Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 125 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
125
Dung lượng
0,93 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRỊNH QUỐC HOÀNG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN L.N.TÔNXTÔI VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRỊNH QUỐC HOÀNG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN L.N.TÔNXTÔI VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc Tiểu học) Mã số: 60140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thu Hiền HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Có được kết quả này, trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Thu Hiền, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, các thầy cô giáo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức chuyên ngành cần thiết và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Trung Tự, quận Đống Đa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm và giúp đỡ tôi thực hiện công trình nhỏ này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả Trịnh Quốc Hoàng LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Thế giới nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn L.N.Tônxtôi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học” được chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả khác cộng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác đã được công bố. Người thực hiện Trịnh Quốc Hoàng MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, giới thuyết khái niệm 4 4.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 4.2. Giới thuyết khái niệm 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Dự kiến đóng góp mới 6 7. Cấu trúc của luận văn 6 CHƯƠNG 1: TRUYỆN NGỤ NGÔN L.N.TÔNXTÔI TRONG HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA L.N.TÔNXTÔI 7 1.1. Quan niệm chung về truyện ngụ ngôn 7 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của L.N.Tônxtôi 10 1.3. Những sáng tác cho trẻ em 15 Tiểu kết 19 CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN L.N.TÔNXTÔI 20 2.1. Thế giới nhân vật 20 2.1.1. Những loại nhân vật chính 21 2.1.1.1. Loại nhân vật là loài vật 21 2.1.1.2. Loại nhân vật là con người 28 2.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 30 2.1.2.1. Xây dựng kiểu nhân vật cặp đôi 30 2.1.2.2. Nghệ thuật nhân hóa 40 2.1.2.3. Nghệ thuật ẩn dụ 44 2.2. Ngôn ngữ 47 2.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện 47 2.2.2. Ngôn ngữ nhân vật 49 2.3. Kết cấu truyện 53 Tiểu kết 57 CHƯƠNG 3: TRUYỆN NGỤ NGÔN L.N.TÔNXTÔI TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC VÀ NHỮNG BÀI HỌC GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH 58 3.1. Những bài học giáo dục của truyện ngụ ngôn Tônxtôi với học sinh tiểu học 58 3.2. Truyện ngụ ngôn Tônxtôi trong chương trình Tiếng Việt tiểu học 66 3.2.1. Khảo sát, nhận xét 66 3.2.2. Việc giảng dạy truyện ngụ ngôn Tônxtôi trong trường Tiểu học 67 3.2.2.1. Những khó khăn trong việc giảng dạy truyện ngụ ngôn Tônxtôi 67 3.2.2.2. Đề xuất một số biện pháp giảng dạy hiệu quả truyện ngụ ngôn Tônxtôi trong trường Tiểu học 70 3.2.2.3. Thực nghiệm sư phạm 73 3.2.2.3.1. Soạn giáo án 75 3.2.2.3.2. Kết quả thực nghiệm 93 Tiểu kết 96 KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Đại văn hào Nga L.N.Tônxtôi (1828 – 1910) đã để lại cho nhân loại di sản văn học đồ sộ, phong phú, đa dạng. Hơn sáu mươi năm miệt mài không ngừng lao động sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ vĩ đại của ngôn từ ấy đã góp phần khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga thế kỷ XIX, đưa văn học Nga lên đến đỉnh cao, trở thành một trong những nền văn học tiên tiến nhất của nhân loại. Tiểu thuyết là thể loại làm nên tên tuổi Tônxtôi. Chiến tranh và hòa bình, Anna Karênina từng được đánh giá là những cuốn sách hay nhất của văn học mọi thời đại. Song, không chỉ là nhà tiểu thuyết kiệt xuất, Tônxtôi còn là tác giả của hàng trăm truyện ngắn, truyện vừa có ảnh hưởng không nhỏ không những đối với các nhà văn Nga mà còn tới nhiều nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động tư tưởng trên thế giới thế kỷ XX. Trong cuộc đời mình, Tônxtôi rất quan tâm đến trẻ em. Ông đã dành sáng tác của mình cho các em nhỏ, đặc biệt là con em nông dân trong điền trang của mình. Những truyện ngắn, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, sách học vần, sách tập đọc của Tônxtôi giản dị, dễ hiểu, được trẻ em hết sức yêu thích. Tônxtôi còn tự học tiếng Hy Lạp, dịch truyện ngụ ngôn của Êdôp cho trẻ em Nga. Dưới ngòi bút thiên tài, các truyện ngụ ngôn của Êdốp trở thành những tác phẩm mang phong vị Nga, văn hóa Nga, gần gũi với tiếp nhận của các độc giả nhỏ tuổi Nga, đem lại bài học có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Ở Việt Nam, tập truyện ngụ ngôn Kiến và chim bồ câu của Tônxtôi đã được dịch và giới thiệu từ những năm 50 giữa thế kỷ XX. Mỗi câu chuyện của nhà văn đã trở thành món quà tuyệt vời cho trẻ em. Thế giới nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi vô cùng phong phú, hấp dẫn bạn đọc nhỏ tuổi, khơi dậy trí tưởng tượng, lòng yêu cuộc sống. Những bài học giáo dục được rút ra sau mỗi tác phẩm có ý nghĩa thiết thực, không chỉ góp phần nâng 2 cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho trẻ em mà còn hướng các em đến với cái đẹp, cái thiện, từ đó các em có ý thức vươn lên tự hoàn thiện mình. Đặc biệt, trong số những tác phẩm văn học nước ngoài được lựa chọn giảng dạy ở chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học, truyện ngụ ngôn Tônxtôi dành được sự quan tâm rất lớn. So với một số tác giả nước ngoài khác, tác phẩm của Tônxtôi được lựa chọn với số lượng đáng kể. Các tác phẩm của ông được phân bố hầu như ở các khối lớp và được học sinh yêu thích đón nhận. Điều này cho thấy sức sống lâu bền của truyện ngụ ngôn Tônxtôi, đúng như lời tâm nguyện của nhà văn khi ông nói về những đứa con tinh thần của mình: “nếu mà người ta bảo tôi rằng cái tôi viết ra trẻ em thời nay sẽ đọc và 20 năm nữa người ta sẽ vẫn đọc, vẫn khóc và cười trên những trang sách của tôi và yêu hơn nữa cuộc sống, thì tôi sẽ dành cho việc ấy toàn bộ cuộc đời và sức lực của mình”. Việc giáo dục trẻ qua những câu chuyện ngụ ngôn, trong đó có những tác phẩm của Tônxtôi, đóng vai trò hết sức quan trọng. Đề tài nghiên cứu "Thế giới nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn L.N.Tônxtôi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học" vì thế có ý nghĩa góp phần nâng cao việc giảng dạy tốt bộ môn Tiếng Việt và giáo dục học sinh bậc tiểu học của người giáo viên. 2. Lịch sử vấn đề Tài liệu về Tônxtôi dường như là vô tận. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn thiên tài này đã trở thành đối tượng nghiên cứu cho rất nhiều công trình, chuyên luận, tiểu luận ở Nga và các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập những công trình, bài viết liên quan tới đối tượng nghiên cứu là những truyện ngụ ngôn của nhà văn. Do chưa bao quát được những tài liệu tiếng Nga, nên chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát trên nguồn tư liệu tiếng Việt, qua bài 3 viết, công trình của các tác giả trong nước. Có một thực tế là, truyện ngụ ngôn của Tônxtôi cho đến nay đã được dịch ở Việt Nam, mặc dù vậy, nghiên cứu về nó, chúng tôi lại chưa thấy xuất hiện công trình, bài viết nào. Hầu hết, các công trình, luận án đều nghiên cứu chuyên sâu, thiên về lý luận, nghiên cứu văn học sử, hoặc khái quát, phân tích trên các bình diện tư tưởng, nội dung, nghệ thuật các tác phẩm nghệ thuật vĩ đại của nhà văn. Có thể nói thành tựu nghiên cứu của các nhà “Tônxôi học” ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể với những nhà nghiên cứu tên tuổi: Hoàng Xuân Nhị, Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà, Phạm Gia Lâm, Nguyễn Trường Lịch, Phạm Vĩnh Cư, Đào Tuấn Ảnh, Hà Thị Hòa, Trần Thị Quỳnh Nga, Đỗ Hải Phong, Những công trình của các nhà nghiên cứu này là tiền đề quan trọng, gợi mở hướng tiếp cận cho chúng tôi. Nhắc đến những truyện ngắn dân gian của Tônxtôi, chúng tôi thấy có một nhận xét rất đáng lưu ý của Hoàng Xuân Nhị trong giáo trình Lịch sử văn học Nga. Theo Hoàng Xuân Nhị, đó là những mẩu chuyện nhỏ “có tính chất giáo dục đạo đức, và được văn sĩ viết ra với một văn phong dựa vào lời ăn tiếng nói của nhân dân, - ngắn gọn, không hoa hòe gì cả, có dụng ý ngây ngô, như văn phong của hai nhà văn hào cổ Hy Lạp Hê-rô-đô-tô-xơ và Xê-nô-phôn [14,26]. Mặt khác, có thể nhận thấy, các tác phẩm văn học nước ngoài nói chung, văn học Nga nói riêng, trong đó có tác phẩm của Tônxtôi đã được dịch rất nhiều ở Việt Nam. Song số lượng công trình hướng đến nghiên cứu và giảng dạy văn học nước ngoài ở nhà trường tiểu học còn khá khiêm tốn. Ngay cả việc đặt vấn đề dạy một tác giả nước ngoài cụ thể, như trường hợp Tônxtôi, ở tiểu học cũng chưa được chú ý, tất nhiên, ở đây do đặc trưng cấp học, mục tiêu, nguyên tắc xây dựng chương trình bậc tiểu học. Một trong những cơ chế của hoạt động tiếp nhận văn bản văn học đó là phải chú ý đến nhà văn – tác giả với tư cách là người sáng tạo văn bản. Bởi thế, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu phong cách tác giả Tônxtôi ở một thể loại văn học gần gũi với trẻ em từ 4 đó đề xuất hướng tiếp cận các tác phẩm văn học nước ngoài nói chung, văn học Nga nói riêng, trong đó có Tônxtôi đối với học sinh tiểu học. Liên quan đến đề tài của chúng tôi, trong các trường đại học đã có một số khóa luận tốt nghiệp triển khai nghiên cứu truyện ngụ ngôn Tônxtôi, song những luận văn đó, do khuôn khổ và phạm vi nghiên cứu, chỉ mới đề cập đến một khía cạnh nào đó trong mảng truyện này của nhà văn. Bên cạnh đó chúng tôi nhận thấy cũng đã có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu thế giới nghệ thuật của một số tác giả văn học nước ngoài như La Fontaine, Andersen, trong nhà trường tiểu học. Từ thực tiễn này, đề tài của chúng tôi sẽ đi vào khái quát các bình diện chính của truyện ngụ ngôn Tônxôi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học. Đây sẽ là một trong những công trình nghiên cứu chuyên biệt về mảng truyện ngụ ngôn của Tônxtôi và những tác phẩm của nhà văn được lựa chọn giảng dạy trong nhà trường tiểu học Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu, tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn L.N.Tônxtôi nhằm mục đích khám phá những giá trị thẩm mỹ ở một mảng sáng tác trong sự nghiệp đồ sộ của đại văn hào, từ đó rút ra ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích cho công việc giảng dạy của người giáo viên ở nhà trường tiểu học, trong đó có tác giả luận văn. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, giới thuyết khái niệm 4.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Luận văn xác định đối tượng khảo sát, nghiên cứu, là toàn bộ truyện ngụ ngôn của Tônxtôi đã được dịch sang tiếng Việt trong tập Kiến và chim bồ câu (do Xuân Oanh dịch, Nxb Văn học 2013) và những truyện có mặt trong chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5) - Là một chỉnh thể nghệ thuật, thế giới nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu tố: không gian, thời gian, nhân vật, điểm nhìn, giọng điệu, sự kiện, cốt truyện, Khuôn khổ luận văn không cho phép chúng tôi khảo sát, nghiên cứu [...]... nghệ thuật trong truy n ngụ ng n L. N. Tônxtôi Chương 3: Truy n ngụ ng n L. N. Tônxtôi trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học và những bài học giáo dục đối với học sinh 7 CHƯƠNG 1 TRUY N NGỤ NG N L. N. TÔNXTÔI TRONG HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA L. N. TÔNXTÔI 1.1 Quan niệm chung về truy n ngụ ng n Ngụ ng n l một trong những thể loại tự sự cổ xưa nhất, ra đời từ thời kỳ trước công nguy n Ở folklore của mọi d n. .. với nhiều n n v n học tr n thế giới Theo từ nguy n, ngụ ng n l những l i n i, mẩu chuy n có ngụ ý (ngụ l “gửi”) xa xôi bóng gió được sử dụng rộng rãi trong nhiều thể loại v n học d n gian và v n học thành v n (như thơ ngụ ng n, truy n ngụ ng n, ca dao, tục ngữ” [15,216] Có thể thấy, trong v n học d n gian Việt Nam, ngụ ng n l một kho triết l d n gian độc đáo, đó l những câu tục ngữ ngụ ng n như:... đ n 80,78% nh n vật trong ngụ ng n của ông l loài vật 22 Kết quả n y đúng với đặc trưng của thể loại ngụ ng n, và ho n to n trùng khít với nh n định của các nhà nghi n cứu trong và ngoài n ớc về nh n vật của truy n ngụ ng n Tônxtôi Thế giới nh n vật l loài vật trong truy n ngụ ng n Tônxtôi hấp d n thiếu nhi ở chỗ đó l những con vật quen thuộc, g n gũi với đời sống hàng ngày của các em Đó l những... cho đ n nay v n c n nguy n tính thời sự 20 CHƯƠNG 2 THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUY N NGỤ NG N L. N. TÔNXTÔI 2.1 Thế giới nh n vật L phương thức nghệ thuật đặc thù nhằm khai thác những n t thuộc đặc tính con người, nh n vật v n học được hiểu l “hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự t n tại to n v n của con người trong nghệ thuật ng n từ B n cạnh con người, nh n vật v n học. .. lao động và khát khao sống tự do Có thể chia thế giới nh n vật trong truy n ngụ ng n của Tônxtôi ra l m hai loại chính, đó l những nh n vật l con người và nh n vật l loài vật, trong đó chủ yếu giống như đặc trưng của thể loại ngụ ng n, nh n vật chiếm đa số v n l nh n vật loài vật, hay n i chính xác h n l con vật 2.1.1.1 Loại nh n vật l loài vật Số đông các nh n vật trong ngụ ng n Tônxtôi l loài... thấy, ngụ ng n có hình thức ng n g n, bởi n i dung truy n đ n gi n, kết cấu mạch l c, rõ ràng nhưng bao chứa nhiều tầng ý nghĩa Có l vì thế, trong v n học thành v n thế giới, nhiều nhà v n đã xem sự ng n g n, súc tích, kiệm l i của ngụ ng n l mẫu mực sáng tác cho mình Trong v n học Nga, L. Tônxtôi về cuối đời, sau khi l n đ n đỉnh cao vinh quang với những tiểu thuyết đồ sộ: Chi n tranh và hòa bình, Anna... pháp nghệ thuật - Đề tài giúp giáo vi n Tiểu học hiểu sâu sắc h n giá trị của truy n ngụ ng n Tônxtôi từ đó có những phương pháp giảng dạy phù hợp, n ng cao chất l ợng dạy và học m n Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học 7 Cấu trúc của lu n v n Ngoài ph n mở đầu và kết lu n, lu n v n được chia l m 3 chương: Chương 1: Truy n ngụ ng n L. N. Tônxtôi trong hành trình sáng tạo của L. N. Tônxtôi Chương 2: Thế giới. .. tri n tâm sinh l của trẻ và giúp các em dễ dàng tìm được tiếng n i chung trong cộng đồng sau n y Truy n ngụ ng n đưa học sinh vào một thế giới loài vật đa dạng, phong phú mà mục đích sâu xa h n l đ n với thế giới loài người với những bài học 10 ứng xử tế nhị Thông qua truy n ngụ ng n, các em không chỉ được đồng cảm thương yêu những con người bất hạnh, hiểu được l sống, cách ứng nh n xử thế mà c n. .. của thế giới nh n vật trong truy n ngụ ng n Tônxtôi, khi n thế giới nh n vật loài vật của ông cũng như tác phẩm của nhà v n sống mãi cùng thời gian Với tài n ng độc đáo, Tônxtôi đã xây dựng những câu chuy n ngụ ng n thành những vở hài kịch nhỏ với quy mô hàng trăm hồi mà “s n khấu l cả thế gian” Tính giáo dục trong truy n của nhà v n thi n về nh n thức l tính ở 28 người đọc Tác phẩm của Tônxtôi vì thế. .. ngụ ng n Tônxtôi rất phong phú, đa dạng Nh n bề ngoài các con vật trong truy n ngụ ng n không có gì khác các con vật trong truy n cổ tích về loài vật, chúng cũng n i n ng ứng xử và có tâm tính như người và cũng bao gồm đủ loại: thú, chim, cá, c n trùng, nhưng xem xét kĩ h n ta sẽ nh n ra những điểm khác biệt về đối tượng, về thái độ và về n i dung Nh n vật trong truy n ngụ ng n Tônxtôi được n u tên . chương: Chương 1: Truy n ngụ ng n L. N. Tônxtôi trong hành trình sáng tạo của L. N. Tônxtôi Chương 2: Thế giới nghệ thuật trong truy n ngụ ng n L. N. Tônxtôi Chương 3: Truy n ngụ ng n L. N. Tônxtôi trong. truy n 53 Tiểu kết 57 CHƯƠNG 3: TRUY N NGỤ NG N L. N. TÔNXTÔI TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC VÀ NHỮNG BÀI HỌC GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH 58 3.1. Những bài học giáo dục của truy n ngụ ng n. nghi n cứu " ;Thế giới nghệ thuật trong truy n ngụ ng n L. N. Tônxtôi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học& quot; vì thế có ý nghĩa góp ph n nâng cao việc giảng dạy tốt bộ m n Tiếng