Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 114 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
114
Dung lượng
1,09 MB
Nội dung
Bộ giáo dục và đào tạo Tr-ờng đại học s- phạm hà nội 2 Vũ hà xuyên Thế giới nghệ thuật trong nghìn lẻ một đêm Và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học luận văn thạc sĩ khoa HC GIO DC Hà Nội, 2014 Bộ giáo dục và đào tạo Tr-ờng đại học s- phạm hà nội 2 Vũ hà xuyên Thế giới nghệ thuật trong nghìn lẻ một đêm Và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học luận văn thạc sĩ khoa HC GIO DC CHUYÊN NGàNH: GIáO DụC HọC (BậC TIểU HọC) Mã số: 60 14 01 01 Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Bích Dung Hà Nội, 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô giáo, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Bích Dung, người đã tận tình hướng dẫn đầy hiệu quả, thường xuyên dành cho tôi sự chỉ bảo, giúp đỡ và động viên giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo, các thầy cô giáo, cán bộ nhân viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo của trường Tiểu học Nghĩa Tân - Cầu Giấy - Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn này. Hà Nội, ngày 15/12/2014 Tác giả Vũ Hà Xuyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Vũ Hà Xuyên MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 2.1 Khảo sát văn bản Nghìn lẻ một đêm 2 2.2 Tình hình nghiên cứu tác phẩm Nghìn lẻ một đêm 4 3.Giới thuyết khái niệm 8 3.1 Thế giới nhân vật 8 3.2 Thế giới nghệ thuật. 9 4. Mục đích nghiên cứu 10 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 6. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 10 6.1 Đối tượng nghiên cứu 10 6.2 Phạm vi khảo sát 10 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 10 8. Dự kiến đóng góp mới của đề tài 11 9. Cấu trúc của luận văn 11 NỘI DUNG 12 CHƢƠNG 1 12 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM 12 1.1 Nhân vật con người 13 1.1.1 Nhân vật bi kịch 18 1.1.2 Nhân vật hạnh phúc 21 1.1.3 Nhân vật lý trí 24 1.1.2 Nhân vật mang lốt 26 1.3 Nhân vật thần thánh 28 1.4 Nhân vật loài vật 31 1.5 Tiểu kết 33 CHƢƠNG 2 35 KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT CỦA NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM 35 2.1 Không gian nghệ thuật trong Nghìn lẻ một đêm 35 2.1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật 35 2.1.2 Không gian nghệ thuật trong Nghìn lẻ một đêm 37 2.2. Thời gian nghệ thuật trong Nghìn lẻ một đêm 55 2.2.1 Khái niệm thời gian nghệ thuật 55 2.2.2 Thời gian nghệ thuật trong Nghìn lẻ một đêm 58 2.3 Tiểu kết 67 CHƢƠNG 3 69 NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM TRONG CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT 69 VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC 69 3.1. Nghìn lẻ một đêm trong chƣơng trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học. 69 3.1.1Bảng khảo sát và nhận xét: 69 3.1.2 Việc giảng dạy Nghìn lẻ một đêm trong phân môn kể chuyện. 69 3.1.3 Thiết kế giáo án 75 3.2 Ý nghĩa giáo dục của Nghìn lẻ một đêm với học sinh tiểu học: 87 3.2.1 Giáo dục nhận thức và tình cảm 87 3.2.2 Giáo dục thẩm mỹ 92 3.3 Tiểu kết 97 KẾT LUẬN 99 1 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Xã hội không ngừng vận động và văn học là một trong những nguồn mạch lớn chảy liên tục,mạnh mẽ cùng với sự vận động của xã hội và lịch sử loài người. Với tư cách là một hình thái, một loại hình nghệ thuật, văn học làm phong phú hơn hiểu biết của con người, góp phần hình thành nhân cách, đúng như Marxim Gorki đã từng nói “ Văn học là nhân học”. Ở Việt Nam, văn học nước ngoài cũng được rất nhiều người yêu thích và dành sự quan tâm đặc biệt.Văn học dân giannước ngoài bao gồm nhiều thể loại như: truyền thuyết, sử thi, thần thoại, cổ tích Các thể loại ấy được quy tụ trong một bộ sưu tập đồ sộ - bộ truyện Nghìn lẻ một đêm, đúng như tác giả Trần Thị Hồng Vân đã nói Trong Tạp chí văn học số 11 Về nguồn gốc truyện kể Nghìn lẻ một đêm “ Đứng đầu những tác phẩm văn học dân gian đó là kiệt tác Nghìn lẻ một đêm – bộ sưu tập đồ sộ các thể loại truyện kể khác nhau, từ truyện cổ tích đến thần thoại, truyện ngụ ngôn, truyện ngắn, truyện vừa tâm lý xã hội đến sử thi anh hùng ca…” [26 ,tr 61] Nghìn lẻ một đêm là một tác phẩm vĩ đại bậc nhất của nền văn học Ả Rập,được nhiều người kể chuyện trau truốt, tuyển lựa những cốt truyện hấp dẫn nhất và truyền bá qua nhiều thế kỷ.Nghìn lẻ một đêm lần đầu tiên được giới thiệu với Châu Âu rồi từ đó phổ cập rộng khắp toàn thế giới là nhờ công lao của một học giả người Pháp, Antoine Galland. Sức lôi cuốn, hấp dẫn của Nghìn lẻ một đêm nằm ở cốt truyện ly kỳ, tình tiết bất ngờ, thể hiện một sức tưởng tượng phong phú đáng kinh ngạc với cái thực tại rộng lớn lạ thường, được đông đảo tầng lớp xã hội mọi lứa tuổi yêu thích: 2 Thiếu nhi thích xem để biết câu chuyện rồi sẽ ra sao.Người già tìm đọc không chỉ để sống lại tuổi thơ của mình mà còn để suy ngẫm về cuộc đời, về triết lý bao hàm trong truyện… Những câu chuyện trong Nghìn lẻ một đêm phản ánh nguyện vọng và ước mơ của quần chúng nhân dân trong xã hội bị áp bức, đè nén. Họ luôn luôn mong muốn được sống trong cảnh thái bình yên vui, được gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, ấm no. Nhiều truyện phản ánh bản chất tốt đẹp của nhân dân lao động cần cù, chăm chỉ, kiên cường, dũng cảm và thông minh tài trí, giàu lòng thương người đồng thời vạch trần bản chất tàn ác của bọn vua chúa, quan lại, phú thương, phù thủy, thể hiện chân lý thiện thắng ác, chính thắng tà, ở hiền gặp lành và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Là giáo viên Tiểu học, là người hàng ngày tiếp xúc với các em ở lứa tuổi tiểu học và hiểu được tâm lý trẻ thơ, chúng tôi thấy các em thường thích nghe kể những câu chuyện cổ tích, thần thoại, các câu chuyện mang tính thần kỳ, phiêu lưu.Vì vậy, ngoài mong muốn cung cấp cho các em những tri thức cơ bản sau mỗi tiết học, bài học,chúngtôi còn muốn giúp các em hoàn thiện nhân cách, khơi dậy trong các em tình yêu với cái đẹp, hướng tới những giá trị chân – thiện - mỹ. Những bài học rút ra từ những câu chuyện trong Nghìn lẻ một đêm được tuyển chọn trong chương trình Sách giáo khoa Tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thiếu nhi. Đó là những lý do để chúng tôi quyết định chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong Nghìn lẻ một đêm và ý nghĩa giáo dục với học sinh Tiểu học cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Lịch sử vấn đề 2.1Khảo sát văn bản Nghìn lẻ một đêm Trong kho tàng văn hóa nhân loại, Nghìn lẻ một đêm là tập truyện dân gian đồ sộ và nổi tiếng của nhân dân Ả Rập, có nguồn gốc lâu đời trên xứ sở của các 3 hoàng đế Arập cổ đại và được bổ sung qua nhiều thế kỷ bằng kho tàng truyện cổ dân gian các nước trong hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, được lưu truyền rộng rãi ở Iran, Iraq, Ai Cập, Ethiopia,… sau đó phổ biến khắp Trung Đông. Không thể xác định được ai là tác giả của những truyện được kể trong Nghìn lẻ một đêm, vì đây chỉ là sự góp nhặt của những truyện tình, truyện phiêu lưu hay truyện thần thoại mà nhiều người truyền tụng. Rất có thể vào năm 1450, một nhà kể chuyện chuyên nghiệp xứ Ba Tư đã chép lại những truyện này và sắp đặt dưới hình thức mà chúng ta thấy ngày nay. Bộ truyện này do nhà Đông phương học Antoine Galland dịch chuyển từ tiếng Ả rập sang tiếng Pháp và cho xuất bản gồm 36 phần của tập đầu tiên năm 1704, được gửi tặng cho hầu tước phu nhân coi như “ một món quà nhỏ”. Và trong 4 năm từ 1704 đến 1708, 12 tập lần lượt ra đời. Nhắc đến Nghìn lẻ một đêm người ta không thể không biết đến sự thành công của bộ truyện này, từ năm 1704 – 1782, trong vòng bảy mươi tám năm, bản dịch của Antoine Galland được in lại hơn bảy mươi lần trong những điều kiện của thời bấy giờ, với phương tiện ấn loát thô sơ, tỉ lệ người biết đọc, biết viết chưa cao. Từ bản dịch của Antoine Galland, Nghìn lẻ một đêm được dịch ra nhiều thứ tiếng và xuất hiện ở nhiều nước Châu Âu: Anh, Hà Lan, Đức, Italia, Tây Ba Nha và một số nước tại châu lục khác. Đề tựa bản tiếng Nga xuất bản năm 1929 Leningrat, Macxin Gorki viết: “ Trong số các di tích tuyệt diệu của sáng tác truyền khẩu dân gian, các truyện cổ tích của nàng Shêhêrazat là di tích đồ sộ nhất. Những truyện cổ tích này thể hiện tới mức hoàn hảo kì diệu, xu hướng của nhân dân lao động muốn buông mình theo phép nhiệm màu của những ảo giác êm đẹp, theo sự kết hợp phóng khoáng của từ ngữ thể hiện sức mạnh vũ bão của trí tưởng tượng hoa mĩ của các dân tộc Phương Đông- người Ả Rập, người Ba Tư, người Ấn Độ. Công trình dệt gấm bằng từ ngữ này xuất hiện từ thời tối cổ, những sợi tơ 4 muôn màu của nó lan khắp bốn phương, phủ lên trái đất một tấm thảm từ ngữ đẹp lạ lùng”. Ở nước ta, bạn đọc đã được biết đến những truyện kể trong Nghìn lẻ một đêm gần một thế kỷ nay qua bản dịch của Đinh Thái Sơn, chủ nhiệm Nam Kỳ thư xã. Bản dịch Nghìn lẻ một đêmnày ấn hành 24 tập, mỗi tập khoảng 80 trang. Các tập đầu được in ở nhà in Phát Toán, đường Dormay, Sài Gòn, những tập cuối ở nhà in Liên hiệp, đường Luyieng Môtxat cũng ở Sài Gòn. Bản dịch này được mang tên Giạ đàm dị sửvới phụ đề đóng trong ngoặc đơn Chuyện Arập một nghìn lẻ một đêm. Các truyện trong Nghìn lẻ một đêm rất phong phú và đa dạng, khung cảnh rất rộng lớn, chủ đề thật đa dạng, tình tiết hết sức bất ngờ, ngôn ngữ vô cùng phong phú, nhân vật rất thực mà cũng rất hư.Vì thếđã có không ít các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về Nghìn lẻ một đêm. 2.2 Tình hình nghiên cứu tác phẩm Nghìn lẻ một đêm Nghiên cứu về Nghìn lẻ một đêm đã có đóng góp của không ít các nhà văn, nhà lí luận, nhà phê bình văn học trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do trình độ ngoại ngữ có hạn, tài liệu mà chúng tôi thu thập được không nhiều, phần xử lý có lẽ cũng chưa thật thỏa đáng. Tác giả Trần Thị Hồng Vân đã có bài viết trong Tạp chí văn học số 11/1997: “ Về nguồn gốc truyện kể Nghìn lẻ một đêm “. Bài viết cho chúng ta biết các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều ý kiến về địa điểm và thời gian hình thành bộ truyện Nghìn lẻ một đêm trong suốt trong gần hai thế kỉ “ Vậy là trong suốt gần hai thế kỷ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều ý kiến về địa điểm và thời gian hình thành bộ sách. Giai đoạn này kết thúc sau ý kiến của nhà khoa học Đan Mạch I. Estrup ( 1867 – 1938) về ba giai đoạn cơ bản của quá trình hình thành bộ truyện Nghìn lẻ một đêm và phân tích của ông về đặc điểm của từng giai đoạn. Quan điểm hiện đại về lịch sử hình thành tác phẩm Nghìn lẻ một [...]... Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Thế giới nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm Chương 2: Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật trong Nghìn lẻ một đêm Chương 3: Nghìn lẻ một đêm trong chương trình Tiếng Việt và ý nghĩa giáo dục với học sinh Tiểu học 12 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM Trong văn học, thế giới nhân... qua thế giới nghệ thuật để khẳng định giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật, sức hấp dẫn của Nghìn lẻ một đêm với nhân loại nói chung và thế giới trẻ thơ nói riêng 5 Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận văn chỉ ra được những đặc sắc trong thế giới nghệ thuật trong Nghìn lẻ một đêm (thế giới nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật ) - Ý nghĩa giáo dục của những câu chuyện Nghìn lẻ một đêmtrong... Việt đối với học sinh Tiểu học 6 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 6.1 Đối tƣợng nghiên cứu - Thế giới nghệ thuật trong Nghìn lẻ một đêmvà ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học 6.2Phạm vi khảo sát Tập truyện Nghìn lẻ một đêm NXB Văn học; sách Tiếng Việt và Truyện đọc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 7 Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân tích văn bản - Phương pháp so sánh, đối. .. góp mới của đề tài -Lần đầu tiên thế giới nghệ thuật trong Nghìn lẻ một đêm được đề cập tới một cáchtương đối đầy đủ, toàn diện, có hệ thống như: thế giới nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, … -Thông qua thế giới nghệ thuật của tác phẩm, khẳng định giá trị của Nghìn lẻ một đêm cũng như ý nghĩa giáo dục của những câu chuyện đã được tuyển chọn trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học 9... nghệ thuật, một sáng tạo đặc biệt, bộc lộ chiều sâu quan niệm về con người của tác giả 3.2 Thế giới nghệ thuật Nhà văn Seđrin đã nói: “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó Như vậy, một tác phẩm toàn vẹn phải xuất hiện như một thế giới nghệ thuật .Thế giới nghệ thuật là “ khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác... tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả hay một trào lưu văn học ) Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng “ được sáng tạo ra theo nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý con người.[8,tr 244] Khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của sáng tác nghệ thuật, có... phú và mênh mông như thế giới con người trong thực tại .Thế giới nhân vật xuất hiện trong Nghìn lẻ một đêm vô cùng đông đảo và phong phú với 325 nhân vật.Ta có thể chiathế giới nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm làm bốn loại: nhân vật là con người, nhân vật là người mang lốt vật, nhân vật là thần thánh, nhân vật là con vật.Những nhân vật trong thế giới nhân vật của Nghìn lẻ một đêm chủ yếu là con người, trong. .. nguồn trong thế giới quan, văn hóa chung, văn hóa nghệ thuật và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ Khi nghiên cứu tác phẩm văn học, phong cách nhà văn,các nhà nghiên cứu đã lấy thế giới 10 nghệ thuật để làm “điểm tựa” Việc xuất phát từ một khái niệm là cơ sở định hướng cho nghiên cứu văn học đã thể hiện rõ giá trị của thế giới nghệ thuật với tác phẩm văn học Như vậy thế giới nghệ thuật phản ánh thế giới. .. NXB Khoa học xã hội,1984 cũng có mục giới thiệu khái quát về Nghìn lẻ một đêm [14] Trải qua nhiều thế kỷ tồn tại, Nghìn lẻ một đêm vẫn giữ được sức hấp dẫn đặc biệt với mọi người Với cốt truyện khung và những câu chuyện nối tiếp nhau, 8 với những tình tiết gay cấn, hấp dẫn, những bài học luân lý, đạo đức trong Nghìn lẻ một đêm luôn khiến cho bạn đọc tiếp nhận một cách thích thú Tiếp nhận gợi ý từ các... thế giới quan, nhân sinh quan, vũ trụ quan và cách cắt nghĩa đời sống rất riêng của chủ thể sáng tạo Mỗi tác phẩm lớn, tác giả lớn đều có thế giới nghệ thuật riêng của mình thể hiện tính độc đáo trong tư duy và phong cách nghệ thuật của nhà văn Cũng chính vì thế, nghiên cứu tác phẩm văn chương nghệ thuật không thể không xem xét, nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong tác phẩm ấy, của tác giả ấy 4 Mục . Việt đối với học sinh Tiểu học. 6. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 6.1 Đối tƣợng nghiên cứu - Thế giới nghệ thuật trong Nghìn lẻ một đêmvà ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học. . những đặc sắc trong thế giới nghệ thuật trong Nghìn lẻ một đêm (thế giới nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật ) - Ý nghĩa giáo dục của những câu chuyện Nghìn lẻ một đêmtrong chương. đề tài Thế giới nghệ thuật trong Nghìn lẻ một đêm và ý nghĩa giáo dục với học sinh Tiểu học cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Lịch sử vấn đề 2.1Khảo sát văn bản Nghìn lẻ một đêm Trong kho