Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn l n tonxtoi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 79)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.3. Thực nghiệm sư phạm

- Mục đích thực nghiệm:

+ Nhằm nâng cao kỹ năng đọc, kỹ năng kể chuyện cho học sinh.

+ Thông qua việc dạy các truyện ngụ ngôn trong các giờ tập đọc kể chuyện góp phần rèn thao tác tư duy, kỹ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm cũng như kể chuyện văn bản. Qua đó giáo dục nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục tình cảm, giáo dục thẩm mĩ cho các em.

- Nguyên tắc, phương pháp + Phương pháp khảo sát thực tế + Phương pháp thực nghiệm + Phương pháp so sánh đối chiếu - Thời gian thực nghiệm:

Chúng tôi tiến hành 5 tiết giảng dạy ở các khối lớp 1, 2 3. cụ thể như sau:

Lớp 1: - Sư tử và chuột nhắt (ngày dạy 11/11/2014) - Nói dối hại thân (ngày dạy 18/11/2014)

Lớp 2: - Những quả đào (ngày dạy 26/11/2014) Lớp 3: - Lừa và Ngựa (ngày dạy 9/12/2014)

- Người đi săn và con vượn (ngày 10/12/2014)

- Đối tượng: Chúng tôi tiến hành dạy đối chứng cũng như dạy thử nghiệm cho học sinh lớp 1A; 2A; 3A trường Tiểu học Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Người, lớp đối chứng:

+ Cô giáo Phạm Hương Giang - GVCN lớp 1A + Cô giáo Bùi Vĩ Thu - GVCN lớp 2A

+ Cô giáo Trần Kim Mỹ - GVCN lớp 3A

Đây đều là những giáo viên giàu kinh nghiệm, có tuổi nghề từ 5 năm trở lên, vững vàng về chuyên môn,từng đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua…

- Quá trình tiến hành:

+ Dạy thực nghiệm ở các lớp 1A, 2A, 3A

Dạy như nội dung nghiên cứu của đề tài, kết hợp sử dụng linh hoạt các phương pháp cũng như thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

+ Dạy đối chứng ở 3 lớp 1A, 2A, 3A

Tiến hành tiết dạy như hướng dẫn sách giáo viên - Nhà xuất bản giáo dục.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn l n tonxtoi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)