái tốt và cái xấu trong mỗi một con người -một cuộc giao tranh không có gì ồn ào nhưng xảy ra từng ngày, từng giờ vàkhắp các lĩnh vực của đời sống” [35, tr.85]

Các truyện ngắn đã đề cập đến những vấn đề gai góc của cuộc sống Đềtài đời tư - thế sự là đề tài nổi bật trong truyện ngắn giai đoạn này, càng vềsau đề tài này càng được phát huy trong hầu hết các truyện ngắn Theo BùiViệt Thắng “giai đoạn này thậm chí, đã hình thành quan niệm văn học thế sự”[71, tr.202] Nhà văn có thể tự do sáng tạo, tự do bày tỏ những khúc mắc,những nổi niềm, truyền tải những quan niệm, tư tưởng, tình cảm của mìnhqua truyện ngắn, có thể là nỗi cô đơn, sự dằn vặt, phán xét, Các truyện ngắn

đã len lỏi vào tận các ngõ ngách của đời sống, đã nhìn sâu hơn vào các cảnhngộ và số phận đời tư con người, tiêu biểu như: Nguyễn Minh Châu viết

Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nguyễn Quang Thân viết Người không đi cùng chuyến tàu, Lê Hoàng viết Lời cuối trong kịch bản đã phản

ánh các sự kiện, hiện tượng của đời sống một cách trung thực nhất

Nếu trong chiến tranh, mọi tình cảm uỷ mị đều được các nhà văn nétránh, họ ít nói đến cái ác liệt dữ dội của bom đạn thì sau chiến tranh, tất cảmọi nỗi đau ấy đều được hiện lên trên trang viết của các nhà văn Các tác

phẩm: Bức tranh, Cơn giông, Cỏ lau (Nguyễn Minh Châu), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Nỗi buồn chiến tranh

(Bảo Ninh), không chỉ viết về cuộc chiến tranh đã đi qua mà còn phản ánhchân thực cuộc sống hôm nay - một cuộc sống thô ráp, xù xì, góc cạnh mà ítnhiều trong kháng chiến nó bị coi là ngoại trừ để nhường chỗ cho chất thi vị,lãng mạn Dưới ngòi bút của các nhà văn sau 1975, chất đời tư hiện lên mộtcách sinh động hơn, chân thực hơn Các truyện ngắn sau 1975 còn đi sâu vàokhám phá đời sống nội tâm con người với mục đích “tìm con người bên trongcon người” (Bakhtin) Nhà văn chú ý đào sâu vào nội tâm con người với mục

Trang 17

đích thấy được suy tư trăn trở dằn vặt của con người, khi đối diện với các mốiquan hệ phức tạp Truyện ngắn thời kỳ này nhìn con người dưới góc độ đadiện có sự phân tuyến giữa: tốt – xấu, thiện - ác, trắng - đen, cao cả - thấphèn

Sau 1986, truyện ngắn có bước đột phá là do không khí dân chủ, cởi mởtrong công cuộc đổi mới văn học Nhà văn không còn bị bó buộc bởi “cáihành lang hẹp” và “thấp” kia nữa mà ý thức của các nhà văn sau đổi mới đã tựkhuyên nhủ lẫn nhau “tự bạt cái thấp” đi để khỏi chạm trần, để được tự do đilại thoải mái trong “cái hành lang” kia Tinh thần tự do sáng tạo của nhà văn

đã được “cởi trói” Điều này đã được đề cập trong cuộc nói chuyện giữa tổng

bí thư Nguyễn Văn Linh và 100 văn nghệ sỹ là cuộc gặp gỡ đầu tiên thể hiện

tư duy mới của người lãnh đạo cao nhất của đảng với văn học nghệ thuật Vớivăn nghệ sỹ thì nghị quyết 05 của Bộ chính trị - BCH TW Đảng cộng sản Việt

Nam là nghị quyết đầu tiên về Đổi mới nâng cao trình độ quản lý văn học văn

hoá phát triển nâng lên một bước mới Sự kiến chính trị quan trọng đó đã tạođiều kiện, động lực thúc đẩy cho văn học sau 1975 đặc biệt là sau 1986 có sựđổi mới vượt bậc Chính vì lẽ đó trong các truyện ngắn thời kỳ này, đời sống

xã hội càng được phản ánh trong tác phẩm một cách chân thực hơn Cáctruyện ngắn về sau mật độ càng tăng lên nhiều với các tên tuổi mới càng làmphong phú thêm cho bức tranh truyện ngắn sau 1975 đa dạng hơn bao giờ hết.Phát triển trong điều kiện mới, đội ngũ sáng tác văn học thời kỳ nàyđược tự do thể hiện mình Nhiều tác phẩm truyện ngắn ra đời đã đáp ứngđược nhu cầu của xã hội Chính vì vậy vào thời điểm này truyện ngắn pháttriển với tốc độ nhanh “Đến đây thấy một quy luật rất thú vị về sự phát triểnthế loại văn hoá Truyện ngắn bổng nổi bật lên hàng đầu Những năm trướcđây truyện ngắn gần như lịm đi, bị đè bẹp bởi sức nặng của tiểu thuyết đã chiếmngồn ngộn Bây giờ len qua kẻ hở của vô số truyện ngắn ngổn ngang kia nó ngoilên và bùng nổ Tôi có cảm giác như đang đứng trước một vụ mùa truyện ngắn.Truyện ngắn đông và thật sự có một số truyện ngắn hay” [58, tr.44]

Trang 18

Theo con số thống kê của Phan Thị Hoà trong bài “viết như một phép

ứng xử”, Báo Văn nghệ, số 4 -1989, “chỉ có ba cuộc thi truyện ngắn của báo Văn nghệ hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ quân đội

tổ chức sơ bộ đã có gần tới 7000 truyện ngắn Nếu tính cả những truyện ngắn

đăng trên báo, tạp chí trong năm, con số này phải lên đến hàng vạn”

Truyện ngắn giai đoạn này đã mở rộng phạm vi đề tài, các nội dung phảnánh, cách viết và hình thức đa dạng nên nhanh chóng đáp ứng được nhu cầucủa độc giả Người đọc tìm đến với truyện ngắn nhiều hơn vì gần gũi hơn vớiđời sống hàng ngày, dung lượng lại ngắn câu chữ lại súc tích để đọc Vì vậy,truyện ngắn đã đi sâu vào đề tài thế sự, những thực trạng còn của xã hội,những tư tưởng phiến diện, bảo thủ, trì trệ của một số con người, kiểu làm ăn

cá thể trên môi trường tập thể Tiêu biểu như Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu) Các nhà văn đã lột tả hết mọi cung bậc của đời

sống truyện ngắn ở thời kỳ này không còn là “mũi khoan thăm dò nhỏ nhẹ”(Nguyên Ngọc) nữa mà đã mang một sức nặng mới của sự khái quát đời sống

xã hội Việt Nam sau 1986 Thời kỳ này vẫn là sự đóng góp của những cây búttrưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ và phát triển trong thời kỳ đổi mớinhư Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên, trong đó NguyễnMinh Châu là một trong những nhà văn sớm nhận ra nhu cầu bức thiết củalịch sử Ông là người cảm nhận ra sớm nhất, sâu xa nhất tận máu thịt tâmtưởng của mình cái yêu cầu bức bách sống còn của công cuộc trở dạ mà ngàynay chúng ta gọi là công cuộc đổi mới Lặng lẽ, âm thầm, khiêm nhường mà

cực kỳ dũng cảm, kiên định đi vào con đường chông gai và hiểm nguy đó.

Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu thời kỳ này đã đổi mới trên nhiềuphương diện từ đề tài, cảm hứng đến cách xây dựng nhân vật, không gian,thời gian nghệ thuật, cốt truyện, tình huống, nghệ thuật trần thuật Đổi mớicủa Nguyễn Minh Châu cũng là sự đổi mới chung của văn học lúc bấy giờ

Sự phát triển của truyện ngắn sau 1975 là một hiện tượng mang tính tấtyếu không chỉ bởi sự phát triển nội tại của bản thân thể loại mà còn do sự tácđộng của những đổi mới về mọi phương diện của môi trường sáng tạo mới

Về cơ bản, truyện ngắn sau 1975 đã kế thừa và tiếp thu những truyền thống

Trang 19

của văn học dân tộc Truyện ngắn giai đoạn này đã mở ra những bình diệnmới trong việc thể hiện, lý giải con người và đã kịp thời bổ sung những gì cònthiếu mà truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1975 chưa có Văn học sau 1975, thực

sự đã trở với quy luật vĩnh hằng của đời sống Thực sự là một nền văn học vìcon người và càng về sau, văn học càng hướng tới những giá trị cao nhất củavăn chương đó là giá trị chân - thiện - mỹ

1 3 Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

1.3.1 Vài nét về cuộc đời, con người

Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20/10/1930, tại làng Thơi, xã Quỳnh Hải,huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Làng Thơi chuyên làm nghề đánh cá khơi

và làm muối Đây là một vùng quê nghèo, đời sống văn hoá thấp Những cònngười vùng biển quê ông vốn là những con người “chất phác, cục mịch, lựclưỡng như mọc lên từ sỏi đá Rồi nhờ sóng gió bão táp mà luyện thành xươngsắt đa đồng Những con người như thuộc về một thế giới hoang sơ nào” [55,tr.178] Sau này Nguyễn Minh Châu đã từng viết về người dân dân quê ông

trong một số tác phẩm như: Cửa Sông, Mảnh đất tình yêu, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát Cho đến lúc sắp ra đi Nguyễn Minh Châu vẫn tâm niệm một

điều rằng “nếu tôi còn sống, tôi sẽ viết tiếp truyện Lão Khúng”

Cha của Nguyễn Minh Châu cũng có chút học hành Mẹ của ông quanhnăm làm công việc đồng áng Mặc dù không được đi học nhưng ở người phụ

nữ này lại rất giàu tình thương và lòng vị tha đối với các con Nguyễn MinhChâu là con út trong gia đình, từ nhỏ đã được học hành tử tế Còn các chị củaông quanh năm vất vả ở quê nhà mà sau này đã để lại trong lòng nhà văn mộtniềm kính trọng các chị vô hạn

Lúc còn nhỏ, Nguyễn Minh Châu vốn là người rụt rè, nhút nhát Cho đếnsau này, khi ông đã bước vào độ tuổi tóc đã lấm chấm điểm bạc thì cái bảntính đó vẫn không hề thay đổi trong ông “Gần 60 tuổi đến một nơi đông ngườitôi chỉ muốn lẩn vào một xó khuất chỉ có thế mới cảm thấy được sự yên ổn vàbình tâm như con dế chui tọt vào lỗ” [35, tr.142] Ông đã có lần tự bộc bạch vềmình bằng những lời chân thành nhất “tôi không có khả năng làm say mê hoặcchinh phục đám đông bằng lợi khẩu, tôi chỉ muốn nói đến cái tính dút dát vụng

Trang 20

về trong cách ăn nói của mình mà trời phú cho từ khi ra đời Nhưng thực tìnhtôi cũng không thích mình là một anh chàng có khiếu ăn nói Tôi không thậtquí cái năng khiếu ấy cho lắm Sống ở trên đời tôi chỉ thích những anh ăn nóilập bập và ấp úng” [35, tr.142 -143] Đây cũng là một trong những điều chiphối đến tính cách Nguyễn Minh Châu Ông không thích lối sống giả tạo cùngvới cách ăn nói hoa mỹ Ông luôn chủ trương sống thực, sống đúng với bảnchất của một con người

Năm 1944- 1945, ông học trường kỹ nghệ Huế Tháng 3/ 1945, sau khiNhật đảo chính Pháp, Nguyễn Minh Châu về quê học tiếp và tốt nghiệp thànhchung Năm 1948- 1949, học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng NghệTĩnh Tháng 1/1950, nhập ngũ cùng năm vào đảng cộng sản Việt Nam Năm

1951, Học viên trường sỹ quan lục quân Trần Quốc Tuấn, trung đội trưởngthuộc sư đoàn 320 Năm 1952- 1956, công tác tại ban tác chiến ban tham mưutiểu đoàn 722 và tiểu đoàn 706, chi ủy viên tiểu đoàn 706 và 722 Năm 1956-

1958, chính trị viên phó đại đội, trợ lý văn hóa thanh niên trung đoàn 64 Năm

1958, được phong trung úy sau đó đi học bổ túc quân sự khóa 2, viết tài liệutổng kết chiến đấu ở quân khu Tả Ngạn Năm 1959, dự hội nghị ban viết toànquân Năm 1960, công tác tại phòng văn nghệ tổng cục chính trị quân độinhân dân Việt Nam Năm 1962, đi học trường văn hóa quân đội Lạng Sơn,

sau chuyển công tác về tạp chí Văn nghệ quân đội và phục vụ tại đây với tư

cách là nhà văn quân đội cho đến lúc mất Ông mất vào ngày 23/1/1989 tạiBệnh viện quân y 108, Hà Nội

1.3.2 Quan niệm về nghề văn, viết văn

Suy nghĩ của Nguyễn Minh Châu về con người là vậy, nhưng đối vớivăn chương nghệ thuật thì sao? quá trình đến với lao động nghệ thuật,Nguyễn Minh Châu luôn đặt ra cho mình sự nghiêm túc trong nghề Ông đãsớm khẳng định: “không có một thứ nghề nào mà kết quả công việc lại cắtnghĩa rõ giá trị chân thực của người làm ra nó như nghề viết văn” [35, tr.9].Nghề văn theo ông là một thứ nghề cao quí mà qua các tác phẩm, nhà văn cóthể chuyển tải những quan niệm, tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình trướchiện thực cuộc sống Người đọc có thể tìm thấy trên trang sách nhà văn một

Trang 21

sự rung động sâu sắc, một sự quan tâm thực sự đối với cuộc đời thật của họ,một niềm tin yêu, một tiếng nói chung Chính vì lẽ đó, Nguyễn Minh Châu đãđặt ra vấn đề nghiêm túc của văn học và sứ mạng đích thực của người nghệ sỹ

“Viết văn là phải đào sâu tận cùng cái đáy của cuộc đời để săn tìm các quyluật”

Từ lúc mới bắt đầu cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã ý thức được rằng,mối quan hệ giữa nhà văn với người đọc, nhà văn với cuộc sống, nhà văn vớikhát vọng riêng tư của con người như một sợi dây vô hình mà nhà văn phảidựa vào thì mới mong đưa ngòi bút của mình đi đúng hướng và tìm thấy đượcchỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho lao động nghệ thuật Theo ông, “trongđời sống văn học, có những nhà văn tài năng và đóng góp vào một cách viết,một sự cách tân về thể loại, ngôn ngữ,… có người chỉ cho người đọc thưởngthức một vẻ đẹp độc đáo, nhỏ nhặt đáng quí Nhưng xét cho cùng, “cái phầnchủ yếu của một người viết văn vẫn là tiếng nói của anh ta trước những vấn

đề mà đông đảo mọi người quan tâm tới” [35, tr.11] Mỗi nhà văn có thể mangđến và góp vào văn học dân tộc một phương diện nào đó sở trường nhất.Nhưng điều cơ bản cuối cùng là tác phẩm văn học đó có thực sự phản ánh đúngcuộc sống hay không? đó là điều quan trọng nhất

Trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, Nguyễn Minh Châu đến với vănhọc khi cả nước đang dồn sức cho cuộc kháng chiến chống Mỹ Văn học thời

kỳ này chịu sức ép lớn của quy luật lịch sử nghiệt ngã, khi mà cả dân tộc đangdồn vào một con đường, “ấy là con đường ra trận, con đường cứu nước” Vìvậy, chưa bao giờ bằng lúc này, thái độ của nhà văn trước vận mệnh chung lạiđược đặt ra cấp bách và nghiêm khắc đến thế Khi “mỗi nhà văn, mỗi ngườiđọc trong xã hội chúng ta đều có một mối quan tâm thường trực về vận mệnhdân tộc mình, về số phận khát vọng của nhân dân trong những năm đầy sónggió Đòi hỏi nguồn cảm hứng sáng tạo và nhân cách của người cầm bút cũngbắt nguồn từ đó” [19, tr.85] Vì vậy, đòi hỏi thái độ nhiệt thành của ngườicầm bút, thái độ ấy phải được biểu lộ trên trang viết và trong các hoạt độngkhác Trước những diễn biến và yêu cầu bức thiết của lịch sử “lẽ nào nhà văn

Trang 22

lại có thể làm ngơ được, lẽ nào có thể viết những câu văn trái với điều mànhiều người chung quanh hiện phải lo nghĩ để chiến thắng giặc” [35, tr.12].Nguyễn Minh Châu luôn ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh cao cả của

người nghệ sỹ Từ những năm 1970, trong trang sổ tay viết văn ông đã khẳng

định: “không thể lấy việc khoác ba lô đi thực tế làm mục đích cuối cùng vàcảnh tỉnh một số anh chị em viết văn trẻ đứng dẫm chân hơi lâu ở bước điđầu Nhất là khi tái tạo hiện thực ngoài đời thành “một hòn non bộ” xinh xẻo.Văn học bao giờ cũng phải trả lời câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũngphải đối thoại với người đương thời về những câu hỏi cấp bách của đời sống.Tình thế đất nước lúc này bắt buộc nhà văn phải là người chiến sỹ trên mặttrận của đảng, mà cái trách nhiệm thiêng liêng đó của người nghệ sỹ là phảisáng tác ra những tác phẩm văn học, là nguồn cổ vũ động viên tinh thần rấtlớn cho nhân dân” Những tác phẩm ra đời trước hết với ý thức nóng bỏngđược ”góp phần cùng toàn dân tham gia đánh giặc” của ông, đã đáp ứng nhucầu cấp bách đó của cả dân tộc về một khát vọng tự do hòa bình

Là một nhà văn tâm huyết với nghề, Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ranhững khó khăn, bất cập của nền văn học kháng chiến “Hiện thực chiến tranhtheo ông như một cánh rừng già chưa khai phá với biết bao nhiêu vấn đề cònnương náu trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, những vấn đề con ngườichúng ta Vậy mà đội ngũ sáng tác lúc này nhận thức vẫn còn bồng bột, chưathật sự quan tâm, trau dồi nghề văn của mình Khi những tác phẩm văn học rađời chưa phải là mối quan tâm thường trực tha thiết đối với họ và cũng chưaphải là điều chiêm nghiệm có tính chất triết học của cả một đời văn Tácphẩm vẫn còn thiếu đi phần ký thác của người viết, vốn là tư tưởng, là linhhồn của tác phẩm nên cái phần hiện thực của tác phẩm nhẹ bỗng đi”[16, tr 24– 25] Đó là những điều mà ông từng băn khoăn, trăn trở trong nghề nghiệp.Nguyễn Minh Châu đã từng mơ ước rằng: “trước cái hiện thực bề bộn củacuộc sống, nhà văn hãy cố gắng ôm cho hết vòng tay của mình đi Nếu không

ôm nổi một trái núi thì hãy ôm lấy một cành cây trên sườn núi ấy, nếu chưa kháiquát được những vấn đề rộng lớn của cuộc kháng chiến thì hãy ghi lấy một dángdấp, một khung cảnh, một nét rung động của ngòi bút” [35, tr.18]

Trang 23

Trên nền của hiện thực ấy, nhà văn đã suy nghĩ rất nghiêm túc về laođộng nghệ thuật Nghệ sỹ là người luôn sáng tạo ra cái đẹp cho đời Đã là mộtngười nghệ sỹ chân chính phải có tâm, có trách nhiệm với đời Tác phẩm rađời phải là sản phẩm tinh thần của một quá trình dài trăn trở, phải là nguồnđộng viên lớn về tinh thần và phải nằm trong mạch chung của văn học khángchiến Nhà văn phải thực sự tâm huyết với nghề, để những tác phẩm viết ra

“đừng nhạt nhẽo” và “người đọc có thể bắt gặp những dáng dấp của họ trên

trang sách” Chỉ có như vậy nhà văn mới có thái độ tỏ rõ sự trân trọng đối vớinghề văn của mình Chính vì sự đòi hỏi rất cao của bản thân, Nguyễn MinhChâu không bao giờ tự bằng lòng với những gì mình có, ông luôn day dứt,trăn trở, nghiền ngẫm là nguyên nhân tạo nên những “cơn cớ thất thường”trong cuộc đời cầm bút Nguyễn Minh Châu đã đặt ra một loạt vấn đề ở cấp

độ lý luận xoay quanh việc viết văn Đó là mối quan hệ giữa văn học với hiệnthực, giữa văn học với cách mạng, giữa tác giả- tác phẩm và công chúng, giữangười viết và người phê bình, giữa hình thức và nội dung, giữa tự do sáng tác vàvấn đề phục vụ chính trị, và cao hơn nữa là giữa dân tộc với nhân loại VớiNguyễn Minh Châu trong sáng tác, tính chân thật là điều kiện tiên quyết

Tất cả những điều đó khiến những tác phẩm ra đời trước 1975 củaNguyễn Minh Châu mang đậm âm hưởng anh hùng ca và chất giọng sử thihào sảng Nhưng đằng sau nó cũng thể hiện một nỗi niềm suy tư trăn trở củaông về hiện thực cuộc sống phức tạp mà hiện nay văn học vẫn còn trong trạngthái “minh họa”, không thể chuyển tải hết được.Với văn học, đích đến cuốicùng là con người Vì thế, trong khoảng nửa đời văn, Nguyễn Minh Châuluôn đi tìm “vẻ đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người” Ở họ vừa có cái phi thườngtrong chiến tranh, lại vừa có cái bình thường trong cuộc sống Từ đó, ông đã

đi đến việc cắt nghĩa lý giải về những con người này Đằng sau sự gan dạ,dũng cảm với sức mạnh phi thường của họ còn ẩn dấu bề sâu vẻ đẹp tâm hồn,của đam mê khát vọng và niềm tin yêu vào cuộc sống “Mỗi con người trongchiến tranh đều chưa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ kỳ diệu đến nỗi cảmột đời người cũng chưa đủ để nhận thức, khám phá tất cả những cái đó”.Chỉ với những cái nhìn đặc sắc và xác thực về con người, nhà văn mới mong

Trang 24

có được những dự báo, những kiến giải có ý nghĩa về đời sống, về xã hội, từhướng ngoại đến hướng nội, từ sự kiện đến vấn đề con người, từ số phận cộngđồng đến số phận cá nhân Đó cũng là những đặc điểm cơ bản của văn họcsau 1975

Nếu “sinh thời Nam Cao là nhà văn luôn trăn trở giữa “sống và viết” thìtrong suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nguyễn Minh Châu cũng luôn ý thứcđược trách nhiệm của mình trước nghề nghiệp Ông và Nam Cao gặp gỡ nhau

ở điểm: chất văn trong văn và chất nghệ sỹ ở con người, ở niềm khắc khoảilớn về nhân sinh, cõi đời” [44, tr.9] Trong những năm bảy mươi - thời điểm

mà ngòi bút Nguyễn Minh Châu đang được mùa về sáng tác, thì cũng chínhthời gian này, ông bắt đầu xuất hiện một nỗi băn khoăn trăn trở về một điều gì

đó có vẻ như là “bất ổn, bất bình thường” trong đời sống văn học Đọc nhữngtrang văn xuôi thời kỳ này, ông có cảm giác rằng “hình như cuộc chiến đấuanh hùng sôi nổi hôm nay đang được thơ ca tráng lên một lớp men trữ tìnhhơi dày cho nên ngắm nghía nó mới thấy mỏng manh” Và ông cho rằng: “đóchưa phải là mối quan tâm thường trực của người viết, chưa phải là tâm huyếtcũng chưa phải là điều chiêm nghiệm có tính chất triết học của cả một đời viếtvăn….Tính chất anh hùng, tính chất lý tưởng có phần nào tách rời hiện thựckhông toát lên từ quá trình sinh thành khiến cho cuộc sống kháng chiến vĩ đại,anh hùng của chúng ta khiến thế giới phải khâm phục trở nên bé bỏng và tầmthường đi” [35, tr.17] Ông đã sớm nhận ra giá trị đích thực của văn chươngchỉ quen ca tụng một chiều mà ông cho là chỉ quen với việc “cài hoa, kết lá”cho những khuôn khổ đã có sẵn Điều đó trái với Nguyễn Minh Châu vì trongcuộc đời cầm bút ông lại không quen với việc sẵn sàng thích nghi với mọi thứ

lý luận và luật lệ cầm bút một cách suôn sẻ và bình thản Vì thế, NguyễnMinh Châu đã sớm chủ trương đưa văn học trở về với quy luật bình thường,coi tính chân thật là điều kiện tiên quyết của chủ thể sáng tác Ông đã dũngcảm bày tỏ quan điểm của mình về tính chân thực trong văn chương, với ýthức chống lại thói quen “Mỹ lệ hóa”, hiện thực đời sống bao gồm cả hiệnthực chiến tranh và những số phận cuộc đời con người ẩn đằng sau cuộc chiếntranh đó Nguyễn Minh Châu đã nhận ra cái tôi dễ giãi về cách nhìn và sự phô

Trang 25

bày đời sống một cách đơn giản, về “nghệ thuật trình diễn đời sống chưa đượckhúc xạ qua lăng kính nghệ thuật” Vì thế, khi xem văn học là quy luật củađời sống con người, ông đã đi sâu vào con người để tìm kiếm cho mình conđường đi tới cái đích xa xôi của nghệ thuật.

Nguyễn Minh Châu sống, viết và suy nghĩ về cuộc đời, về nghề văn vàvăn học luôn với một thái độ nghiêm túc với một tinh thần hết mình Người takhông thấy ở ông một hình ảnh bệ vệ oai phong với giọng nói hào sảng, hùng hồn

mà luôn là một con người trầm tính, ăn nói nhỏ nhẹ và ít lời Nhưng bên trong conngười đó bao giờ cũng đau đáu một nỗi niềm “viết sao cho chạm được vào tận đáysâu sự thật về quê hương đất nước mình” Ý thức lao động nghệ thuật này nókhông những chi phối ở một số sáng tác trước 1975 của Nguyễn Minh Châu mà

nó còn được biểu hiện rõ trong toàn bộ sáng tác sau 1975 của ông

Qua một số ý kiến của Nguyễn Minh Châu về nghề văn, viết văn, từ đócho thấy nổi lên một số đặc điểm cơ bản trong tư tưởng nghệ thuật, bộc lộtrực tiếp tư tưởng nghệ thuật của ông Trong quá trình tìm kiếm cho mình cáiđích xa xôi của nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện cái riêng của mìnhtrong quan điểm viết văn, trong cách nhìn, cách thể hiện những kiến giải độcđáo của ông trước các vấn đề của cuộc sống “Con đường của nhà văn khámphá sáng tạo là con đường của người nghệ sỹ chân chính, nói chung thườnggập ghềnh và có khi gặp nguy hiểm thường ít người đi Vì thế, cũng vắng vẻ,

và cái đích đến cũng xa xôi” (Văn học cách mạng) Song, với sự quyết tâm và

lòng dũng cảm, ông đã tìm cho mình con đường lao động nghệ thuật chânchính Một con dường nghệ thuật đích thực mà cuộc sống con người trước vàsau chiến tranh hằng mong đợi Nguyễn Minh Châu xứng đáng là cây bút “điđược xa nhất” trong cao trào đổi mới văn học những năm tám mươi Sự đổimới của nhà văn không chỉ là kết quả một sớm một chiều mà cả một quá trìnhdài trăn trở, và thể nghiệm hướng đi mới, không ngừng lật sâu tận đáy xã hộimong tìm thấy được những “vỉa quặng quí” còn sót lại Sự đổi mới đó đãđược âm thầm chuẩn bị, nung nấu từ lâu và bứt phá một cách quyết liệt nhưmột người chạy nước rút Do vậy mà trong số các nhà văn thực sự có tâmhuyết cho bước đầu đổi mới như: Nguyên Ngọc, Nguyễn Trọng Oánh,

Trang 26

Nguyễn khải, Lê Lựu, Chu Lai, Ma Văn Kháng… Và cả những cây bút mớixuất hiện như: Trần Huy Quang, Dương Hướng, Bảo Ninh, Nguyễn KhắcTrường, Tạ Duy Anh, Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm ThịHoài… Nguyễn Minh Châu không phải là người đầu tiên đổi mới nhưng lạigặt hái được nhiều thành công nhất và xứng đáng là nhà văn đi tiên phong chocông cuộc đổi mới Đổi mới ở Nguyên Minh Châu không phải bằng lý thuyết ồn

ào, mà luôn chứng minh bằng các tác phẩm có giá trị cho một giai đoạn văn học.Đúng như nhà văn Nguyễn Khải đã nhận xét: “mãi mãi nền văn học kháng chiếncách mạng ghi nhớ cống hiến to lớn của anh Châu Anh là người kế tục xuất sắcbậc thầy nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường cho những cây búttrẻ đầy tài năng sau này Anh Châu bất tử, là một người nghệ sĩ lớn của đất nước,một đời sáng tác trọn vẹn không chút tỳ vết”

Trên cái hành trình đi tìm văn chương đích thực như còn vang vọng mãilời nhắn nhủ của nhà văn cho thế hệ hôm nay và mai sau: “hãy làm tất cả, hãylao động nghệ thuật nghiêm túc để có được một nền văn học đích thực vì con

người, đều có thể được sống yên ổn trên Mảnh đất tình yêu”

1.3.3 Đóng góp của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn mà số phận cuộc đờigắn liền với sự phát triển của văn xuôi những năm chống Mỹ cho đến nhữngnăm đầu đổi mới Bước chân vào làng văn khá muộn màng trong khi những

đồng nghiệp cùng thời đã có những hành trang đáng kể: Hồ Phương với Thư nhà, Cỏ non, Xuân Thiều với Đôi vai, Nguyên Ngọc với Đất nước đứng lên, Nguyễn Khải với Xung đột, Mùa lạc…là những thử thách lớn đối với Nguyễn

Minh Châu Cũng như các nhà văn khác, Nguyễn Minh Châu quan niệm:

“văn học là vũ khí góp phần vào cuộc tái thiết và bảo vệ tổ quốc” Ông đã cầnmẫn đi xuống thao trường nơi những người lính ngày đêm tập luyện chuẩn bịchiến đấu Từ thực tế của cuộc sống đó đã giúp ông có tư liệu viết bài, lần đầu tiên

được đăng trên báo, Tạp chí Văn nghệ quân đội Bắt đầu bằng truyện ngắn đầu tay Sau một buổi tập ( 10/1960), tiếp đến là Đôi đũa trúc, Gốc sắn, Đất quê ta,…

lần lượt đã ra đời ghi nhận bước đầu sáng tác văn học của một nhà văn chiến sỹ

Trang 27

Trong những năm bom đạn chiến tranh ác liệt, Nguyễn Minh Châu đãhăng hái đi xuống các đơn vị chiến đấu, nơi những người lính hải quân khaihỏa mở đầu cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến chống Mỹ Ông đã viết bài

gửi về tòa soạn những trang ghi chép còn nóng hổi hơi thở cuộc sống Hãy trở thành những chiến sỹ dũng cảm, Kỷ niệm hạm tàu, Trong ánh đèn gầm Tuy

những trang viết khởi đầu chưa có gì gây được ấn tượng, nhưng nó đã khẳngđịnh được ý thức cầm bút đồng thời là vũ khí chiến đấu của một nhà văn nontrẻ mới vào nghề đã sớm ý thức được sứ mệnh cao cả của người nghệ sỹ.Theo dòng thời gian, cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân ngày mộtcam go và khốc liệt hơn Đối với Nguyễn Minh Châu, những tác phẩm củaông về sau càng được phát triển và nâng cấp hơn cả về số lượng lẫn chấtlượng Các tác phẩm sau này của ông nhuần nhuyễn đến độ có thể định dạngmột khuôn mặt mới trên văn đàn mà mỗi khi nhắc đến văn xuôi chống Mỹ

người ta không thể không nhắc đến Nguyễn Minh Châu với Cửa sông (1966),

viết về cuộc sống của một ngôi làng nhỏ ven sông trong những năm chiến

tranh phá hoại tàn bạo của đế quốc Mỹ Và không thể không nhắc đến Dấu chân người lính (1972), với không khí ào ào ra trận “xẻ dọc trường sơn đi cứu

nước” của cả dân tộc

Song song với sự ra đời của tiểu thuyết, truyện ngắn thời kỳ này cũng

chiếm được vị trí đáng trân trọng Những vùng trời khác nhau, Mảnh trăng cuối rừng, Bên đường chiến tranh, Lá thư vui, Một nhành mai, Nguồn suối,…

ở những truyện này, Nguyễn Minh Châu khẳng định vẻ đẹp của những conngười đã làm nên chiến thắng Đó là vẻ đẹp của sự mưu trí, dũng cảm, vẻ đẹpcủa đức hy sinh quên mình vì đồng đội, vì đất nước Các truyện ngắn ra đờicũng là sự minh chứng cho ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã tham gia đắc lựcvào cuộc “kháng chiến vệ quốc vĩ đại” Cảm hứng chung trong các truyện là cảmhứng tự sự lãng mạn, cảm hứng này đã phát triển thành chủ nghĩa anh hùng.Giọng điệu chung trong các truyện ngắn trước 1975 là giọng điệu trang trọng ngợi

ca xuất phát từ nhận thức và mục đích là sáng tác để phục vụ chính trị

Nhìn chung, dù các sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước 1975 đã đạtđược những thành tựu nhất định nhưng các sáng tác ấy về cơ bản vẫn hòa

Trang 28

chung vào nền văn xuôi sử thi Vì thế, đóng góp về truyện ngắn của NguyễnMinh Châu cũng chưa nhiều, chưa gây được ảnh hưởng lớn đối với văn học.Đúng như Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá trong bài viết: “Hướng đi vàtriển vọng của Nguyễn Minh Châu” đã nhận xét:’’chưa có một thành tựu nàotài hoa xuất sắc”

Giai đoạn sau 1975 là giai đoạn chuyển biến lớn đối với các sáng tác củaNguyễn Minh Châu Ông không những thành công ở lĩnh vực tiểu thuyết màcòn để lại dấu ấn riêng về truyện ngắn của mình Truyện ngắn Nguyễn MinhChâu sau 1975 đã chiếm được vị trí đáng trân trọng trong nền văn học ViệtNam đương đại Đặc biệt là đến những năm 80 đã phát triển đến đỉnh cao củanghệ thuật Khảo sát toàn bộ truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975,chúng tôi thấy nổi bật những vấn đề chính như sau

1.3.3.1 Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 được viết với cảm hứng nhân sinh mới

“Cảm hứng là một trong những trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm,xuyên suốt trong tác phẩm nghệ thuật Cảm hứng gắn liền với một tư tưởngxác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc người tiếpnhận tác phẩm” [28, tr.44-45] Biêlinxki coi cảm hứng là điều kiện không thểthiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực, bởi nó “biến sự chiếm lĩnhthuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu dối với tư tưởng, một tình yêumạnh mẽ với khát vọng nhiệt thành”

Lý luận văn học xem cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nộidung nghệ thuật, của thái độ, tư tưởng, cảm xúc người nghệ sỹ đối với thếgiới được mô tả Cảm hứng đem đến cho tác phẩm một cảm xúc tinh thầnnhất định, thống nhất tất cả các yếu tố, cấp độ, nội dung tác phẩm Đây là cáimức căng thẳng của cảm xúc mà nhờ đó nghệ sỹ khẳng định các nguyên tắccủa thế giới quan của mình trong tác phẩm

Trong sáng tác văn học không thể không có cảm hứng Viết văn là cả tấmlòng, là tâm huyết, là gan ruột, và nó thực sự chỉ được bộc lộ những gì đã viênmãn, tràn đầy trong lòng Nó không thật sự ra đời một tác phẩm khi chủ thể sángtạo ra nó với một tâm hồn bằng phẳng, vô vị và miễn cưỡng được

Trang 29

Trong văn học hiện thực phê phán 1930- 1945, các nhà văn hiện thựcphê phán đã có một quan điểm tư tưởng tiến bộ Với họ sáng tạo nghệ thuật làmột công việc có ý nghĩa nhân sinh mới mẻ Họ muốn bằng tác phẩm củamình có thể cảm thông, bênh vực những kiếp người bất hạnh Họ lên án tínhchất vô nhân đạo của xã hội cũ Họ có thái độ không bằng lòng với hiện thực

và cảm hứng chủ đạo trong văn học hiện thực 1930- 1945 là cảm hứng phêphán Các nhà văn hiện thực phê phán họ mong muốn có một xã hội nhân đạohơn đối với con người, song hình mẫu xã hội đó như thế nào và làm thế nào

để giải phóng được giai cấp thì họ chưa hiểu hết Hầu hết trong các tác phẩmcủa họ, nhân vật rơi vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc, luẩn quẩn, tuyệt vọngkhông lối thoát Nguyên nhân sâu xa là do các nhà văn hiện thực phê phán bịhạn chế bởi thế giới quan

Đối với các nhà văn cách mạng, do tiếp thu tư tưởng triết học Lênin về mặt thế giới quan, họ có tư tưởng tiến bộ hơn so với các nhà vănhiện thực phê phán Họ có cái nhìn thế giới trong sự vận động biến đổi vàphát triển Họ có lý tưởng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa trong đó con người

Mác-có cuộc sống tự do bình đẳng, cá nhân hiểu được con đường giải phóng ápbức “ở đâu có áp bức là ở đó có đấu tranh” Vì vậy, các tác phẩm của các nhàvăn cách mạng luôn thể hiện cảm hứng anh hùng, tác phẩm của họ khôngnhững nhìn thấy con đường đó mà còn tin tưởng ủng hộ vào cuộc đấu tranh.Đây cũng là cơ sở của cảm hứng lãng mạn của dòng văn học cách mạng ViệtNam ra đời Đặc biệt là giai đoạn 1965- 1975, khi đất nước bước vào nhữngnăm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cũng là những năm chiếntrang ác liệt và anh dũng nhất Các nhà văn vừa là người lính trực tiếp cầmsúng chiến đấu, vừa dùng ngòi bút của mình làm vũ khí gián tiếp chiến đấu.Thời kỳ này biểu hiện tập trung của cảm hứng anh hùng cách mạng, đó làhình ảnh những anh bộ đội nói riêng và những người cầm vũ khí nói chung

Họ sống chiến đấu theo lý tưởng xã hội cao cả là giải phóng cho Miền Nam.Cuộc đời người lính bừng sáng khi đối mặt với kẻ thù Họ “đàng hoàng nổsúng” tiến công trên trận địa, và huy hoàng nhất là giờ phút hy sinh tất cả đềuđược biểu hiện đầy đủ, rõ ràng, chân thực nhất và cũng không kém phần lãng

Trang 30

mạn tạo nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng Khuynh hướng sử thi và cảmhứng lãng mạn đó cũng chính là cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác trước

1975 của Nguyễn Minh Châu

Trước 1975, những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu viết về người lính,thường mang vẻ đẹp lãng mạn, chất thơ bay bổng Truyền thống yêu nước đãtrở thành những nét tính cách của người dân Việt Nam, khiến cho con người

tự giác làm tất cả công việc, cống hiến tất cả, thậm chí hy sinh tính mạngmình vì đất nước Thời kỳ này nhân vật chủ yếu trong các tác phẩm của ông

là những người chiến sỹ trẻ như Lãm (Mảnh trăng cuối rừng), Thụy (Bên đường chiến tranh), Sơn và Lê ( Những vùng trời khác nhau) và những cô gái mang trong mình vẻ đẹp hình thể lẫn nội tâm như Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng), Hạnh (Bên đường chiến tranh)… Tất cả đều được Nguyễn Minh Châu

miêu tả để phát hiện ra vẻ đẹp nội tâm con người Sự lãng mạn không nhữngthể hiện ở nội dung tác phẩm mà còn được biểu hiện ở nhan đề tác phẩm

Mảnh trăng cuối rừng sự vật là “trăng” nhưng là “mảnh trăng” chứ không

phải là vầng trăng như người ta vẫn thường gọi, và “mảnh trăng” ấy lại đượcđặt ở “cuối rừng” tạo nên sự khuất lấp và liên tưởng mơ hồ lãng mạn đậmchất thi vị trữ tình Sự lãng mạn đó còn thể hiện ở trăng đồng nghĩa với nhânvật Nguyệt, “Nguyệt là trăng, trăng là Nguyệt” Mối tình của Nguyệt và Lãmcũng là mối tình lãng mạn chỉ biết nhau qua lời kể của chị Tính và tình cờ đi

chung xe nhưng vẫn không nhận ra nhau Hay ở tác phẩm Nguồn suối, tác giả ngợi ca những người anh hùng như huyện đội trưởng Ngạn Những vùng trời khác nhau ca ngợi Sơn và Lê là những con người sẵn sàng hy sinh vì đất nước

mình Cảm hứng bao trùm của các sáng tác giai đoạn này là cảm hứng cáchmạng, cách mạng là sự gặp gỡ của tình đồng chí, đồng đội và người lính Dùchiến tranh có gây biết bao đau thương tang tóc nhưng tinh thần lạc quan tintưởng vào cách mạng, có cách mạng là có tất cả, cách mạng đổi đời cho nhân dân.Đối lập với cảm hứng lãng mạn trước 1975, là cảm hứng “về nỗi lo âu

sao mà lớn lao khắc khoải” (chữ dùng của Nguyễn Minh Châu trong Mùa trái cóc ở Miền Nam) là cảm hứng thường trực trong hầu hết các truyện ngắn sau

1975 của Nguyễn Minh Châu Các truyện sau 1975 đều được trình bày lý giải

Trang 31

hiện thực mới, hiện thực của đất nước sau những năm chiến tranh, khi lốisống đạo đức có nguy cơ bị chủ nghĩa cá nhân thâm nhập, Nguyễn MinhChâu lại là nhà văn sử dụng cây bút của mình như một thứ vũ khí sắc bén.Bằng cảm quan của một người nghệ sỹ chân chính, ông đã sớm nhận ra cái éo

le bất cập của đời sống sau chiến tranh, “Những biểu hiện của lối sống đạođức, thậm chí cả quan niệm sống của những người xung quanh ta nhất là nhữngthanh niên khiến chúng ta không thể không quan tâm và lo lắng… Tôi nghiệmthấy mỗi khi đất nước từ trong chiến tranh sang hòa bình chúng ta lại đặt ra vấn đềchống chủ nghĩa cá nhân, nhưng so với lần hòa bình năm 1945, thì cái lần hòabình sau năm 1975 này diện mạo của chủ nghĩa cá nhân to lớn hơn” [35, tr.87]

Từ cái nhìn nhạy cảm đó, Nguyễn Minh Châu đã “quyết định xông vàocái mặt trận đạo đức” Tất cả truyện ngắn của ông thời kỳ này đều dựa trênnhững cái nhìn đầy lạc quan với sự tinh tế của một nhà văn vốn nhạy cảmtrước cuộc sống ông đã thấy rằng: “con người thời kỳ này người tốt vẫnchiếm đa số Nhưng họ luôn có một cuộc đấu tranh giữa bản thân cái thiện vàcái ác, giữa lý trí và dục vọng, giữa cái riêng và cái chung bên trong conngười Người ta vẫn tốt nhưng cái tính hồn nhiên trong con người tốt dường

như ít hơn xưa” [35, tr.88- 89] Vì vậy, khi nhận ra được điều này có thể nói

đây là địa bàn hoạt động cho hàng loạt truyện ngắn sau 1975 của NguyễnMinh Châu viết về đời tư thế sự về đạo đức và tất cả mọi mối quan hệ phứctạp trong thời ký hậu chiến Với các truyện ngắn sau 1975, thành công chủyếu của Nguyễn Minh Châu là đem đến cho người đọc một cái nhìn mới vềhiện thực đất nước sau chiến tranh Nhìn cuộc sống hàng ngày tưởng như bìnhyên nhưng thực chất đằng sau cái bình yên ấy là tất cả các mối quan hệ xã hộiphức tạp, Nguyễn Minh Châu đi tìm tất cả các mối quan hệ phức tạp đó củacuộc sống theo cách riêng của ông Mỗi truyện ngắn ông nêu ra là một trườnghợp cụ thể, xen vào mạch kể chuyện ông bàn bạc một quan niệm sống và báođộng về một điều gì đó” Vì thế hàng loạt truyện ngắn của Nguyễn Minh

Châu ra đời thời kỳ này như Bức tranh Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Một lần đối chứng, Mẹ con chị hằng, sắm vai, Đứa ăn cắp, Dấu vết nghề nghiệp, Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền nam,

Trang 32

Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát,… mỗi truyện ngắn là một thông điệp

Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến độc giả quan niệm của ông về cuộc sống

và các chuẩn mực đạo đức, các bậc thang giá trị của con người ngày mộtxuống cấp nghiêm trọng

Phần lớn các truyện ngắn sau 1975 của nguyễn Minh Châu đều được thể

hiện dưới dạng cấu tứ một luận đề Truyện ngắn Bức tranh đặt ra một luận đề

về đạo đức với một thông điệp khẩn thiết xXin mọi người hãy tạm ngừng ítphút cái nhịp sống bận bịu chen lấn để tự suy nghĩ về chính mình” [17,

tr.134] Truyện ngắn Một lần đối chứng, không đưa ra giải pháp nhưng nhân

vật tôi trong truyện đã đề nghị một cuộc đối chứng “nhân danh loài người”như muốn nhắc nhở chúng ta phải lưu tâm đến bản chất con người bao hàm cả

“ánh sáng và bóng tối, nhân cách và phi nhân cách, lý trí, trí tuệ và bản năng mùquáng,…lưu tâm để thấu hiểu và cảnh giác với chính mình, với cái phần vô thứcvẫn nương náu trong những góc sâu kín nhất của con người”[17, tr.364]

Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu còn đi vào thể hiện những nghịch lý

của đời sống Bến quê là truyện ngắn mà tác giả đã sáng tạo ra tình thế đặc

biệt để đặt nhân vật vào đó mà soi rọi vào thế giới bên trong của họ, làm nổi

bật lên vấn đề tư tưởng của truyện.Tình huống trong Bến quê là hoàn cảnh

đầy vẻ nghịch lý Nhân vật chính là Nhĩ vào thời điểm cuối đời mới phát hiện

ra vẻ đẹp của Bến quê ngay cạnh nhà mình cũng là lúc anh không còn thời

gian và khả năng để đạt tới được Hành động của Nhĩ “cố thu mình nhặt hết mọisức lực còn sót lại để đu mình nhô ra ngoài, giơ cánh tay gầy guộc ra ngoài cửa

sổ khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một ai đó là anh đang nôn nóng thúcgiục đưa con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò trong ngày Nhưng hình ảnh nàycòn gợi ra sức liên tưởng khái quát hơn, đó là ý muốn thức tỉnh mọi người phảidứt khoát với những cái vòng vèo chùng chình mà chúng ta đang sa vào đườngđời, để hướng tới những giá trị đích thực vốn giản dị, gần gũi và bền vững” [26,tr.80]

Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa phê phán cái nhìn lãng mạn một

chiều về cuộc sống, đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm của người làm nghệthuật phải đào sâu, phải khám phá bản chất bên trong của hiện thực “Đằng

Trang 33

sau cái vẻ êm đềm phẳng lặng của bãi biển mù sương là cả một cảnh tượngđau xót, cảnh chồng đánh vợ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.

Đó còn là cảnh người vợ âm thầm chịu đựng vì hạnh phúc gia đình và vì cuộc

sống của những đứa con Đó còn là sự phi lý khi người vợ ra tòa khóc lóc vanxin vì không muốn ly dị với chồng Truyện là sự phê phán cái xấu, cái ác, thểhiện nghịch lý trong đời sống hàng ngày Truyện mang đến một bài học đúngđắn về cách nhìn nhận con người và cuộc sống một cách đa diện nhiều chiều,phát hiện ra bản chất sự thật sau vẻ đẹp đẽ bề ngoài của hiện tượng Đúng nhưNguyễn Minh Châu đã từng khẳng định “nhà văn không có quyền nhìn sự vậtmột cách đơn giản và nhà văn cần phải phấn đấu để đào xới bản chất của con

người vào tầng sâu của lịch sử”

Viết về đề tài đời tư - thế sự, tác giả đã thể hiện qua một loạt truyện

ngắn: Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Lũ trẻ ở dãy K, Hương và Phai Mỗi

truyện ngắn là sự tái hiện những mảnh đời, những số phận con người, qua đónhà văn luận bàn về những vấn đề về đạo đức, nhân cách con người Truyện

ngắn Mẹ con chị Hằng - một vấn đề tưởng rất bình thường trong cách cư xử

hàng ngày của nhiều người nhưng qua lối dẫn giắt câu chuyện của tác giảkhiến người đọc phải giật mình Hóa ra, sự hy sinh âm thầm nhẫn nhục đếnmức như bản năng của người mẹ đôi lúc làm cho con cái trở nên ích kỷ vàhàng ngày chúng ta vẫn sống như vậy, vẫn xử sự như vậy mà không nhận racái ích kỷ nhỏ nhen vô trách nhiệm của bản thân đối với cha mẹ mình

Truyện ngắn Hương và Phai là sự tái hiện những mảnh đời vụn vặt giản

dị, những câu chuyện tầm phào ở hiệu sách, vòi nước công cộng, bên chảo ômai Những chi tiết nghiêm túc bi hài trong đám cưới, những lo toan sinh kế

hàng ngày Tất cả đều được dựng lại từ góc nhìn của “Hai con nhóc” như một

lát cắt giở dang của cuộc sống Câu chuyện được triển khai từ tình huống đầynghịch lý, hướng tới sự chiêm nghiệm và triết lý nhân sinh sâu sắc, “conngười có khi tạo ra những bất ngờ làm thay đổi đời người, có khi lại bất lựctrước hoàn cảnh” Qua câu chuyện, Nguyễn Minh Châu đã giúp cho ngườiđọc khái quát được những triết lý nhân sinh, chiêm nghiệm lẽ đời và cảnh tỉnhnhững tình trạng đạo đức xã hội

Trang 34

Truyện ngắn Đứa ăn cắp, qua một trường hợp cá biệt, nhà văn muốn

người đọc lưu ý, con người ta có thể độc ác một cách hồn nhiên ngoài ýmuốn Qua câu chuyện Nguyễn Minh Châu muốn đề nghị một cách nhìn con

người sao cho thỏa đáng là truyện ngắn Dấu vết nghề nghiệp.

Viết về đề tài chiến tranh sau chiến tranh được thể hiện qua truyện ngắn

Mùa trái cóc ở Miền Nam Truyện ngắn này đã xoay quanh vấn đề nhân cách

con người sau lửa đạn và lên án sự tha hóa của một số cán bộ có chức quyền

Cỏ lau là một sự thật nghiệt ngã của những con người sống sót trở về sau

chiến tranh đã phải gánh chịu hậu quả quá nặng nề Chìm khuất sau đó là biếtbao nỗi sự đa đoan của cuộc đời và từng số phận con người, biết bao sự hy

sinh mất mát dang dở, chia lìa Truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành lại là một thông điệp về “lịch sử tâm hồn thời đại” Qua câu chuyện,

người đọc nhận ra một ý tưởng lớn của nhà văn chuyển từ tương quan đờisống bằng biện pháp nghệ thuật đặc biệt vào bên trong con người cụ thể tức là

trao cho họ “gánh nặng tâm hồn” Trong khói lửa của bom đạn chiến tranh

Quỳ khao khát tìm kiếm những giá trị tuyệt đối hoàn mỹ Nhưng càng tìm chịcàng thấy chua chát cho nỗi thất vọng của mình và cuối cùng chị nhận ra mộtđiều rằng, cuộc đời không có thánh nhân cũng như không có một người nào

mà tâm hồn có thể hoàn toàn cứu chữa được

Truyện ngắn Sắm vai thể hiện một triết lý nhân sinh sâu sắc đã từng

khiến cho Nguyễn Minh Châu phải suy nghĩ trong nhiều năm trời, đó là vấn

đề lựa chọn cách sống, sống sao cho đúng với cái bản ngã của mình dầu cóphai thua thiệt hay khổ sở đến mức nào vẫn phải sống thật, phải “nhìn thẳngvào sự thật” Đọc câu chuyện bên ngoài có vẻ như hài hước, bên trong là nỗixót xa Nguyễn Minh Châu xây dựng truyện này cũng nhằm liên tưởng đến số

phận người viết văn Nhà văn sau 1975 có buộc phải Sắm vai hay không đó là

điều băn khoăn trăn trở của Nguyễn Minh Châu và các đồng nghiệp của ôngkhi họ đang luẩn quẩn bế tắc trong cái “hành lang hẹp và thấp kia” mà chưa

có đủ niềm tin để “lấy lại chiều cao, chiều ngang đích thực của mình” Khi

viết văn vẫn còn trong tình trạng một câu “trung” phải đi đôi với một câu

“nịnh”

Trang 35

Viết về đề tài nông thôn và người nông dân trong thời kỳ quá độ được

Nguyễn Minh Châu thể hiện qua truyện ngắn Phiên chợ Giát Đây là thiên truyện tiếp nối ý đồ của ông đã được khởi thảo từ Khách ở quê ra Truyện

được hoàn thành vào những ngày cuối cùng khi còn ở trên giường bệnh để

viết tiếp về lão Khúng Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát lên án kiểu làm ăn

cá thể trong khi mọi người đang “nô nức kéo nhau vào hợp tác xã ào ào nhưtrống rong cờ mở” Qua truyện, Nguyễn Minh Châu đã khám phá những nétchủ yếu của người nông dân tư hữu sản xuất nhỏ thời kỳ hậu chiến với những

ưu, nhược điểm xây dựng xã hội hiện tại nhưng cũng bộc lộ khá rõ những néthạn chế của lão Khúng Nếu cứ để lão phát huy hết nhược điểm thì sẽ gâykhông ít khó khăn cản trở cho công cuộc phát triển công nghiệp hóa xã hội.Khúng trở thành nhân vật điển hình có ý nghĩa bổ sung cho hình ảnh người

nông dân Việt Nam “cá thể, lạc hậu”từ thủa xa xưa.

Có thể nói rằng, với cảm hứng nhân sinh mới mẻ Nguyễn Minh Châu đãthể hiện trong tất cả các truyện ngắn của ông một tiếng nói mới Đó là nhữngmối quan hệ phức tạp trong đời sống hàng ngày và mỗi truyện ngắn là sự nhìnnhận vấn đề của cuộc sống, thể hiện những khía cạnh khám phá tầng sâu bảnchất xã hội và con người của nhà văn

1.3.3.2 Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 đã trình bày những nhận thức mới về chiến tranh và số phận con người

Bên cạnh cảm hứng nhân sinh mới mẻ là một trong những đặc điểm vềnội dung nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, thì nhận thức mới củanhà văn về chiến tranh và số phận con người cũng là một nội dung quan trọngchi phối toàn bộ quá trình sáng tác sau 1975 của ông

Là một nhà văn có khả năng nắm bắt nhạy bén các sự kiện, các biến cốcủa lịch sử và cũng chính những sự kiện đó đã chi phối đến quá trình sáng táccủa Nguyễn Minh Châu Trước 1975, hầu hết các tác phẩm của ông đều cókhen mà không có chê, đều nói đến cái hào hùng của cuộc chiến đấu mà ít nóiđến cái đau thương tang tóc, mặt trái của chiến tranh để lại

Giai đoạn sau 1975, một nền văn học ra đời và phát triển đi lên cùng đấtnước song con người cũng không dễ gì bỏ quên quá khứ, bởi “cái hiện tại

Trang 36

luôn phải bắt đầu từ quá khứ” Vì vậy, hành động nhận thức lại chiến tranh và

số phận con người trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 đã đi đúngvới quy luật của đời sống văn học và đúng với ý nghĩa đích thực của một nềnvăn học vì con người Đó là một nền văn học mang đậm tư tưởng nhân đạo

Vấn đề này đã được ông đề cập đến trong Người viết trẻ và cánh rừng già,

“ngòi bút của chúng ta sẽ trở nên phản bội người chiến sĩ nếu chỉ biết cái lúc

họ vác súng ra đi với một tâm hồn phơi phới mà không biết đến cái buồn bãcái đau đớn, những lúc đói rét nằm giữa đồng đội, chết và bị thương trong bùnlầy, trong mưa bom bão đạn,… Ngòi bút của chúng ta sẽ trở nên phản bội mọingười nếu nói rằng những người dân ở hậu phương chúng ta hoàn toàn yên

ấm và no đủ, những người mẹ tiễn con, những người vợ tiễn chồng ra chiếntrường với một nụ cười trên môi và trong lòng họ chẳng có điều gì buồnbã”[35, tr.161] Trên cơ sở đó nhà văn đã khẳng định “đằng sau số phận củacộng đồng là số phận của mỗi cá nhân Với vấn đề chiến tranh chống Mỹ, cáiđời sống của ngày hôm nay nó bắt tôi phải quan tâm bởi văn học thời kỳ nàyphải lấy số phận cá nhân làm gương soi của lịch sử và lấy nội tâm con người

để nói về cuộc sống chung” [31, tr.294].

Một loạt tác phẩm sau 1975 của Nguyễn Minh Châu như Bức tranh, Cỏ lau, Cơn giông, Mùa trái cóc ở Mền Nam, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,…đã trình bày vấn đề nhận thức lại chiến tranh và số phận con người.

Trong các tác phẩm, cái anh hùng vẫn được ông thể hiện nhưng đồng thờiNguyễn Minh Châu cũng đề cập sâu hơn những mặt trái của cuộc chiến tranh

Đó là những mất mát hy sinh và nói đến tận cùng của nó

Ở một số truyện ngắn trước đây, đã có lúc tác giả lý tưởng hóa chiến

tranh Trong truyện ngắn Bên đường chiến tranh, Sơn nhận ra rằng “chiến

tranh đã làm cho bạn gái của anh hồi học ở Hà Nội rất bình thường thì bây giờtrong bộ quần áo của thanh niên xung phong, cô ta đẹp hơn lên rất nhiều” [17,tr.46] Ở một đoạn khác: “nếu không có vùng trời thiêng liêng trên đầu kẻ thùđang rạch nát nếu không có chiếc ống kính lắp song song trên khẩu pháo bắnmáy bay thì có lẽ Sơn và Lê không gặp được nhau, cùng nằm trên một tấm

gát” [17, tr.43] Hay nhân vật Hường (Bên đường chiến tranh) trong những

Trang 37

ngày bom đạn ác liệt nhất, Hường nhận thấy: “chiến tranh không có gì là ghêgớm cả, lại còn vui vẻ và dễ chịu Chiến tranh đã giải thoát cho cả cái thị xãmiền ngược hẻo lánh này khỏi sự đìu hiu, vắng vẻ, cũng nhờ có chiến tranh

mà cô được nhiều chàng trai biết đến” [17, tr.107-108]

Sau 1975, cách nhìn về chiến tranh của ông lại khác “Chiến tranh làm

cho người ta hư đi hơn là tốt” Quả là một sự chuyển biến trong quan niệm tư

tưởng của Nguyễn Minh Châu.Với những dòng hồi tưởng sinh động và nhữngđoạn độc thoại nội tâm đầy trăn trở, kết hợp với những lời kể chậm rãi,Nguyễn Minh Châu đã làm cho người đọc xót xa trước những hy sinh mấtmát của những người lính từ chiến trường trở về trong thời bình phải chấpnhận nỗi đau quá sức tưởng tượng

Truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã tái hiện lại một

khía cạnh khốc liệt, những hy sinh mất mát, những nỗi đau về tinh thần để lại

từ cuộc kháng chiến chống Mỹ qua dòng hồi tưởng của nhân vật Quỳ - mộtdòng hồi tưởng đi từ trong quá khứ, từ những năm chiến tranh đến hiện tại đểgiãi bày nỗi lòng của mình cho những ai đã từng sống ở chiến trường Nhữngcâu hỏi không có lời giải đáp, mỗi bước đi của Quỳ là sự nối tiếp cuộc hànhtrình đối với người đàn bà đã trải qua những đau thương mất mát của chiếntranh và sự nhận thức lại bản thân mình trong ý thức mơ về một giá trị tuyệtđối mà không thể đạt được

Truyện ngắn Cỏ lau kể về nhân vật Lực sau 24 năm tham gia chiến đấu

trở lại trong thời bình với tư cách là trung đoàn trưởng phụ trách thu gom hàicốt liệt sĩ Nhưng sự thật đau đớn đã đến với anh, gia đình tan tác, em trai hysinh, vợ tưởng chồng đã mất nên lập gia đình, bố sống nhờ vào gia đình ngườicon dâu tái giá Trước mắt Lực là tương lai mờ mịt của một người lính già từchiến trường trở về với cuộc sống thời bình đầy đau thương mất mát “Chiếntranh như một lưỡi dao phạt ngang biết bao cuộc đời, biết bao số phận mà hainửa cuộc đời bị chặt lìa ấy khó hàn gắn lại như cũ” [17, tr.470] Lực khôngthể tìm lại hạnh phúc của chính mình khi vợ anh đang có một gia đình êm ấm.Anh cũng không thể quên được cái quá khứ trước đây đã để lại trong anh nỗiđau qúa nặng nề khó có thể bù đắp được

Trang 38

Truyện ngắn Mùa trái cóc ở Miền Nam kể về một lớp người cũng từ

chiến tranh trở về thời bình sống chỉ vì địa vị, coi địa vị là trên hết Sẵn sàngvứt bỏ tình mẫu tử, dẫm đạp lên xác chết của đồng đội để thỏa mãn thói ích

kỷ của mình Bức tranh là sự thức tỉnh, tự phán xét lương tâm của nhân vật

họa sĩ khi anh ta bàng hoàng phát hiện ra tội lỗi khó bề tha thứ của mình Do

đã thất hứa với người lính thồ tranh năm xưa đã khiến bà mẹ khóc vì thương

nhớ con đến mù cả hai mắt Đọc truyện ngắn Bức tranh, tác giả Hoàng Ngọc

Hiến đã có nhận xét: “sự thật về bản thân mình là sự thật e ngại nhất Quátrình tự nhận thức của nhân vật họa sỹ lại chạm nọc một thói xấu thường cheđậy kỹ – thói đạo đức giả Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ra điều mà nhiềunhà văn sau này mới nhận thấy được Đó là thói xấu làm trì trệ và cản trở mọi

nỗ lực cải tổ xã hội và đổi mới”[31, tr.213]

Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đề cập đến một phương diệngai góc của cuộc sống Khi trực tiếp, khi gián tiếp, dường như nhà văn đã có

sự tập trung cao độ với nỗ lực mong muốn của mình là trình bày trước ngườiđọc một cuộc sống đa dạng, phức tạp của con người sau chiến tranh Vớinhững cố gắng hết mình, trong ba mươi năm cầm bút với một số lượng tácphẩm để lại dù chưa nhiều: mười ba tập văn xuôi, một tập tiểu luận phêbình… song với sự nỗ lực của bản thân, Nguyễn Minh Châu đã rất say sưatrong lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc và cần mẫn Các tác phẩm củaông từ khi ra đời đã được độc giả đón nhận một cách rất nồng nhiệt, trải quamột thời gian dài những tác phẩm của ông vẫn còn sức sống mãnh liệt vàkhông bị chìm vào quên lãng

Trong suốt lộ trình sáng tác của mình, Nguyễn Minh Châu đã khôngngừng suy nghĩ tìm kiếm và thể nghiệm những hướng đi mới cho những tácphẩm Ông chính là người của văn chương của nghệ thuật, sinh ra là để phụng

sự cho văn chương nghệ thuật Có lẽ vì thế mà nhà văn suốt cả cuộc đời luôntâm huyết về vai trò của người nghệ sỹ, về năng lực và bản lĩnh sáng tạo củanhà văn trước yêu cầu của đổi mới văn học Song ở con người đó không baogiờ bằng lòng với những gì mình có mà sự băn khoăn trăn trở vẫn luônthường trực trong tâm hồn nhà văn Ông vẫn luôn tự nhận xét và đánh giá về

Trang 39

tác phẩm của mình một cách nghiêm túc “một đôi truyện ngắn của tôi cái tínhtham lam và ôm đồm muốn nói quá nhiều trong truyện ngắn Quá chú trọng đếntính luận đề về đạo đức và mổ xẻ tâm lý, tôi chưa đưa được vào cái hơi thở vànhịp điệu của cuộc sống với những vật lộn trong đời sống sản xuất và đổi mớiquản lý sản xuất để rồi từ đấy phát biểu những vấn đề về đạo đức về cách sống”[35, tr.93] Với tinh thần tự tìm tòi đổi mới và tự phê bình, Nguyễn Minh Châu

đã dần tạo ra được những giá trị đặc sắc cho các truyện ngắn sau 1975 và chiếmđược vị trí đáng trân trọng trong nền văn học Việt Nam đương đại

Đóng góp truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu không nhữngđược thể hiện ở nội dung mà còn được thể hiện rõ ở nghệ thuật, tạo nên chỉnhthể thống nhất của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 Với nhữngđóng góp lớn cho văn học nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu đã vinh dự nhậnđược những giải thưởng lớn cho sự nghiệp sáng tác của mình Huân chương

vẻ vang hạng nhì, huân chương quân công hạng 3, huân chương chống Mỹcứu nước hạng nhất Ông đã được nhận giải thưởng bộ quốc phòng ( 1984-1989) cho toàn bộ tác phẩm viết về chiến tranh và người lính Giải thưởng hội

nhà văn Việt Nam ( 1988- 1989) cho tập truyện Cỏ lau Huy chương vì sự

nghiệp báo chí Việt Nam do hội nhà văn Việt Nam truy tặng (1996) Ôngđược nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 ( 9/ 2000)

Trang 40

Chương 2 NHÂN VẬT, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 2.1 Nhân vật

2.1.1 Quan niệm về nhân vật

So với các yếu tố nghệ thuật khác trong tác phẩm văn học, nhân vật làmột trong những yếu tố cơ bản nhất, là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởngchủ đề và đến lượt mình lại được các yếu tố khác có tính chất hình thức củatác phẩm khắc họa Chính vì vậy, nên một tác phẩm văn học không thể thiếu

đi nhân vật Có thể nói, nhân vật chính là linh hồn của tác phẩm, là trung tâmcủa mọi sự miêu tả nghệ thuật Cũng chính ở nhân vật mà tác giả có thể gửigắm quan niệm của mình về đời sống và độc giả tiếp nhận có thể lý giải đượcnhững vấn đề hiện thực hoặc phi hiện thực cốt yếu đặt ra trong tác phẩm.Nhân vật có chức năng cơ bản là khái quát tính cách con người, là ngườidẫn giắt độc giả vào các thế giới khác nhau của cuộc sống Nhân vật có vai tròquan trọng trong tác phẩm nên các nhà văn, các nhà nghiên cứu lý luận đã rấtchú trọng đến việc xây dựng nhân vật “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hếtthảy, giải quyết hết thảy trong các sáng tác” (Tô Hoài) “Nhà văn sáng tạo ranhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một conngười nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực Nhân vật chính là ngườidẫn giắt độc giả vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sửnhất định” (Hà Minh Đức) “Thông qua nhân vật người ta còn nhận ra đượcđặc trưng thể loại Khi thuyết minh tư tưởng của các tác phẩm tự sự, kịch,điều quan trọng trước hết là phải hiểu được chức năng của hệ thống nhân vật,nội dung, ý nghĩa của nó Chính bắt đầu từ đó mà người ta xem xét truyệnngắn hay tiểu thuyết, hài kịch hay bi kịch” [65, tr.215-216] “Truyện ngắnsống bằng nhân vật Ở một góc độ nào đó nhân vật tạo ra cốt truyện Cốt

Ngày đăng: 18/12/2013, 21:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyên An (2001), “Nguyễn Minh Châu - Đổi mới chắc chắn từ một sức viết dồi dào”, Tập san Văn học và tuổi trẻ, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Minh Châu - Đổi mới chắc chắn từ một sức viết dồi dào”, Tập san "Văn học và tuổi trẻ
Tác giả: Nguyên An
Năm: 2001
2. Vũ Tuấn Anh (1991), “Tư duy nghiên cứu văn học hiện đại trước yêu cầu đổi mới”, Tạp chí Văn học, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy nghiên cứu văn học hiện đại trước yêu cầu đổi mới”, Tạp chí "Văn học
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1991
3. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí Văn học, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí" Văn học
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1995
4. Lại Nguyên Ân (1977), Sống với văn học cùng thời, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sống với văn học cùng thời
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1977
5. Lại Nguyên Ân (1987), “Sáng tác truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh Châu”, Tạp chí Văn học, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tác truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh Châu”, Tạp chí" Văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1987
6. Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Bình (Sưu tầm và biên soạn 10/2006),“Đời sống Văn nghệ thời kỳ đầu đổi mới”, http://vietstudies.info Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống Văn nghệ thời kỳ đầu đổi mới”
7. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Bộ Văn hóa thông tin thể thao, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhtin
Nhà XB: Nxb Bộ Văn hóa thôngtin thể thao
Năm: 1992
8. Bakhtin (1999), Thi pháp tiểu thuyết Đoxtoiepxki, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp tiểu thuyết Đoxtoiepxki
Tác giả: Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1999
9. Lê Huy Bắc (1996), “Đồng hiện văn xuôi”, Tạp chí Văn học, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng hiện văn xuôi”, Tạp chí" Văn học
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1996
10. Ngô Vĩnh Bình (1990), “Nguyễn Minh Châu – cuộc đời và văn nghiệp”, Báo Quân đội nhân dân, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Minh Châu – cuộc đời và văn nghiệp”,Báo" Quân đội nhân dân
Tác giả: Ngô Vĩnh Bình
Năm: 1990
11. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam Sau 1975 (Khảo sát trên những nét lớn), Luận án Phó tiến sỹ, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật ViệtNam Sau 1975 (Khảo sát trên những nét lớn
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
12. Nguyễn Minh Châu (1971), “Những trang sổ tay viết văn”, Tạp chí Văn nghệ Quân Đội, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những trang sổ tay viết văn”, Tạp chí" Vănnghệ Quân Đội
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Năm: 1971
13. Nguyễn Minh Châu (1977), Lửa từ những ngôi nhà (Tiểu thuyết), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lửa từ những ngôi nhà (Tiểu thuyết
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: NxbVăn học
Năm: 1977
14. Nguyễn Minh Châu (1987), “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, Báo Văn nghệ, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn vănnghệ minh họa”, Báo" Văn nghệ
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Năm: 1987
15. Nguyễn Minh Châu (1987), Mảnh đất tình yêu (Tiểu thuyết), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mảnh đất tình yêu
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb Tácphẩm mới
Năm: 1987
16. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, (Tôn Phương Lan sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu), Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang giấy trước đèn
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1994
17. Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập truyện ngắn
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2006
18. Văn Chinh (1990), “Nguyễn Minh Châu và tập truyện ngắn cuối cùng:Cỏ lau”, Báo nhân dân chủ nhật, (48) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Minh Châu và tập truyện ngắn cuối cùng:Cỏ lau”, Báo" nhân dân chủ nhật
Tác giả: Văn Chinh
Năm: 1990
19. Đỗ Chu (1995), “Một nền văn học gắn liền với vận mệnh dân tộc”, Báo Văn nghệ, (7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một nền văn học gắn liền với vận mệnh dân tộc”, Báo"Văn nghệ
Tác giả: Đỗ Chu
Năm: 1995
20. Phạm Vĩnh Cư (1990), “Về những yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu”, Báo Văn nghệ, (7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về những yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắnNguyễn Minh Châu”, Báo" Văn nghệ
Tác giả: Phạm Vĩnh Cư
Năm: 1990

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w