Xây dựng kiểu nhân vật cặp đôi

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn l n tonxtoi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 36)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.1. Xây dựng kiểu nhân vật cặp đôi

Nhân vật, đặc biệt là nhân vật loài vật trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi được thể hiện bằng những nét tiêu biểu đặc trưng nhất của giống loài. Có thể nói xây dựng kiểu nhân vật cặp đôi đã trở thành thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu để chuyển tải ý đồ, tư tưởng của nhà văn.

Khảo sát kiểu nhân vật cặp đôi trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi, chúng ta thấy có kiểu nhân vật cặp đôi tương đồng và có kiểu cặp đôi tương phản.

a. Cặp nhân vật tương đồng

+ Tương đồng trên phương diện hình thức

Tônxtôi xây dựng một thế giới nhân vật phong phú với những đặc điểm khác nhau, đặc biệt khi miêu tả nhân vật là loài vật, nhà văn đã làm cho chúng hiện lên như chính nó vốn có trong thực tế: con sói đúng là con sói, con sư tử

đúng là con sư tử,... chứ không phải là con vật nào khác. Tuy nhiên, tác giả chỉ lấy đặc điểm tiêu biểu nhất của loài vật để miêu tả. Vì vậy, nhân vật của Tônxtôi được hiện lên qua những nét đặc trưng nhất mang bản chất của giống loài.

Chẳng hạn như, trong thực tế con cừu là vốn là con vật rất nhút nhát, hay sợ sệt, thậm chí chỉ một tiếng động nhỏ cũng làm cho chúng cụm lại với nhau và chúng không hề biết trốn tránh những nguy hiểm. Tônxtôi đã lấy đặc điểm có thật này để khai thác, miêu tả thành một nét tiêu biểu nhất của nhân vật con Cừu trong tác phẩm của ông (Sói và cừu non, Mèo và cừu,...). Hay như nói đến sư tử, hổ, báo là ta nghĩ đến loài thú có hình dáng to lớn, dữ tợn, được coi là chúa sơn lâm, chúa tể rừng xanh; chúng luôn luôn tìm cách ăn thịt những con vật yếu đuối, bé nhỏ hơn mình. Những đặc điểm này được Tônxtôi đưa vào miêu tả ở các nhân vật con vật Hổ, Sư tử, Báo trong những câu chuyện ngụ ngôn của ông (Muỗi và sư tử; Sư tử, lừa và cáo; Sư tử, sói và cáo; Sư tử

và lừa...). Nói đến kiến, ong,... là ta nghĩ ngay đến những loài côn trùng hiền lành, chăm chỉ nhỏ bé nhưng có tinh thần đoàn kết cao, có trí thông minh, có nhiều cách nghĩ, cách làm. Trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi, những đặc điểm này cũng được nhà văn tái hiện trong các nhân vật của mình (Gấu và ong; Ong thợ và ong đực, Chuồn chuồn và kiến, Kiến và chim bồ câu,...). Có thể nói, với cách thể hiện này, Tônxtôi đã tạo nên bức tranh hiện thực chân thực, sinh động về các giống loài trong tự nhiên, qua đó làm nổi bật những đặc tính mà chúng thể hiện, tượng trưng cho con người.

+ Tương đồng trên phương diện nội dung

Tônxtôi đã khai thác một số đặc điểm có thật của các con vật, tạo nên nét tương đồng giữa chúng. Đó là các đặc điểm:

-Kẻ đại diện cho quyền lực và sức mạnh

Tônxtôi không chỉ nói về loài vật thông qua đó đề cập đến những bài học về đối nhân xử thế của con người mà tác giả còn hướng tới một mục đích rộng lớn hơn, có ý nghĩa hơn, đó là những vấn đề nóng bỏng của hiện thực xã

hội thời bấy giờ. Điều làm nhà văn đặc biệt quan tâm là những xung đột xã hội ngày càng sâu sắc giữa giai cấp thống trị với giai cấp bị trị; sự bất công trong xã hội ngày càng nhiều; giai cấp thống trị - kẻ mạnh luôn có được những ưu đãi đặc biệt do địa vị mang lại còn giai cấp bị trị - kẻ yếu luôn phải chịu những điều thiệt thòi, phi lý trong cuộc sống. Trong thế giới nhân vật là loài vật của nhà văn, Sư tử, Sói, Diều hâu,... được xây dựng tiêu biểu cho những kẻ luôn thâu tóm quyền lực, thống trị, bóc lột kẻ yếu thế hơn mình; còn Cừu non, Muỗi, Cò, Chuột,... tiêu biểu cho những người luôn bị áp bức, bóc lột, chịu những bất công trong xã hội. Có thể nói, những tác phẩm có chủ đề này chiếm số lượng đáng kể trong truyện ngụ ngôn của Tônxtôi, ví dụ như:

Sói và cừu non, Diều hâu và bồ câu, Sói và Cò, Sói và dê, Sói và lợn, Muỗi và

sư tử,... Trong những tác phẩm đó, Sói là nhân vật được miêu tả với tần số xuất hiện nhiều nhất, ẩn dụ cho thế lực thống trị gian manh, sảo quyệt. Trong thế giới tự nhiên, chó sói là con vật sống ở trong rừng, sống bầy đàn. Khi bầy chó sói tụ hội với nhau, hoặc tấn công một con vật to lớn hay tìm mồi, chúng luôn la hú khủng khiếp. Dù ở bất kỳ tình huống, hoàn cảnh nào sói cũng luôn là một con vật độc ác, khiến các con vật nhỏ bé phải sợ hãi. Trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi, những đặc điểm này được thể hiện khá chân thực trong nhân vật Sói. Chẳng hạn, trong tác phẩm Sói và cừu non”, Sói nhìn thấy một chú cừu non đang uống nước bên bờ suối, Sói muốn ăn thịt cừu non nên tìm cách gây sự, lấy cớ Cừu non làm bẩn nước khiến Sói không uống được. Cừu non thơ ngây đáp: “Ô, ông sói tôi làm sao mà làm bẩn nước được? Tôi đứng ở bờ suối và chỉ chạm lưỡi vào nước thôi ”. Khi không lý sự được với Cừu non, Cáo lấy lý do vào năm ngoái, Cừu non cãi bướng với cha nó để tiếp tục gây sự với Cừu non. Cừu non đáng thương tội nghiệp đáp lại: “Ông sói ơi, mùa hè năm ngoái tôi chưa ra đời cơ mà”. Sự thật đó đã khiến Cáo đuối lý, tức giận, nhưng vốn là kẻ mạnh, bất chấp công lý, Cáo đã lập tức vồ lấy và ăn thịt Cừu non. Câu chuyện không chỉ dừng lại ở quy luật sinh tồn trong thế giới tự

nhiên mà ý nghĩa sâu xa ẩn chứa bên trong đó là mối quan hệ giữa một kẻ tàn ác và một người yếu đuối, giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột. Tác phẩm gợi lên trong lòng người đọc niềm cảm thương nhân vật Cừu non - một con vật bé nhỏ, đáng thương, yếu đuối, không có khả năng tự vệ đã trở thành bữa ăn của con Sói gian ác, xảo quyệt.

Trong truyện Sói và cò, bản chất tráo trở, gian xảo của Sói cũng được bộc lộ rất rõ. Sói bị hóc xương không khạc ra nổi. Nó gọi cò đến thuyết phục: “Này, cò ơi, cậu có cái cổ dài, cậu thò đầu vào họng tớ rút hộ mẩu xương ra, tớ sẽ có thưởng”. Cò đồng ý nghe lời Sói chui đầu vào rút mẩu xương rồi nói: “Nào thưởng đi”. Nhưng Sói nhe răng nói: “Lúc cậu thò đầu vào tớ đã tha không cắn đứt đầu cậu rồi còn gì nữa?”. Câu chuyện kết thúc thật bất ngờ cho cả con cò và người đọc. Cái kết tưởng như phi lý nhưng ngẫm ra lại thấy hợp lý. Bởi nó cho thấy sự gian xảo, tráo trở của Sói. Qua câu chuyện, người đọc có thể rút ra cho mình bài học cảnh giác, phải nhận ra bản chất độc ác của loài dã thú và của những người bạc ác vô ơn trong xã hội.

Truyện Sư tử, sói và cáo lại cho thấy một nét tính cách khác của Sói. Sói nhân cơ hội sư tử già ốm nằm trong hang bèn tìm cách nói xấu Cáo với Sư tử. Khi thấy các loài vật đều đến thăm hỏi chúa sơn lâm, trừ Cáo, Sói nói với Sư tử: “Nó chẳng nghĩ gì đến ông đâu, nó chưa hề đến chào ông một lần nào hết”. Nhưng, Sói vừa nói xong thì Cáo nhảy đến, nó đã nghe thấy những lời tơn hớt của Sói với Sư tử. Cáo bực tức và tìm cách hại lại Sói. Sư tử tức giận gầm lên, nhưng Cáo đã kịp giải thích: tôi không đến được là vì tôi phải chạy khắp nơi tìm thuốc chữa bệnh cho ông và giờ tôi đã tìm thấy. Sư tử thấy Cáo nói vậy bèn tha và hỏi xem Cáo đã tìm thấy loại thuốc gì. Cáo chỉ chờ có vậy nói ngay với Sư tử, thứ thuốc đó chính là phải lột da một con sói và mang tấm da đó vào mình từ lúc còn nóng ấm. Sư tử làm theo lời Cáo. Cáo đã trả thù được Sói. Thật đáng đời Sói, lẽ ra nó phải khuyến khích kẻ cầm quyền làm điều tốt, thì đằng này lại xúi giục làm việc xấu. Câu chuyện khiến cho chúng

ta nhớ đến những câu tục ngữ Việt Nam: quả quý dày có móng tay nhọn, gieo gió ắt gặp bão, ác giả ác báo,...

Kết thúc đáng đời cho kẻ khôn ranh vặt như Sói còn được Tônxtôi miêu tả trong truyện ngụ ngôn Sói và ngựa cái. Sói muốn ăn thịt ngựa con. Nó bèn đến chỗ người chăn ngựa nói mình có thứ thuốc có thể chữa được chân ngựa khỏi tập tễnh. Ngựa cái nghe thấy bèn đề nghị Sói chữa cho mình khỏi cái chân sau đang bị đau. Chỉ chờ có vậy, Sói bước đến sau ngựa cái, nhưng không ngờ, nó bị ngựa cái đã cho một cái mạnh đến nỗi bị gãy cả răng. Ranh ma, xảo quyệt như Sói mà vẫn không tránh được kết cục thảm hại.

-Kẻ bị đè nén và chịu thiệt thòi

Tônxtôi luôn dành ngòi bút của mình bênh vực những người hiền lành, chất phác, nhân hậu, chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Mỗi câu chuyện ngụ ngôn của ông là tiếng nói cảm thông sâu sắc đối với những người “thấp cổ bé họng”, bị đè nén, áp bức. Trong thế giới nhân vật loài vật phong phú của ông những con vật đại diện cho những người bị đè nén, áp bức, chịu thiệt thòi mà người đọc thường gặp đó là Thỏ, Cừu non, Cò, Bồ câu,... đó là những con vật có bản tính yếu đuối, hiền lành luôn chịu thiệt thòi. Tiêu biểu là các truyện: Thỏ và ếch, Sói và Cừu non, Quạ và bồ câu, Sói và lợn, Diều hâu và bồ câu, Cáo và cò,... Bên cạnh đó còn có những nhân vật loài vật thể hiện cho những người khờ khạo, ngốc nghếch, trong đó tiêu biểu nhất, có thể kể đến con Lừa. Nhân vật con Lừa được Tônxtôi đặt vào nhiều tình huống khác nhau. Vì muốn được oai phong như Sư tử nên Lừa đã khoác tấm da sư tử vào người. Ai cũng tưởng nó là sư tử thật nên đều bỏ chạy khi trông thấy nó. Nhưng bỗng một cơn gió thổi bay bộ da sư tử, lừa hiện nguyên hình là lừa. Mọi người nhận ra đã đánh nó một trận suýt chết. Tình huống thật nực cười. Con Lừa muốn tỏ ra oai vệ nhưng nó quả là ngốc nghếch không biết được rằng hình dáng bên ngoài cũng không thể che mắt người khác. Vì thế, bản chất của nó dù cho có che đậy đến mức nào cũng không thể tránh khỏi những

lúc gặp phải tai họa (Lừa đội lốt sư tử). Bài học rút ra từ hành động của con lừa thật thấm thìa, không phải sự vật, sự việc gì mình muốn mà cũng có thể làm để cho giống với người khác, cần phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi hành động. Ở một tình huống khác, Sư tử đi săn mang theo Lừa. Lừa nghe lời khích nịnh của Sư tử vào rừng kêu lên thật to để các con vật bỏ chạy ra khỏi rừng cho Sư tử bắt mà không biết Sư tử lợi dụng cái cổ dài và tiếng kêu của mình. Kết quả là Sư tử nhận được những miếng mồi ngon, còn Lừa chỉ là công cụ để Sư tử lợi dụng. Lừa chẳng được gì ngoài lời khen ngợi của Sư tử: “Cậu khá lắm, kêu giỏi đấy” (Sư tử và lừa). Lời cảnh báo cho những người nhẹ dạ, khờ khạo mà Tônxtôi nêu lên trong câu chuyện này cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

b. Cặp nhân vật tương phản

Tônxtôi đã lựa chọn, sắp xếp các nhân vật có những đặc điểm đối chọi nhau về hình thức, tính cách, hành động để xếp thành những cặp nhân vật mang tính đối kháng qua đó làm nổi bật chủ đề, nội dung tư tưởng của mỗi câu chuyện ngụ ngôn. Việc sắp xếp các cặp nhân vật tương phản như vậy đã khiến mâu thuẫn giữa các nhân vật được đẩy đến đỉnh điểm, tạo nên những tình huống gay cấn, xung đột đỉnh cao và kết thúc bất ngờ cho câu chuyện. Trong thế giới nhân vật của Tônxtôi, con Lừa khờ khạo, ngốc nghếch, cả tin được xếp cùng con Sư tử ranh mãnh, xảo quyệt (Sư tử và lừa), con Cừu hiền lành nhút nhát, yếu đuối được xếp cùng cặp với Sói độc ác nham hiểm (Sói và cừu non), Thỏ nhanh nhẹn được xếp với Rùa chậm chạp (Thỏ và rùa), Sư tử to lớn được xếp với con Muỗi nhỏ bé (Muỗi và sư tử), Bồ câu hiền lành, thật thà được xếp cùng Diều hâu, Quạ ranh mãnh, gian trá (Diều hâu và bồ câu, Quạ và bồ câu), Kiến chăm chỉ được xếp với Chuồn chuồn lười biếng (Chuồn

chuồn và kiến), kẻ săn mồi được xếp với kẻ bị ăn thịt (Mèo và chuột, Sư tử và cáo, Sói và lợn), kẻ trên trời, người dưới đất (Đại bàng và rùa), người trần gian với thần tiên (Ông già và thần chết, Nông dân và thủy thần), người nhân

nghĩa với kẻ bội bạc (Hai người bạn), ông chủ và người đầy tớ (Ông chủ và

đầy tớ), chó và tên trộm (Chó và tên trộm),... Việc xây dựng các cặp nhân vật tương phản như vậy không chỉ giúp Tônxtôi khái quát hóa bản chất của nhiều sự vật, hiện tượng trong cuộc sống mà còn “gá gửi” được những triết lí thâm trầm, sâu xa ẩn kín bên trong mỗi tác phẩm của ông. Đằng sau sự đối lập, “va chạm” giữa các nhân vật đó, chính là sự đối lập giữa các ý niệm. Việc đặt cạnh nhau những thứ hết sức đối lập nhau như Thiện và Ác, Cao cả và Thấp hèn, Mạnh mẽ và yếu đuối, Dũng cảm và Hèn nhát, Thông minh và Ngu dốt,... đã giúp Tônxtôi tạo nên sắc thái độc đáo cho truyện ngụ ngôn của mình, khiến độc giả trở nên yêu thích, say mê tác phẩm của nhà văn.

+ Tương phản trên phương diện hình thức

“Trông mặt mà bắt hình dong”. Hình thức bên ngoài của nhân vật bao giờ cũng là đặc điểm đầu tiên, dễ nhận thấy đối với độc giả, là cái mà nhà văn rất quan tâm, chú ý khi xây dựng hình tượng của mình. Nó là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thể hiện tính cách, con người bên trong của nhân vật. Việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật tương phản đối lập là cách mà Tônxtôi ưa dùng trong miêu tả hình thức bên ngoài nhân vật. Trong 102 truyện thuộc đối tượng khảo sát của luận văn thì loài vật hung ác xuất hiện và được miêu tả với tần số nhiều nhất (con Cáo: 16 truyện, con Sói: 13 truyện, Sư tử: 9 truyện).

Kết quả khảo sát cho thấy, các nhân vật có nguồn gốc hoang dã mang bản tính hung dữ chiếm số lượng lớn trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi. Nhưng các nhân vật hung ác đó thường được đặt bên cạnh, trong thế đối lập với các con vật hiền lành, nhỏ bé, chăm chỉ như: Kiến, Lừa, Dê, Lợn, Cò, Sóc,... (Cáo và cò, Sói và sóc, Cáo và gà rừng, Khỉ và cáo, Sói và Cò, Cáo và dê, Sói và dê, Sói và cừu non, Sư tử và lừa,...). Khi đặt chúng bên cạnh nhau với những nét hình thức ngoài và tính cách bên trong trái ngược nhau, nhà văn đã tạo nên những xung đột kịch tính, kết quả bất ngờ qua đó người đọc cảm nhận

được bài học ẩn giấu đằng mỗi câu chuyện. Tác giả đã mượn tập tính của các loài vật để nói về lẽ đối nhân xử thế ở đời từ đó nêu lên những triết lý về đạo lý, nhân sinh.

Khi chú ý miêu tả những cặp nhân vật cặp đôi đối lập về hình thức bên ngoài, Tônxtôi đã dựa trên sự quan sát những đặc điểm của các nhân vật trong đời sống tự nhiên với những tập quán của chúng để từ đó miêu tả trong tác phẩm của mình các cặp nhân vật mang nét đối lập sinh động, độc đáo, hấp dẫn. Chẳng hạn như trong truyện Muỗi và sư tử, Tônxtôi đã đặt hai con vật có hình thức đối lập nhau bên cạnh nhau, giữa một con hết sức to lớn là Sư tử với một con bé tí là Muỗi. Muỗi nhỏ bé nhưng lại dám tuyên chiến với Sư tử to lớn, oai phong. Muỗi tự hào, khoái chí vì dù mình nhỏ hơn nhưng đã làm cho Sư tử phải chảy máu khi nó lấy ngòi châm vào má Sư tử khiến Sư tử gãi

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn l n tonxtoi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)