Ngôn ngữ người kể chuyện

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn l n tonxtoi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 53)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện

Trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi, ta thấy đó là câu chuyện về loài vật, về thiên nhiên, song đó là những câu chuyện giữa người với người.

Trong mảng truyện ngụ ngôn, Tônxtôi chủ yếu mượn cốt truyện, chủ đề của văn học dân gian, của ngụ ngôn Hy lạp, mà ít khi tự sáng tạo cốt truyện. Hình tượng một con sông lấy nước từ nguồn rồi đưa nước về xuôi qua vùng đất lạ, nơi có đủ mọi loại dân cư và đất đai phong phú cũng giống như các truyện ngụ ngôn của Lep Tônxtôi, ta nhận thấy chúng bắt đầu từ nhiều nguồn khác nhau nhưng công bồi đắp của tác giả là rất lớn. Cách dẫn truyện của Lep Tônxtôi rất cụ thể, gần gũi với thực tế vì ông biết lựa chọn những chi tiết, những yếu tố sinh động. Ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn gọn, xúc tích, mang tính hiện thực, đi thẳng vào nội dung. Mỗi câu chuyện đều bật ra lời tố cáo gay gắt chế độ phong kiến đầy rẫy những tàn ác, bất công, toát lên sự căm ghét, ghê tởm đối với những loại người xấu xa, độc ác trong xã hội, song giọng điệu của người kể chuyện lại không có vẻ gì là gay gắt mà cứ từ từ, nhẹ nhàng, không bộc lộ trực tiếp thái độ. Đây là đặc điểm tạo nên sự khác biệt của truyện ngụ ngôn Tônxtôi với một số nhà văn khác. So sánh truyện Quạ và Cáo của Tônxtôi với bài thơ ngụ ngôn cùng tên của La Fontaine có thể thấy rõ điều này. Cả hai tác phẩm đều nói về nhân vật Cáo ranh ma, quỷ quyệt. Cáo muốn chiếm miếng thịt mà con Quạ đang có nên nó

đã tìm cách tâng bốc Quạ hết lời, Quạ há mỏ kêu lên sung sướng khiến miếng thịt rơi xuống, Cáo chỉ chờ có vậy nhặt ngay miếng thịt. Kết thúc truyện của Tônxtôi là lời của con Cáo: “Này, quạ ơi, giá cậu có thêm tí thông minh thì có thể làm vua được đấy”. Lời của Cáo chính là bài học rút ra cho người đọc. Tác phẩm của La Fontaine thì kết thúc bằng hai câu thơ:

“Những kẻ nịnh xưa nay vẫn vậy Sống nhờ vào những kẻ chịu nghe”

Lời kết thúc này chính là lời của người kể chuyện, trực tiếp đưa ra trong tác phẩm, mang ý nghĩa răn dạy. Tônxtôi không làm như vậy, ông để cho người đọc suy ngẫm, tự rút ra bài học mà không trực tiếp xuất hiện. Xong tính giáo dục, ý nghĩa răn đe của tác phẩm Tônxtôi không vì thế mà bị giảm nhẹ. Đây là cách làm được Tônxtôi sử dụng trong hầu hết các truyện ngụ ngôn của ông khiến cho mỗi câu chuyện mà nhà văn kể trở nên nhẹ nhàng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi trẻ em, bởi nhà văn viết ra những câu chuyện đó, trước hết là nhằm hướng đến trẻ em – đối tượng giáo dục của ông ở Iaxnaia Pôliana. Có thể nêu thêm ở đây rất nhiều ví dụ cụ thể, chẳng hạn như, truyện Đắm thuyền có nội dung rất ngắn gọn: “Mấy ngư dân đang ngồi trên thuyền thì gặp bão. Sợ quá, họ bỏ hết tay chèo và cầu trời phù hộ. Thuyền mỗi lúc một xa bờ. Ngư dân nhiều tuổi nhất nói: “Sao các cậu bỏ tay chèo ra thế? Trời chỉ phù hộ cho những ai tự biết cứu mình thôi”. Như vậy, trong toàn bộ tác phẩm, chúng ta không thấy có một lời nhận xét, răn đe nào của người kể chuyện. Bài học của câu chuyện do một nhân vật là người lớn tuổi nhất nêu ra, người đọc tự đó suy ngẫm. Đây là lối kể chuyện mà người kể giữ thái độ khách quan đối với nhân vật và sự kiện được kể. Cách này Tônxtôi rất ưa dùng, có thể thấy trong

Chuột và ếch (“Chuột đến thăm ếch. Ếch đón chuột trên bờ rồi mời chuột xuống nước thăm nhà. Vào nhà rồi, chuột uống nhiều nước quá nên không sao quay lên được. Chuột nói: “Tớ chẳng bao giờ đi thăm kẻ lạ nữa đâu”); trong

nhau. Chúng quên rằng diều hâu cũng có mặt ở đó. Diều hâu sà xuống cắp cả hai đi mất”); trong Chim nhỏ (“Chim nhỏ đậu trên cành. Dưới bãi cỏ có hạt thóc. Chim nhỏ nói: “Mình sẽ xuống nhặt”. Nó bay từ trên xuống bỗng chui đầu vào lưới. Chim nhỏ nói: “Thật là vô tích sự. Diều hâu bắt bao nhiêu chim mà chẳng việc gì. Mình chỉ vì một hạt thóc mà bị bắt”); trong Chó và cây gậy

(“Chó đuổi theo đàn gà. Ông chủ đeo thêm vào cổ chó một cây gậy. Chó đi dạo quanh sân nói: “Thấy chưa, ông chủ quý tớ lắm đấy. Ông ấy giúp cho tớ có thể phân biệt với các con chó khác”);.... và trong rất nhiều truyện khác nữa. Từ những phân tích trên có thể nói, trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi, triết lý và ngôn ngữ của người kể chuyện hòa quyện cùng với cốt truyện, nhân vật, tình huống,... đã tạo nên cách kể chuyện rất riêng, mang lại hiệu quả nghệ thuật hết sức độc đáo cho ngòi bút Tônxtôi. Những câu chuyện giản lược, ngắn gọn, bóng gió, có ý nghĩa răn dạy đã trở thành những kịch bản sinh động dưới ngòi bút của ông.

Truyện ngụ ngôn của Tônxtôi dành cho tất cả mọi người, nhưng, trước hết nó hướng tới những trẻ em là con em nông dân ở Iaxnaia Pôliana. Không chỉ có giá trị giáo dục, nhận thức, truyện ngụ ngôn Tônxtôi còn là tác phẩm đọc để giải trí, đem lại cho độc giả những phút giây thư giãn tâm hồn nhưng cũng luôn lắng đọng trong tâm hồn người đọc những bài học sâu sắc về cuộc đời mà ai cũng có thể nhìn thấy mình trong đó.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn l n tonxtoi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)