Loại nhân vật là loài vật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn l n tonxtoi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 27)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.1. Loại nhân vật là loài vật

Số đông các nhân vật trong ngụ ngôn Tônxtôi là loài vật. Kết quả khảo sát cho thấy có có đến 80,78% nhân vật trong ngụ ngôn của ông là loài vật.

Kết quả này đúng với đặc trưng của thể loại ngụ ngôn, và hoàn toàn trùng khít với nhận định của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về nhân vật của truyện ngụ ngôn Tônxtôi.

Thế giới nhân vật là loài vật trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi hấp dẫn thiếu nhi ở chỗ đó là những con vật quen thuộc, gần gũi với đời sống hàng ngày của các em. Đó là những con chó, con mèo mà hàng ngày các em vẫn nô đùa, vuốt ve, làm bạn với chúng. Đó là những con vật quen thuộc nuôi trong nhà như con gà, con vịt, con bồ câu,... Đó là các con vật chốn rừng xanh mà các em thường được nghe bà kể trong những câu chuyện cổ tích hay đi xem ở vườn bách thú như: con cáo, con sói, sư tử... Đôi khi là những con vật nhỏ bé như chuột, muỗi, chim, kiến, ve...

Trong số những loài vật ấy, nhân vật thường gặp trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi là Sư tử. Qua khảo sát 102 tác phẩm thì có đến 8 truyện có nhắc đến Sư tử, trong đó có 7 truyện Sư tử là nhân vật chính, chỉ có một truyện Sư tử được nhắc đến là nhân vật phụ (Sư tử và lừa; Sư tử, gấu và cáo; Sư tử và chuột, Sư tử và cáo; Sư tử, sói và cáo;...). Nhân vật Sư tử được nhắc đến ở cả hai mặt tốt và xấu. Sư tử xưa nay được mệnh danh là chúa sơn lâm, đại diện cho tầng lớp thống trị (vua - Mặt trời). Sư tử sống ăn bám, phè phỡn trên sự đói khổ của muôn loài. Bản chất của nó là hống hách, kiêu căng (Sư tử, lừa và cáo). Thói ngông nghênh, kiêu căng nhiều khi khiến nó chuốc vạ vào thân (Muỗi và sư tử). Nó là kẻ độc đoán, chuyên quyền (Sư tử, sói và cáo). Sư tử luôn muốn bành trướng thế lực bằng cách gây chiến tranh mà hậu quả là muôn dân phải gánh chịu (Sư tử và lừa). Đôi khi, nó lại ngốc nghếch đến mức mu muội, và bị thương chỉ vì hiếu thắng.

Bên cạnh đó, hình tượng Sư tử còn đại diện cho những giá trị lớn của một đức tính, một vấn đề nào đó mà những kẻ hợm mình ảo tưởng “ăn cắp” lốt để khoác cho mình khi lừa bịp người như con Lừa nọ (Lừa đội lốt Sư tử).

Ngoài Sư tử không thể không nhắc tới Sói - nhân vật, con vật đại diện cho giai cấp thống trị, bè lũ triều thần của vua. Trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi, nhân vật Sói xuất hiện với tần số rất lớn, 14 lần (14 truyện/ 102 truyện), trong đó Sói đều xuất hiện với tư cách là nhân vật chính (Sói và chó, Sói và sóc, Sói và cáo, Sói và bà già, Sói và cò, Sói và giàn nho, Sói và dê, Sói và cừu non,...). Nhân vật Sói được tác giả miêu tả ở cả 2 mặt tốt và xấu.

Trước hết, Sói thuộc loài ăn thịt. Nó là nỗi kinh hoàng của đàn Cừu, là tên kẻ cướp chuyên dùng sức mạnh để chiếm đoạt miếng mồi và đôi khi cũng ranh mãnh, tinh ma (Sói và lợn, Sói và cò). Thế nhưng với loài Sói thì việc sử dụng bạo lực để săn mồi là thường xuyên hơn cả. Đây cũng chính là bản chất của bọn quý tộc tỉnh lẻ, quý tộc nông thôn, các tướng lĩnh của triều đình với bản chất võ biến, thô lỗ cục cằn, hống hách, tham lam và ngu xuẩn, Sói có bản tính hung tàn, ỷ mạnh hiếp yếu (Sói và cừu non). Sói là con vật độc ác, vong ân bội nghĩa (Sói và cò), là kẻ cướp nhưng cũng sẵn sàng trở thành một kẻ lừa gạt khi có cơ hội (Sói và ngựa cái).

Tuy nhiên, đôi khi Sói bộc lộ là kẻ ngốc nghếch, khờ khạo và tin lời bà già dọa cháu (Sói và bà già), ngu ngốc đến mức không biết tính toán, không biết tận dụng cơ hội, miếng mồi có trong tay lại để tuột mất (Chó và sói). Có khi Sói lại được miêu tả như biểu tượng cho con người có khát vọng sống tự do, tuy thanh bần vất vả nhưng thảnh thơi, nhẹ nhàng, không luồn cúi, xu nịnh, không phải lo lắng những cạm bẫy, gièm pha, những mối nguy hiểm chốn cung đình (Sói và chó).

Con vật xuất hiện nhiều nhất trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi chính là con Cáo. Cáo được nhắc đến trong 16/102 truyện, trong đó Cáo đa phần xuất hiện là nhân vật chính. Khác với Sói, Cáo là một con vật ranh ma, quỷ quyệt. Nó là con thú ăn thịt loại nhỏ. Con mồi của nó thường là các con vật nhỏ như: chim, sóc, thỏ... Thức ăn mà Cáo ưa thích là các loại gia cầm. Vì những loài này thường được người che chở, bảo vệ nên Cáo trở thành kẻ ăn cắp. Đây là đặc

tính dễ nhận thấy ở Cáo. Muốn ăn cắp được đòi hỏi có sự ranh ma, tinh khôn, xảo quyệt để vừa kiếm ăn mà vẫn thoát khỏi mũi tên, viên đạn hay gậy gộc của con người (Cáo và gà rừng, Mèo và cáo).

Hình dáng và tính cách của Cáo toát lên sự xảo quyệt, tham lam có tính toán. Bởi vậy, nó được sử dụng như một hình tượng tiêu biểu cho bọn quý tộc chốn cung đình. Nó thích hợp với vai trò cận thần được sùng ái của vị chúa tể chuyên quyền, độc đoán nhưng ưa phỉnh nịnh: nịnh trên, nạt dưới, gian tham nhưng khôn khéo, nham hiểm (Sư tử, sói và cáo, Cáo và sói). Cáo là đại diện cho những kẻ vong ân bội nghĩa (Cáo và dê), khoác lác hơm hĩnh (Mèo và cáo). Sự tinh ma, khôn vặt, xảo quyệt của Cáo đôi khi lại phản lại nó. Nó cũng được nếm mùi thất bại khi vấp phải trí thông minh, sắc sảo của Cò và Gà trống (Cáo và cò, Gà trống và cáo). Cảm giác “gậy ông đập lưng ông” sẽ cho nó biết dù gian ngoan, xảo quyệt đến đâu nó cũng trở thành kẻ chiến bại trước quần chúng lao động.

Ngoài ra Cáo còn biểu tượng cho trí thông minh. Cho nhận thức sâu sắc, toàn diện, đánh giá đúng sự vật, hiện tượng khách quan (Đại bàng và cáo,

tử và cáo, Sư tử, lừa và cáo).

Tóm lại, Sư tử, Sói, Cáo là ba nhân vật được xuất hiện nhiều lần trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi, đại diện cho giai cấp thống trị tàn bạo, xảo quyệt, độc ác, chuyên quyền trong xã hội thời bấy giờ.

Ngoài Sư tử, Cáo, Sói đại diện cho giai cấp thống trị còn có các loài vật khác địa diện cho tầng lớp nhân dân, giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công, tiểu thương, trí thức nghèo. Điển hình cho họ là những loài vật bé nhỏ, hiền lành, những con mồi của các loài ăn thịt: Dê, Lừa, Ngựa, Cừu, Thỏ, Gà, Sóc...

Dưới gánh nặng của chế độ chuyên chế như đã được định sẵn cho những thân phận thấp cổ bé họng, những con vật nhỏ bé, hiền lành ấy chỉ còn biết cắn răng chịu đựng không dám phản kháng (Sư tử và cáo). Bị đè nén dưới nhiều tầng áp bức bóc lột với những thủ đoạn nham hiểm của kẻ thống trị,

người dân trở thành con Cừu khờ dại, cả tin dưới nanh vuốt chuyên quyền. Xã hội cũ đã tạo nên bầu không khí nghẹt thở làm người dân lúc nào cũng lo sợ. Người ta lo sợ đến mức không còn muốn sống để được yên mà chỉ có chết mới xong, thế mà trên đường tìm cách quyên sinh, họ lại thấy có những người khác sợ mình (Thỏ và ếch). Tuy nhiên, trong xã hội còn bao nhiêu người nung nấu trong tim khát vọng tự do, coi cuộc sống nhung lụa giàu sang là xiềng xích, tù ngục. Có thể tìm thấy điều này trong truyện Sói và chó. Chỉ với một cuộc đối thoại ngắn, Tônxtôi đã cho thấy một triết lý sống: kẻ sống tự do trong rừng rú (nhân vật Sói), tuy không no đủ nhưng không bị phụ thuộc, không phải luồn cúi, nịnh bợ một ai, không như Chó giữ nhà kia tuy béo tốt mượt mà vẫn không che đậy được vết xích hằn trên cổ.

Trước những rối ren, phức tạp của xã hội, những người lao động cũng nảy sinh biết bao tính xấu. Có những kẻ mưu mô, hiểm độc, sống bất lương, bất chấp luân thường, đạo lý như con Nhái trong (Nhái và chuột), có những kẻ lại ảo tưởng hão huyền, khoe khoang, hợm hĩnh (Lừa đội lốt sư tử). Cả đến giai cấp tư sản mới hình thành cũng có mặt trong truyện ngụ ngôn của Tônxtôi. Nhà văn đã thật sâu sắc khi nhìn thấu những bản chất xấu xa của giai cấp đó, ông miêu tả những con Ếch háo danh (Bò đực và ếch), những kẻ khoác lác học đòi (Khỉ và cáo). Không chỉ dừng lại ở đó, sự đa dạng, ngộ nghĩnh trong thế giới nhân vật của truyện ngụ ngôn Tônxtôi còn nổi lên bản ngã của Đại bàng được tác giả nêu lên trong tác phẩm Đại bàng và cáo. Những kẻ sống ba phải, gió chiều nào xoay chiều ấy cũng được khắc họa rõ nét trong truyện Con dơi.

Trong các tác phẩm của Tônxtôi không thể không nói đến chú Mèo đáng yêu của các em và cả con Chuột đáng ghét hay phá hoại; còn có cả con Kiến, Ve, Ngựa,... Chúng hiện lên thật sinh động, vui nhộn dưới ngòi bút của nhà văn. Cùng với đó, cây cối cũng trở thành một trong những nhân vật chính. Đó là cây Trám cao lớn, hiên ngang, thân cứng cáp và cành to khỏe mạnh, cây

Sậy khiêm nhường, bé nhỏ, thân mềm dẻo chỉ gió thoảng cũng lay. Thói thường cây to thường vênh vang, cậy mình, tự đắc, còn cây nhỏ thì khiêm tốn, biết mình. Hậu quả tất yếu những tính xấu của con người như ta đã biết thường đem tới tai họa (Cây trám và cây sậy).

Có thể nói, thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi rất phong phú, đa dạng. Nhìn bề ngoài các con vật trong truyện ngụ ngôn không có gì khác các con vật trong truyện cổ tích về loài vật, chúng cũng nói năng ứng xử và có tâm tính như người và cũng bao gồm đủ loại: thú, chim, cá, côn trùng,... nhưng xem xét kĩ hơn ta sẽ nhận ra những điểm khác biệt về đối tượng, về thái độ và về nội dung.

Nhân vật trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi được nêu tên cụ thể rõ ràng. Loài vật trong các câu chuyện hầu như không được miêu tả về ngoại hình mà nhà văn chỉ tập trung khám phá, miêu tả hành động, tính cách của nhân vật. Lấy ví dụ nhân vật Cáo trong các truyện Quạ và cáo; Cáo và dê; Chó, gà trống và cáo;... đều không được miêu tả về ngoại hình mà chỉ tập trung vào bản chất, tính cách của nó. Nó được hiện lên là một con Cáo gian ác, xảo quyệt với hành động hết sức nham hiểm (Sói và ngựa cái), nhưng đôi khi cũng rất thông minh (Sư tử, lừa và cáo).

Mối quan hệ của các nhân vật rất đa dạng, đó là mối quan hệ giữa con vật - con vật (Gấu và ong, Bò đực và ếch, Cò và sếu, Khỉ và cáo,...), con vật - vật vô tri (Quạ và bình nước, Chó và cái bóng, Sói và giàn nho,...), quan hệ giữa con người - con vật (Người và chó, Cô bé và con ve, Bà chủ và gà mái, Sói và bà già,...), quan hệ giữa con người - con người (Người đi đường, Nông dân và thần may mắn, Kẻ làm vườn, Người làm vườn và các con, Cha và các con, Hai người bạn, Ông chủ và đầy tớ,...), vật vô tri - vật vô tri (Cây trám và cây sậy, Mặt trời và gió,...).

Nhân vật trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi gần gũi, quen thuộc với cuộc sống của trẻ em. Với khả năng tưởng tượng phong phú và việc sử dụng biện

pháp nhân hóa linh hoạt, tác giả đã làm cho loài vật có tính cách, hoạt động, cảm xúc như con người. Chẳng hạn như ta thấy trong Kiến và chim bồ câu, khi Kiến đang tuyệt vọng tưởng chừng sẽ chết vậy mà Bồ câu thả cọng rơm khô để Kiến leo lên thoát chết. Tình bạn chân thành đã giúp Bồ câu thoát nạn khi Kiến xuất hiện đúng lúc giải nguy cứu Bồ câu. Một tình bạn thật sâu sắc, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, khó khăn khiến con người phải xúc động, suy nghĩ.

Tính cách nhân vật thường chia làm hai mảng tốt - xấu: hung ác, bắt nạt người khác (Sư tử), ngu dốt (Chó và cái bóng, Hươu đực và giàn nho) - ngây thơ, chất phác (Cừu non); hiền lành, tình nghĩa (chim Bồ câu). Bên cạnh đó cũng có những con vật thông mình, dí dỏm (Sói và ngựa cái; Chó, gà trống và cáo,...). Các nhân vật thường được đặt làm nhan đề cho tác phẩm. Ngôn ngữ và hành động của nhân vật thường nhẹ nhàng, kín đáo nhưng lại sâu sắc, thâm thúy, bộc lộ rõ tính cách nhân vật.

Tóm lại, các nhân vật là loài vật trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi rất phong phú, đa dạng, sinh động: Sư tử, Cáo, Sói, Mèo, Chuột, Chó,.... Thế giới nhân vật đó đã tái hiện chân thực bức tranh hiện thực xã hội thời bấy giờ với cả chiều sâu và chiều rộng của nó, tượng trưng cho các hạng người khác nhau trong xã hội, với đủ các gam màu, trạng thái, cảnh ngộ, số phận khác nhau. Câu chuyện về loài vật nhưng cũng chính là câu chuyện về con người, của con người. Con người ẩn dụ đằng sau thế giới loài vật đó. Câu chuyện về loài vật nhưng mục đích chính là nhằm nói chuyện con người, đem đến cho con người những kinh nghiệm thực tế của cuộc sống, các bài học về đạo đức, luân lý, ứng xử trong xã hội giữa con người với con người. Đó chính là nét đặc sắc độc đáo của thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi, khiến thế giới nhân vật loài vật của ông cũng như tác phẩm của nhà văn sống mãi cùng thời gian.

Với tài năng độc đáo, Tônxtôi đã xây dựng những câu chuyện ngụ ngôn thành những vở hài kịch nhỏ với quy mô hàng trăm hồi mà “sân khấu là cả thế gian”. Tính giáo dục trong truyện của nhà văn thiên về nhận thức lí tính ở

người đọc. Tác phẩm của Tônxtôi vì thế đã, đang và sẽ mãi mãi làm say mê độc giả ở mọi lứa tuổi mà khi đọc tùy theo trình độ tuổi tác, trình độ nhận thức và khả năng cảm nhận của mình mà người đọc rút ra bài học cho bản thân.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn l n tonxtoi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)