Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn l n tonxtoi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 99)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.3.2. Kết quả thực nghiệm

- Kết quả thực nghiệm đạt được qua các tiết dạy Lớp 1A: Sĩ số 58 học sinh

Mục tiêu Đọc đúng Đọc nhanh Kể lại được câu chuyện

Hiểu nội dung và ý nghĩa của

bài Dạy đối chứng 38 học sinh 39 học sinh 19 học sinh 36 học sinh

Dạy thực nghiệm

Lớp 2A: Sĩ số 56 học sinh Mục tiêu Đọc lưu loát, rõ ràng Đọc diễn cảm

Phân biệt được lời dẫn chuyện

với lời nhân vật

Hiểu nội dung và ý nghĩa của

bài Dạy đối chứng 40 học sinh 28 học sinh 20 học sinh 40 học sinh

Dạy thực nghiệm

45 học sinh 40 học sinh 40 học sinh 56 học sinh

Lớp 3A: Sĩ số 59 học sinh

Mục tiêu Đọc trôi chảy toàn bài

Đọc diễn cảm Đọc phân biệt lời dẫn truyện với lời nhân vật

Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài

Dạy đối chứng 40 học sinh 28 học sinh 22 học sinh 41 học sinh Dạy thực

nghiệm

46 học sinh 44 học sinh 43 học sinh 59 học sinh

Qua quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm chúng tôi nhận thấy khi giáo viên tìm hiểu rõ cuộc đời và sự nghiệp sáng tác, tác phẩm, tư tưởng sáng tác của L.N.Tônxtôi, biết sử dụng các phương pháp dạy học hiệu quả, tích cực theo hướng phát triển năng lực cho học sinh, học sinh sẽ không những có khả năng đọc to, rõ ràng, diễn cảm, kể lại được câu chuyện mà còn hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài. Trong mỗi bài dạy thực tế, giáo viên không chỉ rèn cho học sinh kỹ năng nghe, đọc hiểu văn bản mà còn hình thành nhân cách, vun đắp tâm hồn trong mỗi học sinh của mình.

Tồn tại:

- Thời gian mỗi tiết học chỉ khoảng 35 phút, nếu giáo viên không tiết chế được lượng kiến thức truyền đạt rất dễ dạy quá giờ.

- Với đặc điểm của từng cấp học cũng như đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, nếu giáo viên không liên tục thay đổi phương pháp dạy học tích

cực trong tiết học sẽ khiến tiết học trở thành một giờ giảng văn ở các cấp học cao hơn thay vì là một tiết tập đọc trong chương trình ở tiểu học.

Có lẽ trong nhà trường tiểu học, không có môn khoa học nào có thể thay thế được môn Tiếng Việt. Vì đó là môn học vừa hình thành nhân cách, vừa vun đắp tâm hồn cho học sinh. Trong thời đại hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển rất nhanh, môn Tiếng Việt sẽ giữ lại tâm hồn con người, giữ lại những cảm giác nhân văn để con người tìm đến với con người, trái tim hòa nhịp đập cùng trái tim. Những lời giáo huấn khô khan dù có hay đến đâu, sâu sắc đến đâu cũng khó được người nghe chấp nhận. Chính vì vậy, hãy để những bài giảng luân lí, đạo đức của truyện ngụ ngôn dân gian tự nhiên đi vào lòng các em, tự nhiên biến thành hành vi đạo đức tích cực của các em một cách nhẹ nhàng, khéo léo và tinh tế. Điều đó thật khó, nhưng thiết nghĩ nếu quyết tâm hẳn chúng ta sẽ tìm được con đường đi đến trái tim, khối óc học sinh ngắn nhất và hiệu quả nhất, giúp các em thay thái độ, đổi hành vi nhanh nhất. Chỉ có như vậy, chúng ta mới thực sự hoàn thành nhiệm vụ cao quý của mình:

Gieo hạt giống tâm hồn trong lớp lớp thế hệ trẻ của đất nước hôm nay và ngày mai.

Việc giới thiệu và giảng dạy truyện ngụ ngôn của Tônxtôi đối với học sinh tiểu học là rất cần thiết. Ở mỗi câu chuyện học sinh có thể rút ra bài học theo cách riêng của mình để từ đó nhân cách học sinh được hoàn thiện, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học đề ra. Ngoài những truyện được đưa vào chương trình chính khóa, theo tôi, việc đưa thêm nhiều truyện ngụ ngôn Tônxtôi vào trong trong chương trình là rất cần thiết bởi những câu chuyện của ông đều tràn đầy tình yêu với cuộc sống, với con người, tình yêu với quê hương đất nước.

Chức năng giáo dục của những câu chuyện ngụ ngôn Tônxtôi là rất lớn và được thực hiện trên mọi lĩnh vực: giáo dục ứng xử, đạo đức, tình cảm,... Để các chức năng đó được thực hiện đối với học sinh tiểu học, người giáo viên không chỉ dạy trong các tiết Kể chuyện, Tập đọc, Luyện từ và câu hay Tập làm văn mà có thể giới thiệu các truyện ngụ ngôn Tônxtôi thông qua các tiết hoạt động tập

thể, hoạt động ngoại khóa hay sinh hoạt lớp. Qua đó giúp các em cảm nhận được những bài học nhân sinh, nhằm giúp các em nhận thức đúng đắn, làm điều thiện, tránh điều xấu, cái ác trong cuộc sống hàng ngày. Những bài học đạo đức được hiểu theo cách đơn giản, cụ thể nhất là các trường hợp thực tế trong cuộc sống.

Tiểu kết:

Việc giới thiệu và giảng dạy truyện ngụ ngôn của Tônxtôi đối với học sinh tiểu học là rất cần thiết. Ở mỗi câu chuyện học sinh có thể rút ra bài học theo cách riêng của mình để từ đó nhân cách học sinh được hoàn thiện, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học đề ra. Ngoài những truyện được đưa vào chương trình chính khóa, theo chúng tôi, việc đưa truyện ngụ ngôn Tônxtôi vào trong các hoạt động ngoại khóa là rất cần thiết bởi những câu chuyện của ông đều tràn đầy tình yêu với cuộc sống, với con người, tình yêu với quê hương đất nước.

Chức năng giáo dục của những câu chuyện ngụ ngôn Tônxtôi là rất lớn và được thực hiện trên mọi lĩnh vực: giáo dục ứng xử, đạo đức, tình cảm,... Để các chức năng đó được thực hiện đối với học sinh tiểu học, người giáo viên có thể giới thiệu các truyện ngụ ngôn Tônxtôi thông qua các giờ hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa. Qua đó giúp các em cảm nhận được những bài học nhân sinh, nhằm giúp các em nhận thức đúng đắn, làm điều thiện, tránh điều xấu, cái ác trong cuộc sống hàng ngày. Những bài học đạo đức được hiểu theo cách đơn giản, cụ thể nhất là các trường hợp thực tế trong cuộc sống.

KẾT LUẬN

L.Tônxtôi là một tấm gương lao động nghệ thuật hiếm có. Ông là tấm gương lao động nghệ thuật vĩ đại cho mỗi nhà văn, là hiện tượng thuộc về tương lai. Đúng như nhà văn Fêđin từng nhận định: “Tônxtôi không bao giờ già cỗi cả. Ông là một trong những thiên tài nghệ thuật, mà ngôn từ khác nào dòng nước nuôi dưỡng sức sống. Nguồn nước chảy mãi không bao giờ vơi. Chúng ta sẽ còn mãi mãi đến cùng nguồn nước ấy và chúng ta cứ ngỡ chưa một lần nào trong đời mình được uống thứ nước trong veo, tinh khiết và tươi mát đến thế!”. Sáng tác của Tônxtôi không chỉ góp phần làm nên thành tựu rực rỡ của văn học Nga thế kỷ XIX mà còn là viên ngọc quý trong kho tàng văn hoá nhân loại.

Bằng tài năng và tình yêu thương con trẻ, Tônxtôi đã tạo nên những câu chuyện ngụ ngôn đầy thú vị, hấp dẫn, có tính giáo dục cao, khiến trẻ em không chỉ ở Iaxnaia Pôliana quê hương ông mà ở khắp nơi trên thế giới yêu thích, say mê. Thế giới nghệ thuật truyện ngụ ngôn Tônxtôi rất gần gũi với hiện thực với hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng và hết sức độc đáo. Nhà văn đã mượn thế giới loài vật để nói chuyện người. Mỗi nhân vật (loài vật, con người, vật vô tri...) mang những tính cách khác nhau, đại diện cho các tầng lớp khác nhau trong xã hội, không chỉ có tầng lớp quý tộc mà còn có cả những người lao động bình thường với những thói hư tật xấu, những bài học đối nhân xử thế ở đời.

Truyện ngụ ngôn Tônxtôi có nhiều khả năng, khi thì chế giễu, lúc lại châm biếm, cũng có khi đả kích sâu cay hoặc là hài hước mua vui, và bao giờ cũng vậy, nó trực tiếp hoặc gián tiếp nêu lên nhận xét tinh tế về một ý nghĩa luân lý nào đó. Đó là những bài học về nhìn nhận thế giới khách quan, bài học về lao động học tập, về tình cảm gia đình, bạn bè, xã hội, bài học về sự yêu - ghét, biết đứng về cái thiện chống lại cái ác, bài học về tình đoàn kết, thương

yêu giúp đỡ lẫn nhau. Tác phẩm của Tônxtôi có giá trị rất lớn trong việc giáo dục nhận thức, tình cảm cho trẻ em. Việc giáo dục nhận thức, tình cảm cho các em không chỉ thực hiện trong ngày một, ngày hai mà đó là cả một quá trình lâu dài gắn vói quá trình học tập và cuộc sống của mỗi con người. Thực hiện tốt quá trình giáo dục này sẽ giúp chúng ta hình thành nên thế hệ tương lai có đầy đủ phẩm chất và năng lực trong công việc, trong cuộc sống, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội hiện tại.

Đề tài Thế giới nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn L.Tônxtôi và ý nghĩa

giáo dục đối với học sinh tiểu học mặc dù cố gắng đi sâu nghiên cứu những đặc điểm nổi bật, độc đáo của thể loại văn học này trong di sản đồ sộ của Tônxtôi, song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để chúng tôi có cơ hội hoàn thiện đề tài ở những lần nghiên cứu về sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQGHN. [2]. Lê Huy Bắc (chủ biên) (2009), Từ điển văn học nước ngoài, NXB

Giáo dục.

[3]. Hoàng Hòa Bình (2005), Truyện đọc lớp 4, NXB Giáo dục.

[4]. Bộ giáo dục và đào tạo (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kỳ III tập 1-2, NXB Giáo dục.

[5]. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Chương trình môn Tiếng Việt ở

Tiểu học.

[6]. Bộ giáo dục và đào tạo - Dự án phát triển giáo viên tiểu học

(2004), Dạy lớp 2 theo chương trình tiểu học mới, NXB Giáo dục. [7]. Bộ giáo dục và đào tạo - Dự án phát triển giáo viên tiểu học

(2005), Dạy lớp 3 theo chương trình tiểu học mới, NXB Giáo dục. [8]. Bộ giáo dục và đào tạo - Dự án phát triển giáo viên tiểu học

(2007), Dạy lớp 4 theo chương trình tiểu học mới, NXB Đại học Sư phạm.

[9]. Bộ giáo dục và đào tạo - Dự án phát triển giáo viên tiểu học (2005), Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, NXB Giáo dục. [10]. Bộ giáo dục và đào tạo - Vụ giáo tiểu học (2005), Tài liệu bồi

dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 4 tập 1, NXB Giáo dục. [11]. Hà Minh Đức (chủ biên), (1993), Lý luận văn học, NXB Giáo dục. [12]. Nguyễn Hải Hà (2002), Văn học Nga sự thật và cái đẹp, Nxb Giáo

dục, Hà Nội

[13]. Trần Đức Ngôn, Dương Thu Hương (1998), Giáo trình văn học

thiếu nhi, NXB Giáo dục.

[14]. Hoàng Xuân Nhị (1962), Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội

[15]. Nhiều tác giả (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội [16]. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học, NXB Thế giới.

[17]. Nhiều tác giả (2004), Lý luận văn học tập 1, NXB Giáo dục. [18]. Nhiều tác giả (2007), Lý luận văn học tập 2, NXB Đại học sư phạm. [19]. Nhiều tác giả (2007), Tâm lý học, NXB giáo dục.

[20]. Lê Trường Phát (2000), Thi pháp văn học dân gian, NXB Giáo dục [21]. Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. [22]. Đỗ Hải Phong (chủ biên) (2011), Giáo trình văn học Nga, NXB

Giáo dục

[23]. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2007), Tiếng Việt 2 tập hai, NXB Giáo dục.

[24]. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2007), Tiếng Việt 3 tập 1, NXB Giáo dục.

[25]. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2006), Tiếng Việt 4 tập 2, NXB Giáo dục.

[26]. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2004), Sách giáo khoa Tiếng Việt

2, tập hai, NXB Giáo dục.

[27]. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2004), Sách giáo khoa Tiếng Việt

3, tập một, NXB Giáo dục.

[28]. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2004), Sách giáo khoa Tiếng Việt

4, tập một và hai, NXB Giáo dục.

[29]. Cung Kim Tiến (chủ biên), (2002), Từ điển triết học, NXB Văn học thông tin.

[30]. Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội [31]. Xukhômlinxki (1982), Giáo dục những con người chân chính như

PHẦN PHỤ LỤC GIÁO ÁN ĐỐI CHỨNG LỚP 1 --- GIÁO ÁN K CHUYN SƯ T VÀ CHUT NHT A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- HS dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn, sau đó kể toàn bộ câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Người yếu đuối, bé nhỏ cũng có thể giúp đỡ người to khỏe. Làm ơn sẽ được báo đáp.

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh hoạ truyện trong SGK - phóng to (nếu có điều kiện). Bộ tranh DKC lớp 1 (nếu có).

- Mặt nạ sư tử, chuột nhắt.

- Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

I. KIỂM TRA BÀI CŨ

GV yêu cầu HS mở SGK trang 72 bài kể chuyện Trí khôn, xem lại tranh, đọc gợi ý dưới tranh. Sau đó, mời 4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện. Với lớp HS khá, giỏi, có thể yêu cầu 1, 2 nhóm HS kể chuyện theo cách phân vai.

II. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài

Hôm nay, các em sẽ nghe kể một câu chuyện có tên là Sư Tử và Chuột Nhắt. Các em đều biết Sư Tử là con vật to, khoẻ được xem là chúa rừng xanh, còn Chuột Nhắt thì bé tí xíu. Thế mà con Chuột Nhắt trong truyện này một lần được Sư Tử tha mạng lại dám nói với Sư Tử có ngày sẽ đền ơn, khiến vị chúa rừng xanh phải bật phì cười. Sự thực thì Chuột Nhắt có ba hoa không, có làm được điều mình nói không? Các em hãy lắng nghe câu chuyện để hiểu được điều đó.

2. GV kể chuyện

- Kể lần 1 để HS biết câu chuyện

- Kể lần 2, 3 kết hợp với tranh minh hoạ - yêu cầu HS nhớ câu chuyện. Sau đây là nội dung câu chuyện:

Sư Tử và Chuột Nhắt

1. Một hôm, Chuột Nhắt bị Sư Tử bắt. Chuột van lạy xin tha:

- Xin ông tha cho tôi. Tôi bé nhỏ thế này, ông ăn chẳng bõ dính răng. Sư Tử ngẫm nghĩ một lát rồi tha cho Chuột.

Được tha, Chuột nói rằng:

- Cảm ơn ông! Có ngày tôi sẽ giúp lại ông. Nghe Chuột nói, Sư Tử bật phì cười:

- Chuột Nhắt mà cũng đòi giúp được Sư Tử sao?

2. Ít lâu sau, Sư Tử bị sa lưới. Nó gầm gào, vùng vẫy hết sức cũng không sao thoát được, đành nằm bẹp, chờ chết. May sao, Chuột Nhắt đi qua trông thấy, chạy về gọi cả nhà ra, cán một lúc đứt hết cóc mắt lưới. Nhờ thế, Sư Tử thoát nạn.

Lép Tôn-xtôi Chú ý về kĩ thuật kể:

- Biết chuyển giọng kể linh hoạt từ lời người kể sang lời Chuột Nhắt, lời Sư Tử. Cụ thể:

- Lời người dẫn chuyện: vào câu chuyện với giọng kể hồi hộp, khá gấp gáp; hào hứng ở đoạn kết truyện: Chuột Nhắt cứu được Sư Tử thoát nạn.

- Lời Chuột Nhắt: lễ độ. - Lời Sư Tử: coi thường.

- Biết nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện thái độ khiêm nhường của Chuột (van lạy xin tha - bé nhỏ - chả bõ dính răng), lời hứa của Chuột (sẽ giúp lại ông), sự thực hiện lời hứa của Chuột (gọi cả nhà ra - cắn một lúc - đứt hết các mắt lưới); thái độ coi thường của Sư Tử với Chuột Nhắt (bật phì cười - cũng đòi giúp); sự sợ hãi của Sư Tử khi bị sa lưới (sa lưới - gầm gào, vùng vẫy hết sức - không sao thoát được - nằm bẹp, chờ chết).

- Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không được thêm bớt các chi tiết làm thay đổi nội dung và ý nghĩa truyện.

3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh

- Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh 1 trong SGK, đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi:

+ Tranh 1 vẽ cảnh gì? (Chuột Nhắt bị Sư Tử bắt. / Sư Tử xách tai Chuột Nhắt)

+ Câu hỏi dưới tranh là gì? (Khi bị Sư Tử bắt, Chuột Nhắt nói gì?)

+ GV yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại điện thi kể đoạn 1 (trình độ HS mỗi tổ phải tương đương; không nên chỉ chọn HS khá, giỏi).

Cả lớp chú ý lắng nghe bạn kể để nhận xét: Bạn có nhớ nội dung đoạn truyện không? Có kể thiếu hay thừa chi tiết nào không? Có diễn cảm không?

- HS tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4 (cách làm tương tự với tranh 1).

4. Hướng dẫn HS kể toàn bộ câu chuyện

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn l n tonxtoi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)