7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, là đặc điểm để phân biệt con người với loài vật. Trong tác phẩm văn học (tự sự và kịch), ngôn ngữ nhân vật là “lời nói của nhân vật” [15,214].
Mỗi nhân vật đều có lời nói thể hiện tính cách, cá tính của riêng mình. Vì thế, có thể nói, ngôn ngữ nhân vật là một trong những phương tiện quan trọng được nhà nghệ sĩ sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính hóa nhân vật. Trong tác phẩm, nhà văn có thể cá thể hóa ngôn ngữ bằng nhiều cách: nhấn
mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại những từ, những câu mà nhân vật thích nói, thích sử dụng, thường sử dụng.
Trong truyện ngụ ngôn của Tônxtôi, nhân vật chủ yếu là con người và loài vật gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ thơ. Vì hướng đến đối tượng là các em nhỏ, cho nên khi miêu tả nhân vật, Tônxtôi đã gắn vào chúng lời ăn tiếng nói gần gũi, dễ hiểu với trẻ em. Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm của ông vì thế cũng giản dị, hồn nhiên như chính lời nói của con trẻ. Mỗi loại nhân vật đều có ngôn ngữ riêng, đặc trưng cho giống loài. Thế giới nhân vật hiện lên, qua ngôn ngữ, hết sức sinh động, hấp dẫn.
Do đặc trưng thể loại, Tônxtôi chủ yếu sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại cho nhân vật của mình. Độc thoại nội tâm trong truyện ngụ ngôn của ông dường như vắng bóng. Vì thế chúng tôi chủ yếu đi sâu vào đối thoại của nhân vật, từ đó khám phá tính cách, bản chất của nó. Hình thức ngôn ngữ này được thể hiện một cách linh hoạt, sinh động trong mỗi câu chuyện. Theo khảo sát của chúng tôi, Tônxtôi sử dụng hình thức đối thoại ở 48 tác phẩm, trong 48 lượt đối thoại ở 48 cặp nhân vật. Con số này cho thấy đây là thủ pháp nghệ thuật ưa dùng của nhà văn, giúp ông chuyển tải tư tưởng của mình.
Nếu như trong tác phẩm văn học dân gian thông thường, đối thoại chỉ là hình thức thông tin đơn giản, ngôn ngữ đối thoại tự nhiên không mang tính khái quát chung, chưa được cụ thể hóa, thì với Tônxtôi, ngôn ngữ đối thoại ở nhân vật của ông đã trở thành công cụ đắc lực để khắc họa tính cách nhân vật. Chẳng hạn như, ở nhân vật Cáo, tính cách giảo quyệt, ranh ma của nó được thể hiện qua lời nói trong nhiều tình huống khác nhau:
+ Tâng bốc, nịnh bợ Gà rừng: “Chào bạn thân mến. Tớ nghe cậu gáy rất hay nên đến chào”. Khi Gà rừng cảm ơn, Cáo làm như không nghe thấy, nó ranh mãnh hỏi lại: “Gì thế? Tớ không nghe rõ. Bạn thân mến, sao không xuống bãi cỏ dưới này chơi và nói chuyện. Bạn đứng trên đó nói tôi chẳng nghe thấy gì”. Thực chất, Cáo muốn dụ Gà rừng đến gần mình để bắt Gà (Cáo và gà rừng).
+ Khỉ được các loài vật chọn làm lãnh đạo. Cáo đến nịnh Khỉ: “Bây giờ cậu làm lãnh đạo của bọn tớ rồi. Tớ có việc này giúp cậu nhé. Tớ tìm ra một kho báu trong rừng. Cậu đến tớ chỉ cho mà xem”. Lời nói của Cáo có vẻ chân thành, nhưng thực chất nó đã chuẩn bị sẵn cái bẫy cho Khỉ. Vì ngu ngốc, cả tin vào lời nịnh nọt của Cáo mà Khỉ sập bẫy (Khỉ và cáo).
+ Quạ có miếng thịt. Cáo thèm ăn bèn tìm cách tâng bốc vẻ đẹp của Quạ: “Quạ ơi! Trông cậu oai phong quá! Cậu ở trên đó trông như một ông hoàng. Giá cậu có giọng nói hay nữa thì làm vua được”. Con Quạ khoái chí mở miệng kêu to, miếng thịt rơi xuống. Chỉ bằng một câu nói, Cáo đã có được miếng thịt mà không phải tốn công, mất sức (Cáo và quạ).
+ Sói gian ác tìm cách hại bạn, nói với Sư tử: “Muôn loài đều đến thăm ngài, chỉ có Cáo là không thèm đến ”. Nhưng với sự xảo quyệt của mình, Cáo đã đỡ đòn và còn hại lại được Sói: “Thế này nhé, muốn khỏi bệnh ông phải lột da một con Sói rồi mang tấm da đó vào mình từ lúc da còn nóng ấm”. Trong tình huống này, lời của Sói chính là ngôn ngữ của kẻ cận thần xu nịnh, luôn tìm cách hãm hại lẫn nhau còn lời của Cáo là ngôn ngữ của những kẻ nịnh trên, nạt dưới (Sư tử, sói và cáo).
Không chỉ có vậy, nhiều cuộc đối thoại giữa Cáo và những con vật còn cho thấy một khía cạnh khác, đó là, dù ranh mãnh, tinh ma Cáo vẫn bị dạy cho bài học thích đáng:
+ Cuộc đối thoại giữa Cáo và Mèo tìm cách tránh chó: Mèo nói: “Tớ không sợ chó, tớ có một mẹo rất hay, vì thế bao giờ cũng tránh được chó”. Cáo nói: “Chỉ một mẹo thôi thì tránh chó thế nào được? Tớ có những bảy mươi mẹo cơ”. Đây là ngôn ngữ của hai kẻ khoe khoang, đạo đức giả, lắm mưu, nhiều kế. Cáo khoác lác có đủ các thứ mẹo, nhưng khi người đi săn và đàn chó kéo đến Cáo bị tóm cổ; còn Mèo, chỉ có một mẹo là trèo lên cây cao nên chó không làm gì được (Mèo và cáo).
+ Cáo bị mắc bẫy đứt cả đuôi. Nó nói với đồng loại: “Đuôi rất phiền phức, nó chỉ là đồ thừa lúc nào cũng phải mang theo mình”. Lời nói cho thấy một con người xảo quyệt, lừa dối đồng loại, lừa dối ngay chính bản thân mình. Nhưng âm mưu của Cáo bị bại lộ, bạn bè đã vạch rõ bộ mặt thật của Cáo: “Nếu cậu không đứt đuôi thì đã chẳng nói thế” (Con cáo).
Ngôn ngữ của Cáo là ngôn ngữ của con người trong cuộc sống đời thường. Ngôn ngữ ấy đúng với bản chất, tính cách, thói quen, cách ứng xử của của nhân vật trong từng tình huống giao tiếp cụ thể.
Qua phân tích, có thể nói, ngôn ngữ nhân vật là loài vật đã được nhân cách hóa và sử dụng hết sức linh hoạt, bộc lộ rõ bản chất, tính cách giống loài. Bên cạnh đó, ta thấy, ở loại nhân vật là con người, nhà văn cũng chú ý tới cách dùng ngôn ngữ của nó. Hầu hết, ngôn ngữ của con người trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi đều có ý nghĩa như một lời giáo huấn, răn đe, được nói ra ở cuối mỗi truyện kể. Thay vì để người kể chuyện rút ra bài học đạo đức, Tônxtôi đã cho nhân vật chính trong truyện của mình kết luận, nêu lên kinh nghiệm, triết lý sống, cách đối nhân xử thế. Đó là lời kết luận của ông lão trong Người đi đường (“Anh nhặt được đấy chứ, đâu phải cả hai chúng ta. Nếu có rắc rối là anh chịu, tôi không biết”); là lời triết lý của ngư dân nhiều tuổi nhất trong Đắm thuyền (“Sao các cậu bỏ tay chèo ra thế? Trời chỉ phù hộ cho những ai biết tự cứu mình thôi”); là lời dạy bảo, khuyên răn của người cha với các con trong Cha và các con (“Các con cũng thế, sống hòa thuận thì chẳng ai làm gì được các con. Nhưng nếu các con cãi vã nhau và chia rẽ thì bất cứ ai cũng có thể hại các con được”); là kinh nghiệm của ngư dân trong
Ngư dân và cá con (“Ta chẳng dại gì làm thế, cá con nằm trong lưới cũng có giá trị không kém cá to còn đang ở dưới nước”); là lời răn đe của người bạn bị bỏ rơi trong Hai người bạn (“Nó bảo kẻ nào bỏ bạn trong lúc nguy hiểm thì kẻ đó không tốt”); lời nhận xét của người đầy tớ trong Ông chủ và người đầy
gỗ, nhưng chẳng thấy ai nhấc nó để sang bên. Họ chẳng khác gì những con cừu. Chỉ có bà già nhấc nó đem đến chỗ khác để người ra sau khỏi vấp. Chỉ có con người thực sự mới làm thế. Vì vậy tôi nói chỉ có một bà già ấy mới là con người thực sự),...
Có thể nói, ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi rất phong phú, đa dạng, giúp nhà văn diễn đạt tư tưởng của mình, chuyên chở những bài học triết lý, đạo đức, những kinh nghiệm sống. Mỗi lời ăn tiếng nói của nhân vật đều chuyển tải tới người đọc những thông điệp kín đáo, đầy ý nhị về cách đối nhân xử thế, mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Hiệu quả nghệ thuật mà thủ pháp này đem lại cho thế giới ngụ ngôn Tônxtôi thật sâu sắc.