1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê

127 1,9K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên tỏ ra đồng tình với cách thể hiện của Lê Minh Khuê trong Bi kịch nhỏ với quan niệm “quá khứ phải nhìn thẳng vào nó để nó không còn cơ hội lặp lại theo c

Trang 1

CAO THỊ THU HIỀN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC

Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS ĐOÀN ĐỨC PHƯƠNG

HÀ NỘI, 2014

Trang 2

Với tình cảm chân thành nhất của mình, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS TS Đoàn Đức Phương – Trưởng Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - người thầy đã tận tâm hướng dẫn em hoàn thành luận văn này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô giáo Phòng sau Đại học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm giúp

đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài

Sau cùng, tôi xin chia sẻ thành công nhỏ bé của mình với bạn bè, đồng nghiệp cùng gia đình – những người đã luôn cùng tôi, giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình!

Đông Anh, ngày tháng năm 2014

Người thực hiện

Cao Thị Thu Hiền

Trang 3

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Cao Thị Thu Hiền

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Cấu trúc của luận văn 7

6 Đóng góp của luận văn 7

Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ SÁNG TÁC CỦA LÊ MINH KHUÊ 8

1.1 Khái lược về thế giới nghệ thuật 8

1.2 Sáng tác của Lê Minh Khuê 11

1.2.1 Hành trình sáng tác 11

1.2.2 Quan niệm nghệ thuật của Lê Minh Khuê 14

1.2.2.1 Khái niệm 14

1.2.2.2 Quan niệm nghệ thuật của Lê Minh Khuê về hiện thực cuộc sống 15

1.2.2.3 Quan niệm nghệ thuật của Lê Minh Khuê về con nguời 17

Chương 2 CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ 21

2.1 Những bức tranh cuộc sống 21

2.1.1 Những vấn đề của thời chiến 21

2.1.2 Những vấn đề của thời hậu chiến 23

2.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê 27

2.2.1 Khái niệm nhân vật và phân loại nhân vật 27

2.2.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê 29

2.2.2.1 Nhân vật lý tưởng 31

Trang 5

2.2.2.4 Nhân vật cô đơn 46

2.2.2.5 Nhân vật bi kịch 48

Chương 3 PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN 54

3.1 Ngôn ngữ nghệ thuật 54

3.1.1 Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 54

3.1.2 Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê 54

3.1.2.1 Đối thoại 54

3.1.2.2 Độc thoại nội tâm 59

3.2 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện 64

3.2.1 Khái niệm cốt truyện 64

3.2.2 Các kiểu tổ chức cốt truyện 66

3.2.2.1 Cốt truyện lồng ghép 66

3.2.2.2 Cốt truyện giản lược 69

3.2.2.3 Cốt truyện sự kiện - tâm lý 73

3.2.3 Diễn trình cốt truyện 76

3.3 Phương thức trần thuật 85

3.3.1 Người trần thuật 87

3.3.1.1 Trần thuật theo ngôi thứ ba 87

3.3.1.2 Trần thuật theo ngôi thứ nhất 90

3.3.1.3 Sự luân phiên các ngôi kể 94

3.3.2 Cách trần thuật 96

3.3.2.1 Giọng điệu trần thuật 96

3.3.2.2 Nhịp điệu trần thuật 105

3.3.2.3 Cách kể, tả 110

KẾT LUẬN 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Thế giới nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng của thi pháp học hiện đại Chính vì vậy, nghiên cứu thế giới nghệ thuật là nghiên cứu văn học ở góc độ thi pháp, tránh được những cách tiếp cận không phù hợp tác phẩm văn học cả về nội dung và hình thức Bởi vậy, thế giới nghệ thuật không chỉ là chỉnh thể của hình thức cụ thể, trực quan, cảm tính mà là hình thức mang tính quan niệm về thế giới và con người của nhà văn

1.2 Văn học Việt Nam sau năm 1975 thực sự có nhiều khởi sắc Những đóng góp cả về phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật của văn học giai đoạn này đã khẳng định những bước chuyển mạnh mẽ của văn học nước nhà Việc xuất hiện ngày càng nhiều các cây bút nữ đã tạo nên sự phong phú,

đa dạng cho văn xuôi giai đoạn này như Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Dạ Ngân, Lê Minh Khuê… đặc biệt là với thể loại truyện ngắn

Trong số rất nhiều tác phẩm truyện ngắn, Lê Minh Khuê được đánh giá

là “một cây bút truyện ngắn sung sức”, có quá trình và có nhiều tìm tòi, đổi

mới nghệ thuật Với hơn 40 năm sáng tác, Lê Minh Khuê là một trong số không nhiều tác giả chuyên tâm viết truyện ngắn và thực sự có nhiều duyên

nợ với thể loại này

Bắt đầu cầm bút từ những năm cuối thập niên 60, thế kỷ XX, và viết khỏe cho đến tận hôm nay, sáng tác của Lê Minh Khuê vắt ngang qua hai thời

kỳ văn học, trước và sau 1975 Mỗi tập truyện ngắn của chị ra đời đều đánh dấu những đổi mới quan trọng trong từng chặng đường sáng tác Ở chặng đường nào, Lê Minh Khuê cũng để lại dấu ấn riêng, đậm chất nữ tính trong cách, cách nghĩ và đặc biệt trong những thể nghiệm tìm tòi, đổi mới hình thức nghệ thuật Trên hành trình sáng tác của mình, tuy có những lúc khó khăn và vấp váp song Lê Minh Khuê cũng gặt hái được khá nhiều thành công Bà

Trang 7

giành giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam với tập Một chiều xa thành phố năm 1987 và tập Trong làn gió heo may năm 2000 Năm 1994, bà giành giải thưởng của Tạp chí Văn nghệ quân đội với tập Bi kịch nhỏ Điều đó chứng

tỏ giới nghiên cứu và bạn đọc trong nước đã có những đánh giá, ghi nhận xứng đáng với lao động nghệ thuật của Lê Minh Khuê

Bên cạnh đó, nhiều truyện ngắn tiêu biểu của Lê Minh Khuê đã đến với

bạn đọc thế giới Tập truyện Những ngôi sao, trái đất, dòng sông được giải

thưởng liên hoan thường niên mang tên văn hào Byeong – ju Lee của Hàn Quốc (2008) Trong thông báo gửi tới Hội nhà văn Hà Nội, Hội đồng giải

thưởng nhận định: “Là một nhà văn nữ hàng đầu, Lê Minh Khuê ban đầu

được biết đến bằng những tác phẩm viết về các cô gái tham gia cuộc chiến tranh giữ nước, tác phẩm thời hậu chiến của bà quan tâm đến hậu quả chiến tranh nước mình, những vấn đề sau khi thống nhất đất nước, sự nghèo đói và tình trạng xói mòn văn hóa và tinh thần khi đất nước chuyển sang một xã hội tiêu thụ Những vấn đề này được thể hiện bằng một văn phong đẹp, chua xót, trang nghiêm” Cuốn sách này cũng đã được nhà xuất bản Curbstone Press

(Mỹ) phát hành Nó trở thành “…cuốn sách đầu tiên trong chùm những tác

phẩm “Tiếng nói từ Việt Nam”…” đem những hình ảnh về đời sống hiện thực

và thế giới tâm hồn con người Việt Nam đến gần hơn với bạn bè năm châu,

đặc biệt là ở nước Mỹ Hơn thế, tác giả Rochelle L.Holt của báo The Pilot còn khẳng định: “Đây là những truyện nên được dạy trong những giờ văn học và

lịch sử trên toàn nước Mỹ, cả ở trường trung học phổ thông lẫn đại học”; bởi

tác giả “đã cho độc giả một cái nhìn sâu sắc và trung thực hiếm hoi về Việt

Nam” (Báo The Colombus Dispatch) Như vậy, tuy không phải cây bút mở

đường cho văn học thời kỳ đổi mới như Nguyễn Minh Châu hay một hiện tượng văn học gây nhiều tranh cãi như Nguyễn Huy Thiệp nhưng Lê Minh

Trang 8

Khuê thực sự là một tác giả truyện ngắn nữ có quá trình, có nội lực, sức bền

và có triển vọng “có thể đi xa”

1.3 Với đề tài này, người viết có cơ hội hiểu thêm về thế giới nghệ thuật của một nhà văn đương đại Từ đó, chúng ta có thể hình dung những vấn

đề về sự vận động thể loại truyện ngắn trước và sau năm 1975, có cái nhìn khái quát về truyện ngắn thời kỳ đổi mới Khóa luận góp thêm cơ sở vững chắc hơn đối với việc đánh giá tài năng, phong cách nghệ thuật và vị trí văn học của nhà văn Lê Minh Khuê trong nền văn học Việt Nam Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện đề tài, người viết được củng cố bổ sung những kiến thức lịch sử văn học phục vụ cho công tác giảng dạy

Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài Thế giới nghệ thuật truyện

ngắn Lê Minh Khuê

2 Lịch sử vấn đề

Lê Minh Khuê tỏ rõ là một cây bút truyện ngắn có nội lực, sức bền và

để lại ấn tượng khá đậm trong lòng độc giả với nhiều truyện ngắn đã ra mắt,

đặc biệt là tập truyện Bi kịch nhỏ, dư luận đã có rất nhiều những ý kiến đánh

giá trái chiều, khen chê đều mạnh mẽ Dưới đây là tóm lược những ý kiến khác nhau của các tác giả - những nhà nghiên cứu, phê bình văn học – về truyện ngắn Lê Minh Khuê được đăng trên các báo và tạp chí nhà chúng tôi

đã sưu tầm được

Ngay khi tập truyện ngắn thứ ba trong đời văn Lê Minh Khuê, Một

chiều xa thành phố, ra đời, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã nhận diện

được những điểm tiêu biểu trong văn phong của bà: “Văn của Lê Minh Khuê,

ngay từ đầu đã có một vẻ gì đó “hoang dã”, phải nói ngay là kiểu viết như thế này lộ rất rõ chất văn của chị” và “Đọc văn Lê Minh Khuê, chúng ta thấy khi viết dường như chị tựa hẳn vào những ấn tượng, cảm giác Những ấn tượng này là mơ hồ, nhiều khi khó hiểu, cứ bảng lảng thành thử câu văn gợi

Trang 9

nhiều những liên tưởng Lối viết này là do cách cảm nhận đời sống bằng trực giác” [92, tr.3]

Trong bài viết “Lê Minh Khuê, một bản lĩnh truyện ngắn”, tác giả Bùi Việt Sỹ đã viết: “Có không ít tác giả, sau một vài truyện ngắn thành công ban

đầu đã từ biệt thể loại này để quay sang viết tiểu thuyết Phải, tiểu thuyết, những tập sách “có gáy” dường như dễ làm người viết nổi tiếng hơn? Nhưng với Lê Minh Khuê, từ lúc cầm bút đến nay, đã ngoài 20 năm, chị vẫn chung thủy với truyện ngắn” [89]

Nhà nghiên cứu Lê Thị Đức Hạnh khẳng định những truyện ngắn đầu

tay của Lê Minh Khuê “đã hình thành một dáng vẻ riêng” và “Lê Minh Khuê

là một cây bút nữ có nhiều đóng góp về truyện ngắn Từ hồn nhiên, trong trẻo đến sắc sảo nghiêm ngặt, chị luôn có một chất giọng riêng Chị đi vào một số mặt trong cuộc sống, chú ý nhiều đến đạo đức, nhân sinh, nhân tình thế thái

… Việc đối mới bút pháp những năm gần đây là dấu hiệu đáng mừng Lê Minh Khuê là một cây bút nữ tài năng và đang rất sung sức” [26]

Bên cạnh những ý kiến khen ngợi, đồng cảm, truyện ngắn Lê Minh

Khuê, mà cụ thể là tập Bi kịch nhỏ cũng nhận không ít những ý kiến trái

chiều về mặt chính trị quan điểm, đường lối, tư tưởng Năm 1993, khi tập

truyện ngắn Bi kịch nhỏ ra đời, ngay lập tức đã thu hút nhiều ý kiến khác

nhau Nhiều ý kiến trái chiều khen có, chê có Nhóm những người phê phán,

thậm chí phản đối dữ dội tác phẩm này cho rằng: “Dụng ý bôi đen, bóp méo

sự thật của tác giả thật rõ ràng” [80]; “Với truyện này, tác giả viết ra từ lòng

u uất, chất chứa những cay đắng bất bình, chủ quan, một chiều, chỉ thấy màu xám, cái u tối, không hề cho người đọc thấy được một mảng sáng nào dù le lói ở cuối đường”, “một vài hình ảnh bộ đội, công an, nhất là tầng lớp trí thức (…) tôi cho rằng tác giả cường điệu, bóp méo” [91]; tác phẩm “bôi

Trang 10

nhem con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam với lối miêu tả, so sánh vừa tinh

vi vừa trắng trợn”, “tô đậm lẽ sống chạy theo đồng tiền” [99] v.v…

Bên cạnh những ý kiến phê phán, nhiều tác giả khác có cái nhìn khách

quan, công tâm hơn với Bi kịch nhỏ Bùi Việt Sỹ xem Bi kịch nhỏ là tập

truyện đã “gây ấn tượng mạnh”; trong đó “chín truyện ngắn, chín truyện khác

nhau nhưng mang một nỗi buồn nghẹn ngào của tác giả trước nỗi đau của thân phận con người” Hồ Anh Thái cho rằng: “Đến tận lúc ý thức được cái

ác mà kẻ ác vẫn tiếp tục làm điều ác, vậy thì nó đáng bị truy đuổi tận cùng, và thái độ không khoan nhượng của tác giả nhận được sự đồng tình của người đọc” Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên tỏ ra đồng tình với cách thể hiện

của Lê Minh Khuê trong Bi kịch nhỏ với quan niệm “quá khứ phải nhìn

thẳng vào nó để nó không còn cơ hội lặp lại theo chiều hướng xấu, chiều

hướng ác…” và Bi kịch nhỏ của Lê Minh Khuê là một cố gắng của bà, của

thể loại truyện ngắn và của văn học hôm nay đi tìm lại lịch sử qua thân phận con người

Qua những ý kiến và đánh giá nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy ở một số chừng mực nào đó, những bình luận này chỉ dừng lại ở những khía cạnh nội dung, tư tưởng mà chưa đi sâu vào vấn đề nghệ thuật Nhà văn Hồ

Anh Thái cho rằng: “Lê Minh Khuê không chỉ quan tâm đến hiện thực mà chị

phản ánh, chị quan tâm nhiều hơn đến cách trình bày hiện thực đó Chị rất có

ý thức nói bằng giọng của mình – tiết chế, đôi khi chủng chẳng khô khan, nhưng đầy hàm ý Chị rất chú trọng cái nhìn hiện thực của mình – điềm tĩnh, cuộc sống diễn ra trước mắt như một cuốn phim đang xem trong rạp” [90]

Chính bởi lẽ đó, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi muốn dành nhiều

thời lượng cho các vấn đề có liên quan tới thế giới nghệ thuật truyện ngắn

Lê Minh Khuê

Trang 11

3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Luận văn hướng tới mục đích tìm ra được

những điểm mới, những sáng tạo và đóng góp của Lê Minh Khuê trong dòng chảy truyện ngắn, từ đó khẳng định vị trí và vai trò của Lê Minh Khuê đối với

văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng khảo sát chính là thế giới nghệ

thuật truyện ngắn Lê Minh Khuê: bức tranh cuộc sống, thế giới nhân vật, các

phương diện nghệ thuật đặc sắc

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát toàn bộ truyện ngắn của nhà

văn Lê Minh Khuê qua từng chặng sáng tác, được tập hợp trong các tập:

+ Cao điểm mùa hạ - NXB Quân đội nhân dân, 1978

+ Đoạn kết – NXB Phụ nữ, 1981

+ Một chiều xa thành phố - NXB Tác phẩm mới, 1986

+ Bi kịch nhỏ - NXB Hội nhà văn, 1993

+ Trong làn gió heo may – NXB Văn học, 1999

+ Những dòng sông, buổi chiều, cơn mưa – Truyện ngắn chọn lọc –

NXB Phụ nữ, 2002

+ Màu xanh man trá – NXB Phụ nữ, 2005

+ Một mình qua đường – NXB Hội nhà văn, 2006

+ Nhiệt đới gió mùa – NXB Hội nhà văn, 2012

+ Lê Minh Khuê – Truyện ngắn chọn lọc – NXB Thanh niên, 2013

Ngoài ra, chúng tôi khảo sát một số truyện ngắn và tiểu thuyết của Lê Minh Khuê đăng rải rác trên các báo và tạp chí

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã phối hợp vận dụng các phương pháp sau:

Trang 12

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Phương pháp này được áp dụng

để tìm hiểu sánh tác của Lê Minh Khuê dưới góc độ thi pháp nhằm làm rõ đặc trưng thể loại của tác phẩm

- Phương pháp tiểu sử: Chúng tôi tìm hiểu tiểu sử nhà văn Lê Minh

Khuê để phục vụ cho việc đi sâu vào tác phẩm của bà

- Phương pháp so sánh: Chúng tôi so sánh truyện ngắn của Lê Minh

Khuê với các nhà văn khác để thấy được điểm khác biệt và đặc trưng trong

sáng tác của Lê Minh Khuê

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này vừa đi sâu

nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Lê Minh Khuê, vừa hệ thống, tổng

hợp các kết quả để minh chứng cho các luận điểm của luận văn

- Phương pháp thống kê: Phương pháp này giúp phân loại các đặc

điểm nổi bật về nội dung, các kiểu dạng nhân vật và các phương thức nghệ

thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê

5 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai trong ba chương:

Chương 1: Khái lược về thế giới nghệ thuật và sáng tác của Lê Minh

Khuê Chương 2: Cuộc sống và con người trong truyện ngắn Lê Minh Khuê Chương 3: Phương thức biểu hiện

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn nhằm làm rõ những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn

Lê Minh Khuê, từ đó khẳng định tài năng, vị trí và những đóng góp của Lê Minh Khuê trong văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới

Trang 13

Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT

VÀ SÁNG TÁC CỦA LÊ MINH KHUÊ 1.1 Khái lược về thế giới nghệ thuật

Những năm trước 1970, sáng tác của nhà văn thường được nhìn nhận như một tập hợp đơn giản của các bộ phận, các mảng rời Thực tế, các tác phẩm của nhà văn tạo thành một thể thống nhất, giữa chúng tồn tại mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ như một sinh thể Những năm 70 của thế kỷ XX, ở Nga xuất

hiện khái niệm thế giới nghệ thuật qua các công trình nghiên cứu văn học

Khái niệm này xuất hiện từ yêu cầu muốn tiếp cận tác phẩm văn học trong

dạng chỉnh thể Thế giới nghệ thuật được tiếp cận ở các góc độ khác nhau

Từ xưa, người Trung Quốc đã gọi tác phẩm thơ là “một cõi ý” Nhà văn Seđrin lại nói: “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ

thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó” Như vậy, một tác phẩm

toàn vẹn phải xuất hiện như một thế giới nghệ thuật Bielinxki cũng đã nhận

xét: “Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế giới riêng mà khi đi vào đó thì

ta buộc phải sống theo quy luật của nó” Những nhận xét trên cho thấy: Mọi

thế giới nghệ thuật là tổng thể có quy luật riêng, có tính độc lập nội tại, phân biệt với các thế giới khác và có ý nghĩa riêng của nó

Ở Việt Nam, năm 1997, các tác giả cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”,

đã định nghĩa: Thế giới nghệ thuật là “Khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng

tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu) Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật

là một thế giới riêng, được tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý của con người, mặc dù

là nó phản ánh các thế giới ấy Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức,

Trang 14

thang bậc giá trị riêng… chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tác nghệ thuật” [25, tr.244].Chẳng hạn trong thế giới truyện cổ tích, con người và loài

vật, cây cối, thần Phật đều nói chung một thứ tiếng người, đôi hài có thể đi

một bước vài dặm, nồi cơm vô tận ăn mãi không hết trong truyện Thạch

Sanh… Trong văn học lãng mạn, quan hệ nhân vật thường xây dựng trên cơ

sở cảm hóa; trong văn học cách mạng, nhân vật thường chia thành hai tuyến địch – ta, người chiến sĩ cách mạng và quần chúng Như thế, mỗi thế giới nghệ thuật có một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới Sự hiện diện của thế giới nghệ thuật không cho phép đánh giá và lý giải tác phẩm theo lối đối chiếu giản đơn giữa các yếu tố hình tượng với các sự thực đời sống riêng lẻ, xem có “giống” hay không, “thật” hay không, mà phải đánh giá trong

chỉnh thể của tác phẩm, xem xét tính chân thật của tư tưởng chỉnh thể của tác

phẩm so với chỉnh thể hiện thực Các yếu tố của hình tượng chỉ có ý nghĩa trong thế giới nghệ thuật của nó

Mỗi thế giới nghệ thuật ứng với một quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế giới Trong thần thoại, thế giới nghệ thuật gắn với quan niệm

về các sự vật có thể biến hóa lẫn nhau Trong truyện cổ tích, đặc biệt là cổ tích thần kỳ, nó gắn với quan niệm về thế giới không có sức cản Thế giới nghệ thuật của sáng tác hiện thực chủ nghĩa gắn với quan niệm tác động tương hỗ giữa tính cách và hoàn cảnh… Khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung độc đáo về tư duy nghệ thuật của sáng tác nghệ thuật có cội nguồn trong thế giới quan, văn hóa chung, văn hóa nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nghệ sĩ

Trong cuốn Thơ tình Việt Nam 1975 – 1990 (1998), Lê Lưu Oanh đã chi tiết hóa khái niệm này qua hình tượng cái tôi trữ tình Tác giả viết: “Gọi

cái tôi trữ tình là một thế giới nghệ thuật bởi thế giới nội cảm này là một thể thống nhất có ngôn ngữ và quy luật riêng phụ thuộc vào lịch sử cá nhân, thời

Trang 15

đại… Đi sâu vào thế giới nghệ thuật được coi như một kênh giao tiếp với những mã số, ký hiệu, giọng nói, chương trình riêng, cần có thao tác phù hợp… Thế giới nghệ thuật của cái tôi trữ tình là một thế giới mang giá trị thẩm mỹ”

Năm 1985, trong luận án Tiến sĩ khoa học Sự hình thành và những vấn

đề của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam hiện đại,

Nguyễn Nghĩa Trọng đã xác định hàm nghĩa khái niệm thế giới nghệ thuật

như sau: “Thế giới nghệ thuật là một phạm trù mỹ học bao gồm tất cả các yếu

tố của quá trình sáng tạo nghệ thuật và tất cả kết quả của quá trình hoạt động nghệ thuật của nhà văn Nó là một chỉnh thể nghệ thuật và một giá trị thẩm

mỹ Thế giới nghệ thuật bao gồm hiện thực - đối tượng khách quan của nhận thức nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn hay chủ thể nhận thức nghệ thuật, ngôn ngữ hay chất liệu nghệ thuật Trong thế giới nghệ thuật chứa đựng sự phản ánh hiện thực, tư tưởng, tình cảm của nhà văn Thế giới nghệ thuật không chỉ tương đương đối với tác phẩm nghệ thuật mà còn rộng hơn bản thân nó Nó có thể bao gồm tất cả các tác phẩm nghệ thuật của một nhà văn, một trào lưu nghệ thuật, một thời kỳ nhất định của văn học, một nền văn học của dân tộc hay nhiều dân tộc nhưng đồng thời cũng có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác của sáng tạo nghệ thuật nhỏ hơn khái niệm hình tượng nghệ thuật”

Thế giới nghệ thuật của một nhà văn mang đậm dấu ấn chủ quan của người sáng tạo Xét đến cùng, thế giới nghệ thuật của một nhà văn chính là thế giới hình tượng hiện ra như một chỉnh thể sống động, chứa đựng một quan niệm nhân sinh và thẩm mỹ nào đó, được xây dựng bằng vật liệu ngôn từ

Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Thế giới nghệ thuật của nhà văn hiểu theo

đúng nghĩa của nó là một chỉnh thể, đã là một chỉnh thể tất phải có cấu trúc

Trang 16

nội tại theo những nguyên tắc thống nhất, cũng có nghĩa là quan hệ nội tại giữa các yếu tố phải có tính quy luật” [62, tr.23]

Luận văn hiểu khái niệm thế giới nghệ thuật ở góc độ: tất cả các yếu tố cấu tạo nên tác phẩm như: nhân vật, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật… Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Lê Minh Khuê muôn màu

và đa sắc, chính điều này tạo nên những giá trị trong tác phẩm của nhà văn

1.2 Sáng tác của Lê Minh Khuê

tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn Nơi bắt đầu của những bức tranh là

truyện ngắn đầu tay với bút danh Vũ Thị Miền, in trên báo Văn nghệ (1971)

đã cho thấy một cây bút khá chuyên nghiệp Hàng loạt những tác phẩm về đề

tài chủ nghĩa anh hùng cách mạng sau đó như Cao điểm mùa hạ, Con sáo

nhỏ của tôi, Bạn bè tôi, Mẹ, Tình yêu người lính… thể hiện sự phong phú

trong sáng tác của một cây bút trẻ nhiều triển vọng

Một trong những truyện ngắn tiêu biểu đầu tiên của Lê Minh Khuê là:

Những ngôi sao xa xôi viết năm 1971 với hình ảnh của những cô gái thanh

niên xung phong tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc

sống chiến đấu đầy gian khổ hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan Họ “thích

ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh…” Lúc phá bom,

họ kiên gan đến đáng sợ: “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom Đất rắn

Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào

Trang 17

quả bom Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào ra thịt tôi Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm” Bước vào làng văn với

truyện ngắn đầu tay, Lê Minh Khuê đã mang đến một sự “trong trẻo, lãng

mạn, đậm đặc không khí tuổi xuân ra trận” Nhà văn tâm sự về tác phẩm này

như sau: “Ngày đó tôi là phóng viên báo Tiền Phong, đã từng đi đến rất nhiều

các chiến trường để viết báo Năm 1971, tôi cùng một binh chủng làm đường đến đèo Côlanhíp và đã ở lại một đêm trong hang đá cùng một tiểu đội công binh Họ cũng là những người trẻ, hầu hết là học sinh trung học, những sinh viên… đi tham gia kháng chiến Sống cùng nhau, cùng tuổi, cùng lý tưởng như nhau trong một hoàn cảnh vô cùng ác liệt nên dễ dàng hiểu và chia sẻ cho nhau Trong tâm hồn những cô gái thanh niên xung phong, quê nhà bao giờ cũng hiện lên kỳ diệu Và bởi vẻ đẹp kỳ diệu đó mà họ sẵn sàng hy sinh

Đó cũng chính là ý tưởng lớn nhất mà tôi muốn gửi gắm qua truyện ngắn này” Đề tài chung trong sáng tác của nhà văn giai đoạn này là cuộc kháng

chiến gian lao mà vĩ đại của toàn dân tộc với âm hưởng ngợi ca hào hùng

Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những biến chuyển của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới Nhà văn đề cập đến những vấn đề nóng hổi của hiện thực đời sống đang diễn ra, những băng hoại

về đạo đức, những được mất ở đời, những trăn trở của con người hôm nay…

Lê Minh Khuê băn khoăn, day dứt trước cuộc sống của những con người đang ngày càng tha hóa Cái ác, cái phi nhân tính dường như đang lấn lướt Trong

những tác phẩm như Anh lính Tony D, Cơn mưa cuối mùa, Bi kịch nhỏ,

Cuộc chơi, Đồng đô la vĩ đại…, người ta nhìn thấy sự cảnh báo gay gắt về sự

suy thoái tinh thần trong xã hội, thấy những số phận con người luẩn quẩn làm

nô lệ cho dục vọng của mình… Đằng sau đó là bao hy vọng của nhà văn về việc đánh thức những gì tốt đẹp, những giá trị nhân bản trong mỗi con người

Trang 18

và một trái tim tha thiết niềm tin vào những giá trị gọi là thuần phong mĩ tục tốt đẹp của dân tộc

Không chỉ mạnh dạn trong việc tiếp cận những góc khuất của đời sống,

Lê Minh Khuê cũng không ngừng nỗ lực đổi mới cách thể hiện như việc lựa chọn chi tiết, cách diễn đạt, ngôn ngữ, giọng điệu mang dấu ấn riêng của nhà văn Sự tìm tòi, đổi mới bút pháp của nhà văn là một điều đáng trân trọng và

khích lệ Hồ Anh Thái có nhận định trên báo Tuổi trẻ: “Nhiều người đọc tâm

đắc với mảng truyện này của Lê Minh Khuê đồng thời cũng rất ngạc nhiên Phương pháp tiếp cận đời sống nào và khả năng xử lý hiện thực nào, khả năng hư cấu nào, trí tưởng tượng nào khiến một người đàn bà thùy mị, bao giờ cũng nghĩ tốt về mọi người lại có thể trở nên sắc sảo và dữ dội đến thế trong văn chương”

Truyện ngắn Lê Minh Khuê đã để lại một dấu ấn khá đậm nét trong lòng độc giả và vị trí của bà trong nền truyện ngắn đương đại Việt Nam đã

được khẳng định Trong cuốn Giáo trình văn học Việt Nam sau 1975 (Mã

Giang Lân, Bùi Việt Thắng biên soạn), không phải ngẫu nhiên mà Lê Minh Khuê được nhìn nhận, đánh giá bên cạnh Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng

Không những vậy, Lê Minh Khuê cũng là một trong số ít các nhà văn Việt Nam có tác phẩm được dịch và giới thiệu ở nước ngoài cùng Bảo Ninh,

Lê Lựu, Hồ Anh Thái, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Huy Thiệp

Lê Minh Khuê cũng là nhà văn đạt được nhiều giải thưởng văn học:

- Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam cho các tập truyện ngắn Một

chiều xa thành phố (1987) và Trong làn gió heo may (2000)

- Giải thưởng mang tên nhà văn Byeong – ju Lee của Hàn Quốc năm

2008 cho tập truyện ngắn Những ngôi sao, trái đất, dòng sông (Giải thưởng

Byeong – ju Lee được thành lập từ liên hoan văn học quốc tế Hadong năm

Trang 19

2007 và trao giải thưởng thường niên cho một nhà văn căn cứ vào tác phẩm

đề cử bằng tiếng Anh) Thông báo của Hội đồng giải thưởng ngày 7/3/2008

viết: “Là một nhà văn nữ hàng đầu, Lê Minh Khuê ban đầu được biết đến

bằng những tác phẩm viết về các cô gái tham chiến trong cuộc chiến tranh giữ nước Tác phẩm thời hậu chiến của bà quan tâm đến hậu quả chiến tranh đối với đất nước mình, những vấn đề sau khi thống nhất đất nước, sự nghèo đói và tình trạng xói mòn văn hóa và tinh thần khi đất nước chuyển sang một

xã hội tiêu thụ Những vấn đề này được thể hiện bằng một văn phong đẹp, chua xót và trang nghiêm” Nhưng trả lời báo chí, Lê Minh Khuê chỉ khiêm

nhường nói rằng: “Không phải vì tài năng, nhiều người tài năng hơn tôi, xứng

đáng hơn tôi… Nhưng có một khía cạnh khiến những người trong hội đồng xét giải, phần lớn là người Hàn Quốc chú ý đến tôi, có lẽ vì tôi hay viết về những vấn đề hậu chiến trong một lãnh thổ từng bị chia cắt như đất nước họ hiện tại… Người Hàn Quốc đồng cảm với chúng ta hơn Nhờ thế mà tôi được giải thưởng Cũng không loại trừ có một chiếu cố nào đấy”

Con người Lê Minh Khuê là vậy, tài năng mà khiêm nhường Phải chăng vì thế mà văn của bà giản dị mà lấp lánh, sinh động, biến hóa? Điều đó tạo nên một “cốt cách văn chương” rất riêng, không thể lẫn với ai

1.2.2 Quan niệm nghệ thuật của Lê Minh Khuê

1.2.2.1 Khái niệm

Thế giới nghệ thuật của một nhà văn luôn chứa đựng những quan niệm nhân sinh, xã hội của người sáng tạo Một trong những yếu tố cơ bản cấu tạo nên thế giới nghệ thuật của một nhà văn chính là quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người của nhà văn Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm trung tâm của thi pháp học, phản ánh một cách sâu sắc và toàn diện bản chất nhân học của văn học Ở một phương diện nào đó, thuật ngữ này có giá trị tương ứng với khái niệm “tính tư tưởng” trong tác phẩm văn học Nếu

tư tưởng là linh hồn của tác phẩm thì quan niệm nghệ thuật về con người là

Trang 20

cái giới hạn tối đa trong cách hiểu, cách cảm, cách nhìn và cách lý giải về con người của nhà văn được hóa thân thành các nguyên tắc, các phương tiện, biện pháp, hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị thẩm mỹ cho

các hình tượng nhân vật đó Quan niệm nghệ thuật là “nguyên tắc cắt nghĩa

thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó” [25, tr.222] Quan niệm

nghệ thuật về con người gắn liền với vốn sống, vốn văn hóa, tài năng, cá tính sáng tạo của nhà văn và ý thức hệ của cộng đồng xã hội Nói ngắn gọn thì quan niệm nghệ thuật về con người chính là cách cắt nghĩa của văn học về con người thông qua các phương tiện nghệ thuật đặc thù Mỗi nhà văn đều có quan niệm nghệ thuật riêng và luôn chịu sự chi phối của các quan niệm đó Tác phẩm văn học luôn tồn tại trong nó quan niệm nghệ thuật nhất định của nhà văn về cuộc đời và con người Những nhà văn có quá trình sáng tác lâu dài qua nhiều thời kỳ khác nhau thường có sự biến đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người, Lê Minh Khuê là một trong số đó

1.2.2.2 Quan niệm nghệ thuật của Lê Minh Khuê về hiện thực cuộc sống

Trong một lần trả lời phỏng vấn, Lê Minh Khuê tâm sự về nghề văn:

“Tôi quan niệm viết là một nghề cao quý Nhưng tôi không cho rằng cái mình viết ra là mẫu mực, là quan trọng, là khởi đầu, là tiền đề khai giải cho một trạng huống nào đó… Trước kia, các nhà văn thường có tham vọng viết cho tương lai, viết dưới ánh sáng vĩnh cửu Nhưng tôi luôn nghĩ rằng tôi chỉ viết cho hôm nay Nói cách khác, viết được, đứng vững được vào thời điểm đang sống, đã là may mắn lắm rồi” [68, tr.172-173]

Đó là quan niệm “nghệ thuật vị nhân sinh”, luôn bám sát hiện thực của từng “thời điểm đang sống”, bám sát cuộc sống Nhưng bà cũng tâm niệm “khi

viết thì mình thoát ly hiện thực” và “không lệ thuộc vào hiện thực” [47] Điều

đó có nghĩa là hiện thực trong tác phẩm một mặt lấy chất liệu từ cuộc sống, mặt

Trang 21

khác nó được nhào nặn thông qua lăng kính thẩm mỹ chủ quan của tác giả; không thể đi tìm ngoài cuộc sống những chi tiết, sự kiện y nguyên như trong tác phẩm, cũng không thể đòi hỏi tác phẩm phải là sự sao chép hoàn toàn và chính xác cuộc sống Vì thế mà văn học mang tính khái quát cao

Với quan niệm ấy, trước năm 1975, Lê Minh Khuê, bằng tất cả tâm

huyết của thế hệ “đường ra trận mùa này đẹp lắm” đã viết một cách lạc quan

và say mê những trang văn tràn đầy niềm tin tưởng, ngưỡng vọng về thời đại mình Là một người trong cuộc, nhà văn đã tái hiện thành công không khí sôi sục, nóng bỏng của hiện thực lịch sử Bà mong muốn thể hiện một cuộc sống giống như thật nên đã lựa chọn lối viết chân thành, mộc mạc và luôn hồn nhiên về cuộc sống sinh hoạt, về cuộc chiến đấu của toàn dân tộc Hiện thực trong các truyện ngắn của Lê Minh Khuê là bức tranh lên đường của một thế

hệ những con người trẻ tuổi, trẻ lòng và phơi phới niềm tin Họ sẵn sàng bỏ lại sau lưng tất cả, dấn thân vào khói bom và chấp nhận hy sinh Họ tâm

niệm: “Nơi xa xôi, ùng oàng những tiếng bom ấy, trở nên hấp dẫn như một

tiếng gọi tình yêu” Họ là những cô thanh niên xung phong, lính công binh,

trinh sát, lái xe… lao mình vào khói lửa ác liệt, đi theo tiếng gọi của lí tưởng Hình ảnh những người lính dũng cảm xả thân như thế xuất hiện đậm đặc trong sáng tác giai đoạn này của Lê Minh Khuê Đó là Nho, Định, Thao - ba

cô gái ở trên cao điểm bắn phá của địch trong truyện Những ngôi sao xa xôi;

cô Sim, cô Mua trong Con sáo nhỏ của tôi; Huy, Tuân, Miên, Trung trong

Cao điểm mùa hạ; Hòa, Bình trong Con trai của những người chiến sĩ…

Tuy họ xuất thân từ những miền quê khác nhau, tính cách khác nhau nhưng đều giống nhau ở phẩm chất anh hùng, dũng cảm, ở lý tưởng sẵn sàng hy sinh

vì Tổ quốc

Sau năm 1975, hiện thực cuộc sống hiện thực cuộc sống thay đổi đòi hỏi người cầm bút phải có một cái nhìn khác, phải viết bằng một quan niệm

Trang 22

hiện thực mới mẻ, phù hợp hơn Lê Minh Khuê nhạy bén với mỗi đổi thay của lịch sử Truyện ngắn của chị thực sự là những mảng hiện thực xã hội và

những “tâm trạng xã hội qua những thời kỳ khác nhau” Lê Minh Khuê đã bổ

sung vào bức tranh hiện thực những mảng mới, những mảng khuất lấp chưa từng được nói tới Lê Minh Khuê, từ góc nhìn lịch sử trước năm 1975, đã chuyển hẳn sang góc nhìn thế sự - đời tư

1.2.2.3 Quan niệm nghệ thuật của Lê Minh Khuê về con nguời

Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lý giải, cảm thụ của chủ thể sáng tác Nó là hình thức đặc thù thể hiện con người trong văn

học.“Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy

con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó” [87, tr.59] Những lý giải,

cảm nhận chủ quan của nhà văn về con người được thể hiện thông qua thế giới nhân vật trong tác phẩm

“Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người chẳng những cung

cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn học cụ thể,

mà còn cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển, tiến hóa của văn học” [25, tr.224] Một thời đại văn học mới luôn gắn liền với một quan niệm

nghệ thuật mới về con người Sự đổi mới và đa dạng của văn học trước hết là đổi mới đa dạng trong quan niệm nghệ thuật về con người Quan niệm nghệ thuật về con người, vì thế, không chỉ là sáng tạo của cá nhân nghệ sĩ mà còn mang dấu ấn chung của nền văn học, thời đại và truyền thống Trước kia, khi xem xét nhân vật, người ta thường tập trung chú ý tới phương diện nội dung

và tính khách thể của nó để xem nhân vật có ngoại hình, ngôn ngữ, tính cách

ra sao Họ đối chiếu nhân vật với hiện thực để xem nhà văn miêu tả có giống với nguyên mẫu thực tế hay không, vốn sống nhà văn giàu có nhường nào…

Trang 23

Điều đó dẫn đến việc nhiều khi người ta đồng nhất nhân vật văn học với con người có thật ngoài đời một cách phiến diện và đơn nhất Về sau, quan niệm nghệ thuật về con người dần thay đổi theo một hướng khác Nó hướng người

ta khám phá, phát hiện cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan, sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với nguyên mẫu ngoài đời Cách nhìn này về con người hướng đến sự đa chiều, phong phú

như nó vốn có ngoài đời Đã có một thời, câu thơ sau trong bài Tây Tiến

(Quang Dũng) bị đánh giá thấp vì cho là mang cái “mộng rớt tiểu tư sản”,

không phản ánh đúng khí thế của thời đại cả dân tộc đang dồn sức đánh giặc:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Nhưng càng ngày, người ta càng nhận ra rằng: viết như Quang Dũng mới là phản ánh đúng tâm hồn và vẻ đẹp của con người Giữa bom đạn ác liệt, nơi mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc, nếu không có những giấc

mơ hào hoa, bay bổng như thế để thăng bằng lại cảm xúc, làm sao họ có đủ sức lực mà bước tiếp? Hơn nữa, xuất thân là những chàng trai Hà thành thì nỗi nhớ quê của họ phải gắn với những cô gái thanh lịch, trẻ trung, tràn đầy sức sống như thế mới làm toát lên được vẻ độc đáo, riêng biệt của những người lính Thủ đô ngàn năm hoa lệ Bỏ qua quan niệm của nhà thơ về người lính trong cấu tứ của mỗi bài thơ, những người phê bình trước kia đã không thấy được sự đa dạng của hình tượng nghệ thuật khi viết về người thật

Lê Minh Khuê là nhà văn sinh ra trong thời kháng chiến chống Pháp, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ và có những trải nghiệm ở thời bình Các tác phẩm của bà vắt ngang giữa hai thời đại nên những biến đổi về quan niệm nghệ thuật về con người, cách nhìn nhận, đánh giá về con người là rất rõ ràng

Trang 24

Trước năm 1975, Lê Minh Khuê tập trung vào việc xây dựng hình

tượng những con người mang tầm thời đại Đó là con người tập thể, con

người cộng đồng mang lý tưởng và phẩm chất anh hùng cao đẹp Theo sát nhiệm vụ chính trị của thời đại, nhà văn thông qua con người để biểu hiện lịch

sử, con người trở thành phương tiện khám phá lịch sử Chiến tranh đặt ra vấn

đề sống còn của dân tộc, mọi quyền lợi, ứng xử phải nhìn theo quan điểm

“địch – ta”, sự thống nhất muôn người như một trở thành nguyên tắc tối thượng Mọi cá nhân đều hướng về cộng đồng, tự nguyện hòa tan trong cộng

đồng “Con đường giải quyết mọi bi kịch, mọi vướng mắc cá nhân là hướng

về cách mạng, về cộng đồng” [57] Đó là những chàng lái xe, những cô gái

thanh niên xung phong, những bác sĩ… rời ghế nhà trường để bước thẳng vào

cuộc chiến ác liệt Nho, Định, Thao (Những ngôi sao xa xôi)… là những cô

gái xung phong tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ Họ dũng cảm, luôn sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ Công việc phá bom của họ luôn đối mặt thường xuyên

với cái chết: “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng

hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa Nhưng nhất định sẽ nổ…” Mặc dù đã rất quen công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có

thể phải phá tới năm quả bom, nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách với thần

kinh cho đến từng cảm giác: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom Một

tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng Một dấu hiệu chẳng lành” Công việc ấy không hề đơn giản, đòi hỏi họ phải bình tĩnh,

dũng cảm, khôn ngoan, nhạy cảm và khéo léo Nhưng họ không hề chùn

Trang 25

bước Họ chính là những Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc ngoài đời

Họ đã góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc

Sau 1975, Lê Minh Khuê đi sâu vào miêu tả con người cá nhân, không

phải chỉ bằng một thứ ánh sáng vĩnh cửu mà cần soi chiếu con người bằng

nhiều thứ ánh sáng, từ nhiều phương diện khác nhau Với Lê Minh Khuê:

“Đáng ước mơ là thứ văn chương viết thật hay về mối quan hệ giữa những con người” [46] Nhà văn tâm niệm văn chương nghệ thuật phải viết trung

thực về con người, “thoát được cái gọi là chủ nghĩa tình cảm… tránh được

thói biện luận dài dòng và tránh cái nhìn thiển cận…” Người cầm bút phải

có cái nhìn khách quan và một quan niệm sâu sắc hơn về con người mới có

thể “nhìn được bí mật của tương lai”, mới “đạt đến sự giản dị và bí ẩn, mỗi

dòng chữ đều biểu hiện được trạng thái tâm hồn con người” [69, tr 351]

Với quan niệm mới mẻ ấy, nhà văn không ngại đi sâu vào miêu tả

những mặt trái của xã hội (Bi kịch nhỏ…), để tái hiện “thế giới của những

mưu mô chẳng những còn manh nha mà đang tác oai, tác quái tạo nên tấn thảm kịch nhân sinh” [13, tr.295] Tuy nhà văn đôi lúc đã quá tay trong việc

lựa chọn chi tiết, nhưng khi mà “Cái ác như nấm độc, như cỏ dại đang hủy

hoại cộng đồng, báo hiệu sự suy kiệt khủng khiếp về văn hóa, báo hiệu sự mất trắng về đạo đức truyền thống của một dân tộc” [44] thì đó chính là một cách

cảnh tỉnh về những gì đang diễn ra, đang mất đi, giúp con người ta sống tốt hơn

Trang 26

Chương 2 CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN

LÊ MINH KHUÊ 2.1 Những bức tranh cuộc sống

2.1.1 Những vấn đề của thời chiến

Chiến tranh là một trong những đề tài phổ biến nhất của văn học Việt Nam - một dân tộc có lịch sử bốn ngàn năm dựng và giữ nước

Văn học thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ là một bộ phận của sự

nghiệp cách mạng, được sáng tác dựa trên quan điểm: “Văn hóa nghệ thuật

cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” [65] Văn học

thời kỳ này tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ phục vụ chính trị, cổ vũ chiến

đấu, được sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Lê Minh Khuê tham gia thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước từ rất sớm, ngay sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông Là phóng viên mặt trận,

Lê Minh Khuê có mặt ở hầu khắp những điểm nóng bỏng nhất của cuộc chiến, chứng kiến tất cả những gì khốc liệt nhất và đau xót nhất của chiến tranh Hiện thực chiến tranh ngồn ngộn trong những trang viết của Lê Minh Khuê Nhà văn đã phản ánh một cách đầy đủ và trung thực không khí sôi sục,

nóng bỏng của cuộc chiến đấu và hình ảnh những con người anh dũng, quên mình xả thân cho Tổ quốc

Hàng loạt truyện ngắn lấy bối cảnh chiến tranh (Những ngôi sao xa xôi,

tập truyện Cao điểm mùa hạ…) đã tái hiện cuộc chiến tranh ác liệt, đầy hi sinh

gian khổ Dưới sức nóng của ngọn lửa chiến tranh vệ quốc, mọi toan tính, ươn

hèn, ích kỷ… đều tan biến đi nhường chỗ cho những “người đẹp nhất, thông

minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao

trên mũ” (Những ngôi sao xa xôi) Họ là những cô gái thanh niên xung phong

khi cận kề cái chết: “Tôi có nghĩ đến cái chết Nhưng một cái chết mờ nhạt,

Trang 27

không cụ thể Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm

cách nào để châm mìn lần thứ hai?” (Những ngôi sao xa xôi)

Họ là một thế hệ của những người trẻ tuổi, đa số là học sinh, sinh viên

tự nguyện rời ghế nhà trường bước thẳng vào cuộc chiến đấu và trở thành

“những người lái xe gan lì, dũng cảm, những người công binh đội mũ sắt,

những người pháo thủ da cháy đen…” (Bạn bè tôi) Họ ra mặt đường, lên cao

điểm, băng rừng, vượt suối, đội bom đạn mà đi với khao khát cao đẹp là cống hiến tuổi thanh xuân cho Tổ quốc mà sức trẻ vẫn nở tung ra, say sưa, tràn đầy

Trong truyện Con sáo nhỏ của tôi, Sim, Mua, Huy “trẻ trung, vô tư như ba

cậu học trò đầy những trò chơi bất ngờ ta thường gặp ở những phố huyện nào đấy” Sim mới mười bảy tuổi, cái tuổi “ham chơi, ham ngủ” với nhiều nét trẻ

trung, hồn nhiên, thậm chí hơi trẻ con Cô có bước chân “nhanh thoăn thoắt”,

“thích đi tìm những điều bí mật thú vị trong rừng, hoặc cầm súng, lội ngược

khe, bắn cá Lại thêm, đi đâu cô cũng mang theo một con sáo”, “Giường Sim mắc màn hẳn hoi, nhưng bỏ không Một bó hoa đã héo nằm trên cái khăn xanh Mấy cái thuyền gấp dở Một hộp sắt tây đựng đầy những hòn sỏi nhiều màu nhặt dưới suối” Nhưng chính cô gái có vẻ “trẻ con” ấy đã xung phong

làm một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, đối mặt với cái chết, đó là mang theo sắt

để hút từ trường về mình, chạy qua một bãi bom dài một cây số, trọng điểm

đánh phá của địch với “hàng ngàn trận bom của bọn Mỹ tưới lên rừng cây sự

hoang tàn, chết chóc”, tự biến mình thành “cục nam châm biết đi”, để phá nốt

những quả bom chưa nổ Hình ảnh một cô gái trẻ trung, đáng yêu như thế chạy thung thăng giữa bãi bom để làm nhiệm vụ như đang giỡn mặt thần chết khiến trái tim người đọc như bị bóp thắt lại vì đau đớn và cảm phục sự dũng cảm phi thường của cô

Họ dũng cảm chiến đấu và hy sinh quên mình với niềm mơ ước thật

bình dị: “Miên có mơ ước gì cao xa? Mọi thứ đều giản dị gần gũi đến nỗi

Trang 28

Miên mở to mắt, thấy nó ngay đây này Con sông Cầu, ngôi đình cổ phù sa ngập tới mái, mẹ và những việc làm yên tĩnh như cuộc sống đằng kia, sau

chiến tranh” (Cao điểm mùa hạ) Họ có một niềm tin mãnh liệt rằng: “Sau

chiến tranh, khi con đường chúng tôi bảo vệ đây sẽ rải nhựa phẳng lì, điện sẽ giăng dây vào rừng sâu và những nhà máy gỗ sẽ đêm ngày không ngủ… Ba

chúng tôi đều hiểu như vậy Hiểu và tin với một niềm tin mãnh liệt” (Những

ngôi sao xa xôi) Tuổi trẻ trong chiến tranh hiện diện dưới ngòi bút Lê Minh

Khuê giản dị, hồn nhiên đến trong suốt Dù nhân vật có thể mang đôi nét tính cách riêng nhưng điều mà nhà văn muốn khắc sâu là gương mặt tinh thần chung, nét giống nhau làm nên vẻ đẹp phẩm chất của cộng đồng Những con

người ấy đã tạc nên dáng vóc của một thế hệ “xoay trần đánh giặc” Đọc

những truyện ngắn như vậy, độc giả thêm yêu quý những con người trẻ tuổi

đã sống, đã cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân, thêm tự hào về một thế hệ

từng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và để lại một lần nữa hiểu hơn về sức

mạnh làm nên chiến thắng của toàn dân tộc

2.1.2 Những vấn đề của thời hậu chiến

Sau 1975, đất nước bước vào thời kỳ hòa bình và đổi mới Khi thời thế

đã có những thay đổi dữ dội, “con người như bị choáng bởi những đảo lộn

trong đời sống từ chiến tranh sang hòa bình, từ hi sinh sang hưởng thụ, từ gắn bó với cộng đồng tới ý thức về cá nhân” [92], Lê Minh Khuê không thể

không băn khoăn, day dứt, thậm chí có lúc thảng thốt trước thực trạng tinh thần của đời sống xã hội sau chiến tranh đang xấu đi rõ rệt Từ đề tài chiến tranh, Lê Minh Khuê chuyển sang đề tài đời tư, thế sự Nhà văn Hồ Anh Thái

nhận định rất đúng rằng: “Cái lãng mạn tuổi trẻ và lãng mạn chiến sĩ hao hụt

dần Nỗi ưu tư ngày một đậm hơn trong tác phẩm của Lê Minh Khuê Manh

nha từ tập truyện đầu tiên, Cao điểm mùa hạ, man mác trong tập Đoạn kết, sôi sục trong Một chiều xa thành phố, rồi dâng trào trong Bi kịch nhỏ và

Trang 29

Trong làn gió heo may Nỗi day trở thường xuyên của lương tâm trước sự sa

sút của nhân tính, của lòng vị tha trước sự gia tăng của cái ác, cái đạo đức giả Người ta lắng thấy trong những tác phẩm dữ dội đó nỗi chua xót, nỗi đau, nỗi tiếc thương những giá trị đang bị xói mòn, đang dần mất Lắng nghe

kỹ hơn thì nghe được cả những ao ước không cất thành lời…” Đó cũng là

khuynh hướng chủ đạo của văn học đương đại Việt Nam, chủ yếu đi vào khai thác những vấn đề liên quan đến đời sống của con người trong xã hội hiện đại

Đây được coi là mảnh đất màu mỡ cho các nhà văn đi vào “cày xới” với

những mảng đề tài phong phú, đa dạng… G.N.Pospelop khi phân chia các thể loại văn học theo tính nội dung loại hình đã đưa ra ba kiểu loại chính: thể loại lịch sử dân tộc (sử thi), thể loại đạo đức thế sự và thể loại đời tư Theo nhà nghiên cứu này, thể loại đạo đức thế sự xuất hiện khi dân tộc thống nhất, phân hóa thành các tầng lớp khác biệt nhau hoặc đối lập với nhau về quyền lợi, lối sống Mô típ thường gặp là keo kiệt, tham lam, giả dối, tham vàng bỏ nghĩa, lật lọng, cướp công, cậy thế, nịnh bợ… với giọng điệu chính thường là tố cáo, cảm thán, châm biếm, chế giễu Còn thể loại đời tư thể hiện sự hình thành và phát triển của nhân cách, cá tính con người Con người được đánh giá theo giá trị tự thân của nó: sắc đẹp, cá tính, tình yêu, hạnh phúc, tâm hồn… Với những

mô típ như tình yêu, sự chờ đợi, lòng chung thủy, sự bội bạc, lầm lỡ, hối hận,

sự đam mê, lòng đố kỵ bằng giọng điệu giãi bày, đồng cảm, tự trào, thương cảm…[86, tr.15]

Đối chiếu lý thuyết này vào sáng tác truyện ngắn của Lê Minh Khuê, chúng ta thấy có những điểm tương đồng Chiến tranh đi qua, con người phải đối diện với thực tại xã hội thời hậu chiến im tiếng súng nhưng đầy rẫy những

khuyết tật, lầm lỗi, xấu xa… Con người trở nên cô đơn hơn bao giờ hết trong cái tẻ buồn của thói vô cảm, những hành vi ích kỷ, ti tiện, tàn nhẫn đang lộ diện Ở mảng sáng tác này, nhà văn đi sâu vào hiện thực ngổn ngang,

Trang 30

bề bộn, phong phú, phức tạp, mà ở đó sự phân cực giữa đạo đức và phi đạo đức, nhân cách và phi nhân cách, thiện và ác, ánh sáng và bóng tối, trung thực ngay thẳng và lèo lá cơ hội, trí tuệ sáng suốt và bản năng mù quáng… giao

tranh quyết liệt Truyện Máu hồ vẽ ra một thế giới của “yêu quái” Thiên

nhiên thì bị tàn phá để xây khu du lịch, bỗng dưng xuất hiện “rắn hai đầu, cá

bơi ngược phía đuôi, con thằn lằn nước đội vương miện phát sáng như dạ quang…” Thế giới con người còn đáng sợ hơn Bố con Lài thì “dữ như chó sói”, dì ghẻ nó thì “nhúm một nhúm tro bếp rắc vào nồi cháo nấu cho con Lủng đang ốm Nó bỏ kim khâu vào bát mì cho con Lài ăn” Cuộc sống đồi

bại, đen tối, nhơ nhớp tạo ra những kẻ bệnh hoạn Hình ảnh của gã đàn ông

“không có rốn”, “không có dấu hiệu đây là điểm nối giữa hài nhi trong bụng

mẹ với nó” chính là hình ảnh thật đáng sợ của con người Con người bị biến

dạng, đang đứng giữa ranh giới mong manh giữa phần “con” và phần

“người” Con người quái dị, sản phẩm của cuộc sống đồi trụy đang đe dọa

cuộc sống của những con người “đích thực” như Lài, Lủng- đứa em “trong

như sương” của Lài Liệu những con người thánh thiện ấy có thể tồn tại? Hay

để tồn tại được trong một thế giới “đầy vi trùng, đầy si đa” như thế, họ lại phải biến dạng đi: “Nhìn cái mặt trong trắng của em con Lài thấy như trêu

ngươi Chả nhẽ lấy nhọ nồi bôi lên mặt cho nó lem nhem giống mọi thứ Có thế quỷ mới không trêu!” Đó phải chăng là nỗi băn khoăn, day dứt, nỗi ám

ảnh lớn của nhà văn?

Hơn thế, ngòi bút tỉnh táo, sắc lạnh của Lê Minh Khuê đã mạnh dạn tấn công vào mặt trái của cuộc sống, những mảng khuất lấp chưa từng được nói

tới; một hiện thực “nháo nhào, điên loạn, đầy rác rưởi và cặn bã” Ở đó,

“Chúng ta nhìn thấy rõ hằng ngày là cái ác đang kéo cộng đồng quay lại cuộc sống bầy đàn thú tính mạnh hơn nhân tính và ai cũng cố tỏ ra mạnh hơn

đồng loại bằng cái ác” [44] Ông Tuyên trong Bi kịch nhỏ vì khát khao

Trang 31

quyền lực, mưu cầu địa vị bản thân đã sẵn sàng bỏ rơi vợ con trong cảnh hoạn

nạn để “lặn mất hút”, để ngoi lên vị trí chót vót trong nấc thang danh vọng,

trở thành một cán bộ cao cấp cỡ bộ trưởng, bí thư tỉnh ủy một thành phố lớn thứ nhì miền Bắc Bàn tay ông đã nhuốm đầy tội lỗi, gây nên bao cái chết cho

những người dân vô tội, “những thân phận mong manh, không có gì che chở”

Thời chống Mỹ, ông thản nhiên ra lệnh cho cả nghìn người đi lấp hố bom giữa ban ngày, phơi mình cho máy bay giặc sát hại Đến thời bình, ông ra lệnh làm thủy lợi trên một vùng đất sụt lở, làm 186 người thiệt mạng… Nhưng rồi con người ấy cũng phải trả giá cho tội ác của mình Ông đã đẩy hai đứa con của mình vào tội loạn luân, để rồi đứa con trai trong sáng, tốt bụng đã phải chọn cho mình kết thúc thật bi đát là tìm đến cái chết như một sự giải thoát Kết cục nhân quả “đời cha ăn mặn đời con khát nước” như là một đòn

đánh của số phận và bi kịch và sự trừng phạt dường như “chưa thể chấm dứt

sau cái chết”

Truyện ngắn Lê Minh Khuê không đơn thuần chỉ phản ánh hiện thực

mà còn là thông điệp nhằm cảnh tỉnh lương tâm, những gì là nhân bản trong mỗi con người, giúp con người sống tốt hơn, ý nghĩa hơn Truyện ngắn Lê Minh Khuê khiến ta phải suy nghĩ thật nhiều, suy nghĩ để hiểu và thích thú

khi đã hiểu được những gì nhà văn muốn nói “Sự lớn lao của truyện ngắn

hiện đại là ở chỗ nó không tìm kiếm sự tuyệt hảo, sự kết thúc trong yên tĩnh và

cố tình làm dịu êm số phận truyện ngắn không sát hạch hiện thực mà là khảo sát cuộc sống, mà cuộc sống lại không phải là những gì diễn ra, cuộc sống là những vùng đất của những khả năng của con người, là tất cả những gì con người có thể trở thành, tất cả những gì nó có thể là nó” [69, tr.295] Hiện

diện trong truyện ngắn Lê Minh Khuê là một xã hội với rất nhiều gương mặt, nhiều cuộc đời với trạng thái tinh thần, tình cảm phức tạp, những quan niệm đạo đức bị xuống cấp, biến dạng, bên cạnh đó vẫn còn lại những tấm lòng,

Trang 32

những nhân cách thủy chung Đó chính là dự báo về một thực trạng xã hội không ổn định, mong manh giữa các giá trị đối lập

2.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê

2.2.1 Khái niệm nhân vật và phân loại nhân vật

“Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là

con người” (Nguyễn Minh Châu) Vấn đề con người bao giờ cũng là vấn đề

trung tâm của một nền, một giai đoạn văn học Mỗi thời đại văn học lại có một quan niệm riêng về con người Vì thế, quan niệm con người sẽ là một trong những vấn đề cơ bản khi xét đến thế giới nghệ thuật của bất cứ nhà văn nào Trong tác phẩm cụ thể, quan niệm ấy được nhà văn gửi gắm vào thế giới nhân vật

Trong tiếng Hy Lạp cổ, “nhân vật” (đọc là persona) lúc đầu mang ý

nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu Theo thời gian, chúng ta đã

sử dụng thuật ngữ này với tần số nhiều, thường xuyên nhất để chỉ đối tượng

mà văn học miêu tả và thể hiện trong tác phẩm Nhân vật là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng M.Gorki có lần

khuyên một nhà văn trẻ: “Anh hãy bỏ nghề viết đi Đấy không phải là việc

của anh, có thể thấy rõ như thế Anh hoàn toàn không có khả năng miêu tả con người cho sinh động, mà đấy lại là điều chủ yếu” [100, tr.6] Như vậy,

nhân vật là phương diện quan trọng thể hiện khả năng chiếm lĩnh thế giới, lý tưởng thẩm mỹ, tài năng nghệ thuật, cá tính sáng tạo và đánh dấu sự trưởng thành của nhà văn trong quá trình sáng tác

Hiểu theo nghĩa rộng, “nhân vật” là khái niệm không chỉ dùng trong

văn chương mà còn ở nhiều lĩnh vực khác Theo bộ Từ điển tiếng Việt của

Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì nhân vật là khái niệm được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học Thứ hai, đó là người có một

Trang 33

vai trò nhất định trong xã hội, đời sống nghệ thuật lẫn đời sống sinh hoạt hằng ngày… Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập

tới khái niệm nhân vật theo nghĩa thứ nhất mà bộ Từ điển Tiếng Việt định

nghĩa, tức là nhân vật trong tác phẩm văn chương

Trước nay, văn học đã tồn tại nhiều cách định nghĩa về nhân vật Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ xin dẫn ra một số quan niệm về vấn đề này như sau:

Giáo trình Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên cho rằng: “Nhân

vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học… Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh, Thúy Kiều, Kim Trọng… Đó là những nhân vật không tên như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều… Đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người… Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra” [84, tr.61- 62]

Giáo trình Lí luận văn học do Giáo sư Hà Minh Đức chủ biên nêu khái niệm như sau: “Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang

tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách, v.v…” [21, tr.159]

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nhân vật văn học là “con người cụ thể

được miêu tả trong tác phẩm văn học” [25, tr.198] “Thực ra, khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người” [21, tr.159] Như

Trang 34

vậy, dù miêu tả thần linh, ma quỷ miêu tả đồ vật, hoặc giản đơn là miêu tả các con vật, văn học đều thể hiện con người

Nói tóm lại, các nhà nghiên cứu lí luận bằng cách này hay cách khác, khi định nghĩa nhân vật văn học, vẫn căn bản gặp nhau ở những nội hàm không thể thiếu của khái niệm này: Thứ nhất, nó phải là đối tượng mà văn học miêu tả Thứ hai, đó là những con người hoặc con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng manglinh hồn con người, là hình ảnh ẩn dụ về con người Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có tính cách điệu so với đời sống hiện thực bởi

nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ

Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật Đó không phải là sự sao chụp đầy

đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…

Các loại hình nhân vật rất đa dạng Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm, nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều trong tác phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tập trung đề tài, chủ đề và

tư tưởng tác phẩm Nhân vật phụ có thể chỉ xuất hiện thoáng qua, góp phần làm nổi bật nhân vật chính Dựa vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt

lý tưởng của nhà văn, nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính diện

và nhân vật phản diện Dựa vào thể loại văn học, ta có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch Dựa vào cấu trúc hình tượng, ta có nhân vật chức năng (hay mặt nạ), nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng…

2.2.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê

Mỗi nhà văn lại có một thế giới nhân vật riêng Nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam thường là những lớp người nghèo (tiểu tư sản, thị dân

Trang 35

nghèo, nông dân…), đời sống cơ cực, bế tắc, tương lai mù mịt Ông viết về họ với một niềm xót thương sâu sắc và một nỗi buồn mênh mông Những nhân vật của ông thường được đặt, hoặc trong khung cảnh của một phố huyện tiêu điều, xơ xác ngày xưa, hoặc trong môi trường tối tăm, thê thảm của những xóm nghèo nơi ngoại ô Hà Nội Nguyễn Công Hoan đã xây dựng thành công kiểu nhân vật loại hình, tức là nhân vật có cá tính nhưng toàn bộ sự kiện, biến

cố tác phẩm đều nhằm phản ánh tính cách, đạo đức của một loại người nhất

định Huyện Hinh trong Đồng hào có ma là tên quan “ăn bẩn” ghê tởm Mọi

chi tiết trong tác phẩm đều nói lên điều ấy Nam Cao lại có sở trường viết về những người trí thức tiểu tư sản và người nông dân Họ rơi vào thảm cảnh sống mòn, bị xói mòn về nhân phẩm, thâm chí bị hủy hoại cả nhân tính Từ

đó, nhà văn đi sâu khám phá và khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính Gần đây, đọc Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta thấy nhân vật của ông thường đau đớn vật vã với số

phận, phải cố sức vươn lên trong hoàn cảnh không thuận lợi (Không có vua,

Những người thợ xẻ,…) Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

phần lớn là những người dị biệt (Lão Khúng trong Khách ở quê ra, Quỳ trong

Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, vợ chồng người đàn bà trong Chiếc thuyền ngoài xa…)

Thế giới nhân vật truyện ngắn Lê Minh Khuê rất phong phú và độc đáo Qua mỗi chặng sáng tác, nhân vật của bà ngày càng đa dạng hơn Ta khó găp kiểu nhân vật loại hình trong truyện Lê Minh Khuê Mỗi nhân vật trong truyện Lê Minh Khuê tồn tại như một thế giới, có đời sống riêng, có sự vận động tính cách đầy bất ngờ Con người hiện lên thật đa diện trong những hoàn cảnh khác nhau như một “tổng hòa các quan hệ xã hội” Ở đó, con người không đơn thuần là xấu hoặc tốt, cũng không đại diện riêng cho môt kiểu người nào mà phức tạp, đa chiều như vốn có Nó là sự đan xen giữa xấu - tốt,

Trang 36

sáng - tối, lý trí - bản năng… Khảo sát truyện ngắn Lê Minh Khuê dựa trên những đặc điểm nổi bật, luận văn phân chia nhân vật trong sáng tác của bà thành các loại sau:

2.2.2.1 Nhân vật lý tưởng

Kiểu nhân vật lý tưởng ra đời gắn liền với sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn trong văn học thế giới vào cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX Kiểu nhân vật này đã làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như: V.Huygô, A.Muytxê, G.Xang… Những nhà văn theo khuynh hướng này thường tạo ra những con người cô đơn xung đột với môi trường xung quanh, một khát vọng

tự do cá nhân vô hạn tách biệt hoàn toàn với xã hội, dẫn tới sự thích thú với những tình cảm mạnh mẽ, những tương phản gay gắt, những vận động bí ẩn tối tăm của tâm hồn… Ở Việt Nam, nhân vật lý tưởng xuất hiện đầu tiên trong các sáng tác của Tự lực văn đoàn giai đoạn 1930-1945 với kiểu nhân vật chạy theo khát vọng tự do và những lý tưởng mơ hồ Văn học cách mạng Việt Nam 1945-1975 đã tạo được những nhân vật lý tưởng mới Họ cũng là những con người được đặt cao hơn hoàn cảnh song không phải là những cá nhân tách biệt với xung quanh Mọi suy nghĩ, hành động ở họ đều tập trung thể hiện một

lý tưởng tích cực, duy nhất: lý tưởng cách mạng, yêu nước, yêu chủ nghiã xã hội Họ được xây dựng bằng bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn, thiên về khẳng định, ngợi ca, với giọng điệu hào hùng Nhân vật được đặt trong những

“vận hội lớn và thách thức lớn” mà trực tiếp nhất là hai cuộc chiến tranh ái quốc Nhân vật lý tưởng không còn là những con người với nỗi đau khổ tủi nhục, những kiếp người bé nhỏ vật vã trong cuộc đời cũ mà là những gương

mặt mới Nói như nhà văn Nguyên Hồng: “Đọc truyện của anh em bây giờ tôi

chú ý đến bộ mặt con người Việt Nam thì thấy nó giàu có một cách lạ lùng Con người ấy khỏe khoắn, trẻ trung Con người ấy trong văn học trước Cách mạng hầu như không có Nhân vật trong truyện trước Cách mạng già khượt,

Trang 37

thiếu hơi thở Còn nhân vật hiện nay rõ ràng là có da thịt, có tâm hồn, tầm

vóc lớn” [70, tr.68]

Đây là kiểu nhân vật trung tâm của truyện ngắn Lê Minh Khuê giai đoạn trước 1975 Những con người này luôn giữ được lý tưởng và phẩm chất tốt đẹp của mình từ đầu đến cuối tác phẩm, hoàn toàn không bị thay đổi trong môi trường, trái lại, họ đẹp hơn trong hoàn cảnh thử thách Họ luôn mang trong mình niềm tin vững chắc, sự lạc quan và bản chất anh hùng cách mạng

Do yêu cầu lịch sử, con người giai đoạn này được ưu tiên khám phá ở phương diện lịch sử, cộng đồng, ở tư cách công dân, ở phương diện con người chính trị, được đặt giữa dòng chảy lịch sử và những biến cố của đời sống xã hội như nhà thơ Xuân Diệu từng khái quát:

Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu, Tôi sống với cuộc đời chiến đấu Của triệu người yêu dấu gian lao

(Những đêm hành quân)

Họ là những nhân vật mang lý tưởng cao cả, con người quên “cái tôi” riêng, hy sinh cho “cái chung” một cách thanh thản, nhẹ nhõm Họ có nhiều

khát vọng cống hiến, ít nhu cầu hưởng thụ Nếu diễn đạt theo M Bakhtin thì

đó là quan niệm con người kiểu sử thi, ở đó, con người luôn “khoác bộ áo xã

hội”, luôn “trùng khít với địa vị xã hội của mình”, “nó là con người đơn trị,

dễ hiểu, đẹp đến mức hoàn hảo, thánh thiện”

Trước tiên, nhân vật lý tưởng luôn được đặt trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, đầy thử thách Tạo ra hoàn cảnh ấy, nhà văn có thể xem xét

cách hành động, suy nghĩ của nhân vật, từ đó mà làm nổi bật tính cách nhân vật Thông thường, trong những tình huống như thế, các nhân vật không mấy khó khăn khi lựa chọn cho mình một con đường theo lý tưởng cách mạng và

Trang 38

chân lý thời đại Nhân vật Thi trong truyện Anh kỹ sư dạo trước là một cô gái

công binh trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa vô cùng dũng cảm Ở cái tuổi hai mươi phơi phới, cô và đồng đội phải sống, chiến đấu trong hoàn cảnh

rất khắc nghiệt và nguy hiểm: “Rồi mùa đông Cái giá buốt Trường Sơn làm

bàn tay cứng như gỗ, vô tri giác Cả đêm ở ngoài đường Phải nắm tay lại, chạy, nhảy, đấm đá một hồi mới cầm nổi cái xẻng Những đêm đó, thở thấy hơi trắng bạc, hai mi mắt lạnh cứng lại” Chiến đấu ở đèo “Sụm Lưng”, nơi

“không còn cây nữa Chỉ có đất đỏ, đá nứt nẻ quăng từ đỉnh núi xuống, các

anh lái xe lên đèo, không bao giờ dám bật đèn ngay cả ngọn đèn gầm nhỏ như quả ớt Các anh lên đấy, phải cúi rạp xuống, mắt mũi dán hết vào kính xe nhìn xe nhìn đường, “đánh hơi” đường”; vậy mà những cô gái bé nhỏ “dầm mình trong đất quánh như bùn, đội khăn trắng lên đầu, đứng làm cọc tiêu sống cho các anh thấy lối mà lái xe qua Người lái xe cũng mỏi lưng, người đứng dưới đường cũng mỏi rã cả xương… Hôm thì chập tối Hôm thì gần sáng Bom B.52 rầm rầm, muốn xé quả đất ra từng mảnh vụn” Thi và đồng

đội vẫn đội mưa bom bão đạn hằng ngày để bám trụ mặt đường, sửa đường cho những chuyến xe ra tiền tuyến Trong lần đi cùng Nguyên, anh kỹ sư cầu đường người Hà Nội vào chiến trường công tác, bất ngờ máy bay Mỹ oanh tạc, đoàn xe bị cháy, mọi người phải xuống xe tìm chỗ nấp, Thi đẩy Nguyên vào trong cái lõm đất ở bờ ta luy, còn mình thì đứng ở ngoài để che bom Hành động dũng cảm và cao thượng ấy không phải vì tình yêu chớm nở cô

dành cho Nguyên mà cô nghĩ anh cần cho công việc “vẽ sơ đồ những con

Trang 39

người như một Ở họ, lý tưởng sống ấy mạnh mẽ, không gì lay chuyển Hàng

loạt tác phẩm của Lê Minh Khuê như: Cao điểm mùa hạ, Những ngôi sao xa

xôi, Con trai của những người chiến sĩ,… xuất hiện những con người trẻ

trung, hồn nhiên, có niềm tin bất diệt vào ngày mai tươi sáng, kiên định với

con đường đã chọn Trong truyện Bạn bè tôi, suy tư của những cô gái lái xe

hậu cần có lẽ là suy nghĩ chung của một thế hệ: “Chiến tranh Bạn bè tôi đã

đem tuổi thanh xuân đời mình, như trân trọng cầm trên tay một trái cây đang

độ ngọt ngào, đặt vào nơi cần thiết nhất Gian khổ không lường hết được Nhưng bảo chúng tôi hãy thôi đi, quay về, ôm lấy một vài ngày nhàn nhã, đứa

nào, đứa nào trong chúng tôi chịu?” Phương Định (Những ngôi sao xa xôi)

cũng có những suy nghĩ tràn đầy ánh sáng lý tưởng thời đại “Thực tình trong

suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ” Không chỉ miêu tả

lý tưởng sống của con người trong thời chiến, nhà văn còn tập trung nói về lý tưởng và nhiệt huyết của họ trong thời bình Chiến tranh kết thúc, những con người ấy buông súng trở lại với công cuộc dựng xây với bao khó khăn, bề bộn

của đất nước Nhân vật Mỹ (Miền quê) không phải không có những lúc đối

mặt với những ý nghĩ “tầm thường”, “xấu xa” của con người cá nhân trỗi dậy

Nhưng rồi, anh tự đấu tranh với chính mình để đi đến một lý tưởng sống mới :

“Cuộc sống còn dài phía trước và còn biết bao nhiêu việc làm Mình phải

thành công ở cuộc sống, ở công việc sắp tới này” bằng “danh dự” và lý tưởng

của người lính

Nhân vật truyện ngắn Lê Minh Khuê là những con người có nhiều mơ

ước Nho, Thao, Phương Định (Những ngôi sao xa xôi), dù trong hoàn cảnh

khốc liệt, vẫn không thôi mơ mộng, dễ xúc cảm, dễ vui mà cũng dễ trầm tư Nho thích thêu thùa Chị Thao có đến ba quyển sổ dày chép bài hát, chị hay

hát, dù “Nhạc sai bét, còn giọng thì chua, chị không hát trôi chảy được bài

Trang 40

nào” Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát: “Bây giờ là buổi trưa Im ắng lạ Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát Tôi mê hát Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình”; “Tôi thích nhiều bài Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng Thích Ca- chiu-sa của Hồng quân Liên Xô Thích bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh…” Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm Thích nhiều” Những khoảng lặng ở giữa những trận bom, ba cô gái lại hồi

tưởng về quê, về mẹ và mơ ước về một tương lai tươi sáng Nho muốn “sẽ xin

vào một nhà máy thủy điện lớn” làm thợ hàn hay một cầu thủ bóng chuyền

của nhà máy Thao “ muốn làm y sĩ Chồng chị sẽ là một anh bộ đội đeo quân

hàm đại úy, hay đi xa và có râu quai nón” Còn Phương Định thì “ước muốn nhiều”, và dù làm gì đi nữa thì “Tất cả, đều là hạnh phúc Tôi sẽ hăng say và sáng tạo, như những ngày này, trên cao điểm của chúng tôi, nơi ra đời những

ước mơ và khao khát” Trong Cao điểm mùa hạ, nhân vật Miên ước mơ khi

hết chiến tranh sẽ “đến làm y tá ở trạm xá xã bên kia sông… Tối, Miên sẽ về

nhà ăn cơm, và gội đầu sẽ có lá hương nhu cho thêm hoa bưởi Mùa đông sẽ lại được rúc vào với mẹ, ôm ngang người mẹ” Những kỷ niệm, khao khát ấy

như một dòng suối tươi mát chảy trong tâm hồn họ, làm dịu đi cái căng thẳng, khốc liệt của chiến trường, để ngày mai, họ đủ sức ra trận, bước vào cuộc chiến sinh tử với kẻ thù Đồng thời, ước mơ về một ngày mai tươi sáng, về hòa bình và hạnh phúc đời thường cũng là một biểu hiện sinh động của lý tưởng - lý tưởng hướng về tương lai

Tình yêu cá nhân của nhân vật lý tưởng hòa chung với tình yêu Tổ quốc Do nhân vật được đặt giữa dòng chảy lịch sử và những biến cố của đời

sống xã hội nên đời sống riêng tư của con người hòa nhập vào đời sống lịch

Ngày đăng: 04/09/2015, 11:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w