7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2.3. Nghệ thuật ẩn dụ
Theo Từ điển văn học, ẩn dụ là thuật ngữ chỉ một hiện tượng ngôn ngữ, đồng thời là một hiện tượng tư duy với cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Trong nghĩa hẹp, có thể hiểu, ẩn dụ là “biện pháp tu từ (có trong mọi ngôn ngữ) chuyển đặc tính của đối tượng (sự vật, hiện tượng) này cho đối tượng khác, theo nguyên tắc có sự tương đồng hoặc tương phản về một mặt nào đó giữa chúng” [16,70]. Có thể phân biệt ẩn dụ với tư cách một hiện tượng thường thấy ở một phạm vi ngôn ngữ khác với ẩn dụ theo nghĩa rộng, như là kiểu hình tượng liên tưởng do trí tưởng tượng tạo ra ở tình huống nhất định và nhất là với mục đích biểu cảm của thẩm mỹ.
Trong truyện ngụ ngôn của Tônxtôi, thế giới nhân vật từ con người, loài vật, cậy cỏ đều có thể coi là biểu tượng ẩn dụ cho những loại người hay một lĩnh vực nào đó trong đời sống xã hội để từ đó khái quát thành bài học nhân sinh. Lối nói ẩn dụ sự đời phần nhiều bằng hình tượng loài vật và con người như thế là đặc điểm của ngụ ngôn. Mỗi con vật biết nói, biết nghĩ, biết hành động là một biểu tượng cho một loại người nhất định. Mỗi con người xuất hiện trong truyện ngụ ngôn có thể là một biểu tượng nào đó trong đối nhân xử thế.
Truyện ngụ ngôn Tônxtôi thường hay dùng biện pháp ẩn dụ - thể hiện bằng cách nói gián tiếp, mượn chuyện loài vật hay bất cứ cái gì có trong vũ
trụ mà ngụ chuyện loài người để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý, một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét thực tế xã hội. Thật vậy, câu chuyện chỉ là cái “hình hài” bề ngoài, là lớp biểu tượng, còn lời quy châm, lớp biểu niệm mới thực là cái linh hồn bên trong làm nên giá trị sâu sắc của truyện ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn Tônxtôi, cũng giống như ngụ ngôn dân gian hoặc của một số nhà văn khác, thường mượn con vật làm cái vỏ để bọc kín cái ý, cái triết lí cần gá gửi vào, đó là những phương châm xử thế trong xã hội loài người ẩn sau mỗi câu chuyện. Bằng lối nói ẩn dụ, thế giới nhân vật trong ngụ ngôn sẽ khiến người ta liên tưởng đến thế giới con người trong đời sống thực tế, liên tưởng đến những loại người trong xã hội và gắn liền với thế giới ấy là những bài học triết lý sâu sắc.
Như thế, ẩn dụ là một biện pháp tu từ tiêu biểu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ngụ ngôn nói chung và truyện ngụ ngôn Tônxtôi nói riêng. Thủ pháp nghệ thuật này đã giúp nhà văn tạo tiếng cười làm vũ khí đả kích châm biếm thói hư tật xấu của con người, đồng thời gợi ở người đọc sự liên tưởng từ thế giới nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật đến thế giới của con người trong đời sống thực tế. Khi đặt ra vấn đề ý nghĩa xã hội của nhân vật loài vật trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi với những hình ảnh mà nó tượng trưng chính là khẳng định tính ẩn dụ của thế giới nhân vật trong ngụ ngôn của nhà văn.
Mỗi truyện ngụ ngôn thông thường đều bao hàm một ẩn dụ. Chính lối so sánh ngầm này đã khiến hình tượng trong truyện sinh động, giàu sức gợi mở... đòi hỏi ở người đọc trường liên tưởng phong phú và ý thức vận dụng kinh nghiệm trí tuệ của bản thân để giải mã. Ngụ ngôn Tônxtôi dùng ẩn dụ làm phương tiện giúp người bị áp bức, bóc lột bộc lộ tinh thần phản kháng, chống lại các thế lực cai trị. Đó là câu chuyện về Sói và cò. Tônxtôi đặt con Sói trong tình huống gay cấn là bị hóc xương, nó cố tìm mọi cách để giảm cơn đau. Gặp con thú nào nó cũng thuyết phục là sẽ trả ơn và Cò đã đồng ý. Nhưng khi Cò lấy được xương ra đòi thưởng thì Sói nói: “Lúc cậu thò tay vào
lấy xương, tớ đã tha không cắn nát đầu cậu rồi’. Qua câu chuyện, Tônxtôi muốn nói với những người bị áp bức rằng cần phải khéo léo giành lấy sự công bằng và tìm cách thoát ra khỏi sự chi phối của tầng lớp thống trị.
Có thể nói, Tônxtôi sử dụng thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ để xây dựng nhân vật, không chỉ để nhằm dựng lên những biểu tượng cho nhiều loại người khác nhau trong xã hội mà còn để từ đó lên án thói hư tật xấu của người. Nhờ nghệ thuật ẩn dụ, thế giới nhân vật của truyện ngụ ngôn Tônxtôi khiến độc giả liên tưởng đến thế giới con người trong thực tế. Vì “mỗi con vật biết nói, biết nghĩ, biết hành động là một biểu tượng cho một loại người nhất định”. Dưới vẻ bề ngoài là những con vật, các nhân vật ẩn giấu trong mình những đức tính tốt đẹp cũng như những mặt xấu xa. Chẳng hạn các con vật như: con Sói, con Sư tử, con Cáo, con Lừa, con Chó, con Muỗi trong những câu chuyện : Chó Sói và cừu non, Quạ và cáo, Sư tử và cáo, Muỗi và sư tử,... đều là hình ảnh ẩn dụ của những loại người mang những nét tính cách khác nhau: hống hách, hung dữ, độc ác, tham lam, ngu ngốc... Qua thế giới đó, nhà văn nhằm châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu của con người.
Như vậy, ẩn dụ trở thành một thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi. Nhờ ẩn dụ, người đọc không khỏi ngạc nhiên khi mỗi con vật, loài vật, cây cỏ là mỗi tính cách, hành động của những con người ưong xã hội. Cũng nhờ đó tiếng cười châm biếm trở nên thâm trầm, kín đáo và bài học triết lý càng sâu sắc hơn.
Có thể nói, bản chất của truyện ngụ ngôn là răn đe, răn dạy con người để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Khi khai thác các đề tài từ các truyện ngụ ngôn của Hy Lạp, từ văn học dân gian, Tônxtôi đã khẳng định được tài năng của mình. Điều mà chúng ta thấy rất rõ ở ông là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Toàn bộ thế giới nhân vật của nhà văn lúc nào cũng hòa quyện với cốt truyện một cách tài tình đến lạ lùng. Thế giới ấy đan xen với nhau, từ thần thánh, con người và con vật để rồi nó đều chuyển tải dược ý đồ của tác giả ngụ ngôn. Cả
một thế giới nhân vật đông đảo, phong phú, phức tạp như vậy mà không nhân vật nào giống nhân vật nào, từ ngôn ngữ, hành động, tâm lý ngay trong một loài vật cũng không hề trùng lặp. Thế giới vì thế mà trở nên vô cùng sống động và hấp dẫn. Những bài học không cao xa, dễ nhớ, dễ thuộc ở từng câu chuyện ngụ ngôn của nhà văn thật gần gũi với nhân dân. Các nhân vật không quá lớn lao, phức tạp nhưng sâu sắc mà giản dị đến thế. Tất cả đều nhờ tài năng nghệ thuật tuyệt vời của đại văn hào Tônxtôi.