Bài viết của nhà nghiên cứu Tạ Phong Châu khi nhận xét về Kho tàng truyện cổ tích Việt nam của Nguyễn Đổng Chi, đăng trên tạp chí Văn học số 2 – 1975, có nhận xét như sau: “Kho tàng tr
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN THỊ THƠM
NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TRUYỆN
CỔ TÍCH VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI
VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học Bậc Tiểu học
Mã số: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ NHÀN
HÀ NỘI, 2013
Trang 2Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và Phòng Sau Đại học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Thơm
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, chưa từng được công bố ở bất cứ tài liệu nào khác Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Thơm
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Giới thuyết về truyện cổ tích 10
1.1.1 Khái niệm 10
1.1.2 Đặc điểm thể loại của truyện cổ tích 13
1.1.3 Phân loại truyện cổ tích 20
1.2 Truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ (Trong kho tàng cổ tích của Nguyễn Đổng Chi và Nguyễn Cừ) 26
1.2.1 Thống Kê 26
1.2.2 Nhận xét chung 27
Chương 2 THẾ GIỚI TRẺ THƠ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGUYỄN ĐỔNG CHI VÀ NGUYỄN CỪ 2.1 Phân loại nhân vật trẻ thơ 30
2.1.1 Cơ sở phân loại 30
2.1.2 Phân loại nhân vật trẻ thơ 33
2.2 Đặc điểm nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích 34
2.2.1 Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật trẻ thơ 34 2.2.2 Phẩm chất của nhân vật 36
2.2.3 Cuộc đời, số phận của nhân vật 42
2.3 Nghệ thuật thể hiện nhân vật trẻ thơ 48
2.3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh 48
2.3.2 Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua hành động 52
2.3.3 Nghệ thuật sắp xếp, gắn kết nhân vật 55
Trang 5Chương 3 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG
TRUYỆN CỔ TÍCH Ở SÁCH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH
3.1 Truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ trong chương trình Tiểu học 59
3.1.1 Thống kê 59
3.1.2 Nhận xét 63
3.2 Ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học, thông qua việc dạy các phân môn có truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ 66
3.2.1 Giáo dục nhận thức 67
3.2.2 Giáo dục, bồi dưỡng năng lực văn – Tiếng Việt 75
3.2.3 Giáo dục đạo đức 82
3.2.4 Giáo dục thẩm mỹ 85
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1 Cùng các thể loại văn học dân gian khác, truyện cổ tích là di sản tinh thần vô giá của cha ông để lại Đằng sau những lời kể giản dị là những cuộc đời, những số phận, những chuyện buồn vui của cuộc đời Đến với cổ tích ta còn gặp những ước mơ khát vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn Gần gũi chân thực và cũng giàu chất thơ, cổ tích dắt ta đi giữa đôi bờ hư thực Con người được an ủi động viên vượt qua những trắc trở, khó khăn để kiên trì vượt lên trong cuộc sống Những điều như thế khiến cổ tích là người bạn đường của nhân dân xưa và nay
Nghệ sĩ dân gian sử dụng phương thức hư cấu những yếu tố thần kì để kiến tạo nên một thế giới cổ tích với bao điều kì diệu, bao niềm thương cảm Học sinh Tiểu học được các nhà tâm lí học gọi bằng một cái tên khác đầy ý nghĩa: “lứa tuổi cổ tích” Ở lứa tuổi này, các em nhìn đời bằng đôi mắt trong trẻo và tin cậy Các em “suy nghĩ bằng hình ảnh”, sống với thế giới của cái đẹp Trẻ cũng rất ưa thích sự phiêu lưu để khám phá và ngạc nhiên trước những bí mật của xung quanh Tất cả những điều đó đã đưa các em đến gần với cổ tích Chính vì thế mà V.A Xukhômlinxki - nhà giáo dục nổi tiếng người Nga đã cho rằng: “Truyện cổ tích là môi trường nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, là ngọn gió tươi mát thổi bùng ngọn lửa tư duy và ngôn ngữ của trẻ” Quả thực, rất khó tìm thấy một thế giới tràn đầy cái đẹp, những biểu tượng đượm màu sắc huyền thoại như trong truyện cổ tích Đến với cổ tích chính là cơ hội cho trẻ nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc thẩm mĩ và phát huy trí tưởng tượng Như thế chính là trẻ đã được phát triển về mặt tâm hồn - một trong hai mục đích chính của giáo dục trẻ ở bậc Tiểu học
Trang 72 Trong thế giới cổ tích có những nhân vật, những con người thuộc
những tầng lớp người khác nhau, những lứa tuổi khác nhau Nhân vật trẻ thơ
đã có mặt trong những lời kể dân gian Các em cũng tham gia vào đời sống
xã hội
Trong sách Tiếng Việt bậc Tiểu học, truyện cổ tích chủ yếu có mặt trong phân môn Tập đọc và Kể chuyện Cùng với sự thay đổi chương trình sách giáo khoa theo quan điểm tích hợp, phân môn Tập đọc và Kể chuyện đã gắn kết chặt chẽ với nhau Truyện cổ tích đã được người biên soạn triển khai theo một hệ thống Có thể nói, đây là những tác phẩm, những bài học cụ thể sinh động gắn liền với đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức của trẻ thơ Hơn thế nữa, những bài học ấy có tác dụng to lớn trong việc giáo dục nhân cách và nhận thức của học sinh
Xuất phát từ thực tế ấy, sách Tiếng Việt Tiểu học đã bố trí “văn bản” truyện cổ tích từ lớp 1 đến lớp 5 và được dạy học trong các phân môn: Tập đọc và Kể chuyện Điều đó chứng tỏ vị trí của mảng sáng tác này Và dĩ nhiên, trong các truyện cổ tích góp mặt trên trang sách Tiếng Việt có những lời kể về nhân vật trẻ thơ
Với những lý do như trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nhân
vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học”
2 Lịch sử vấn đề
Với sự tiếp cận hạn hẹp của mình, trong phần Lịch sử vấn đề này, chúng tôi xin trình bày một số ý kiến tiêu biểu của giới nghiên cứu xoay
quanh truyện cổ tích nói chung và truyện kể có nhân vật trẻ thơ
Nhìn một cách khái quát, các nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học thường đưa ra nhận định về giá trị của cổ tích Chúng góp phần mang lại cho
Trang 8người nghe / người đọc những món quà tinh thần vô giá M Gorki nhận xét:
“Truyện cổ tích luôn luôn chiếu rọi ánh sáng vào một thế giới khác” Thế giới trong truyện cổ tích dường như không thực với những gì đang có và đã có Vì vậy, đây chính là thế giới của ước mơ Thế giới này hoàn toàn phù hợp với tâm lý thiếu nhi – một lứa tuổi mà trí tưởng tuợng đang hình thành và phát triển
Bài viết của nhà nghiên cứu Tạ Phong Châu khi nhận xét về Kho tàng
truyện cổ tích Việt nam của Nguyễn Đổng Chi, đăng trên tạp chí Văn học số 2
– 1975, có nhận xét như sau: “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn
Đổng Chi đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác sưu tầm, giới thiệu nghiên cứu truyện cổ tích Việt Nam, nó đạt được những thành tựu vững chắc hơn các truyện cổ tích đã xuất bản từ trước tới nay về cả nội dung và hình thức” [14, tr.1005] Bàn về nghệ thuật kể chuyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi, tác giả viết: “Về mặt ngôn ngữ truyện kể, tác giả đã cố gắng không rơi vào hai xu hướng lệch lạc khá phổ biến xưa nay là tiểu thuyết hóa hoặc đơn giản hóa truyện cổ tích tác giả đã cố gắng sử dụng ngôn ngữ của người bình dân và cách diễn đạt dân gian mà vẫn không làm cho các truyện rơi vào thô thiển” [14, tr.1005]
PGS Vũ Ngọc Khánh có bài nghiên cứu “Kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam, đôi điều suy nghĩ” được đăng trên báo “Kiến thức ngày nay” số 110
Phần mở đầu bài viết, tác giả nhấn mạnh đặc điểm nổi bật cần lưu ý của bộ
“Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”: “Đây là một công trình khoa học chứ
không phải là tập sách sưu tầm bình thường” [14, tr.1366] PGS Vũ Ngọc
Khánh đã chỉ rõ những thành công cơ bản của Kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam như: Tác giả Nguyễn Đổng Chi đã đưa ra một cái nhìn truyện cổ tích bớt
phần phiến diện, dân tộc hẹp hòi mà nhiều người trước đó và hiện tại đang
Trang 9mắc phải, đó là cái nhìn đối chiếu so sánh truyện cổ tích; Nguyễn Đổng Chi phân loại truyện cổ tích như có ý đồ lần theo hướng đi của truyện cổ tích trong tiến trình chuyển đổi hình thái dần dần của xã hội Việt Nam – Đây là cách phân loại thỏa đáng và đi trước nhiều người Bàn về cách kể chuyện của Nguyễn Đổng Chi, tác giả có lời bình ngắn gọn: “Cách kể chuyện của Nguyễn Đổng Chi hồn nhiên, ít nhiều có vẻ dân dã và phong cách cổ” [15, tr.1371]
Năm 1968 trong chuyên luận Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện
cổ tích qua truyện Tấm Cám, giáo sư Đinh Gia Khánh cũng đã thể hiện quan
điểm nhận diện truyện cổ tích của mình Công trình xuất hiện đã có tiếng
vang lớn với những quan điểm của ông về những vấn đề của truyện cổ tích Nhiều năm qua, chuyên luận này đã trở thành cuốn sách quan trọng, phương pháp luận nghiên cứu văn học dân gian cho các nhà folklore Việt Nam Trong công trình này, từ khối tư liệu phong phú về những dị bản của kiểu
truyện Tấm Cám ở trong nước và trên thế giới, tác giả Đinh Gia Khánh đã đề
cập đến những vấn đề đặc trưng cơ bản của thể loại truyện cổ tích: “Đó là tính dân tộc và tính quốc tế, tính địa phương và tính toàn dân của truyện cổ tích, là vấn đề hình thái biểu hiện của nội dung đấu tranh xã hội trong thể loại này, là vấn đề phương pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích, là vấn đề tâm lý của nhân dân khi sáng tác và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian”
Trong bộ giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, khi đưa ra định nghĩa
về truyện cổ tích, ông cũng nêu lên khá nhiều đặc điểm quan trọng của truyện
cổ tích cũng như những dấu hiệu nhận biết thể loại này Trong đó tác giả nhận định rằng: “Nhân vật chính trong truyện cổ tích là người, lấy nguyên mẫu trong xã hội loài người Nếu có một số nhân vật là thần linh hoặc được xây dựng trên cơ sở nhân cách hóa các hiện tượng thiên nhiên thì đó cũng chỉ là nhân vật phụ”
Trang 10Tác giả Nguyễn Thị Huế với bài viết: “Nhân vật xấu xí mà có tài trong
truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam” – TCVH, số 5/1991 cho rằng: Yếu tố
thần kỳ nằm ngay trong bản thân nhân vật chính như: Sọ Dừa, con cóc, ếch,
Trong cuốn Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân
gian, Đỗ Bình Trị đã rút ra những kết luận có ý nghĩa khái quát về nghệ thuật
trong truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt nói chung Ông cũng
có nhận xét về nhân vật, tác giả cho rằng: “Nếu nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ thường đi qua những không gian rộng lớn, kỳ ảo, từ xứ sở này sang
xứ sở khác: đến nơi cuối đất cùng trời, xuống cõi âm, xuống thủy phủ, lên tiên, thì “không gian và thời gian “cổ tích” trong truyện cổ tích sinh hoạt của nhưng câu chuyện kể chẳng những không mấy xa lạ, cách biệt với người nghe mà còn quen thuộc với họ: khung cảnh nông thôn và gia đình nông dân; những truyện áp bức bóc lột và đời sống xã hội trong làng xã; kẻ buôn bán và trong truyện lừa đảo; người học trò và truyện thi cử; chốn cửa quan và truyện kiện tụng Câu chuyện như xảy ra không xa, mà cũng chưa lâu trong cuộc đời hàng ngày” [23, tr.34]
Năm 1974, Cao Huy Đỉnh trong Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian
(Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội), ở chương III, đã đề cập đến một số
truyện cổ tích cụ thể như Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây Khế Xuất phát từ thành phần xuất thân của nhân vật, tác giả chỉ ra ba loại nhân vật tiêu biểu cho ba
truyện trên, đó là:
- Người mồ côi
- Người con riêng
- Người em út
Phan Đăng Nhật, Nông Quốc Chấn trong cuốn Lịch sử văn học Việt
Nam, tập 1 (Nhà xuất bản Khoa học xã hội – Hà Nội, 1980), ở chương VI, khi
Trang 11đề cập đến truyện cổ tích của các dân tộc ít người, các tác giả chia thành 4
kiểu truyện Nhìn vào cách chia, ta thấy tác giả chia các kiểu truyện theo
nhân vật trung tâm và tính chất của truyện:
- Truyện những người dũng sĩ tài ba
- Truyện người hiền lành
- Truyện người mồ côi
- Truyện cười
Năm 1981, trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (trước
cách mạng tháng 8/1945), Nhà xuất bản văn hóa – Hà Nội, Phan Đăng Nhật
đã tiến hành phân loại truyện cổ tích các dân tộc thiểu số làm ba loại chính
theo các nhân vật trung tâm:
- Truyện về người mồ côi, người em út, người con riêng, người đội lốt xấu xí
- Truyện về người xấu xí
- Truyện về người bị bóc lột
Nhìn lại những ý kiến trên chúng tôi nhận thấy, mặc dù chưa thực sự liên quan trực tiếp đến đề tài “ Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích (khảo sát qua kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi và truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Cừ)” nhưng những công trình này đã gợi ý và làm nền tảng cho những hiểu biết của chúng tôi trong việc nghiên cứu đề tài luận văn
Đặc biệt là sự lưu tâm đến các nhân vật của cổ tích trong đó có nhân vật là trẻ thơ Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khẳng định chưa có một đề tài nào đi sâu
nghiên cứu vấn đề này Đặc biệt những truyện cổ tích có những nhân vật trẻ thơ trong sách Tiếng Việt Tiểu học cũng chưa được quan tâm Vì thế chúng tôi thấy còn có những mảng trống dành cho ý tưởng khoa học của mình, khuyến khích chúng tôi thực hiện đề tài này
Trang 123 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Luận văn hướng tới khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật mảng truyện cổ tích xuất hiện nhân vật trẻ thơ: đặc điểm nhân vật trẻ thơ, nghệ thuật xây dựng nhân vật (thuộc diện khảo sát của đề tài)
- Tìm hiểu “văn bản” những truyện cổ tích có nhân vật trẻ thơ trong sách Tiếng Việt Tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh thông qua các phân môn cụ thể của Tiếng Việt
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn tìm hiểu những kiến thức lí luận chung có liên quan đến một
số khái niệm như: khái niệm truyện cổ tích, đặc điểm thể loại, quan niệm về nhân vật, các biện pháp xây dựng nghệ thuật nhân vật…
- Luận văn khảo sát và chỉ ra những đặc điểm nhân vật trẻ thơ trong những truyện cổ tích được khảo sát; những phương diện nghệ thuật cơ bản xây dựng nhân vật trẻ thơ
- Khảo sát và thống kê những truyện cổ tích được trích học trong sách Tiếng Việt Tiểu học, đặc biệt truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ, hình tượng nhân vật trẻ thơ từ lớp 1 đến lớp 5; giá trị và tính giáo dục của chúng đối với học sinh
4 Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi tư liệu khảo sát
Khảo sát khoảng 15 truyện cổ tích kể về nhân vật trẻ thơ trong: Kho
tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập) của Nguyễn Đổng Chi và Truyện cổ tích
Việt Nam (4 tập) của Nguyễn Cừ sưu tầm, biên soạn
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 13- Nghiên cứu những đặc điểm nhân vật trẻ thơ, nghệ thuật thể hiện nhân
vật trẻ thơ trong truyện cổ tích (đề tài khảo sát)
- Khảo sát, nghiên cứu những truyện cổ tích trong Sách Tiếng Việt Tiểu học, đặc biệt là những truyện có nhân vật trẻ thơ, rút ra ý nghĩa, những bài
học giáo dục cho học sinh
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, khảo sát
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp hệ thống
- Các thao tác và phương pháp khác như phân tích, miêu tả
6 Đóng góp của luận văn
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển khai thành 3
chương:
Chương 1 Những vấn đề chung
Chương 2 Thế giới trẻ thơ trong truyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi
và Nguyễn Cừ
Trang 14Chương 3 Truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ trong sách Tiếng Việt
Tiểu học và ý nghĩa giáo dục
Trang 15NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Giới thuyết về truyện cổ tích
Trong kho tàng truyện dân gian, truyện cổ tích là bộ phận lớn nhất, có lịch sử hình thành, phát triển phong phú, đa dạng Đây cũng chính là loại truyện khó minh bạch về khái niệm Tuy vậy, chúng tôi cũng xin trình bày về khái niệm của cổ tích, đặc điểm thể loại và sự phân loại cổ tích
1.1.1 Khái niệm
Từ xưa đến nay, các nhà nghiên cứu về văn học dân gian trên thế giới, cũng như trong nước đã đưa ra những quan niệm khác nhau về truyện cổ tích, nhưng chưa có cách diễn đạt về khái niệm cổ tích chung nhất Tuy nhiên, hiện nay giới nghiên cứu về truyện dân gian cũng đã có những điểm gần gũi nhau
về quan niệm Chúng ta có thể điểm qua một số quan niệm tiêu biểu như sau:
Theo khuynh hướng thiên về đặc điểm riêng, đặc điểm thi pháp của truyện cổ tích và làm cơ sở cho việc hình thành khái niệm, anh em Grimm đã đưa ra khái niệm Khái niệm này, đã được công chúng ở châu Âu đón nhận:
“Truyện cổ tích là những truyện được xây dựng nên bằng trí tưởng tượng về thế giới thần kì, những câu chuyện không có quan hệ với những điều kiện của đời sống thực và làm thỏa mãn người nghe thuộc mọi tầng lớp xã hội ngay cả
dù cho họ tin hay không tin vào những điều được nghe kể”
Theo ý kiến của V.Propp nhà nghiên cứu về motip, bước đầu ta có thể
định nghĩa truyện cổ tích: “Truyện cổ tích là một thể loại truyện kể, phân biệt
với các loại truyện kể khác do những nét đặc trưng về thi pháp của nó” Trên
cơ sở những nguyên tắc, nhà nghiên cứu Folklore người Nga này cũng đưa ra khái niệm như sau: “Truyện cổ tích là những truyện kể truyền miệng, lưu
Trang 16hành trong nhân dân, có mục đích giải trí người nghe, nội dung kể lại những
sự kiện khác thường (những sự kiện tưởng tượng có tính chất thần kỳ hoặc thế sự) và mang những nét đặc trưng về hình thức cấu tạo và phong cách thể hiện”
Theo Hoàng Tiến Tựu trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, thì
“Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra đời từ thời cổ đại, gắn liền với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hình thành của giai cấp phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội; nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những hiện tượng có tính chất phổ biến trong đời sống nhân dân, đặc biệt
là những xung đột có tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia đình và xã hội Nó dùng một thứ tưởng tượng và hư cấu riêng (có thể gọi
là “Tưởng tượng và hư cấu cổ tích”), kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù khác để phản ánh đời sống và ước mơ của nhân dân đáp ứng nhu cầu nhận thức, thẩm mỹ, giáo dục và giải trí của nhân dân trong những thời kỳ, những hoàn cảnh lịch sử khác nhau của xã hội có giai cấp (ở Việt Nam chủ yếu là xã hội phong kiến)” [28, tr.61]
Tác giả Chu Xuân Diên trong cuốn Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam
cho rằng, trong hàng loạt định nghĩa đã có về truyện cổ tích, có thể nêu lên mấy nội dung chung ít nhiều có sự thống nhất như sau:
“Truyện cổ tích nảy sinh từ xã hội nguyên thủy, do đó có những yếu tố phản ánh quan niệm thần thoại của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên và xã
hội có ý nghĩa ma thuật Song, truyện cổ tích phát triển chủ yếu trong xã hội
có giai cấp nên chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức
của nhân dân về cuộc sống xã hội muôn màu muôn vẻ với những xung đột đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử khi đã có tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp
Trang 17Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực tại, đồng thời nói lên những quan niệm đạo đức, những quan niệm về công lý
xã hội và mơ ước về cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại
Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân, và ở một bộ phận chủ yếu, yếu tố tưởng tượng thần kỳ tạo nên một đặc trưng nổi bật trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ” [3, tr.4]
Theo Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, thì
“Truyện cổ tích là loại sáng tác văn nghệ của nhân dân Nó có đặc trưng nghệ thuật riêng biệt không giống với các loại truyện ngụ ngôn, khôi hài, tiếu lâm, cũng như có phần khác với thần thoại, truyện tôn giáo và truyện thời sự Do
tính chất truyền miệng, nó mang hình thức truyện kể chứ không mang hình
thức truyện tả, và do đó cũng không đồng nhất với tiểu thuyết Nhưng với khả
năng hấp dẫn không kém gì tiểu thuyết, trong một thời kỳ mà tiểu thuyết chưa phải là thứ nghệ thuật phổ cập, thì nó là một trong những loại hình nghệ thuật
quan trọng, làm nhiệm vụ giải trí cho dân chúng, đồng thời cũng thỏa mãn
nhu cầu cảm thụ thẩm mỹ, nhu cầu giáo dục và đấu tranh trong xã hội” [14,
tr.58]
Theo Từ điển văn học : “Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian nảy
sinh từ xã hội nguyên thủy, nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu, muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu là gia đình phụ quyền, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt)” [26, tr368 – 369]
Thống nhất với các quan niệm trên, có ý kiến thì cho rằng, cổ tích là một thể loại dân gian có tính chất phổ biến, hình thành từ thời cổ đại, phát triển, tồn tại qua nhiều thời kì xã hội khác nhau, gắn chặt với quá trình tan rã của công xã nguyên thủy, hình thành gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp
Trang 18trong xã hội Nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những số phận, những quan
hệ và xung đột có tính chất riêng tư và phổ biến trong xã hội có giai cấp Nó
dùng một kiểu tưởng tượng và hư cấu riêng, có thể coi là “tư tưởng và hư cấu
cổ tích” kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống và
khát vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ và tiêu khiển của nhân dân
Tóm lại: Từ các ý kiến trên - các quan niệm khác nhau của các nhà khoa học trong và ngoài nước về truyện cổ tích, ta có thể rút ra mấy vấn đề cần quan tâm sau:
- Truyện cổ tích là một loại truyện kể chứ không phải truyện tả Truyện mang tính chất truyền miệng, nó là loại sáng tác có tính tập thể của nhân dân
- Truyện cổ tích ra đời vào giai đoạn cuối của thể loại thần thoại, nó ứng với quá trình tan rã của công xã nguyên thủy, sự hình thành của gia đình phụ quyền và quá trình phân hóa giai cấp trong xã hội Nó làm nhiệm vụ giải trí cho dân chúng, đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu cảm thụ thẩm mỹ, nhu cầu giáo dục và đấu tranh trong xã hội
- Trong truyện cổ tích, “yếu tố thần kỳ” không những mang ước mơ mãnh liệt, mà còn lưu giữ dấu tích khắc họa lại những thời kỳ lịch sử trong quá khứ xa xăm của dân tộ
1.1.2 Đặc điểm thể loại của truyện cổ tích
Thuộc loại hình tự sự dân gian, cổ tích có những đặc điểm riêng so với các thể loại tự sự khác Xét trên đại thể, chúng tôi trình bày một số đặc điểm
cơ bản thuộc về đề tài, cốt truyện và nhân vật của cổ tích
1.1.2.1 Đề tài
Phần lớn truyện cổ tích ra đời khi xã hội đã phân chia giai cấp Điều đó quyết định lớn tới vấn đề người kể chuyện quan tâm Nếu thần thoại chủ yếu
Trang 19phản ánh mối quan hệ con người – thiên nhiên, truyền thuyết phản ánh mối
quan hệ con người và cộng đồng, dân tộc, quốc gia thì cổ tích hướng tới mối
quan hệ giữa con người và con người trong xã hội Sáng tạo cổ tích, người
nghệ sĩ dân gian nhìn sâu vào những quan hệ trong đời sống con người Có thể là quan hệ của những thành viên trong gia đình (anh chị và em út, cô và cháu, dì ghẻ và con chồng ); quan hệ của những người trong xã hội (địa chủ
và nông dân, người giàu và người nghèo, vua quan và nhân dân )
Từ những mối quan hệ như thế, con người bộc lộ những phẩm chất, những “tính cách” khác nhau Những số phận con người khác nhau trong xã hội bị chìm nổi hay được hạnh phúc cũng được khắc họa rõ
Truyện cổ tích khai thác những mảng đề tài khác nhau trong đời sống nhân sinh
Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số chủ đề như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch
và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người
Những đề tài, chủ đề trong truyện cổ tích thường đề cập tới những vấn
đề sau phổ biến như sau:
+ Phản ánh và lý giải những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình và xã
hội: Ăn khế trả vàng hay Sự tích cây khế, Hà rầm hà rạc, Sọ Dừa, Chàng Dê,
Tấm Cám, Thạch Sanh, Trầu cau, Ba ông Bếp, Sao hôm – Sao mai, Đá vọng phu Những xung đột xã hội bên ngoài gia đình được phản ánh muộn hơn, ít
tập trung hơn như: Của trời trời lại lấy đi, Diệt mãng xà, Lọ nước thần …
Trang 20+ Lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhân dân: Truyện cổ tích cho thấy sự
bế tắc của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội cũ Trong cổ tích tác giả dân gian
đã giải quyết vấn đề bằng tưởng tượng, họ nhờ vào lực lượng thần kỳ và nhân vật đế vương
+ Triết lý sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân: Tinh thần lạc quan trong cổ tích chính là lòng yêu thương quý trọng con người, từ đó mà yêu đời, tin vào cuộc đời Hầu hết truyện cổ tích đều gián tiếp
hoặc trực tiếp nêu lên vấn đề đạo đức Đạo đức luôn gắn với tình thương, lấy tình thương làm nền tảng: Đứa con trời đánh, Giết chó khuyên chồng, …
Dù đề cập tới những nội dung khác nhau, song cổ tích luôn phản ánh hiện thực cuộc sống của nhân dân và những ước mơ của họ Làm nên sức sống của cổ tích cũng chính vì hai mảng màu đó Truyện cổ tích không chỉ phản ánh những “cái đang có, hiện có mà còn những cái có thể có”
1.1.2.2 Kết cấu truyện
Nói đến truyện không thể không lưu tâm đến kết cấu cốt truyện ra sao
Kết cấu cốt truyện bao gồm chuỗi các sự kiện, hành động của nhân vật được
sắp xếp, gắn kết theo một ý tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ Nó là phương tiện cơ bản, tất yếu của khái quát nghệ thuật, đảm nhiệm nội dung chức năng như bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng của tác phẩm
Truyện cổ tích thường được xây dựng theo một sơ đồ chung nhất định nào đó và số lượng sơ đồ này là rất ít Mọi vấn đề nội dung, nghệ thuật của truyện cổ tích thường tập trung làm nổi bật và bám sát những diễn biến số phận của nhân vật chính Kết cấu cốt truyện cổ tích góp phần bộc lộ số phận của nhân vật chính, những chi tiết phụ không liên quan đến nhân vật chính nếu có cũng rất ít hoặc bị cắt bỏ
Trang 21Nhìn một cách khái quát, các truyện cổ tích được Nguyễn Đổng Chi và Nguyễn Cừ sưu tầm, biên soạn có dạng thức kết cấu của những truyện cổ tích truyền thống
Dựa trên kết cấu của những truyện cổ tích truyền thống giới nghiên cứu
phác họa những kiểu sơ đồ phổ biến Trong cuốn Văn học tập II (Giáo trình
đào tạo giáo viên Tiểu học hệ cao đẳng sư phạm và sư phạm 12+2, NXB Giáo dục, 1988), tác giả Đỗ Bình Trị đã giới thiệu những kiểu sơ đồ phổ biến làm nên kết cấu của truyện cổ tích thần kỳ
Ở dạng thức phổ biến nhất, cổ tích thần kỳ thường có mô hình kết cấu truyện như sau:
Lai lịch nhân vật (Trung tâm) Hoàn cảnh thử thách
Gặp tai họa Được lực lượng thần kỳ giúp đỡ Kết thúc
có hậu
Tuy vậy, ở biến thể cổ tích sinh hoạt hay cổ tích loài vật, dạng thức kết cấu truyện thường diễn tả “đa dạng” hơn Đặc biệt là phần kết của truyện không phải lúc nào cũng “có hậu”, vui vẻ Thậm chí còn là những câu chuyện
buồn Ví như Làm theo lời vợ dặn, Sự tích chim quốc, Sự tích chim đa đa, Sự
tích chim Hít cô Ở đó, nhân vật trung tâm đều chết
Ở cổ tích loài vật, thường có lời kể ngắn, ít sự kiện nhưng phần kết khá linh hoạt Nhằm mục đích lý giải những đặc điểm, thói quen, tính tình của các loài nên truyện cổ tích loài vật thường “lựa” theo mục đích đó Trên cái nhìn chung nhất truyện cổ tích loài vật thường có dạng thức sau:
Giới thiệu nhân vật (là con vật) Tình huống xảy ra với nhân vật Nhân vật hành động Kết quả của hành động
Ví như truyện Lươn và cá gáy có thể tóm tắt như sau: Ngày xưa, Lươn
và cá gáy vốn là đôi bạn thân Một lần vào đêm trăng, cả hai đi dạo Chúng
Trang 22gặp một cái lờ thả cá, lươn chui vào đó rồi lại chui ra vẻ thích thú Lươn rủ cá gáy cùng vào cho vui Cá ngần ngại Lươn khích bạn mãi Và thế là cá gáy cũng chui vào lờ Tuy vậy, nó không chui ra dễ dàng như lươn được Cá cố hết sức mà không thể thoát ra được ra Nó quẫy xây sát cả vây, giập cả đuôi, khóc mãi cá đỏ cả mắt Lươn ta thích chí vì lừa được bạn, cười đến nỗi híp cả mắt Mặc dù trước đó mắt nó cũng to
Như thế là đã rõ, kết cấu của cổ tích loài vật như dạng thức chúng tôi
đã phác thảo bên trên
Kết cấu của truyện cổ tích truyền thống không nhiều sự kiện, đơn giản Đây cũng là dạng thức khá phổ biến trong truyện viết cho thiếu nhi Đặc biệt hơn, là không gian, thời gian trong truyện cổ tích không được miêu tả thành dòng chảy mà nó được tạo thành từ các thời điểm khác nhau và các điểm cách quãng (hôm sau, năm sau, …) Thời gian được tính bằng ngày đêm hoặc bằng vật thể (thời gian may áo, khâu áo, ăn uống, …) V.Prôpp cũng xác nhận, trong truyện cổ tích không có quan niệm thời gian “Nó chỉ có thời gian kinh nghiệm được đo bằng hành động của nhân vật, không gian trong truyện cổ tích được mở ra vô hạn nhưng luôn gắn với hành động của con người, hành động tới đâu không gian mở rộng tới đó, nhưng không gian này không có quan hệ với không gian thực tại Đó là không gian khép kín”
Ngoài nhân vật, kết cấu cốt truyện, truyện cổ tích viết cho thiếu nhi còn
có những yếu tố khác thuộc về hình thức như: Ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật (miêu tả, so sánh, …) Điều đó giúp tác giả thể hiện tốt những nội dung muốn chuyển tới độc giả
1.1.2.3 Nhân vật
a) Quan niệm về nhân vật văn học
Trang 23Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm nhân vật, chúng tôi trích một vài ý kiến sau:
- Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học cho rằng, đó là
“Hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những biểu hiệm về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gắn cho những đặc điểm giống với con người” [tr 249] Định nghĩa này của tác giả Lại Nguyên Ân cũng được in trong mục từ “Nhân vật” của Từ điển văn học (Bộ mới) [tr 1254]
- Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên): “Nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật [tr 711]
- Cuốn Lý luận văn học tập 2 (Trần Đình Sử chủ biên) quan niệm nhân
vật văn học “là nhân vật dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [tr 114]
Từ những ý kiến trên, chúng tôi hiểu về nhân vật văn học như sau: Nhân vật văn học là đối tượng được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ Nhân vật văn học thường là con người, cũng có thể được thể hiện bằng các con vật, các loài cỏ cây hoặc các nhân vật hoang đường khác
b) Nhân vật truyện cổ tích
- Đối với truyện cổ tích, thế giới nhân vật thường được sáng tạo “phụ thuộc” chủ yếu vào chủ quan người kể chuyện
Nếu xét theo kiểu loại nhân vật thuộc hệ tư tưởng thì cổ tích có hai loại:
chính diện và phản diện Ví như trong Lươn thần và cậu bé nghèo khổ, ông
cậu giàu có là nhân vật phản diện, cậu bé nghèo là chính diện; trong Sự tích
Trang 24chim đa đa thì người bố dượng là nhân vật phản diện, chú bé là nhân vật
hà rạc, người anh gian tham, người em thật thà thơm thảo Ở truyện Làm theo lời vợ dặn, người vợ thông minh, người chồng ngốc nghếch…
Kho tàng cổ tích có các kiểu truyện như: Kiểu truyện người em út (em
út là nhân vật chính); kiểu truyện người con côi (nhân vật mồ côi là nhân vật chính); kiểu truyện nhân vật đội lốt xấu xí mà tài ba (nhân vật đội lốt xấu xí
mà tài ba là nhân vật chính); kiểu truyện chàng ngốc (chàng ngốc là nhân vật chính)…
Nhân vật có thể được nhìn từ góc độ xã hội, phương diện giai cấp Ở đó
sẽ có nhân vật thuộc giai tầng trên (giai cấp thống trị) và giai tầng bị thống trị Phổ biến nhất là kiểu nhân vật địa chủ và nông dân (kẻ đi ở làm thuê và ông chủ giàu có) Cũng có những lời kể xuất hiện vua chúa, quan lại (thuộc giai
cấp thống trị) và nhân dân Ví như Lọ nước thần, Thạch Sanh…
Nhân vật trong cổ tích thường được chia làm hai tuyến tương phản như vậy Tuy nhiên, ở các lời kể của cổ tích thần kì thường xuất hiện lực lượng siêu nhiên (lực lượng phù trợ) Đó là lực lượng giúp nhân vật trung tâm đi đến với kết thúc có hậu Đó có thể là Tiên, Bụt, loài chim, Lươn… Không có lực lượng này, nhân vật trung tâm bế tắc và khó có thể đổi đời, đi về phía cuộc đời tốt đẹp
Trang 25Nhân vật cổ tích có thể thuộc các lứa tuổi: già, trẻ thơ và thiếu nữ, chàng trai Họ có mặt trong các lời kể tùy theo cốt truyện Các nhân vật trẻ thơ đề tài luận văn khảo sát là một loại nhân vật như thế
Nhân vật cổ tích có thể không phải là con người mà là loài vật: con vật hay hoa lá cỏ cây Loại nhân vật này làm nên một biến thể sinh động của cổ tích: Cổ tích loài vật
Trong các truyện cổ tích, nhân vật trung tâm còn giúp nghệ sĩ dân gian triển khai mạch kể và bộc lộ chủ đề truyện, thái độ tình cảm của người sáng tác
1.1.3 Phân loại truyện cổ tích
Lâu nay, việc phân loại các biến thể (các tiểu loại) truyện cổ tích là một trong những vấn đề quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới Ở Việt Nam, giới nghiên cứu đưa ra được một số cách phân loại
Nguyễn Đổng Chi, trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có đề cập:
“Phân loại truyện cổ tích, một vấn đề đặt ra từ lâu, nhưng vẫn còn mới mẻ” Ông cũng trao đổi thêm, khi nói đến mấy tiếng “truyện cổ tích” hay “truyện đời xưa”, chúng ta sẵn có quan niệm rằng, đấy là một danh từ chung bao gồm hết thảy các loại truyện do quần chúng vô danh sáng tác và lưu truyền qua các thời đại Chính vì đứng trước một kho tàng truyện cổ tích đồ sộ, nên việc xác định đặc trưng từng loại truyện khác nhau để đi đến phân loại chúng là việc làm hết sức khó khăn, nhưng lại vô cùng cần thiết, nhất là trong việc giảng dạy thể loại này ở nhà trường Trên cơ sở này, ông đã đưa ra cách phân loại truyện cổ tích thành 3 loại:
1 Truyện cổ tích thần kỳ
2 Truyện cổ tích thế sự (sinh hoạt)
3 Truyện cổ tích lịch sử
Trang 26Xét từ góc độ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, và nhất là trên cơ sở của chương trình tiểu học cùng những căn cứ của các nhà nghiên cứu ta thấy, việc phân chia theo Nguyễn Đổng Chi là tương đối hợp lý Ông chủ yếu dựa trên các đặc trưng loại hình của truyện, được biểu hiện ở một số tiêu chí có giá trị khu biệt thành một số kiểu truyện Ông viết: “Thực ra đối với truyện cổ tích
và ngay cả đối với truyện cổ dân gian nói chung, bất kỳ sự phân chia nào chỉ
có ý nghĩa chính xác tương đối” [14, Tr 72]
Trong phân loại cổ tích còn có quan niệm chia khác Đó là cách chia 3 tiểu loại như sau:
để làm phương tiện hỗ trợ cho hoạt động của con người, truyện đến với con người mang một bài học giáo huấn nào đó trong xã hội thời bấy giờ
Các tác giả đã giải quyết các mâu thuẫn bằng cách tạo ra truyện để phản ánh và lý giải những hiện tượng trong đời sống xã hội Tính chất thần
kỳ, ảo tưởng trong truyện cổ tích đã xuất hiện Truyện cổ tích thần kỳ cũng chính là giai đoạn phát triển cao nhất của thể loại truyện cổ tích, khi mà thể
Trang 27loại này đã xây dựng và hoàn thiện được hệ thống phương pháp và phương tiện nghệ thuật riêng của nó Truyện cổ tích thần kỳ có một số đặc điểm sau:
Trong truyện cổ tích thần kỳ, đối tượng được miêu tả, phản ánh bao giờ cũng hướng về con người Những xung đột của xã hội, con người luôn được đặt vào trung tâm Các nhân vật dù nhiều hay ít, mạnh hay yếu đều là đối tượng chính phản ánh trong truyện Ngay việc đặt tên cho tác phẩm cũng phản ánh rất rõ điều đó, hầu hết các truyện cổ tích thần kỳ đều mang tên của nhân vật chính, là người hoặc một cái tên nói về thế giới thực tại của con người chứ
không lấy tên các nhân vật thần kỳ Ví như truyện: Tấm Cám, Thạch Sanh,
Chử Đồng Tử, Cây Khế,
Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột giữa người với người trong truyện cổ tích thần kỳ thì các lực lượng thần kỳ lại giữ vai trò đặc biệt quan trọng Các nhân vật chính diện, thường rất thụ động và bất lực trước những tình huống khó khăn, gay cấn của cuộc đời như: “Chử Đồng Tử thì không có khố, chỉ biết ngâm mình xuống nước hoặc vùi mình xuống cát; Thạch Sanh thì bị Lý Thông lừa dối nhiều lần nhưng vẫn giữ phận làm em; cô Tấm chỉ biết ngồi khóc khi bị cướp giỏ cá, cướp con bống, cướp quyền đi xem hội, ” Nếu không có sự tham gia phù trợ của các lực lượng thần kỳ, thì các nhân vật chính diện sẽ rơi vào tình thế hoàn toàn bế tắc; các xung đột trong truyện sẽ không thể nào phát triển và giải quyết được Hầu hết, các vấn đề xã hội được nêu lên trong truyện cổ tích thần kỳ đều được giải quyết chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp của các lực lượng thần kỳ (phương pháp tưởng tượng hư cấu mang tính chất thần kỳ, kỳ ảo)
Trong truyện cổ tích thần kỳ, khi nào xung đột xã hội phát triển đến độ căng thì lực lượng thần kỳ, kỳ ảo mới xuất hiện rồi sau đó lại biến đi để cho con người và việc đời lại diễn ra bình thường theo quy luật nội tại của nó Khi
Trang 28có xung đột trở lại nhân vật chính bị bế tắc thì lực lượng thần kỳ mới xuất hiện tiếp để giúp đỡ nhân vật chính diện và trừng phạt nhân vật phản diện Ví
như, truyện Cây Khế, chim thần xuất hiện lần thứ hai để trừng phạt người anh
tham lam; ở truyện Thạch Sanh, Lí Thông đã bị trời đánh chết hóa thành con
bọ hung
Truyện cổ tích thần kỳ có thế giới riêng của mình “Thế giới của truyện
cổ tích” được tồn tại trong trí tưởng tượng của người kể, người nghe truyện
cổ tích Trong thế giới đó, con người, loài vật và các lực lượng thần kỳ ở cõi khác nhau nhưng lại có quan hệ và chi phối lẫn nhau một cách thường xuyên
và chặt chẽ, nhất là tác động chi phối thường xuyên và mạnh mẽ của các lực lượng thần kỳ đối với con người và cõi đời Ở cõi trần có người thiện - kẻ ác; người tốt – kẻ xấu, thì ở lực lượng thần kỳ cũng có hai loại tương tự Quan niệm này là bộ phận quan trọng của thế giới truyện cổ tích (thế giới quan của tác giả truyện cổ tích) Nó chỉ đạo và chi phối toàn diện sự sáng tác và thưởng thức truyện cổ tích thần kỳ
Hành động nhân vật, thời gian, không gian trong truyện cổ tích được quan niệm và diễn tả phù hợp với thế giới quan cổ tích – thế giới quan phong phú, phức tạp, đầy dẫy những mâu thuẫn, xung đột (giữa cái đúng và cái sai, cái thực và cái ảo, duy vật và duy tâm, …) Truyện cổ tích thần kỳ xây dựng trên nguyên tắc nhất quán và chặt chẽ, là dùng tưởng tượng và hư cấu để nối tiếp hiện thực với lý tưởng, cõi trần với cõi tiên, con người với thần thánh…, tạo thành một thể thống nhất Tuy đó là sự thống nhất kỳ ảo, nhưng nó đã thực sự tồn tại như một thực thể vốn có và cần phải có trong tâm niệm, quan niệm, niềm tin của tác giả gửi gắm trong mỗi truyện
Về thế giới nghệ thuật, không một bộ phận truyện dân gian nào có số lượng và nhân vật đông đảo, đa dạng và phức tạp như truyện cổ tích thần kỳ
Trang 29Nhân vật truyện cổ tích thần kỳ có thể chia thành hai loại chính: Nhân vật thần kỳ và nửa thần kỳ, nhân vật là người Ở mỗi loại gồm hai tuyến nhân vật đối lập nhau: Chính diện và phản diện; thiện và ác; tốt và xấu Ở mỗi tuyến lại
có thể chia thành nhiều nhóm nhân vật khác nhau
Thật vậy, có thể nói truyện cổ tích thần kỳ là loại truyện tương đối có nhiều nhân tố ảo tưởng Tác giả loại truyện này đã dùng lực lượng siêu tự nhiên để xây dựng nội dung côt truyện Nhưng chính nhân tố ảo tưởng đó đã tạo nên biết bao tình tiết kỳ thú Nó kích thích cực mạnh trí tưởng tượng của người nghe, người đọc bằng cách đem lại thế giới không thực thay thế cho thế giới thực Mà thế giới không thực đó lại bao gồm những cái đang xẩy ra, đáng
lẽ phải xẩy ra; cho nên, chính nó còn giúp người ta thực hiện, hiện thực hóa những ước mơ không tưởng Nghĩa là, chỉ trong khoảnh khắc có thể quên bẵng những cái đang xảy ra giữa cõi đời thực để nhập thân vào một thế giới hoàn toàn xa lạ nhưng vốn có những điểm đồng cảm về lý tưởng thẩm mỹ với chính mình Điều đó giải thích, vì sao người nông dân xưa kia có thể tạm quên hết mọi mệt nhọc, để theo dõi một cách hứng thú con đường Từ Thức đi
tìm động tiên hay là cùng xuống thăm âm phủ với Thủ Huồn
b) Truyện cổ tích thế sự
Nếu như truyện cổ tích thần kỳ giải quyết những xung đột trong cõi thần kỳ và bằng thần kỳ thì truyện cổ tích thế sự giải quyết những xung đột trong cõi thực và bằng logic của đời sống xã hội Ta có thể bắt gặp các truyện,
Sự tích dưa hấu; Em bé thông minh; Hũ bạc của người cha; Ai tốt hơn ai
Các nhân vật chính diện chủ động, tích cực trước mọi hoàn cảnh mặc
dù cuối cùng họ có thể rơi vào tình thế nguy nan, bế tắc Nhưng đó cũng chính là những bế tắc của hiện thực xã hội, sự bế tắc của những con người tích cực Truyện cổ tích thế sự cũng lý tưởng hóa nhân vật theo kiểu để cho
Trang 30họ tự lo liệu lấy số phận, khẳng định phẩm chất của họ thông qua sự ứng xử
cụ thể của bản thân họ
Ví như, cái chết của người vợ trong truyện Vợ chàng Trương tuy rất bi
thảm, đau xót nhưng chủ động Đó là sự ứng xử đáng cảm phục, là hành động
tự bảo vệ của con người có phẩm chất và bản lĩnh cao
Tư duy logic được tăng cường, đồng thời xuất hiện ngày càng nhiều sự kết hợp giữa logic thường xuyên và logic nghệ thuật Tức là, giữa cái lí của đời sống và cái lí của cảm xúc thẩm mỹ, của hư cấu nghệ thuật
Thời gian và không gian trong truyện cổ tích thế sự được tác giả quan niệm, diễn tả gần giống với thời gian và không gian thực tại, trong quan niệm thông thường của nhân dân Trong truyện cổ tích thế sự, không có hiện tượng thời gian kéo dài, thời gian đứng yên Cuộc đời của các nhân vật chính diện thường được nói tới trong một phạm vi thời gian và không gian hạn chế, với những sự việc và hành động được tập trung hóa Các vấn đề về nhân vật, tính chất thẩm mỹ rất phong phú và đa dạng Nó vừa có yếu tố của cổ tích thần
kỳ vừa gần với truyện ngụ ngôn
Như thế, có thể nói truyện cổ tích thế sự (sinh hoạt) là thể loại truyện không có hoặc rất ít nhân tố kỳ ảo Đây là những truyện rất “gần đời thiết thực” Chúng giữ được khá nguyên vẹn sắc thái, âm hưởng thậm chí đôi khi
cả những hình thức diễn biến chủ yếu của muôn nghìn câu chuyện vẫn xẩy ra trong cuộc sống đa dạng của xã hội loài người Truyện cổ tích thế sự chẳng những không làm cho người nghe, người đọc quên mất cõi đời trước mắt, mà lại dẫn họ xuyên sâu vào mọi ngõ ngách cuộc đời Nó không nói lên những cái phi thường, những cái “quái đản bất kính” Nhưng trong cái tầm thường, cái bình dị của các tình tiết vẫn ẩn dấu một khả năng gây hứng thú mạnh mẽ hoặc một điều gì đáng thương, đáng cảm rất thực
Trang 31c) Truyện cổ tích loài vật
Cổ tích loài vật là những sáng tác dân gian lấy nhân vật trung tâm của
truyện là con vật Đó có thể là con thỏ, con rùa, con cò, con sói, con mèo, con
hổ, gà Ví như truyện Sự tích vết rạn trên mai con rùa, Mèo và cò, Trâu và
Ngựa, Hươu và Rùa, Chú Thỏ tinh khôn
Thế giới loài vật trong loại cổ tích này có thể là loài sống hoang dã ở rừng như Sư tử, Voi, chim chóc; có khi ở dưới nước như cá, tôm, ba ba, rùa, ốc; có khi là các con vật gần gũi với con người như gà, mèo, trâu,
Truyện cổ tích loài vật thể hiện trí tưởng tượng hết sức phong phú, kết hợp với óc quan sát tinh tế, với những hiểu biết sâu sắc về loài vật của con người trong quá trình chinh phục và thuần dưỡng các con vật [24, tr.5]
Lấy con vật là nhân vật chính, loại cổ tích này gần với truyện ngụ ngôn Tuy vậy, chúng có sự khác biệt Ngụ ngôn chỉ mượn các con vật, là cái cớ để giử vào đó những bài học về đạo đức, về cách sống thì truyện cổ tích loài vật hướng tới giải thích những đặc điểm, thói quen của các loài là chính Ví như
vì sao mai rùa có vết rạn? Vì rùa bị rơi từ trên cao xuống (Sự tích vết rạn trên
mai rùa); Vì sao mắt lươn ti hí? Chú lươn cười nhiều quá mà híp cả mắt lại
(Lươn và cá chép)
Lẽ dĩ nhiên, dù là ngụ ngôn hay cổ tích, giá trị, ý nghĩa giáo dục con người vẫn luôn được đặt ra Truyện cổ tích loài vật cũng dạy các em có tinh thần tập thể, đề cao sự hiểu biết, tôn trọng tình bạn, phê phán cái xấu
Trang 321.2 Truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ (Trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi và Truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Cừ)
1 Sự tích bàn chân người bị lõm Nguyễn Cừ 1
Trang 33mỹ, giá trị giáo dục của truyện đối với các em học sinh
Dù gắn với đề tài gia đình hay đề tài xã hội thì ý nghĩa xã hội (nội dung) của truyện cổ tích cũng rất sâu sắc, có khuynh hướng ca ngợi, bênh vực cái thiện (những nhân vật bất hạnh, nghèo khổ, ), thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả Những truyện được khảo sát trong đề tài cũng thể hiện nội dung đó, những nhân vật trẻ thơ bất hạnh, mồ côi, nghèo khổ, chịu nhiều thiệt thòi
nhưng có phẩm chất cao quý và rồi được giúp đỡ như: Truyện Chiếc bật lửa
thần, Hai ông trạng nhỏ, …
Bên canh đó, những truyện cổ tích được khảo sát còn cho thấy sự bế tắc của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội cũ Nhân vật đàn em, bề dưới (trẻ thơ) có đạo đức thường bị thua thiệt, thiệt thòi Số phận của các nhân vật trẻ thơ trong
truyện cổ tích cũng bi thảm (Sự tích chim Hit Cô, Sự tích tiếng kêu ác ác,… )
Đây chính là thực trạng trong đời sống gia đình và xã hội có giai cấp, có áp bức giai cấp
Ngoài ra, truyện cổ tích còn nói lên triêt lý sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân Triết lý sống trước hết đó chính là lòng yêu thương quý trọng con người, từ đó yêu đời, tin vào cuộc đời cho dù cuộc sống
Trang 34hiện tại đầy đau khổ nhưng vẫn luôn hướng về cuộc sống ngày mai tốt đẹp Những truyện kể về nhân vật trẻ thơ cũng vậy Có những kết thúc vui, những
đứa trẻ bất hạnh, nghèo khổ có cuộc sống tốt đẹp hơn (Chiếc bật lửa thần,
Lươn thần và cậu bé nghèo khổ)
Tiểu kết chương 1
Truyện cổ tích là một loại truyện kể chứ không phải truyện tả Truyện mang tính chất truyền miệng, nó là loại sáng tác có tính tập thể của nhân dân Thuộc loại hình tự sự dân gian, cổ tích có những đặc điểm riêng so với các thể loại tự sự khác Truyện cổ tích khai thác những mảng đề tài khác nhau trong đời sống nhân sinh
Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số chủ đề như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch
và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người
Thông qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, truyện cổ tích có nhân vật trẻ thơ là nhân vật trung tâm chiếm số lượng không nhiều Điều này cho thấy tác giả dân gian chưa lấy nhân vật trẻ thơ làm đối tượng cho lời kể
Trang 35CHƯƠNG 2 THẾ GIỚI TRẺ THƠ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA
NGUYỄN ĐỔNG CHI VÀ NGUYỄN CỪ
2.1 Phân loại nhân vật trẻ thơ
2.1.1 Cơ sở phân loại
Có khá nhiều công trình nghiên cứu về thi pháp văn học dân gian, chúng tôi thấy các bài viết, các công trình nghiên cứu ít nhiều bàn đến những vấn đề xoay quanh việc phân loại nhân vật trong truyện cổ tích nói chung trong đó có nhân vật trẻ thơ
Năm 1974, Cao Huy Đỉnh trong Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian
(Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội), ở chương III, đã đề cập đến một số
truyện cổ tích cụ thể như Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây Khế Không với mục đích
phân loại nhân vật nhưng xuất phát từ thành phần xuất thân của nhân vật, tác giả chỉ ra ba loại nhân vật tiêu biểu cho ba truyện trên, đó là:
- Người mồ côi
- Người con riêng
- Người em út
Phan Đăng Nhật, Nông Quốc Chấn trong cuốn Lịch sử văn học Việt
Nam, tập 1 (Nhà xuất bản Khoa học xã hội – Hà Nội, 1980), ở chương VI, khi
đề cập đến truyện cổ tích của các dân tộc ít người, các tác giả chia thành 4 kiểu truyện Nhìn vào cách chia, ta thấy tác giả chia các kiểu truyện theo nhân vật trung tâm và tính chất của truyện:
- Truyện những người dũng sĩ tài ba
- Truyện người hiền lành
- Truyện người mồ côi
Trang 36- Truyện cười
Năm 1981, trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (trước
cách mạng tháng 8/1945), Nhà xuất bản văn hóa – Hà Nội, Phan Đăng Nhật khi bàn đến văn học kể, cụ thể là truyện cổ tích, ông đã dựa trên tiêu chí: Mâu thuẫn xã hội và những nhân vật trung tâm của truyện cổ tích tiêu biểu cho mâu thuẫn Tác giả đã tiến hành phân loại truyện cổ tích các dân tộc thiểu số làm ba loại chính:
- Truyện về người mồ côi, người em út, người con riêng, người đội lốt xấu xí
- Truyện về người xấu xí
- gười thông minh, tài trí và sức khỏe
- Người đội lốt xấu xí
Trang 37Dựa trên sự đồng nhất và tiêu chí phân loại, chúng tôi sắp xếp các kiểu loại nhân vật trên theo một số nhóm sau:
+ Nhóm thứ nhất: Lấy thành phần xuất thân làm tiêu chí phân loại, các tác giả chia nhân vật của truyện cổ tích làm ba kiểu (người mồ côi, người con riêng, người em út)
+ Nhóm thứ 2: Gồm các kiểu nhân vật (người dũng sĩ – chàng trai khỏe mạnh, người khổng lồ, người thông minh tài trí và sức khỏe) Các tác giả dựa trên tiêu chí về phẩm chất để phân loại
+ Nhóm thứ 3: Cũng lấy tiêu chí phẩm chất làm cơ sở để phân loại, các tác giả chia nhân vật làm hai loại (nhân vật thiện và nhân vật ác)
+Nhóm thứ 4: Xuất phát từ tiêu chí hình thức, các tác giả chia nhân vật làm ba loại (người đội lốt xấu xí, truyện người lấy thú vật, truyện người đẻ ra vật)
+ Nhóm thứ 5: Lấy đặc trưng thi pháp làm tiêu chí, các tác giả đưa ra
ba kiểu nhân vật (nhân vật thần kỳ, nhân vật nửa thần kỳ, nhân vật là người)
Nhìn một cách khái quát, các nhà nghiên cứu đã cố gắng đưa ra những cách phân loại nhân vật của mình dựa trên những tiêu chí khác nhau Đó là điều đáng ghi nhận về mặt khoa học Sự phân loại đó đều diễn ra theo hai hướng: Một là, phân loại ở cấp độ cụ thể, chi tiết; hai là, phân loại ở cấp độ khái quát Tuy nhiên, không một cách phân loại nào có khả năng bao quát được toàn bộ các cá thể của một thể loại vừa nhiều về số lượng, vừa đa dạng, phức tạp về tính chất, chủng loại như thể loại truyện cổ tích Trong đề tài này chúng tôi sẽ áp dụng tiêu chí (thành phần xuất thân và phẩm chất nhân vật) để phân loại nhân vật
Trang 382.1.2 Phân loại nhân vật trẻ thơ
STT
Tên truyện
Tiêu chí Thành phần
xuất thân
Phẩm chất nhân vật trẻ thơ
1 Sự tích bàn chân người bị
Thiện
2 Chiếc bật lửa thần Người mồ côi
4 Sự tích tiếng kêu ác ác Mồ côi
5 Lươn thần và cậu bé nghèo
8 Gốc tích cái nốt dưới cổ con
9 Sự tích chim Hít Cô Mồ côi
Trang 392.2 Đặc điểm nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích
2.2.1 Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật trẻ thơ
Nhân vật trong truyện cổ tích khá phong phú và đa dạng Đặc biệt, các nhân vật là người bao gồm nhiều loại nhân vật thuộc các giới tính, các lứa tuổi, các thành phần giai cấp khác nhau trong xã hội người Việt thời kì Hùng Vương dựng nước đến cuối thời kì phong kiến tự chủ (trước cách mạng tháng tám năm 1945)
Trước khi tìm hiểu hoàn cảnh xuất thân của nhân vật trẻ thơ, luận văn
có cái nhìn bước qua về hệ thống nhân vật trong cổ tích
Trước hết là những người lao động nghèo khổ, lương thiện bị đối xử bất công Phổ biến nhất là những nhân vật mồ côi, những người bề dưới chịu nhiều thiệt thòi nhất trong gia đình và xã hội Loại nhân vật này thường đóng
vai trò chính – nhân vật trung tâm của truyện cổ tích Chẳng hạn như: truyện
Sự tích chim Đa Đa, em bé mồ côi cha Cha em chết từ hồi em còn nhỏ, sau
một thời gian người mẹ đi lấy chồng Em theo mẹ ở với người bố dượng độc
ác Đứa trẻ bị đánh đập, bị lừa vào rừng sâu để rồi phải nhận lấy cái chết
Truyện Sự tích chim Hít cô, đứa bé mồ côi cha mẹ ở với người cô đã già, nhà
Trang 40Các nhân vật giàu có (trưởng giả, phú ông, phú trưởng ) xuất hiện khá thường xuyên trong truyện cổ tích nhưng ít khi có tên riêng, phần lớn là nhân
vật phản diện, tham lam, độc ác Như truyện Lươn thần và cậu bé nghèo khổ,
người ông cậu rất giàu có nhưng bản tính lại tham lam, độc ác Khi đứa trẻ (người cháu) bần cùng, trong nhà không còn gì ăn, tới vay người cậu lúa nhưng không cho và còn suỵt chó ra đuổi đi Hay khi người cháu trở nên giàu
có hơn nhờ sự giúp đỡ của Lươn thần thì người ông cậu lại quay sang nịnh bợ đứa cháu, xin người cháu giúp đỡ để trở nên giàu có hơn nữa
Các nhân vật trong truyện cổ tích xuất hiện với những hoàn cảnh xuất thân khác nhau, tạo nên một thế giới nhân vật phong phú Trong đề tài này chúng tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về nhân vật trẻ thơ trong những truyện cổ tích được khảo sát Khảo sát qua khoảng 15 truyện cho thấy nhân
vật là trẻ thơ đa số là những em bé xuất thân trong những gia đình nghèo khổ,
mồ côi Chúng phải sống với cô hay với bà hoặc côi cút tự lo cho cuộc sống,
cơm không đủ ăn, chăn không có đắp, nhà dột nát tứ tung…
Ví như trong truyện Sự tích bàn chân người bị lõm cậu bé là một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, mồ côi cha từ khi bé; truyện Sự tích
tiếng kêu ác ác, hai cậu bé Sim và Sam là con nhà nghèo khổ nhất làng Khi
Sam lên tám, Sim lên năm thì bố mẹ mất Hai đứa nhỏ sống ở một cái lều chỉ che được nắng, khi trời mưa thì lều của chúng giống như bên ngoài trời vậy;
cậu bé trong Chiếc bật lửa thần cũng mồ côi, không anh em, không có họ
hàng thân thích Em sống nhờ sự bố thí của mọi người, xin ăn không một
ngày nào no bụng; ở lời kể Lươn thần và cậu bé nghèo khổ, em bé trong câu
chuyện cũng mồ côi, sống với bà nhưng cuộc sống rất khốn khó:cơm không
đủ ăn, chăn không có đắp, nhà dột nát; truyện Sự tích chim Đa Đa, em bé mồ
côi cha Cha em chết từ hồi em còn nhỏ, sau một thời gian người mẹ đi lấy