Kết cấu truyện

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn l n tonxtoi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 59)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Kết cấu truyện

Truyện ngụ ngôn không kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật, cũng như đặc điểm hình thức của các nhân vật. Truyện ngụ ngôn chỉ nêu ra một tình huống, một hoàn cảnh trong đó diễn ra một hành động của nhân vật hoặc một vài nhân vật từ đó rút ra các bài học triết lý.

Theo La Fontaine, mỗi truyện ngụ ngôn, kết cấu nội dung thường gồm hai lớp (hai phần): phần hồn và phần xác. Phần xác là câu chuyện được kể, là lớp nổi của truyện. Phần hồn là điều răn dạy, lớp chìm của truyện. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra hai kiểu kết cấu cơ bản của truyện ngụ ngôn, trong đó kiểu 1 bao gồm những truyện hai phần hòa kết làm một, phần hồn ngụ ngay trong phần xác; kiểu 2 gồm những truyện phần hồn được diễn tả trực tiếp bằng lời người kể theo bố cục: phần đầu kể sự việc, phần thứ hai là lời châm quy chỉ ra bài học răn dạy được ngụ trong truyện.

Theo thống kê của chúng tôi, tất cả 102 truyện ngụ ngôn trong tập Kiến

và chim bồ câu của Tônxtôi đều được kết cấu theo kiểu thứ nhất. Các truyện chỉ có sự việc được kể lại cùng cuộc đối thoại giữa các nhân vật hoặc lời của nhân vật. Không có lời đúc rút kinh nghiệm của tác giả - người kể chuyện. Bài học triết lý (phần hồn) “tự biểu hiện” ở ngoài câu chuyện (phần xác).

Ví dụ truyện Nông dân và thần may mắn:

“Một người nông dân đang cắt cỏ bỗng lăn ra ngủ. Thần May Mắn bước đến bên nói: “Đáng lẽ phải làm việc thì anh ta lại ngủ. Như vậy đến ngày mùa anh ta sẽ chẳng được gì. Rồi anh ta lại đổ tội cho mình. Anh ta sẽ bảo “chẳng gặp may mắn tí nào”.

Trong truyện này chỉ có sự việc được kể lại cùng với lời nói của nhân vật Thần May Mắn. Không có lời đúc rút kinh nghiệm của tác giả - người kể chuyện. Bài học triết lý rút ra sau câu chuyện do một nhân vật trong truyện là Thần May Mắn: Sự may mắn chỉ đến với những con người chăm chỉ lao động. Bài học này tự bản thân nó cũng đã được bộc lộ trong tình huống truyện, người đọc có thể nhận ra sau khi đọc xong câu chuyện.

Trong một truyện khác, Ông già và Thần chết, Tônxtôi đã đặt nhân vật vào một cuộc đối thoại:

“Ông già chặt được một ôm củi vác về nhà. Đường đi khá xa. Ông già mệt quá, đặt củi xuống đất nói:

“Chao ôi, lúc này Thần Chết đến thì tốt!” Bất ngờ, Thần Chết xuất hiện nói:

“Tôi đây. Ông muốn gì nào?” Ông già sợ quá đáp:

“Tôi muốn ông vác giùm đống củi”

Có thể nói, phần lớn các truyện ngụ ngôn Tônxtôi sử dụng lối đối thoại như ở tác phẩm này. Chính vì thế mà truyện ngụ ngôn của ông rất gần với kịch và có kết cấu giống như một màn kịch ngắn với những xung đột về triết lí ứng xử, lí lẽ hành động của nhân vật đòi hỏi phải giải quyết. Trong Ông già và Thần chết, nội dung truyện chỉ xoay quanh một hành động trong một tình huống. Bài học ngụ ý không do người kể chuyện nêu ra mà nó được thể hiện ngay trong tình huống đối thoại kịch tính giữa hai nhân vật: ông già và Thần chết. Chính tình huống đối thoại ấy đã tạo nên xung đột cho câu chuyện, làm

tăng sức hấp dẫn của truyện. Cách giải quyết xung đột ở cuối truyện thật bất ngờ: ông già không còn muốn gặp Thần chết nữa.

Mỗi truyện ngụ ngôn của Tônxtôi có thể coi là một màn kịch nhỏ. Tuy số lượng nhân vật tham gia vở kịch không nhiều, song không vì thế mà câu chuyện kém sức hấp dẫn. Có những màn kịch chỉ có hai nhân vật tham thoại:

Ví dụ, cuộc đối thoại giữa Sói và Chó trong truyện Sói và chó: Sói: “Chó ơi, các cậu kiếm thức ăn ở đâu thế?”

Chó: “Ông chủ cho bọn mình ăn đấy chứ”.

Sói: “Thế các cậu phải làm việc vất vả cho người ta chứ gì?”

Chó: “Không đâu, việc của bọn mình chẳng vất vả tí nào, chỉ có mỗi việc đến đêm thì trông nhà thôi”.

Sói: “Có thế mà họ cũng cho các cậu ăn ư? Vậy tớ phải nhận việc đó mới được. Bọn sói chúng tớ kiếm ăn khó lắm”

Chó: “Vậy đi theo chúng tớ, ông chủ sẽ cho cậu ăn”

Cuộc đối thoại đến đây cho thấy Sói đang thèm muốn cuộc sống nhàn hạ của Chó. Nhưng người đọc vẫn chưa thể biết ngụ ý của màn kịch gì. Chỉ khi không gian câu chuyện thay đổi, từ ngoài làng vào đến cổng nhà ông chủ, Sói nhận ra cuộc sống của Chó, cuộc đối thoại tiếp tục:

Sói: “Chó ơi, cổ cậu sao thế?” Chó: “Ồ, không sao cả”. Sói:“Nghĩa là sao?”

Chó: “Dây xích đấy mà. Ban ngày tớ bị xích một chỗ, dây xích cọ vào cổ nên mới trụi hết lông”.

Sói: “Vậy thì chào cậu, tớ chẳng muốn về sống với con người. Thà bị đói còn hơn mất tự do”.

Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ ra ý nghĩa của màn kịch. Không có một lời giải thích, phân tích nào của người dẫn truyện, song cuộc đối thoại giữa hai nhân vật đã bộc lộ những đối chọi trong quan điểm sống, triết lý sống.

Sống như thế nào mới là đáng sống: Sống đầy đủ trong vật chất nhưng chịu phụ thuộc, mất tự do hay có thể đói nghèo mà được tự do, được là mình? Tác giả - người kể chuyện không đưa ra kết luận, mỗi độc giả, thông qua tình huống đối thoại này có thể tự chọn cho mình cách sống phù hợp.

Có những màn kịch số lượng nhân vật tham gia nhiều hơn:

Ví dụ, cuộc đối thoại giữa ba nhân vật: Sư tử - Sói – Cáo trong truyện

tử, sói và cáo:

Lợi dụng Sư tử ốm, Sói có ý định hại Cáo:

Sói: “Nó chẳng nghĩ gì đến ông đâu, nó chưa hề đến chào ông một lần nào hết”.

Thấy Sư tử gầm lên vẻ tức giận, Cáo nói: Để tôi nói đã, rồi ông hãy giết tôi. Trước đây tôi không đến được vì không có thì giờ, vì phải chạy khắp nơi tìm thuốc chữa bệnh cho ông. Bây giờ tôi đã tìm được thuốc nên chạy vội đến đây để nói cho ông biết”.

Sư tử: “Được, làm thế nào để ta khỏi bệnh?”

Cáo đáp: “Thế này nhé, muốn khỏi bệnh ông phải lột da một con sói rồi mang tấm da đó vào mình từ lúc da còn nóng ấm”.

Màn kịch kết thúc với việc Sói bị Sư tử xé xác. Còn Cáo thì vô cùng đắc ý: “Sói ơi, đáng đời chưa. Lẽ ra mi phải khuyến khích kẻ cầm quyền làm điều tốt chứ đừng nên xui hắn làm điều xấu”.

Từ những ví dụ phân tích ở trên, có thể thấy, đa số kết cấu truyện ngụ ngôn Tônxtôi sử dụng tình huống đối thoại với tần số lớn. Đó là những cuộc đối thoại giữa con vật với con vật (Sói và sóc; Cáo và gà rừng; Mèo và chó; Chuột, gà trống và mèo; Rắn cỏ và nhím; Sói và chó; Sư tử và lừa; Sói và cò;

Chó và sói; Sư tử và cáo; Sói và cừu non; Sư tử, sói và cáo; Sư tử, lừa và cáo; Chim cút và các con; Ong thợ và ong đực; Công và sếu; Chuồn chuồn

và kiến;...); giữa con người với con người (Người đi đường; Ông chủ và đầy

và thợ săn, Cò và sếu, Ngư dân và cá con, Chó và tên trộm;...); giữa con người và thần tiên (Ông già và Thần chết; Người nông dân và thủy thần;...) giữa vật vô tri với vật vô tri (Biển và sông ngòi, Nồi và chảo,..).... Việc chọn lối kết cấu dựa trên cuộc đối thoại của những người trong cuộc khiến người đọc, người nghe có cảm giác được trải nghiệm thực sự, cảm giác mình cũng là một nhân vật tham gia vào tình huống truyện. Chính vì thế mà người đọc cũng có thể tự nhận thức, rút ra bài học cho chính mình. Như thế có thể nói, hiệu quả nghệ thuật mà thủ pháp đối thoại mang lại là rất lớn.

Tiểu kết

Thế giới nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi vô cùng phong phú, hấp dẫn, giúp nhà văn gửi tới độc giả những thông điệp, triết lý sống một cách đầy ý nhị, sâu sắc. Trong thế giới ấy, loại nhân vật là con người và loại nhân vật là loài vật được Tônxtôi tập trung miêu tả hơn cả. Thế giới nhân vật loài vật trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi đi vào lòng động giả nhỏ tuổi, đọng lại trong thế giới trẻ em những cảm xúc khó quên bởi thế giới ấy hết sức gần gũi, thân quen với đời sống hàng ngày của các em. Kết cấu truyện, ngôn ngữ truyện cũng giản dị, mộc mạc, dễ thuộc, dễ nhớ. Những đặc điểm này làm nên sức sống lâu bền cho mỗi câu chuyện ngụ ngôn của Tônxtôi.

CHƯƠNG 3

TRUYỆN NGỤ NGÔN L.N.TÔNXTÔI

TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC VÀ NHỮNG BÀI HỌC GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn l n tonxtoi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)