1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học

113 1K 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 16,83 MB

Nội dung

Mở đầu bài viết, tác giả giới thuyết ngắn gọn về truyện đồng thoại như sau: “ Theo tôi hiểu thì đồng thoại, như ta gọi một cách quy ước với nhau , là một thể tài hiện đại nảy sinh trên c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2

LƯƠNG THI THU HUYEN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN

ĐỒNG THOẠI VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC

ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC

Chuyên ngành : Giáo dục học (bậc tiểu học)

Mã số: 60 14 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Nhàn

Hà Nội - 2010

Trang 2

LOI CAM ON Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, dưới

sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Nhàn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Nhàn, người đã luôn quan tâm, động viên và tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện Luận văn này Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thay cô giáo và Phòng Sau Đại học của Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Khoa Giáo đục Chính trị, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện giúp đố tôi trong khi thực hiện Luận văn này

Hà Nội, ngày tháng năm 2010

Tác giả

Lương Thị Thu Huyền

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, chưa từng được công bố ở bất cứ tài liệu nào khác Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày tháng năm 2010

Tác giả

Lương Thị Thu Huyền

Trang 4

MỤC LỤC

MO DAU

NOI DUNG

Chwong 1 KHAI QUAT CHUNG VE TRUYEN VIET CHO

THIẾU NHI VÀ TRUYỆN ĐÒNG THOẠI

1.1 Khái niệm truyện

1.1.1 Thuật ngữ

1.1.2 Đặc điểm thẻ loại truyện

1.2 Truyện viết cho thiếu nhi

1.2.1.Diện mạo truyện viết cho thiếu nhỉ trong hành trình

văn học Việt Nam

1.2.2 Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi

1.3 Truyện đồng thoại

1.3.1 Khái niệm

1.3.2 Đặc điểm truyện đồng thoại

Chương 2 THÉ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN ĐÔNG THOẠI

( Qua khảo sát những đồng thoại trong Tuyển tập truyện

viết cho thiếu nhỉ từ sau cách mạng tháng tám)

2.1 Quan niệm về thế giới nghệ thuật

2.2 Thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại

2.2.1 Thế giới nhân vật truyện đồng thoại

2.2.2 Không gian, thời gian nghệ thuật truyện đồng thoại

Trang 5

2.2.3 Sự hư cấu, tưởng tượng phong phú 61 Chương 3 TRUYỆN ĐỒNG THOẠI TRONG SÁCH TIẾNG 74

VIỆT Ở TIỂU HỌC VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI

VỚI HỌC SINH TIỂU HOC

3.1 Truyện đồng thoại trong chương trình Tiểu học 74 3.2 Truyện đồng thoại và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh 80 Tiểu học

PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1 Trong đời sống con người xưa nay, văn học đã trở thành một nhu cầu

không thể thiếu Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, một loại hình nghệ

thuật, văn học làm phong phú hơn hiểu biết của con người, góp phần hình

thành nhân cách, đúng như M.Gorki đã từng nói “ Văn học là nhân học”

Ở Việt Nam, trong sự phát triển của nền văn học dân tộc, mỗi đối

tượng, mỗi lứa tuổi, cũng có những sáng tác văn học phù hợp Trong đó, văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng góp phần làm nên diện mạo của văn học nước nhà Văn học thiếu nhi đã thực sự phát triển khá toàn diện và phong phú “Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống” Đó là những bức tranh

muôn màu về cuộc sống, về thế giới tâm hồn đáng yêu, hồn nhiên và trong sáng của lứa tuổi ấu thơ

2 Viết cho thiếu nhi, các nhà văn, nhà thơ đã tiếp cận với những khía cạnh khác nhau trong tâm lý, tính cách, những trạng thái cảm xúc ở độ tuổi của các

em để tạo nên những sản phẩm tinh thần tặng cho các bạn nhỏ tuổi Một trong những thể loại được nhiều nghệ sỹ yêu thích và thử bút chính là /ruyện đồng

thoại Đông thoại là mảng truyện mượn hình ảnh của những loài vật để khắc

họa những diễn biến tâm lý, tình cảm, sự nhận thức và thái độ của thế giới tuổi

thơ trước thế giới và cuộc sống xung quanh Có thể nói, truyện đồng thoại đã thực sự tạo ra một thế giới rất riêng, sinh động hấp dẫn nhưng cũng rất gần gũi với tâm sinh lý, với trí tưởng tượng của trẻ thơ Bởi vậy, trong dòng văn học

thiếu nhi, truyện đồng thoại bao gồm những sáng tác khá phong phú, với

nhiều cây bút tiêu biểu như: Tô Hoài, Võ Quảng, Vũ Tú Nam, Xuân Quỳnh, Thy Ngọc

Mượn hình ảnh những con vật bé nhỏ, bình dị, ngộ nghĩnh, đáng yêu,

mỗi nghệ sỹ lại gửi gắm những bài học sâu sắc về tình cảm, đạo đức, về cuộc

Trang 7

sống, về con người nhằm tác động tới nhận thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm cho lứa tuổi học trò

3 Trong chương trình ở bậc Tiểu học, sách 7iếng Việt cũng cấp một số lượng

tri thức vô cùng phong phú, trang bị những kiến thức về tự nhiên- xã hội, về văn hoá, về đạo đức, về con người Qua đó, hình thành, bồi dưỡng và giáo dục nhân cách cho học sinh Tiểu học, để các em có thể tiếp cận với nhiều lĩnh vực

toàn diện hơn Trong cấu trúc của chương trình bậc Tiểu học, người biên soạn

đã triển khai hệ thống truyện đồng thoại Những tác phẩm đó đem lại, những

bài học cụ thể sinh động, có tác dụng to lớn trong việc giáo dục nhân cách và nhận thức tình cảm của các em đối với môi trường thiên nhiên

Xuất phát từ thực tế ấy, chương trình 7/ếøg Vi: Tiểu học đã triển khai mảng truyện đồng thoại từ lớp 1 đến lớp 5 và được sử dụng trong quá trình

dạy học các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Luyện từ và câu

Điều đó chứng tỏ vị trí giá trị của mảng sáng tác này

4 Đối với giới nghiên cứu, thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại chưa được quan tâm thỏa đáng Đặc biệt là mảng sáng tác nay trong sach Tiéng Viét Tiểu học, còn là vấn đề mới mẻ Chúng cần được xem xét thấu đáo Với những lý

do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học” (Qua khảo sát Tuyển tập truyện ngắn viết cho thiếu nhỉ từ sau cách mạng tháng tám), cho luận văn của mình

2 Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu văn học viết cho thiếu nhi, đặc biệt là truyện đồng thoại, có những tác giả tiêu biểu như Võ Quảng, Vân Thanh, Định Hải Dù là các nhà văn hay nhà phê bình nghiên cứu đều nhận định, những trang viết ấy đã góp

phần mang lại cho bạn đọc những món qua tinh than vô giá Đọc truyện đồng

thoại, chúng ta bắt gặp ở đó tất cả những gì thường nhật nhất, quen thuộc nhất

Bàn về truyện loài vật, tác giả Phan Cự Đệ có viết : “Ở tuổi nhi đồng

Trang 8

thì thế giới quen thuộc là môi trường xung quanh gần gũi là chim muông, cỏ cây, hoa lá mà qua cách nhìn ngây thơ của các em, chúng đều có tâm hồn, có thể chuyện trò, san sẻ nỗi buồn, niềm vui” (Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức - Nhà văn Việt Nam, NXBĐH&THCN, H.1979)

Nhà thơ Định Hải lại cho rằng: “ Thiên nhiên là báu vật của tuổi thơ

Bầu bạn của các em là cây trái, chim muông, đồ vật, sự vật xung quanh mình

Vì vậy, truyện đồng thoại là món ăn thú vị và cũng có thể nói thích hợp nhất đối với lứa tuổi nhi đồng ” ( Báo Văn nghệ số 30, 23.07.1983)

Nhà văn Võ Quảng đã có bài viết riêng về truyện đồng thoại Ông cho rằng, truyện đồng thoại thuộc số những thể loại phản ánh cuộc sống không

theo quy luật tả thực, giàu tưởng tượng, gần gũi với truyện cổ tích và ngụ ngôn Về nhân vật, ông thừa nhận là có sự tham gia của con người, nhưng chủ

yếu vẫn là loài vật “Nhân vật của đồng thoại và cuộc sống trong đồng thoại

mở ra đa dạng hơn Nhân vật của đồng thoại không chỉ là người mà còn đủ

các loài vật, loài có xương sống, hoặc không có xương sống, biết nhảy, biết bay, biết đi, biết lội Nhân vật đồng thoại còn là loài cỏ cây, mọc ở bất cứ khí

hậu nào Từ cây kim sợi chỉ cho đến đoàn tàu, chiếc cầu sắt đều có thể biến

thành nhân vật của đồng thoại ”(Võ Quảng-Tạp chí Văn học số 1,1982, tr 74)

Nhà văn Nguyễn Kiên có bài viết Về sức tưởng tượng của đồng thoại

Mở đầu bài viết, tác giả giới thuyết ngắn gọn về truyện đồng thoại như sau: “ Theo tôi hiểu thì đồng thoại, như ta gọi một cách quy ước với nhau , là một thể tài hiện đại nảy sinh trên cơ sở kế thừa và phát triển trực tiếp từ một số thể loại

văn học dân gian như truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyền thuyết, truyện vui dân

gian” ( Báo văn nghệ số 14/1986, tr 7) Có thể nói Nguyễn Kiên là người đầu

tiên đã khái quát được cách dùng khái niệm truyện đồng thoại của người Việt

ở khía cạnh “một thể tài hiện đại”

Tác giả Lã Thị Bắc Lý quan niệm: “ Nhân vật chính của truyện đồng thoại

là động vật, thực vật, là những vật vô tri nhưng được mang tính cách “người”

Trang 9

(Tạp chí Văn học số 6 -1993)

Đồng thoại là một thể loại có những đặc trưng riêng về nội dung và

nghệ thuật Hầu hết giới nghiên cứu đều khẳng định “ Đồng thoại tràn đầy viễn tưởng và đó là đặc trưng chủ yếu của đồng thoại Hình tượng của đồng

thoại tự do và rộng rãi hơn nhiều so với các tác phẩm văn học khác Từ mây gió tuyết sương, ngày tháng đến trời mây trăng sao Từ côn trùng, chim, cá, thú dữ, đến hoa lá cỏ cây, từ những vật hữu sinh đến vô sinh, từ vật hữu tri đến

vô tri, từ khái niệm trừu tượng đến vật chất cụ thể đều có thể được nhân cách hoá trở thành nhân vật có tư tưởng, có tính cách, có hành động ” ( Vương Kiến

Huy Dịch Học Kim, 2004,tr.1156)

Theo Tô Hoài: “Bất kỳ thể loại nào viết cho các em cũng cần đẹp, cần vui Như vậy đồng thoại là loại truyện có nội dung tung hoành về mặt đó Vốn đồng thoại đã lạ, càng hấp dẫn, càng gợi cảm, càng đẹp, càng thơ” (Tô Hoài -

Tuyển tập văn học Thiếu nhi, NXB Văn học, H.1999)

Nhìn lại những ý kiến tiêu biểu trên đây chúng tôi thấy vấn để “ Thế

giới nghệ thuật truyện đồng thoại” được bàn đến chưa hệ thống và toàn diện

Mỗi tác giả chỉ nhấn mạnh một phương diện nào đó, nhà thơ Định Hải nhấn

mạnh đến nghệ thuật nhân hoá của đồng thoại, tác giả Tô Hoài lại nói đến sự

hấp dẫn kỳ lạ của đồng thoại, tác giả Vương Kiến Huy đánh giá cao về trí tưởng tượng Tất cả các phương diện ấy đều gắn với thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại

Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về đồng thoại, nhưng còn lẻ tẻ

chưa hệ thống Đặc biệt là truyện đồng thoại trong sách Tiếng Việt tiểu học và

ý nghĩa giáo dục của đồng thoại đối với học sinh chưa được quan tâm Vì thế

chúng tôi thấy còn có những mảng trống dành cho việc nghiên cứu đề tài của

chúng tôi, khuyến khích chúng tôi thực hiện đề tài này

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 10

- Luận văn hướng tới khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật truyện đồng thoại nói chung và những truyện tiêu biểu được khảo sát, thông qua tìm hiểu thế giới nghệ thuật đồng thoại của những sáng tác đó

- Từ việc khẳng định trên hướng tới mục đích tìm hiểu ý giá trị của truyện đồng thoại đối với học sinh Tiểu học

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận văn tìm hiểu, nắm được những kiến thức lý luận chung có liên quan đến một số khái niệm như khái niệm truyện, khái niệm đồng thoại, và

kiến thức liên quan đến /hế giới nghệ thuật

- Khảo sát những truyện đồng thoại trong Tuyển fập truyện viết cho thiếu nhỉ từ sau cách mạng tháng Tám, những đồng thoại được trích trong

sách Tiếng Việt, ở Tiểu học, từ lớp 1 đến lớp 5

- Luận văn khảo sát và chỉ ra những đặc điển trong thế giới nghệ thuật của truyện đông thoại viết cho thiếu nhi (thế giới nhân vật, thời gian, không

gian nghệ thuật, nghệ thuật dựng truyện, tạo tình huống truyện), thông qua

việc khảo sát những đồng thoại trong " Tuyển tập truyện ngắn viết cho thiếu

nhỉ từ sau cách mạng tháng Tám- do Phong Thu tuyển chọn

- Rút ra giá trị và tính giáo dục của các truyện đồng thoại đối với học sinh Tiểu học

4 Phạm vi nghiên cứu

4.1 Pham vi tư liệu khảo sát

-Luận văn khảo sát khoảng 28 truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi

trong cuốn : Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhỉ từ sau cách mạng tháng Tám

do Phong Thu tuyển chọn của Nxb Giáo dục Hà Nội 1999,

-Luận văn cũng khảo sát 37 truyện đồng thoại được học trong sách

Tiếng Việt tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 11

Luận văn nghiên cứu những giá trị nội dung cơ bản và hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những truyện đồng thoại: Thế giới nhân vật, không gian, thời gian, các thủ pháp nghệ thuật

- Khảo sát những giá trị nội dung và nghệ thuật truyện đồng thoại trong sách Tiếng Việt bậc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5, và chỉ ra ý nghĩa giáo dục của

chúng đối với học sinh Tiểu học

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, khảo sát

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp loại hình

- Các thao tác và phương pháp khác như /h¡ pháp học, phân tích, miêu tả

6 Đóng góp của luận văn

- Đóng góp về lý luận

Nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại nhằm chỉ ra một cách

hệ thống đầy đủ hơn về đặc trưng nghệ thuật cơ bản của thể loại

- Đóng góp về thực tiễn

Đề tài này nghiên cứu thành công, hy vọng sẽ giúp giáo viên và học sinh Tiểu học hiểu sâu sắc hơn về giá trị của mảng truyện đồng thoại và ý nghĩa giáo dục của chúng đối với học sinh Đặc biệt, việc giảng dạy thông qua đồng thoại sẽ góp phần quan trọng vào việc giáo dục nhân cách cho học sinh

Tiểu học

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, thư mục tham khảo và phần phụ lục, luận văn được triển khai thành 3 chương :

Chương1 Khái quát chung về truyện viết cho thiếu nhỉ và truyện đông thoại

Trang 12

Chương 2 Thế giới nghệ thuật truyện đông thoại

Chương 3 Truyện đồng thoại trong sách Tiếng Việt ở Tiểu học và ý nghĩa

giáo dục đối với học sinh

Trang 13

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI

VÀ LOẠI TRUYỆN ĐỒNG THOẠI

1.1 Khái niệm về truyện

1.1.1 Thuật ngữ

Khái niệm /ruyện được giới lý luận, nghiên cứu diễn đạt và quan niệm

khác nhau Chúng tôi xin trích dẫn một số ý kiến tiêu biểu xoay quanh khái

niệm này

Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học( 1992) {13} khẳng định, “truyện” bao

giờ cũng có cốf /ruyện, gắn với cốt truyện là một hệ thong nhan vat

Theo Cuốn 7? điển văn học (2004), quan niệm: Truyện là một khái niệm chỉ một thể loại tự sự Thuật ngữ này vốn bất nguồn từ quan niệm của người

Trung Quốc Sau đó, người Trung Quốc thay thế nó bằng khái niệm tiểu thuyết

Trong văn học hiện đại, “truyện” không được định tính rõ rệt Bên cạnh

việc sử dụng khái niệm truyện để chỉ mọi tác phẩm tự sự có cốt truyện nói

chung, truyện còn bao gồm cả truyện ký, tiểu thuyết Khái niệm truyện cũng thường lẫn với khái niệm tiểu thuyết Đặc biệt, khi nhà văn dùng thuật ngữ

này hay thuật ngữ kia để gọi tên thể loại của tác phẩm mình chấp bút

Theo quan điểm truyền thống, truyện là kiểu sáng tác thuộc loại hình tự sự Trong sáng tác được gọi là truyện, có cốt truyện và có nhân vật

1.1.2 Đặc điểm thể loại truyện

Theo quan niệm truyền thống, truyện được hiểu là ác phẩm tự sự có cốt truyện ( Arixtốt 384-322 TCN) Chúng bao gồm những sáng tác tự sự như thần

thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn Trong văn học viết thời

Trang 14

trung đại, các thể loại truyện thơ Nôm, truyện truyền kỳ, tiểu thuyết chương hồi, đều thuộc dòng chảy của truyện Trong văn học hiện đại, khái niệm truyện vẫn là thuật ngữ được dùng theo hàm nghĩa khá rộng để chỉ những sáng

tác thuộc phương thức tự sự Song cách hiểu về "đặc điểm của truyện" so với

quan niệm cổ điển đã có sự xê dịch Chẳng hạn, cái gọi là cốt truyện, không còn là yếu tố bắt buộc làm nên bản chất thể loại Nhiều sáng tác truyện nhưng lại phi cốt truyện Người ta có thể “đọc” văn bản truyện đó mà “hành động kể” lại cho người khác không dễ dàng Đọc để suy ngẫm thì hay nhưng nếu đem kể lại cho người khác nghe là sẽ khó Thậm chí người kể trở nên bất lực

trước kiểu truyện như thế Đó là dạng thức trần thuật khơi sâu đời sống tâm lý, thế giới nội tâm của con người mà không lấy sự kiện, biến cố, tình tiết làm

điểm tựa chính để cấu thành mạch tự sự Một số sáng tác của Thạch Lam,

Nam Cao, Xuân Diệu trong văn học 1930-1945 đã hiện diện kiểu truyện đó Theo giới nghiên cứu, văn học sau 1975, dạng thức trần thuật này cũng

xuất hiện nhiều Tuy nhiên, trong luận văn của chúng tôi chỉ khảo sát tác

phẩm truyện theo guan niệm cổ điển Đó là các sáng tác tự sự, có tiêu chí đầu

tiên là cốf iruyện Cốt truyện được hiểu là yếu tố nội dung Ta có thể kể lại

cho người khác nghe Trong sáng tác tự sự truyền thống, cốt truyện có vị trí quan trọng đầu tiên Sau cốt truyện là đến nhân vật Bởi vì cối íruyện được xây dựng từ hệ thống biến cố, sự kiện, tình tiết xoay quanh cuộc đời nhân vật

chính Cốt truyện góp phần lý giải số phận, tính cách nhân vật Như vậy, cùng

với cốt truyện, nhân vật là hai yếu tố chính cấu thành thể loại truyện

Có thể nói, truyện là thể loại đóng vai trò quan trọng trong nền văn học Việt Nam nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng Đặc trưng của truyện là có

khả năng thể hiện cuộc sống phong phú đa dạng hơn thể loại trữ tình Khác

với thơ, chủ yếu chú ý đến cuộc sống nội tâm của con người, truyện hướng tới

thế giới khách quan để kể chuyện đời Lứa tuổi các em thiếu nhi thích và hiểu

Trang 15

những gì that cụ thể Ước mơ của các em luôn bay bổng, dí dỏm, ngộ nghĩnh,

truyện trở nên gần gũi và có thể đáp ứng được nhu cầu đó của trẻ thơ

1.2 Truyện viết cho thiếu nhỉ

1.2.1 Diện mạo truyện viết cho thiếu nhỉ trong hành trình văn học thiếu nhỉ Việt Nam

Trong phần này, chúng tôi trình bày một cách khái quát nhất diện mạo truyện viết cho thiếu nhi

Từ thực tế sáng tác văn học cho các em, giới nghiên cứu cho rằng, “chỉ

từ khi Đảng nắm chính quyền, nền văn họcViệt Nam mới hình thành mảng

văn học viết cho thiếu nhi” {37} Đó là nhận định của nhà văn Võ Quảng Nhiều nhà nghiên cứu mảng văn học viết cho thiếu nhi cũng đồng thuận với

nhận xét của Võ Quảng Tuy nhiên, những sáng tác phù hợp với lứa tuổi các

em đã xuất hiện khá sớm trong dòng văn học dân tộc

Những sáng tác văn học dân gian đã giúp các em làm quen với văn hoc

Đó là truyện thần thoại, những bài vè, những câu hát đồng dao, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn Khi văn học viết ra đời, cha ông ta cũng có những sáng tác liên quan đến tuổi thơ như Nguyễn Trãi với “Gia huấn ca” Thời Trung đại có

nhiều nhân vật lịch sử kiệt xuất, nhiều giai thoại lưu truyền xoay quanh cuộc đời của nhiều danh nhân Những tư liệu đó đã trở thành nguồn đề tài, là mảnh đất màu mỡ cho những nhà văn hiện đại hư cấu, sáng tạo những truyện đề tài lịch sử hấp dẫn Những cây bút quen thuộc như Nguyễn Huy Tưởng, Hà Ân,

Lê Vân đã rất thành công trên đường tìm về lịch sử cha ông Tuy nhiên, đặc

trưng của văn học trung đại chỉ quan tâm đến mục đích “Tải đạo”, chức năng

giáo huấn của văn chương, nếu có những sáng tác nào đó chạm tới con trẻ thời

xưa thì màu sắc giáo huấn là ưu trội hơn cả

Đầu thế kỷ XX, trong văn học Việt Nam hiện đại đã thấp thoáng những

sáng tác cho các bạn nhỏ

Trang 16

Thời kỳ trước cách mạng tháng Tám, truyện viết cho thiếu nhi nổi lên với nhóm Tự lực văn đoàn, và một số cây bút khác Các tên sách như Sách hồng, Hoa mai, Tuổi xanh, là địa chỉ cho bạn đọc nhỏ tuổi Nam Cao viết Bài học quét nhà, Con mèo mắt ngọc, Thạch Lam với Hai đứa trẻ, Nhà mẹ Lê,

Nguyễn Công Hoan có Mội bữa no đòn, Nguyên Hồng viết tự truyện

Những ngày thơ ấu Nói chung, ở thời kỳ này, truyện viết cho thiếu nhi

không nhiều, đề tài nội dung chưa phong phú Những truyện này thường hắt lên màu buồn thương xa xám

Thời kỳ sau cách mạng tháng tám 1945, truyện viết cho thiếu nhi phong

phú hơn Có một mảng chuyên viết về văn học thiếu nhi do Tô Hoài và Hồ

Trúc đảm nhiệm Thời kỳ kháng chiến chống Pháp dù bộn bề trăm công nghìn

việc, Bác Hồ vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến thiếu nhi Trong 7? trung thu gửi các cháu nhỉ đồng, Bác viết : “ Các cháu phải yêu, yêu Tổ quốc,

yêu đồng bào, yêu lao động” Lời dạy ấy của Bác sau này đã trở thành đề tài,

chủ đề và nội dung của nhiều sáng tác văn học thiếu nhi Bên cạnh đó phải kể đến Nguyễn Tuân với tác phẩm Chú Giao làng Sen, Nguyên Hồng viết Dưới chân cầu mây, Tô Hoài viết Hoa Sơn những sáng tác này cũng đều đề cập

đến những tấm gương dũng cảm của các em thiếu niên nhi đồng

Truyện viết cho thiếu nhi thời kỳ 1954-1964 tiếp tục khai thác đề tài

kháng chiến chống Pháp Đội ngũ sáng tác truyện cho thiếu nhi có: Tô Hoài

với Vir A Dính , Bắc Thôn viết Hai làng Tà Pình và Động Hía, Em bé bên bờ

sông Lai Vụ của Vũ Cao, Doan Giỏi viết Đất rừng Phương Nam, Võ Quảng

viết Cái Thăng, Xuân Sách viết Đội du kích thiếu niên Đình Bảng Nội dung truyện viết cho thiếu nhi thời kỳ này chủ yếu ngợi ca những người anh hùng

nhỏ tuổi

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, miền Bắc bắt đầu bước vào công

cuộc khôi phục nên kinh tế và xây dựng cuộc sống mới Các tác phẩm văn học

Trang 17

viết cho thiếu nhi chủ yếu tập trung vào đề tài ca ngợi người lao động chân chính Nhà văn Văn Trọng đã viết Bí mát ở miếu Ba có, Lê Khắc Hoan viết Mái trường thân yêu để nói về các em nhỏ trong qúa trình hợp tác hóa nông nghiệp Bùi Minh Quốc viết Bé Ly, Hải Hồ viết Chú bé sợ toán Tác giả

Nguyễn Huy Tưởng đã có hai tác phẩm xuất sắc viết về đề tài truyền thống

lịch sử, đó là Lá cờ thêu sáu chữ vàng và Kể chuyện Quang Trung ( 1960);

Hà Ân viết Bên bờ Thiên Mạc, và Trăng nước Chương Dương Viết về đề tài kháng chiến, Nguyễn Thi có Mẹ vắng nhà, Võ Quảng viết Qué nội Đề tài ca ngợi cuộc sống mới cũng thu hút người cầm bút Văn Biển viết Có bé 20 kể về

anh hùng lao động Hồ Giáo trên nông trường nuôi bò ở Ba Vì; Viết Linh sáng tác Ông than đá Thời kỳ này, công tác đội viên thiếu niên tiền phong, các

hoạt động công tác đội cũng đươc chú ý Nhà Thơ Phạm Hổ có viết Khăn đỏ

đúc cày, Đào Vũ có Danh dự của chúng em Ngoài ra còn có những tác phẩm viết về đề tài học tập và sinh hoạt của các em trong nhà trường như: Mới

trường thân yêu của Lê Khắc Hoan, Con bướm trắng của Phạm Ngọc Toàn, Gánh xiếc lớp tôi của Viết Linh, Quỳnh xóm cháy của Bùi Hiển, Cơn bão số

4 của Nguyễn Quỳnh

Giai đoạn năm 1975 đến 1985, dù chiến tranh đã qua đi nhưng dư âm

về một thời bom đạn vẫn còn đọng lại trong kí ức của mỗi người dân Việt Nam Xuất phát từ cảm hứng ấy đã có khá nhiều nhà văn sáng tác về mảng dé tài chiến tranh Truyện viết cho thiếu nhi vì thế cũng phong phú và đa dạng Dòng sông thơ ấu của Nguyễn Quang Sáng, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Tầng sáng của Võ Quảng Đó là những tác phẩm viết về kỷ niệm tuổi thơ thời

kháng chiến chống pháp Cũng nhớ về ký ức chiến tranh với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nứơc, tác giả Bùi Minh Quốc viết Hồi đó ở Sa Kỳ, Thanh Quế viết Cá/ cháy, Nguyễn Thị Như Trang viết Hoa cỏ đắng, Lê Phương Liên viết

Những tia nắng đầu tiên, Quang Huy viết Ngôi nhà trống

Trang 18

Khi đất nước thống nhất, hơn bất cứ lúc nào, truyện viết cho thiếu nhi giai đoạn này cần được khích lệ cổ vũ hướng dẫn các em đi sâu vào nhiệm vụ học tập, học tập ở trong nhà trường, gia đình và xã hội, để vươn lên nắm vững

kiến thức khoa học cần thiết có ích cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Văn học thiếu nhi vươn đến mảng hiện thực cuộc sống của xã hội, của con

người, của tuổi trẻ Vì vậy đây là thời kỳ phong phú về đề tài cũng như chủ đề Để giúp các em hòa nhập với cuộc sống hiện tại, tác giả Nguyễn Nhật

Ánh đã viết Em gái, Quế Hương viết Kể /hà, Cao Xuân Sơn viết Chị, Trần

Thiên Hương viết Ngày xưa, Phạm Hổ viết Tình thương Nguyễn Nhật Ánh

đặc biệt thành công khi viết Kính vạn hoa, với hàng chục câu chuyện phong

phú, hấp dẫn

Có thể nói, không có lĩnh vực nào của đời sống lại không hữu ích đối

với các em, cần thiết cho các em Để động viên, ghi công cho những cây bút

tâm huyết với thế giới trẻ thơ, nhiều tác giả được trao giải thưởng Nhiều tác

phẩm truyện viết cho thiếu nhi có giá trị tiếp nối dòng mạch của loại văn tự sự này, như Nhành cọ non của Trần Quốc Toàn, Thánh Gióng và bé Nê của Lưu Trọng Văn, Kỷ niệm về một dòng sông của Đoàn Lư, Tu hú gọi mùa của

Trần Công Nghệ, Mùa hè thơ ấu của của Nguyễn Thị Châu Giang, Bạn thành phố của Nguyễn Thị Thanh Bình, Minh đời trôi nổi của Lâm Phương Cò

trắng vườn chim của Kim Hài Tác giả Nguyễn Quang Thiều cũng có các tác

phẩm tiêu biểu như Rùa trắng, Bảy chim chìa vôi, Bông hoa nước

Từ 1986 đến nay, văn học thiếu nhi cũng có nhiều tìm tòi thay đổi Bên cạnh cảm hứng ngợi ca, cảm hứng thế sự cũng xuất hiện khá nhiều trong các

trang viết cho độc giả nhỏ tuổi, đặc biệt là mặt trái của cuộc sống, những mặt

tối xuất hiện cùng mặt sáng Có thể kể tên một số sáng tác tiêu biểu như Codi

cút giữa cảnh đời, Con nhà hàng bún của Ma Văn Kháng, Hành trình thời thơ

ấu của Dương Thu Hương, Bở /rốn của Phan Thị Thanh Nhàn

Trang 19

Cho đến nay, trải qua hành trình trên nửa thế kỷ, nhìn lại bộ phận văn

học viết cho thiếu nhi ở Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng kể Nó trở thành người bạn tinh thần đồng hành cùng tuổi thơ Những mảng hiện thực

cuộc sống, những chuyện vui, chuyện buồn đã làm nên một nền văn học thiếu nhi đáng trân trọng Những hạn chế cũng còn khá nhiều Song hạn chế đó là

một tất yếu lịch sử Tuy nhiên, đó cũng là động lực giúp các tác giả chuyên tâm hơn trong các sáng tác của mình để mỗi câu chuyện, mỗi hình tượng nhân

vật, được các nhà văn tạo nên sẽ lưu giữ xuất cả cuộc đời mỗi con người ngay

từ thủa ấu thơ

Viết cho thiếu nhi là một lựa chọn không đơn giản Trẻ em khác người lớn, nhận thức chưa chín, kinh nghiệm sống chưa có, tâm hồn các em mỏng manh, trong sáng như cây non, làm sao viết để các em đọc thấy đúng là mình,

nó gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ, tâm lí, xúc cảm của mình đó là thử

thách đối với người sáng tác Cùng với thời gian, các em ngày càng thông

minh hơn, xã hội loài người phát triển các em sớm tiếp thu cuộc sống hiện đại

vì thế trí tuệ và tâm lý các em diễn biến rất phức tạp Việc chiếm lĩnh thế giới tâm hồn, trí tuệ và niềm đam mê của thiếu nhi vẫn là con đường chung cho sáng tác mọi lĩnh vực Điều đó chứng tỏ rằng, ở bất cứ thời đại nào, trên bất cứ lãnh thổ nào, văn học vẫn luôn là nhu cầu của thiếu nhỉ

1.2.2 Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhỉ

1.2.2.1 Độc giả và tác giả viết truyện cho thiếu nhỉ

Theo sự tiếp cận của chúng tôi, truyện viết cho thiếu nhi vừa có những

đặc điểm của thể loại, vừa hướng tới đối tượng đặc biệt đó là trẻ em Điều đầu

tiên người cầm bút quan tâm là độc gi của mình Độc giả của văn học thiếu nhi chính là các em Trẻ thơ làm nên một thế giới trong trẻo, hồn nhiên, chân thật nhưng sinh động Truyện viết cho thiếu nhi không giống như truyện viết

cho người lớn Độc giả lứa tuổi này còn nhỏ tuổi, nên cần phải có những tác

phẩm văn học phù hợp với tâm sinh lý của các em Nhà nghiên cứu Vân

Trang 20

Thanh nhận xét: “Chúng tôi cho rằng, văn học thiếu nhi không phải những tưởng tượng viển vông tách rời hiện thực, đi sâu vào hiện thực một cách khái quát hơn, bản chất hơn Dù mơ mộng đến đâu, lùi xa về quá khứ hay viễn

tưởng đến tương lai thì nơi khởi đầu và chỗ đến cuối cùng của chúng ta vẫn là

sự chân thật của ngày hôm nay”{34, tr106-107) Như vậy, truyện viết cho

thiếu nhi phải gần gũi với cuộc sống, gần gũi với suy nghĩ của các em

1.2.2.2 Nội dung và hình thức truyện viết cho thiếu nhỉ

a Nội dung

Nghệ sỹ khi viết truyện cho lứa tuổi nhỏ phải kể đến một nhân tố quan

trọng làm nên văn học thiếu nhi- đó là chủ thể sáng tạo nghệ thuật cho các

em Người nghệ sỹ cũng phải lựa chọn sự thể hiện sao cho phù hợp với tâm sinh lý trẻ thơ Truyện viết cho thiếu nhi không dễ, nhà văn khi sáng tác phải thật sự trẻ hóa chính mình, biết đứng ở vị trí các em để hiểu tâm lý các em,

hiểu những nhu cầu của các em Truyện sẽ thu hút các em hơn khi nội dung của nó thỏa mãn những vấn đề mà các em đang nghĩ, những giấc mơ mà các

em đang ấp ủ Lật giở từng trang sách, các em sẽ lưu giữ những hình tượng

nhân vật giúp các em tìm thấy niềm vui, niềm tin bởi vì “Trẻ em luôn luôn

mang theo những hình ảnh, những ước mơ, những ấn tượng từ những trang sách mà chúnh đã đọc vào tương lai Sự tác động sâu xa bền vững ấy của tác

phẩm văn học vào cuộc đời của trẻ đòi hỏi người cầm bút cho các em phải có

ý thức trách nhiệm lớn lao”{26, tr 51}.Truyện viết cho các em cần có sự tham

gia của các nhà văn yêu nghề, mến trẻ Đó là những người giàu nhiệt huyết sẽ

góp sức chung tay làm giàu kho tàng văn học dân tộc "Các tác giả viết cho trẻ em cũng đồng thời là những nhà văn đã góp phần tạo nên diện mạo chung của văn học dân tộc Văn học thiếu nhi cũng được đặt trong nỗ lực đổi mới chung của văn học Ý thức nghệ thuật trong sự đổi mới chung có ảnh hưởng đến quan niệm và cách viết cho các em.”.{ 26, tr55 }

Trang 21

Văn học là tiếng dội từ cuộc sống, dù đó là cuộc sống của tuổi thơ Trẻ

em tìm về văn học là tìm đến một cuộc sống chúng vốn được biết và có thể chưa biết Truyện viết cho thiếu nhi phong phú đa dạng về đề tài, chủ đề, bức

tranh cuộc sống muôn màu được tái hiện trong trang sách dành cho trẻ thơ Những mảng đề tài lớn thường gặp trong truyện viết cho thiếu nhi không

nhiều Đó là những vấn đề iruyên thống lịch sử, đề tài kháng chiến, đề tài lao động, đề tài khoa học Tuy nhiên, chủ đề có thể được thể hiện không giống nhau tùy theo từng ý đồ của người cầm bút

Tối và sáng, tốt và xấu, buồn và vui , những hiện thực cuộc sống không chỉ toàn một màu hồng, vì vậy, văn học viết cho các em vừa phải phản

ánh những điều tốt đẹp, nhưng cũng cần đề cập đến những mặt trái, giúp các

em nhận thức được quy luật cuộc sống Trong xu thế của xã hội hiện đại, sự

"nhiễu loạn" từ hiện thực cuộc sống và của nhiều phương tiện truyền thông

ảnh hưởng rất sâu sắc đến giới trẻ, sự giáo dục từ những tấm gương tốt chưa

đủ, cần phải có những bài học về cái xấu để lớp trẻ biết phân biệt rõ ràng,

không bị méo mó về nhân cách

b.Hình thức biểu hiện của truyện viết cho thiếu nhỉ

* Nhân vật

Một tác phẩm văn học không thể thiếu nhán vật Đó là hình thức cơ bản để giúp văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng Nhân vật trong

truyện viết cho thiếu nhi da dang va phong phú Tuy nhiên theo chúng tôi,

nhân vật chính trong các truyện viết cho các em cũng chính là tré em Du

trong văn bản kể có những nhân vật khác, song đó chỉ là những nhân vật góp

phần làm sáng rõ đời sống tình cảm của nhân vật trẻ thơ Nếu là những đồng

thoại thì truyện viết cho các em, nhân vật chính là /hế giới loài vật Nhà van mượn truyện loài vật để gửi gắm những ý nghĩa nhân sinh tới con người Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực, tính cách nhân vật, hoàn cảnh nhân vật, các mối quan hệ của nhân vật góp phần phản ánh cuộc sống

Trang 22

hiện thực Trong những truyện viết cho thiếu nhi, các nhân vật luôn gắn liền với tâm lý, tình cảm của các em, gắn liền với môi trường quen thuộc của các

em như gia đình, trường học để các em lý giải, khám phá cuộc sống thông

qua các nhân vật Viết về cuộc sống mới, văn học thiếu nhi đã xây dựng nhiều

nhân vật có thành tích xuất sắc Các tác giả đã xây dựng nhân vật phù hợp với tính cách và hoàn cảnh Không thần thánh nhân vật và cường điệu nhân vật quá mức, tác giả giúp các em hiểu về ý nghĩa cao quý của lao động, giáo dục các em về lý tưởng đạo đức, giáo dục tình cảm thẩm mỹ lành mạnh, giúp các

em thưởng thức cái đẹp thiên nhiên và cuộc sống, cảm nhận giá trị nhân cách cao đẹp thông qua nhân vật

Có thể nhận thấy, trẻ em vốn là đối tượng nhạy cảm, chúng có thể vui cùng với niềm vui của nhân vật và cũng có thể buồn ngay cùng với nỗi buồn của nhân vật Những hình tượng nhân vật mà các em yêu thích sẽ sống trong

trí nhớ của các em suốt cuộc đời

*Kết cấu cốt truyện

Nói tới truyện không thể không bàn đến kết cấu cốt truyện Kết cấu cốt truyện bao gdm chuỗi các sự kiện hành động của nhân vật được sắp xếp

gắn kết theo một ý tưởng nghệ thuật của người nghệ sỹ Nhìn chung, truyện

viết cho thiếu nhi có những kiểu kết cấu khác nhau tuỳ thuộc vào dung lượng tác phẩm dài hay ngắn; phụ thuộc vào kiểu loại truyện khác nhau, phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của người cầm bút Tuy nhiên, trên đại thể, truyện viết cho thiếu nhi thường có kiểu sắp xếp gắn kết theo trình tự /hời gian tuyến tính Những sự kiện, tình tiết gắn với cuộc đời nhân vật chính được kể theo trình tự

trước sau không đảo lộn Cách kể này khiến các em dễ theo dõi Ví dụ trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký ( Tô Hoài ); cuộc đời của nhân vật "Tôi" trong

truyện Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ( Nguyễn Nhật Ánh) Truyện có thể

được tổ chức theo dạng thức không theo trình tự thời gian tuyến tính, ở đó có xen kẽ những sự kiện, tình tiết của thời hiện tại, thời gian đã qua Tiểu thuyết

Trang 23

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi có kiểu kết cấu này Những truyện ngắn

viết cho thiếu nhi lại thường có kiểu kết cấu đơn giản không nhiều sự kiện và

thường tập trung vào một số tình huống truyện tiêu biểu, một đoạn đời, một vài hành động nào đó của nhân vật chính Đây là dạng thức khá phổ biến trong

truyện ngắn viết cho thiếu nhi

Ngoài nhân vật và kết cấu cốt truyện, truyện viết cho thiếu nhi còn những yếu tố khác thuộc về hình thức như: Ngôn ngữ, các biện pháp nghệ

thuật: miêu tả, so sánh, nhân hóa Điều đó giúp nhà văn thể hiện tốt những

nội dung muốn chuyển tới độc giả nhỏ tuổi

1.3 Truyện đồng thoại

1.3.1 Khái niệm

Khái niệm là một quy ước chứa đựng cách nhìn, cách nghĩ về đối tượng của một cộng đồng văn hoá cụ thể Trong kho tàng từ vựng của người Việt, vốn từ Hán Việt chiếm tỷ trọng lớn Những ngành khoa học xã hội cũng như trong cuộc sống thường nhật, chúng ta sử dụng từ Hán Việt rất nhiều Truyện đồng thoại là thuật ngữ nằm trong số đó Nếu hiểu theo cách "bẻ chữ" thì

đồng thoại là truyện cho trẻ em (đồng là nhi đồng, từ “thoại” được hiểu như là truyện) Để tìm hiểu khái niệm về truyện đồng thoại ta có thể tham khảo những ý kiến tiêu biểu của giới học giả:

Theo Từ điển Hán - Việt của tác giả Đào Duy Anh, đồng thoại được hiểu là “Truyện chép cho trẻ em”( tr 306) Từ điển Tiếng Việt xem đồng thoại

là "Thể truyện cho trẻ em, trong đó loài vật và các vật vô trí được nhân cách hoá tạo nên một thế giới thần kỳ thích hợp với trí tưởng tượng của các em ( tr.333)

Nhà nghiên cứu Vân Thanh thì cho rằng: “ Đồng thoại là một thể loại

đặc biệt của văn học, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và mơ tưởng

Ở đây các tác giả thường dùng nhân vật chính là động vật thực vật và những

Trang 24

vật vô tri, lông cho chúng những tình cẩm của con người Tính chất mơ tưởng

và khoa trương đó chính là yếu tố không thể thiếu trong đồng thoại {48,

Tr,282- Tr,283 }

Nhà văn là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, họ không làm lí luận văn chương Tuy nhiên, là người trong cuộc, họ có những nhìn nhận tinh tế đối với bản chất thể loại Vì vậy, ý kiến của họ thực sự là một "kênh thông tin" quan trọng giúp ích rất nhiều đối với việc nắm bắt những khái niệm của văn

học Nói về khái niệm truyện đồng thoại, nhà văn Võ Quảng cho rằng:

"Truyện đồng thoại là thuộc số những thể loại phản ánh cuộc sống không theo quy luật tả thực, giàu tưởng tượng gần gũi với truyện cổ tích và ngụ ngôn Về

nhân vật có sự tham gia của con người, nhưng chủ yếu vẫn là loài vật Nhân vật của thể loại đồng thoại mở ra đa dạng hơn”,

Nhà văn Trần Hoài Dương lại cho rằng:“ Từ đồng thoại vốn là mượn của Trung Quốc Theo đúng nghĩa của họ là chỉ những ruyện chép cho trể em nhất là với lứa tuổi nhỏ, cho nhi đồng Nhưng lâu nay ở nước ta truyện đồng thoại được hiểu là ruyện mang tính nhân hóa loài vật, đô vật, mang nhiêu ẩn

dụ ngụ ngôn” Tác giả Cao Đức Tiến và Dương Thu Hương đã xem truyện đồng thoại là một thể loại hiện đại, có đặc trưng nổi bật là hé thong nhdn vật

là loài vật “ Truyện đồng thoại là sáng tác của nhà văn hiện đại, sử dụng nghệ

thuật nhân hóa loài vật để kể chuyện về con người, đặc biệt là trẻ em, vì vậy

nhân vật chủ yếu là loài vật” Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu lý

luận văn học, các sách như Từ điển, thuật ngữ văn học hay trong những công trình lớn như Tử điển văn học, (Nxb văn học 1984), gần đây là tập sách đồ sộ

Từ điển văn học ( Bộ mới, Nxb Thế giới, 2004, dày hơn 2000 trang), vẫn

không có một mục nào dành cho đồng thoại Đứng trước thực trạng khó khăn

này, những ý kiến của giới nghệ sỹ và giới nghiên cứu được chúng tôi tiếp cận

ở trên đây là định hướng quý báu cho tác giả luận văn triển khai đề tài này

Trang 25

Như vậy, dù các nhà nghiên cứu có những ý kiến khác nhau xung quanh

khái niệm truyện đồng thoại nhưng đều thống nhất với quan điểm cho rằng: Truyện đồng thoại là một thể loại đặc biệt của văn học, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và yếu tố tưởng tượng Nhân vật chính là động vật thực

vát và những vật vô trì nhưng được mang tính cách người

1.3.2 Đặc điểm truyện đông thoại

Từ trong cách hiểu về truyện đồng thoại đã bộc lộ cho ta khá rõ những

đặc điểm của loại sáng tác nghệ thuật này

Truyện đồngthoại thuộc thể loại văn học tự sự, đồng thoại có những đặc điểm chung so với những tác phẩm được gọi là truyện viết cho thiếu nhi Tuy

nhiên, kiểu truyện đồng thoại còn có những đặc điểm riêng Sự khác biệt, sự

ưu trội trong nghệ thuật tự sự của đồng thoại theo chúng tôi là khđ năng tưởng

tượng kỳ diệu biểu hiện trong xây dựng cốt truyện và nghệ thuật nhân hóa thế

giới loài vật

1.3.2.1 Khả năng tưởng tượng trong xây dựng cốt truyện của đông thoại

Cốt truyện đồng thoại được tưởng tượng phong phú về những mảng đề tài, chủ đề khác nhau Truyện đồng thoại bộc lộ khả năng hư cấu cốt truyện vô cùng tài tình của người cầm bút Từ thế giới loài vật, người nghệ sỹ sáng tạo ra

muôn vàn tình huống truyện, muôn vàn hoàn cảnh khác nhau Những sáng tác

đồng thoại vẫn nhập hoà vào dòng văn học thiếu nhi không hề "lạc lõng" đối

với cuộc sống con người Đồng thoại không phải là những truyện xa lạ, mà

chính là những truyện viết về con người, về cuộc sống Đàn cuốc là một câu chuyện cảm động về tấm lòng của người mẹ đối với con cái Bồ nông có hiếu lại là câu chuyện nói về tấm lòng của người con đối với cha mẹ, Bé và Sáo,

Cuộc phiêu lưu của Chó con và Mèo con là những câu chuyện cảm động về tình bạn, Ếch xanh di học là bài học thấm thía về bệnh lười biếng, Con mèo

lười lại là câu chuyện đả kích sâu cay thói ăn bám, Những chiếc áo ấm là bài

học dạy các em về cuộc sống, ý thức tập thể Đồng thoại sẵn sàng" gia nhập"

Trang 26

vào làng văn học thiếu nhi để phản ánh những đề tài, chủ để chung của van học Tuy nhiên, thế mạnh của đồng thoại tập trung vào ba mảng đề tài lớn: Ca

ngợi cuộc sống mới, vấn đê khoa học, và vấn đề giáo dục đạo đức học tập Những mảng đề tài khác đồng thoại khó phát huy ưu thế Chẳng hạn ta không

nên tìm ở đồng thoại vấn đề lịch sử Tuy rằng đâu đó có thể một vài cốt truyện

đồng thoại lướt qua những vấn đề trên

Truyện đồng thoại có thể ca ngợi cuộc sống mới, con người mới Những

thành công về thể loại đề tài này phải kể đến Tô Hoài với Chim chích lạc rừng, Cái Mai của Võ Quảng, Hải đảo xa xôi của Hải Hồ Những câu chuyện

này khiến cho các em thiếu nhi có lòng yêu mến cuộc sống, lòng tự hào về con người mới, về đất nước tươi đẹp Võ Quảng cũng cho rằng, truyện đồng thoại có khả năng phản ánh cuộc sống mới, con người mới, “Truyện đồng

thoại có đầy đủ khả năng phản ánh cuộc sống mới, con người mới, ở khắp nơi,

trong một gia đình, dưới một mái trường, ở đồng ruộng, hầm mỏ, công trường, bất cử nơi nào trên mặt đất hoặc còn bay bổng lên trăng sao, rộng ra khắp vũ

trụ, hoặc giữa một thế giới vô cùng tinh vi khó thấy, thế giới nội tâm của con

người “Cái Mai” là tác phẩm đầu tiên của Võ Quảng được viết theo để tài này Đó là một tác phẩm đồng thoại “dài hơi” sử dụng ngôn ngữ kể ở ngôi thứ

nhất để tái hiện cuộc đời số phận Cái Mai, ( một dụng cụ lao động) “ Một cái mai đã thành Tôi ra đời, bác nhúng tôi vào chậu nước Tôi cười một tiếng nho nhỏ và bừng mắt Chung quanh tôi ánh sáng tràn ngập Chào ánh sáng “Chào các bạn! Lúc đó mặt trời vừa tròn bóng” (Cái mai)

Lấy cảm hứng từ truyện dân gian, Cóc kiện trời, Võ Quảng kể về anh Cóc Tía quyết định nối gót cụ tổ lên kiện Trời để đòi mưa cho hạ giới Đường

xa vạn dặm, đốc núi cheo leo, sông sâu thăm thẳm, nhưng Cóc Tía không hề

nản chí Thế rồi nhờ gặp được Cò Bạch mà Cóc Tía thấy không cần phải lên

kiện Trời nữa Dưới đôi cánh của Cò Bạch, Cóc Tía đã nhìn thấy những con mương ngang dọc, những hồ chứa nước, những trạm thủy nông phun nước ào

Trang 27

ào Tất cả những hình ảnh ấy chính là thành quả của người lao động “ Nhân dân vùng này, trong mấy năm qua đã đắp những đập cao ngăn nước, cho nước

chảy vào các ao hồ Nước các ao hồ dâng lên Họ lại đào những con mương lớn, cho nước chẩy đến tưới khắp cánh đồng ông Trời không mưa nhưng họ vẫn có thừa nước để tưới ruộng”

Không chỉ ca ngợi cuộc sống mới con người mới, truyện đồng thoại còn

có thể mô tả một cách sinh động sinh hoạt của các em Như Cái tết của mèo

con của Nguyễn Đình Thi Chú đất nung của Nguyễn Kiên Con mèo rét của

Lê Ninh, Trăng rơi xuống giếng của ĐàoVũ, Ánh sáng trong rừng hạnh phúc

của Hoàng Anh Đường, Cô trăng khó tính của Nguyễn Quỳnh Có thể nói, đấy là những câu chuyện đồng thọai đựơc các tác giả viết với bút pháp dí dỏm

và ngộ nghĩnh

Truyện đồng thoại có thể được các tác giả dùng để (hể hiện một nội

dung khoa học, qua đó nhằm trang bị cho các em những kiến thức khoa học

gần gũi và bổ ích Nhờ đó các em hiểu thêm các loài vật, sự vật, hiểu thêm về thế giới xung quanh, như “ Ông than đá của Viết Linh, Lữ bướm đêm của Thế

Lữ, Đồ Con của Thùy Dương, Cô Kiến trính sát của Vũ Kim Dung Với đề

tài này, tác giả đồng thoại không những làm phong phú trí tưởng tượng của

các em, mà còn giúp các em bước đầu làm quen, dần dần đi sâu vào các lĩnh

vực của khoa học Tùy theo sự kết hợp giữa nội dung khoa học và hình thức

đồng thoại mà thành công của các sáng tác về đề tài trên đạt được với những

mức độ khác nhau

Không dừng lại ở việc phản ánh cuộc sống lao động, trang bị những kiến

thức về khoa học cho các em, truyện đồng thoại có thể, ca ngợi những tấm

gương anh hùng trong cuộc sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta Với

* Có Bê 20” Văn Biển đã trực tiếp viết về người anh hùng Hồ Giáo Tác giả

không miêu tả trực tiếp mà miêu tả gián tiếp Qua lời kể của Cô bê 20, hình

ảnh anh hùng Hồ Giáo với đức tính tận tụy quên mình đã hoàn thành xuất sắc

Trang 28

mọi công việc của Đảng và nhân dân giao cho Qua lời tự kể của Cô Bê 20, tác

giả đã viết thật sinh động tình cảm quốn quýt của chú Bê và con người “ Hòn đá” của Võ Quảng là một tác phẩm gợi lên ký ức đau thương về chiến tranh

Sự tàn khốc của chiến tranh, ranh giới mong manh giữa cái sống và cái chết

Tất cả những hiện thực ấy đã được Đá Cuội tái hiện qua những lời kể ngắn ngủi của các bạn Đồng Hồ Và Lịch Treo Từ rừng sâu, Đá Cuội đã trở về trong ngôi nhà nhỏ, trở thành người kể chuyện “cổ tích chiến tranh” Tuy vậy kiểu đồng thoại có đề tài này không phổ biến

Tưởng tượng là ưu thế của đồng thoại Từ thế giới loài vật, nghệ sỹ đã hư

cấu, thêu dệt nên vô vàn thiên truyện hấp dẫn cho trẻ thơ Những cốt truyện

khai thác nhiều chủ đề khác nhau, nhiều tình huống chứng tỏ khả năng tưởng tượng phong phú của nghệ sỹ

1.3.2.2 Nghệ thuật nhân hoá trong đông thoại

Thế giới loài vật khá phong phú trong các thiên đồng thoại Những nhân

vật trong đồng thoại thường là con vật, có cây, hoa lá, những vật vô tri Trong

khi gán cho chúng những tình cảm của con người, tác giả đồng thoại phải chú

ý đến những đặc điểm riêng về sinh hoạt, cũng như đặc điểm của bản thân chúng Nói cách khác, trước hết chúng phải có những đặc điểm của con vật sau đó mới gán cho chúng những đặc điểm của người Cả hai phải hài hoà với

nhau Nếu con vật chỉ có tính người mà không có đặc điểm của vật thì nó sẽ

trở nên một thứ gì kỳ dị, khó ai hình dung nổi

Viết về đặc điểm của vật, không nên vi phạm quy luật tự nhiên của nó

Ví dụ, hoa đào nở về mùa xuân, không nên tả hoa đào nở về mùa hè, con cá

sống dưới nước không thể tả nó sống trên không Truyện đồng thoại có khả

năng dẫn trí tưởng tượng của các em bay cao, bay xa nhưng tất cả đều phải

hợp lý Câu chuyện Chú lính chì dũng cảm của Andecxen miêu tả nhân vật

được đi khắp nơi, chui cả vào bụng cá, nhảy cả vào lửa Đó là những chi tiết

lạ, nhưng qua những chỉ tiết vô lý ấy ta lại thấy có lý, bởi vì tác giả cho ta biết

Trang 29

cuộc chu du của anh vốn không phải do anh ta muốn, mà là do sự xô đẩy Nếu

anh không bị con người đặt lên cửa sổ thì anh không thể ngã xuống đường, rồi

bị ngồi lên thuyền giấy trôi ra sông; nếu thuyển không chìm thì anh ta không thể chui vào bụng cá, và nếu cá không bị làm thịt thì làm sao anh ta có thể trở

về với cuộc sống và cuối cùng anh bị lũ trẻ ném vào lửa Ngoài ra, khi viết về

đặc điểm của vật, đòi hỏi các tácgiả đồng thoại chú ý đến các quan niệm, thói

quen đánh giá của nhân dân Ví như Con cáo là hiện thân cho sự xảo quyệt, con sói hiên thân cho sự hung ác, khi miêu tả về chúng, ta cũng không nên gán cho chúng những đặc điểm như ngoan ngoãn, hiền lành

Truyện đồng thoại từ xưa đến nay, ở bất cứ nơi nào, đều là kết quả của

sự gắn bó khăng khít với đời sống Những tác phẩm đồng thoại bao giờ cũng chú ý phán ánh cuộc sống của thời đại mình, cho dù đó là những truyện kỳ

quái nhất

Ở nước ta, trước cách mạng tháng Tám, Tô Hoài đã viết Dế Mèn phiêu

lưu ký Đây là tác phẩm không những thu hút độc giả nhỏ tuổi mà ngay cả người lớn cũng say mê Truyện kể về cuộc đời vô cùng sôi nổi nhưng cũng đầy sóng gió của Chú Dế Mèn trẻ tuổi Nó cũng chính là hình ảnh sinh động

của một lớp tuổi trẻ lúc bấy giờ Khát khao cuộc sống tự do, mong ước thoát

khỏi cuộc sống ngột ngạt tối tăm của xã hội đương thời

Sau cách mạng tháng Tám đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của văn học thiếu nhi, truyện đồng thoại giai đoạn này cũng có những đóng góp

đáng kể, phong phú về đề tài và đa dạng về thể loại Nội dung của nó có thể

phản ánh mọi mặt của đời sống hiện thực

Trên thế giới, truyện đồng thoại giai đoạn này cũng mang dáng nét, những vấn đề của thời đại Nhà văn nổi người Đan Mạch Anđecxen đã từng viết khá nhiều truyện đồng thoại Ở Anđecxen luôn có sự kết hợp kỳ diệu giữa hiện thực và mơ tưởng Mỗi truyện của ông có khả năng đưa sức tưởng tượng

Trang 30

của con người đi rất xa nhưng những tác phẩm của ông bao giờ cũng mang hơi thở của thời đại

Đồng thoại là thể loại các em rất yêu mến Nó có khả năng chứa đựng nội dung giáo dục sâu sắc Mặt khác, nó có khả năng kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của các em Đối với con người ước mơ và tưởng tượng lại là yếu

tố cần thiết Sự có mặt của đồng thoại là một tất yếu trong sự phát triển của

nên văn học thiếu nhi "Các tác giả viết truyện đồng thoại đã nhân hóa các loài

vật, đồ vật với con mắt trẻ thơ ngộ nghĩnh, từ chị Tằm chăm chỉ đến lão Chuột gian xảo, từ chú Thỏ nhút nhát đến cậu ếch xanh lười học, từ chú bé ống nước

nghịch ngợm mải chơi.Tất cả những nhân vật đó trở nên có cuộc sống riêng,

có tâm hồn, có số phận.” {48 tr 210)

Viết truyện đồng thoại, các tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa loài vật, Thế giới loài vật ấy nhờ vậy cũng biết nói như con người, biết trăn trở suy nghĩ như con người

Như vậy, để viết được một thiên đồng thoại hay đòi hỏi người viết khá nhiều điều kiện, một mặt nó đòi hỏi tư tưởng phải cao đẹp trong sáng, chất thơ đồi dào bay bổng, cốt truyện rõ ràng, hình tượng cụ thể và sinh động Mặt

khác do biểu hiện cuộc sống thực mà hư, hư mà thực, vân dụng nhân hóa,

mượn thế giới vật mà nói đến thế giới người Vì vậy đồng thoại trong tay

những người sử dụng không khéo sẽ gây ra những hiểu lầm không có lợi cho

độc giả nhỏ tuổi Mặt hạn chế của truyện đồng thoại là, nhiều khi khai thác để

tài còn trùng lặp, nói đến quá nhiều những con vật như chim, cá, gà, mèo Tóm lại, mảng truyện viết cho thiếu nhi, là những tác phẩm văn học đã

thể hiện được cái nhìn mới mẻ của các nghệ sỹ Tuổi thơ đi qua đều tìm thấy trong lời thơ câu văn, những bài học đầu đời Kí ức về tuổi thơ bao giờ cũng là

khoảng thời gian quý giá Những tác phẩm văn học, những câu chuyện đồng thoại hay, sẽ là những bài học bổ ích, quý giá, giúp các em tăng thêm sức mạnh tiến bước trong cuộc hành trình dài phía trước

Trang 31

CHUONG 2

THE GIGI NGHE THUAT TRUYEN DONG THOAI

(Qua khảo sát những đồng thoại tiêu biểu trong TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN VIẾT CHO THIẾU NHI TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM)

2.1 Quan niệm về thế giới nghệ thuật

Thế giới là một khái niệm rat rộng, thuộc phạm trù Triết học và chỉ có trong Triết học, như: thế giới quan, thế giới vật chất, thế giới chủ nghĩa, thế

giới vĩ mô và thế giới vi mô Theo 7# điển Triết học của Cung Kim Tiến

biên soạn, khái niệm thế giới được hiểu theo hai nghĩa sau:

Theo nghĩa rộng, thé giới “là foàn bộ hiện thực khách quan, toàn bộ những sự vật vật chất, những mỗi liên hệ lẫn nhau của chúng (tat cả những gì ton tại ở bên ngoài với ý thức của con người và không phụ thuộc vào ý thúc con người) Thế giới bên ngoài - tự nhiên và xã hội - trong xã hội trong quá trình thực tiễn sản xuất xã hội Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, thể giới bên ngoài hoặc là sản phẩm sáng tạo của một thực thể tỉnh than siêu thé giới (chủ nghĩa duy tâm khách quan), hoặc là sự sáng tạo của ý thức con người (chủ nghĩa duy tâm chủ quan)” [43, tr.1080]

Theo nghĩa hẹp, thế giới “dùng để chỉ đối tượng của vũ trụ học, nghĩa

là bộ phận thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đã chia bộ phận thế giới vật chất đó thành hai lĩnh vực, nhưng không đưa ra ranh giới tuyệt đối đó là thế giới vĩ mô và thế giới vi

mô” [43, tr.1083]

Như vậy, có thể nói, thế giới là một phạm trù rất rộng lớn, một vũ trụ bao la tồn tại song song, xung quanh con người và luôn nằm độc lập bên ngoài với ý thức của con người Giữa vũ trụ, không gian, thời gian và con người luôn hiện hữu và tác động lẫn nhau Có thể khăng định có con người là

Trang 32

có thế giới và có xã hội mặc dù, thế giới tồn tại độc lập bên ngoài ý thức của

con người

Theo 7# điển thuật ngữ văn học thì: Thế giới nghệ thuật được hiểu là

“khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả hay một trào lưu văn học) Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng “được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật, khác với thé giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý của con người ” [13, tr.244]

Chang han, trong thế giới truyện cổ tích, truyện loài vật thì con người

và loài vật cùng nói chung một thứ tiếng người Điều này mang lại cho nhà văn một khả năng “hoá £hân” độc đáo Tô Hoài trong các tác phâm viết về loài vật của mình đã “#ò chuyện” cùng “nhân vật”, “san sẻ tư tưởng tình cảm ” của mình với những nhân vật thân quen như Để Mèn phiêu lưu ký, Chú

Bồ nông ở Sa mác - can

Khái niệm thế giới nghệ thuật giúp chúng ta hình dung tính độc đáo về

tư duy nghệ thuật của sáng tác nghệ thuật, có cội nguồn trong thế giới quan, văn hoá chung, văn hoá nghệ thuật và cá tính sáng tạo của người nghệ sỹ Khi nghiên cứu tác phẩm văn học, phong cách nhà văn, các nhà nghiên cứu đã tìm thế giới nghệ thuật để làm “điểm tựa” Tiêu biểu cho loạt các công trình này

là Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn của Nguyễn Đăng Mạnh; Lê Quang Hưng với Thé giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu hay Những thé

giới nghệ thuật thơ, Thi pháp Truyện Kiểu của Trần Đình Sử Việc xuất phỏt

từ một khỏi niệm là cơ sở định hướng cho nghiên cứu văn học đã thê hiện rõ giá trị của thế giới nghệ thuật đối với tác phẩm văn học

Thế giới nghệ thuật là khái niệm giúp con người có cơ sở đánh giá nội dung giá trị, tính độc đáo trong tư duy của các sáng tác nghệ thuật và qua đó đánh giá đúng thế giới quan, cá tính sáng tạo và phong cách sáng tác của

Trang 33

người nghệ sỹ Cũng bởi thế nghiên cứu tác phẩm văn chương nghệ thuật

không thể không xem xét, nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong tác phẩm ấy,

của tác giả ấy

2.2 Thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại

Những cơ sở về lý luận bên trên giúp chúng tôi tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại Luận văn của chúng tôi khảo sát một số phương diện

chính trong thế giới nghệ thuật của đồng thoại Đó là /hế giới nhân vật, thời gian không gian nghệ thuật, yếu tố hư cấu tưởng tượng, nghệ thuật nhân hóa 2.2.1 Thế giới nhân vật trong truyện đồng thoại

2.2.1.1 Quan niệm về nhân vật văn học

Thuật ngữ “nhân vật” trong lý luận phương Tây bắt nguồn từ chữ dùng

“Persona” trong tiếng Hy Lạp cổ, có nghĩa là “cái mặt nạ” mà điễn viên đeo

vào mặt khi biểu diễn Cùng với thời gian nó dần được dùng để chí nhân vật văn học Nhân vật văn học đúng như là chiếc mặt nạ, có tính kí hiệu, là biểu tượng, song đó là kí hiệu đặc biệt, không giản đơn bởi nó là một con người sống, một cá thể có cuộc sống riêng, nhiều khi phức tạp, bí ân Văn hào Đức W.Goethe có nói: “Con người là điều thú vị nhất đối với con người, và con người cũng chỉ hứng thủ với con người” Con người là nội dụng quan trọng nhất của văn học Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ ban dé qua đó văn học miêu tả thế giới con người một cách hình tượng

Theo 7? điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên): “nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật” [36,

tr.711]

Từ điển Văn học - Tập II, Nxb KHXH, Hà Nội 1984 quan niệm: “øhân

vat la yếu tô cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề

và tu tưởng chủ dé, đến lượt mình nó lại được các yếu tô có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ Nhân vật là nơi tập trung giá tri te

Trang 34

tưởng - nghệ thuật của tác phẩm văn học Nhân vật trong văn học được xem

là một thành tựu của tư duy nghệ thuật trong lịch sử” [33, tr.109-1 10]

Giáo trình Lý luận văn học, Tập 2 (Trần Đình Sử (Chủ biên)) quan niệm: nhân vật trong van hoc “Ja khai niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thúc, tải tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [40, tr.114]

Tóm lại, bàn về khái niệm nhân vật, bằng cách này hay cách khác, các nhà nghiên cứu đều đã cố gang đưa ra những quan điểm riêng của mình Song tựu trung lại, vẫn cơ bán gặp nhau ở những nội hàm không thể thiểu được của

khái niệm này 7# nhát, đó phải là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện

bằng những phương tiện văn học 7b hzi, đó là con người hoặc những con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người, là hình ảnh ấn dụ của con người 7 ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ tài năng

2.2.1.2 Thế giới nhân vật truyện đồng thoại

Thế giới nhân vật được hiểu một cách giản dị là tổng thể hệ thống các tuyến nhân vật được xây dựng theo quan điểm của nhà văn và thể hiện những dụng ý nghệ thuật mà người nghệ sỹ muốn gửi gắm tới độc giả Thế giới nhân

vật mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, được khắc họa

và tổ chức theo những định hướng chủ quan của người nghệ sỹ Thế giới nhân

vật là một trong những yếu tố tạo nên sự sinh động, hấp dẫn cho thế giới nghệ

thuật trong tác phẩm văn học Bởi lẽ, sự hình thành xuất hiện các nhân vật

trong tác phẩm vừa thể hiện sức tưởng tượng óc sáng tạo của nhà văn, vừa giúp

cho tác phẩm có thể trở nên sống động

Trong nền văn học dân tộc, có một mảng truyện viết dành cho thiếu nhi, trong đó có các nhân vật là các loài vật Mảng truyện ấy được gọi là đồng thoại Nói một cách khác, đồng thoại là thuật ngữ dùng để gọi tên những

Trang 35

truyện viết cho thiếu nhi trong đó nhân vật của tác phẩm là thế giới loài vật,

và trong tác phẩm ấy người nghệ sỹ phản ánh những quan điểm sống, hiện thực cuộc đời qua các nhân vật là loài vật

Trong truyện đồng thoại dành thiếu nhi, các nhà văn đã tìm đến sự lựa

chọn khá phong phú, chọn lựa nhiều các loài vật khác nhau Qua khảo sát truyện đồng thoại trong “ Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhỉ từ sau cách mạng Tháng tám, chúng tôi thấy thế giới nhân vật bao gồm nhiều loài Sau đây là bảng thống kê của chúng tôi về thế giới nhân vật đó:

Các kiểu loại nhân vật là loài vật

Trang 36

vit 2 23/8 £8 S$ § 5 ges B ân = š 8

Trang 37

Các kiểu loại nhân vật là loài vật

Trang 38

sé nhân bp 5| -š S&S ¢ ¢ | 5 € 8 & 8 § 5 Bp

sas Nguyén Huy

Trang 39

Chú bô nông ở Sa mác can, Có một chú chim sâu, Bạn nhỏ trong rừng, Con chim quên tiếng hót ); đó là loài thú ( Người đi săn và con Nai, Con Dog); đó

là loài côn trùng ( Tiếng Ve ran, Cái trứng của Bọ ngựa) Thế giới nhân vật của các đồng thoại ấy sống ở những không gian khác nhau Chúng có thể

quanh quẩn nơi sân nhà, quấn quýt với con người; chúng có thể lấy sông nước làm nơi vùng vẫy; chúng có thể sống ở tít rừng xanh xa xôi Miêu tả các con vật, hầu hết các nhà văn đều chọn những sự việc, những chỉ tiết có liên quan

đến cuộc sống hay có mối quan hệ với con người (Người đi săn và con nai,

Ech xanh đi học, Cái tết của mèo con) Nhìn chung, đó đều là những con vật

bé nhỏ, đời thường nhưng cũng rất sống động, đáng yêu, mang đậm chất hồn

nhiên giống như tuổi thơ của con trẻ

Trong tài liệu khảo sát của chúng tôi, các nhân vật của đồng thoại gồm

năm loại khác nhau: Loài Chim, loài Côn trùng, loài thú trong thiên nhiên, loài thú nuôi trong nhà

a Trước tiên nhân vật là loài chim Theo tư liệu chúng tôi khảo sát, số lượng truyện viết về loài chim không nhiều Trong đó, tiêu biểu có các tác phẩm như

Dan chim gáy, Chú bô nông ở Sa mác can của Tô Hoài, Bầu trời và tiếng chim

của Vũ Lê Mai, Con chỉm quên tiếng hói của Nguyễn Quang Sáng, Lao xao

của Duy Khán Ở thế giới loài chim này, mỗi con một hình đáng, một tính nết

nhưng tất cả chúng làm nên xã hội loài chim - một xã hội bé nhỏ Xã hội ấy cũng giống như xã hội con người, câu chuyện về đời sống của loài chim cũng

có thể soi vào đời sống của con người

Đến với thế giới loài chim, mỗi nhà văn lại lựa chọn cho mình những

cách miêu tả riêng về chúng Đàn Chim gáy được giới thiệu qua đặc trưng của

loài, Chim gáy “Hiển lành, béo nục Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn

xa Cái bụng mịt mượt, cổ quàng chiếc “Tạp dể” công nhân đầy hạt cườm lấp

Trang 40

lánh biêng biếc” Chim gáy khi sống thường theo mùa gặt Xưa có hai vụ lúa

nên “ Tháng năm Chim gáy đi ăn đôi, tháng mười Chim gáy về theo đàn” Tô

Hoài đã chọn những chỉ tiết đặc trưng nhất của Chim gáy để miêu tả những

tập tục, những "suy nghĩ", "hành động” của loài chim này Cũng bởi thế, trong

văn học chưa thấy có một ai chọn và miêu tả về loài chim này như truyện của

Tô Hoài

Cũng miêu tả về loài chim, trong truyện Chú Bồ Nông ở Sa mác can, Tô Hoài lại bắt đầu ống kính của mình để chụp nên bức chân dung Chú bồ nông

trong một khung cảnh khá ngộ: “Con Bồ nông nằm trong ổ thò ra một mỏm

đầu bơ phờ như đầu ngỗng non Hai con mắt hấp háy nửa ngủ, nửa thức” Nhà văn Tô Hoài đã từ một hình ảnh ngộ nghĩnh nhưng rất đời thường để chuyển tới độc giả một thông điệp của cuộc sống: Chim Bồ nông là loài chim lành, hiền, chân chất có nhiều nết tốt được con người yêu mến, Chim bồ nông xứng

đáng là “ Sứ giả của tình hữu nghị của các dân tộc”

Trong tác phẩm Cáy gạo, nhà văn Vũ Tú Nam đã mượn hình ảnh một

cây gạo ở những thời điểm khác nhau để miêu tả những cung bậc cảm xúc của

loài chim Mùa xuân đến, chim vui mừng hạnh phúc“ Chào mào, Sáo sậu, Sáo

đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống Chúng nó gọi nhau trò truyện trêu ghẹo và tranh cãi, ồn mà vui không thể tưởng được Ngày hội mùa

xuân đấy” Trong bức tranh thiên nhiên mùa xuân ấy các loài chim cũng ríu ran, phấn khởi, hân hoan như đang trong ngày hội Đó là bức tranh tươi vui,

ấm áp yêu đời của đất trời, cảnh vật, của các loài chim

Như vậy, khi viết truyện cho các em, mỗi nhà văn lại chọn những cách

riêng, tình huống riêng, khung cảng riêng để miêu tả về thế giới loài chim Là

nhân vật trung tâm trong tác phẩm, mỗi nhà văn đã chọn những đặc điểm

riêng, những dấu ấn riêng của từng loài chim để miêu tả, để khắc họa bức

chân dung của chúng Qua đó mỗi nhà văn gửi gắm những bài học về cuộc

sống về xã hội về con người

Ngày đăng: 27/10/2014, 00:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w