Soạn giáo án

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn l n tonxtoi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 81)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.3.1.Soạn giáo án

Lớp: 1

GIÁO ÁN MÔN KỂ CHUYỆN Bài: Sư Tử và Chuột Nhắt A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Học sinh dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn, sau

đó kể lại toàn bộ câu chuyện

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Người yếu đuối, bé nhỏ cũng có thể giúp đỡ người to khoẻ. Làm ơn sẽ được báo đáp

B. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Tranh minh họa truyện trong SGK - phóng to tranh - Mặt nạ sư tử, chuột nhắt

- Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: TG Nội dung

dạy học Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh 3’ 1. Kiểm tra

bài cũ:

- Cho học sinh kể lại câu chuyện “Trí khôn” (dựa vào tranh và ý gợi ý dưới tranh)

- 4 học sinh tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện

1’ 2. Dạy bài mới: 2.1. Giới thiệu bài:

Chúng ta đều biết Sư Tử là con vật to, khoẻ được xem là chúa rừng xanh, còn Chuột Nhắt thì bé xíu. Thế mà con Chuột Nhắt một lần được Sư Tử tha mạng lại dám nói với Sư Tử sẽ có ngày đền ơn, khiến vị chúa rừng xanh phải bật cười. Sự thực thì Chuột Nhắt có ba hoa không, có làm được điều mình nói không? Các em hãy lắng nghe câu chuyện “Sư Tử và Chuột Nhắt” để hiểu được điều đó.

TG Nội dung

dạy học Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3’ 2.2. Giáo viên k:

* Cho học sinh tự nhìn tranh, giáo viên kể với giọng thật diễn cảm

- Kể lần 1: để học sinh biết câu chuyện - Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh

minh hoạ - giúp học sinh nhớ câu chuyện

* Chú ý kĩ thuật kể:

- Biết chuyển giọng kể linh hoạt từ lời Chuột Nhắt sang lời Sư Tử

+ Lời người dẫn chuyện: giọng hồi hộp, khá gấp gáp; hào hứng ở đoạn kết + Lời Chuột Nhắt: lễ độ

+ Lời Sư Tử: coi thường

- Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện

- Học sinh lắng nghe 10’ 2.3. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:

- Tranh 1: giáo viên hỏi

+ Tranh vẽ cảnh gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Câu hỏi dưới tranh là gì?

+ Cho các tổ thi kể

- Tranh 2, 3, 4 làm tương tự với tranh 1

- Học sinh quan sát tranh 1, trả lời câu hỏi: + Chuột Nhắt bị Sư Tử bắt/ Sư Tử xách tai Chuột Nhắt + Khi bị Sư Tử bắt, Chuột Nhắt nói gì? + Mỗi tổ cử đại diện thi kể đoạn 1 Cả lớp lắng nghe, nhận xét 10’ 2.4. Hướng dẫn học sinh phân vai k toàn truyện

- Cho học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện

- Cho các nhóm thi kể lại toàn câu chuyện

- Học sinh kể. - Lần lượt đại diện các nhóm lên kể. - Mỗi nhóm 3 em đóng vai: Chuột Nhắt, Sư Tử và người dẫn chuyện

TG Nội dung

dạy học Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

+ Nhóm 1: giáo viên là người dẫn truyện, các nhân vật khác nhìn tranh và gợi ý trong sách giáo khoa kể. + Nhóm 2: Người dẫn truyện nhìn sách + Các nhóm sau: kể thoát li sách, thực sự nhập vai 6’ 3. Giúp học sinh hiểu ý nghĩa truyện:

- Giáo viên hỏi:

+ Câu chuyện này giúp em hiểu ra điều gì?

+ Em hãy đoán lời Sư Tử nói với Chuột Nhắt sau khi thoát nạn?

- Cuối cùng, cả lớp bình chọn học sinh kể hay nhất trong tiết học

+ Chuột Nhắt cũng có thể cứu được Sư Tử. + Đừng coi thường những con vật bé nhỏ + Mọi người đều

có thể giúp đỡ được nhau + Cám ơn bác

Chuột đã cứu mạng tôi. Xin lỗi tôi đã coi thường bác

+ Xin lỗi bác Chuột. Đây là bài học nhớ đời đối với tôi,…

3’ 4. Củng cố - dặn dò:

- Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?

- Nhận xét tiết học. - Dặn dò:

- Học sinh trả lời.

- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân - Chuẩn bị bài: Bông hoa cúc trắng

LỚP: 1

GIÁO ÁN MÔN TẬP ĐỌC BÀI: NÓI DỐI HẠI THÂN I. MỤC TIÊU

1. Đọc

• Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài Nói dối hại thân.

• Đọc đúng các từ ngữ: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng. • Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, dấu chấm.

2. Ôn các vần it, uyt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Học sinh tìm được tiếng có vần it trong bài. • Tìm được tiếng ngoài bài có vần it, uyt.

3. Hiểu

Học sinh hiểu được nội dung bài: Qua câu chuyện chú bé chăn cừu nói dối, hiểu lời khuyên của bài: không nên nói dối làm mất lòng tin của người khác, sẽ có lúc hại đến bản thân.

4. Học sinh chủ động nói theo chủ đề: Nói lời khuyên với chú bé chăn cừu. II. ĐỔ DÙNG DẠY - HỌC

• Tranh minh họa của bài Tập đọc và phần luyện nói. • Bộ chữ Học vần tiểu học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU TG Nội dung

dạy học Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh 3’ 1. Ổn định tổ

chức, kiểm tra bài cũ

- Giáo viên cho học sinh đọc lại toàn bài Đi học và trả lời các câu hỏi: + Trường của bạn nhỏ ở đâu? + Cảnh đến trường có gì đẹp? - Học sinh lên bảng viết các từ ngữ: hương rừng, đồi vắng

- Giáo viên nhận xét, đánh giá học sinh. - Học sinh đọc. - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. - Học sinh lên bảng viết.

2. Dạy- học bài mới

2’ 2.1. Giới thiệu bài

- Giáo viên treo tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Giáo viên: Con sói không xuất hiện, vậy mà cậu bé lại kêu: "Sói! Sói! Cứu tôi với!". Cậu bé kêu như vậy để làm gì? Việc làm của cậu là đúng hay sai? Câu chuyện nói dối hại thân sẽ cho chúng ta biết điều đó

- Học sinh: Tranh vẽ chú bé đang kêu mọi người đến cứu.

TG Nội dung

dạy học Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh 12’ 2.2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc a) Giáo viên dọc mẫu lần 1

Chú ý: Giọng chú bé chăn cừu hốt hoảng. Đoạn kể các bác nông dân chạy đến cứu chú bé đọc gấp gáp. Đoạn chú bé gào xin mọi người cứu giúp: đọc nhanh, căng thẳng. b) Hướng dẫn

học sinh luyện đọc

• Luyện các tiếng, từ ngữ: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng.

- Giáo viên ghi các từ ngữ luyện đọc lên bảng, gọi 3 - 5 học sinh đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh. - Học sinh đọc, phân tích các tiếng khó. Dùng bộ chữ học vần tiểu học để ghép các từ ngữ: kêu toáng, giả vờ, hốt hoảng.

• Luyện đọc câu

- Luyện đọc từng câu. Mỗi câu 3 học sinh đọc.

- Giáo viên uốn nắn các em đọc sai.

• Luyện đọc đoạn, bài

- 3 học sinh đọc đoạn 1: từ đầu đến "họ chẳng thấy Sói đâu". - 3 học sinh đọc đoạn 2: phần còn lại.

- 2 học sinh đọc toàn bài.

Thi đọc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mỗi tổ cử 1 học sinh thi đọc, 1 học sinh làm giám khảo thi đọc đoạn 1. - Giám khảo nhận xét. - 3 - 5 học sinh - Học sinh đọc, phân tích các tiếng khó. - Học sinh đọc. - 3 học sinh đọc. - 3 học sinh đọc. - 2 học sinh đọc toàn bài. - Lần lượt 4 học sinh của 4 tổ thi đọc.

TG Nội dung

dạy học Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Giáo viên nhận xét, đánh giá học sinh.

4’ 2.3. Ôn lại các vần it, uyt

a) Tìm tiếng có vần it, uyt

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.

- Học sinh: Tìm tiếng trong bài có vần it.

- Học sinh đọc.

- Học sinh tìm tiếng có vần it trong bài. Học sinh phân tích tiếng vừa tìm

được (thịt), viết vào bảng con. - Các nhóm thi tìm tiếng có vần it, uyt.

- Cách thực hiện.

- Giáo viên chia nhóm học sinh, cho học sinh thời gian 1 phút, học sinh sử dụng bộ chữ để ghép các tiếng mình tìm được, nhóm nào tìm được nhiều hơn là nhóm thắng cuộc.

- Giáo viên nhận xét và khen học sinh.

b. Điền vần it hoặc uyt

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Giáo viên nhận xét. Các tiếng có vần ít: mít, mịt, tít, hít, thít, khít, hịt,... Các tiếng có vẫn uyt: quýt, quỵt, huýt,...

- Học sinh đọc. - Học sinh quan sát 2 bức tranh trong SGK. Nói nội dung bức tranh. 2 học sinh làm miệng (mít chín thơm phức, xe buýt đầy khách). 2 học sinh lên bảng điền.

TG Nội dung

dạy học Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

12’ 2.4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói

a) Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc - Giáo viên đọc mẫu lần 2 sau đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài và luyện dọc theo trình tự sau:

- 2 học sinh đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi: Cậu bé kêu cứu như thế nào? - Khi đó ai đã chạy tới giúp?

Sói! Sói! Cứu tôi với!

Các bác nông dân làm việc quanh đó đã chạy tới giúp cậu bé nhưng không thấy Sói đâu.

- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi: Khi Sói đến thật, chú bé kêu cứu, có ai đến giúp chú không? Vì sao? - Giáo viên gọi 3 học sinh đọc toàn bài.

- 2 học sinh đọc, trả lời câu hỏi: Không ai đến giúp chú vì họ nghĩ chú lại nói dối. - 3 học sinh đọc

- Giáo viên: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

- Giáo viên: Chú bé chăn cừu nói dối mọi người đã dẫn đến đến hậu quả đàn cừu của chú bị sói ăn thịt. Câu chuyện khuyên chúng ta không nôn nói dối. Nói dối có ngày hại đến thân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học sinh: Không nên nói dối.

b) Luyện nói

Đề tài: Nói lời khuyên chú bé chăn cừu.

- Trò chơi đóng vai:

+ Học sinh1: Chú bé chăn cừu. + Học sinh 2, 3, 4, 5: Đóng vai các cô cậu học trò để nói lời khuyên với chú bé.

- Học sinh đóng vai, lớp theo dõi. - Lớp nhận xét và bổ sung về các lời khuyên của các bạn đóng vai - Giáo viên tổng kết và nhận xét những em nói tốt. - Học sinh chơi trò chơi đóng vai. 3’ 3. Củng cố, dặn dò

• 1 học sinh đọc lại toàn bài.

• Nhắc học sinh về nhà đọc bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau.

LỚP: 2

GIÁO ÁN MÔN TẬP ĐỌC BÀI: NHỮNG QUẢ ĐÀO I. Mục tiêu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, bước đầu đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.

- Rèn kỹ năng đọc bài lưu loát, rõ ràng, diễn cảm.

- Nhờ quả đào ông biết tính nết của từng cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài tập đọc sách giáo khoa.

- Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng. - Phấn màu.

III. Các hoạt động dạy học

TG Nội dung dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 1. Ổn định tổ chức - Yêu cầu quản ca bắt nhịp cho

cả lớp hát bài: “Tập tầm vông”.

- Cả lớp hát

4’ 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 học sinh đọc bài “Cây dừa” và mỗi 1 học sinh trả lời câu hỏi:

+ Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn,thân, quả) được so sánh với gì?

+ Cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào?

+ Em thích những câu thơ nào? Vì sao ? - Giáo viên nhận xét. - 3 học sinh đọc, cả lớp theo dõi. - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. 2’

3. Dạy bài mới

3.1. Giới thiệu bài - Tuần trước, cô và các con đã đọc và tìm hiểu bài cây dừa, hôm nay chúng mình sẽ tìm hiểu một bài tập đọc mới nói về những quả đào.

- Học sinh lắng nghe

- Ghi tên bài :’Những quả đào” lên bảng bằng phấn màu.

TG Nội dung dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng đoạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đoạn 2: giảng từ

- Học sinh đọc

- Con hiểu thế nào là cái vò? - Học sinh trả lời: Cái vò: đồ đựng bằng đất nung, miệng tròn, thân phình ra, đáy thót lại

- Con hiểu thế nào là hài lòng ? - Học sinh trả lời: Hài lòng: vừa ý, ưng ý.

+ Đoạn 3:

- Theo con, thơ dại là như thế nào?

- Học sinh trả lời: Thơ dại: còn bé quá, chưa biết gì. + Đoạn 4:

- Con hiểu thốt lên ý nói như thế nào ?

- Học sinh trả lời: Thốt: bật ra thành lời một cách tự nhiên.

- Hướng dẫn đọc bài : Giọng người kể khoan thai rành mạch, giọng ông ôn tồn, hiền hậu, giọng Xuân hồn nhiên, nhanh nhảu, giọng Vân ngây thơ, giọng Việt lúng túng, rụt rè.

- Học sinh lắng nghe

* Đọc từng đoạn trong nhóm - Mỗi nhóm 4 người đứng lên đọc 1 đoạn văn.

- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn học sinh đọc bài

- Học sinh luyện đọc.

* Thi đọc giữa các nhóm - Các nhóm thi đọc toàn bài

- Lớp nhận xét nhóm có giọng đọc hay. - Giáo viên nhận xét nhóm có

TG Nội dung dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

10’ 3.3. Tìm hiểu bài: - Giáo viên gọi học sinh đọc bài và yêu cầu trả lời câu hỏi:

- 1 Học sinh đọc bài, lớp đọc thầm. + Người ông dành những quả

đào cho ai?

+ Người ông dành những quả đào cho vợ và ba đứa cháu nhỏ + Mỗi cháu của ông đã làm gì

với những quả đào?

+ Xuân đem hạt trồng vào một cái vò. Vân ăn hết phần của mình mà vẫn thèm. Việt dành những quả đào của mình cho bạn Sơn bị ốm + Ông nhận xét gì về Xuân? Vì

sao ông nhận xét như vậy?

+ Ông nói mai sau Xuân sẽ làm vườn giỏ, vì Xuân thích trồng cây.

+ Ông nói gì về Vân? Vì sao ông nhận xét như vậy?

+ Vân còn thơ dại quá, vì Vân háu ăn. Ăn hết phần của mình mà vẫn thèm. + Ông nói gì về Việt? Vì sao

ông nói như vậy ?

+ Việt có tấm lòng nhân hậu, biết nhường miếng ngon của mình cho bạn + Em thích nhân vật nào? Vì

sao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Học sinh trả lời theo cảm nhận. - Nội dung của bài: Nhờ những

quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ông hài lòng về các cháu đặc biệt khen ngợi đứa cháu lòng nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào.

6’ 3.4. Luyện đọc lại - Giáo viên gọi học sinh đọc bài theo vai.

- Học sinh tự phân vai và đọc bài theo vai. - Giáo viên nhận xét tuyên dương

- Học sinh nhắc lại nội dung bài - Học sinh trả lời . - Liên hệ giáo dục - Học sinh liên hệ

thực tế

2’ 4. Củng cố, dặn dò - Về nhà đọc bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện .

Lớp: 3

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn l n tonxtoi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 81)