Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 141 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
141
Dung lượng
1,76 MB
Nội dung
LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã luôn nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo, đóng góp ý kiến hết sức quý báu của GS. TSKH Tạ Thúy Lan. Tôi vô cùng kính trọng và chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trần Thị Loan - người đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các, thầy cô trong Ban giám hiệu, phòng Sau đại học, khoa Sinh - Kĩ thuật nông nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo và các em học sinh trường Tiểu học và THCS Việt Tiến đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên, cổ vũ, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2012 Tác giả Nguyễn Hồng Quang 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không trùng với bất kỳ kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đã được công bố. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Học viên Nguyễn Hồng Quang 2 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN C.A.H CAMOЧYBCTBO, AKTИHBHOCTb, HACTPOEHИE (Trạng thái sức khỏe, Tính tích cực, Tâm trạng) IQ Intelligence Quotient THPT Trung học phổ thông Tr Trang BMI Body Mass Index DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1. Phân loại chỉ số IQ và mức trí tuệ 13 2 Bảng 2.1. Sự phân bố các đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính. 23 3 Bảng 2.2. Chỉ số Pignet và tình trạng sức khoẻ 25 4 Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá về cảm xúc. 29 5 Bảng 3.1. Chiều cao đứng của học sinh nam. 33 6 Bảng 3.2. Chiều cao đứng của học sinh nữ. 35 7 Bảng 3.3. So sánh chiều cao đứng của học sinh nam và nữ. 36 8 Bảng 3.4. Cân nặng của học sinh nam. 39 9 Bảng 3.5. Cân nặng của học sinh nữ. 40 10 Bảng 3.6. Cân nặng của học sinh theo giới tính. 42 11 Bảng 3.7. Vòng ngực của học sinh nam. 44 12 Bảng 3.8. Vòng ngực của học sinh nữ. 46 3 13 Bảng 3.9. Vòng ngực trung bình của học sinh nam và nữ. 47 14 Bảng 3.10. Chỉ số pignet của học sinh nam và nữ. 50 15 Bảng 3.11. BMI của học sinh. 52 16 Bảng 3.12. Phân bố học sinh theo giới tính và mức dinh dưỡng. 54 17 Bảng 3.13. Phân bố học sinh theo mức dinh dưỡng. 55 18 Bảng 3.14. Chỉ số IQ của học sinh theo tuổi. 57 19 Bảng 3.15. Chỉ số IQ của học sinh theo giới tính. 59 20 Bảng 3.16. Phân bố học sinh theo mức trí tuệ. 60 21 Bảng 3.17. Phân bố mức trí tuệ của học sinh theo tuổi và giới tính. 61 22 Bảng 3.18. Điểm trí nhớ thị giác của học sinh theo giới tính. 63 23 Bảng 3.19. Điểm trí nhớ thính giác của học sinh theo giới tính. 65 24 Bảng 3.20. Điểm trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh nam. 67 25 Bảng 3.21. Điểm trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh nữ. 69 26 Bảng 3.22. Trạng thái cảm xúc của học sinh theo tuổi. 71 27 Bảng 3.23. Trạng thái cảm xúc về sức khỏe của học sinh. 73 28 Bảng 3.24. Trạng thái cảm xúc về tính tích cực của học sinh. 75 29 Bảng 3.25. Trạng thái cảm xúc về tâm trạng của học sinh. 77 30 Bảng 3.26. Độ tập trung chú ý của học sinh theo tuổi. 80 31 Bảng 3.27. Độ tập trung chú ý của học sinh theo giới tính. 81 32 Bảng 3.28. Độ chính xác chú ý của học sinh theo tuổi. 83 33 Bảng 3.29. Độ chính xác chú ý của học sinh theo giới tính. 84 34 Bảng 3.30. Mối tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ, chú ý của học sinh từ 12-15 tuổi. 86 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ STT Tên hình Trang 1 Hình 2.1. Biểu đồ BMI đối với nam từ 2 đến 20 tuổi. 25 2 Hình 2.2. Biểu đồ BMI đối với nữ từ 2 đến 20 tuổi. 26 3 Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn chiều cao đứng của học sinh nam. 34 4 Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn chiều cao đứng của học sinh nữ. 35 5 Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn chiều cao đứng của học sinh theo giới tinh. 37 6 Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng chiều cao đứng của học sinh. 37 7 Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn cân nặng của học sinh nam. 39 8 Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn cân nặng của học sinh nữ. 41 9 Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn cân nặng của học sinh. 42 10 Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn mức tăng cân nặng của học sinh theo giới tính. 43 11 Hình 3.9. Biểu đồ biểu diễn vòng ngực trung bình của học sinh nam. 45 12 Hình 3.10. Biểu đồ biểu diễn vòng ngực trung bình của học sinh nữ. 46 13 Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn vòng ngực trung bình của học sinh. 48 14 Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn mức tăng vòng ngực trung bình của học sinh. 48 15 Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn chỉ số pignet của học sinh. 51 16 Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng chỉ số pignet của học sinh. 51 17 Hình 3.15. Đồ thị biểu diễn BMI của học sinh. 53 5 18 Hình 3.16. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng BMI của học sinh. 53 19 Hình 3.17. Chỉ số IQ của học sinh theo tuổi. 58 20 Hình 3.18. Chỉ số IQ của học sinh theo giới tính. 59 21 Hình 3.19. Tốc độ tăng chỉ số IQ của học theo giới tính. 60 22 Hình 3.20. Phân bố học sinh theo mức trí tuệ. 62 23 Hình 3.21. Biểu đồ biểu diễn điểm trí nhớ thị giác của học sinh. 64 24 Hình 3.22. Biểu đồ mức tăng điểm trí nhớ thị giác của học sinh. 64 6 Phần I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông [6]. Đổi mới cách dạy của thầy chỉ đạt hiệu quả khi đồng hành với đổi mới cách học của trò. Học sinh chỉ có thể tự lực, chủ động đạt được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, có thái độ học tập tốt khi có thể lực, năng lực trí tuệ, sự tập trung chú ý, khả năng ghi nhớ và tổng hợp kiến thức tốt. Để tổ chức được các hoạt động học tập thích hợp, người giáo viên phải dựa vào tình trạng thể lực, năng lực trí tuệ của học sinh ở từng vùng, từng khối lớp, từng lứa tuổi cũng như đặc điểm về giới tính. Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu các chỉ số về thể lực và năng lực trí tuệ ở học sinh [9], [11], [12], [24], [30], [34], [35], [37] Đặc biệt là công trình nghiên cứu của các tác giả trong nhóm đề tài “Nghiên cứu các chỉ tiêu thể lực và trí tuệ ở học sinh” do GS.TSKH.Tạ Thuý Lan làm chủ nhiệm và nhóm đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh thể con người Việt Nam, tình trạng dinh dưỡng và các biện pháp nâng cao chất lượng sức khoẻ” do GS.TS Lê Nam Trà làm chủ nhiệm. Kết quả của những công trình nghiên cứu này sẽ giúp cho các ngành chức năng chăm lo sức khoẻ và năng lực trí tuệ của học sinh lứa tuổi học đường; giúp các thầy giáo, cô giáo có cơ sở điều chỉnh phương pháp tổ chức dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Vì vậy, việc nghiên cứu thể lực và năng lực trí tuệ ở học sinh, không chỉ là vấn đề quan tâm của ngành y tế, ngành thể dục thể thao mà còn là vấn đề cấp thiết cần được ngành Giáo dục & Đào tạo quan tâm nghiên cứu. Có như vậy thì giáo dục mới đào tạo được những con người toàn diện về trí tuệ, thể chất và tinh thần. 7 Việt Yên là huyện trung du nghèo năm ở phía Tây của tỉnh Bắc Giang. Năm học 2010 - 2011, trên địa bàn huyện có 4 trường trung học phổ thông 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện. Trong khi đó, việc nghiên cứu thể lực, năng lực trí tuệ, khả năng ghi nhớ ở học sinh phải được tiến hành thường xuyên và liên tục ở mọi bậc học. Trường tiểu học, trung học cơ sở xã Việt Tiến là một trong những trường trọng điểm của huyện Việt Yên. Việc giáo dục toàn diện cho học sinh, giáo dục học sinh "mũi nhọn" luôn được Ban Giám hiệu Nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh quan tâm. Để đạt được mục tiêu đặt ra, Ban Giám hiệu, giáo viên bộ môn nên có hiểu biết nhất định về tình trạng thể lực, năng lực trí tuệ của học sinh nhằm đề xuất phương pháp tổ chức giờ học sao cho phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của các em. Chính vì vậy, những kết quả nghiên cứu về thể lực, năng lực trí tuệ, khả năng ghi nhớ của học sinh xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là hết sức cần thiêt. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, trong điều kiện thời gian cho phép, chúng tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở Việt Tiến, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang". 2. Mục đích nghiên cứu Xác định một số chỉ số về thể lực, trí nhớ, khả năng chú ý và trạng thái cảm xúc của học sinh từ 7 đến 15 tuổi thuộc địa bàn nghiên cứu. Xác định các chỉ số về trí tuệ của học sinh từ 7 đến 15 tuổi. Xác định được mối tương quan giữa các chỉ số nghiên cứu. 8 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu một số chỉ số thể lực (chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực, chỉ số pignet, BMI), trí nhớ ngắn hạn, trạng thái cảm xúc, khả năng chú ý của học sinh từ 7-15 tuổi. Nghiên cứu năng lực trí tuệ (chỉ số IQ, mức trí tuệ) của học sinh từ 7- 15 tuổi. Phân tích mối tương quan giữa các chỉ số nghiên cứu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là 950 em học sinh từ 7 đến 15 tuổi, của trường tiểu học Việt Tiến và trung học cơ sở Việt Tiến, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang năm học 2011-2012. Phạm vi nghiên cứu là một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh từ 7-15 tuổi thuộc địa bàn nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu - Các chỉ số sinh học được xác định theo các phương pháp đã chuẩn hóa hiện hành. - Năng lực trí tuệ được xác định bằng test Raven (loại dùng cho người bình thường từ 6 tuổi trở lên). - Trí nhớ ngắn hạn được xác định bằng phương pháp Nechaiev. - Khả năng chú ý được xác định bằng phương pháp Ochan Bourdon. - Trạng thái cảm xúc được xác định bằng phương pháp CAH. 6. Đóng góp mới của đề tài Đây là các kết quả đầu tiên về sự phát triển một số chỉ số thể lực (chiều cao, cân nặng, vòng ngực, chỉ số pignet và BMI) và trí tuệ, trí nhớ, trạng thái cảm xúc, khả năng chú ý của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã cho thấy mối tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ, IQ với khả năng chú ý của học sinh. 9 Các kết quả nghiên cứu trong luận văn có thể được sử dụng làm căn cứ để lựa chọn phương pháp tổ chức dạy học phù hợp, giúp một số ngành chức năng có liên quan như y tế, thể dục thể thao trên địa bàn huyện có cơ sở ban đầu phục vụ chiến lược nâng cao tầm vóc và thể lực con người, đặc biệt là học sinh tiểu học và trung học cơ sở. [...]... cứu cho thấy, trí tuệ của học sinh phát triển theo lứa tuổi và năng lực trí tuệ của học sinh Hà Nội cao hơn của học sinh Quy Nhơn [34] Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (1996), nghiên cứu đánh giá sự phát triển trí tuệ của học sinh thành phố và học sinh nông thôn Kết quả nghiên cứu cho 20 thấy, không có sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ, học sinh thành phố có mức trí tuệ cao hơn học sinh nông thôn... trình nghiên cứu về trí tuệ ngày càng nhiều Trần Trọng Thuỷ là người đầu tiên nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam Từ kết quả nghiên cứu của mình, tác giả đã khẳng định tính hiệu quả của test Raven với đối tượng học sinh Việt Nam và trình độ trí tuệ học sinh Việt Nam không thua kém học sinh nước ngoài [53] Năm 1991, Ngô Công Hoàn [24], [25] nghiên cứu và so sánh trí tuệ của học sinh. .. tượng nghiên cứu có sức khoẻ tốt, không có dị tật bẩm sinh, không có bệnh mãn tính, trạng thái thần kinh ổn định, tâm sinh lý bình thường 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Các chỉ số được nghiên cứu Chỉ số về thể lực gồm: Chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số pignet và chỉ số BMI Chỉ số trí tuệ gồm: Chỉ số IQ và mức trí tuệ Chỉ số về trí nhớ gồm: Trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác Chỉ số. .. Mai Văn Hưng [36] nghiên cứu trí tuệ của học sinh Thanh Hoá cũng nhận thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi và năng lực trí tuệ của học sinh có mối tương quan thuận với học lực Năm 2002, Trần Thị Loan, nghiên cứu trí tuệ của học sinh từ 6 – 17 tuổi ở quận Cầu Giấy- Hà Nội có nhận xét, quá trình phát triển trí tuệ của học sinh diễn ra liên tục, tương đối đồng đều và không có sự khác... điều kiện thời tiết khác nhau 29 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là các em các em học sinh từ 7 - 15 tuổi, của hai trường tiểu học và trung học cơ sở Việt Tiến, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang năm học 2011 - 2012 (bảng 2.1) Bảng 2.1 Sự phân bố các đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính STT Tuổi Chung 1 7 105 55 50 2 8 101 53... 2008, Đỗ Hồng Cường [9] nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh THCS các dân tộc ở tỉnh Hoà Bình đã cho thấy, các chỉ số chiều cao, cân nặng và các vòng của học sinh tăng dần theo tuổi, tốc độ tăng các chỉ số không đều Chỉ số pignet của học sinh nằm trong nhóm trung bình và yếu, còn BMI thuộc nhóm gầy Năn 2006, Trung tâm Tâm lý học và sinh lí lứa tuổi thuộc Viện Chiến lược và Chương trình giáo... trong luận án tiến sĩ nghiên cứu một số chỉ số thể lực và năng lực trí tuệ của sinh viên ở một số trường đại học phía Bắc Việt Nam, tác giả Mai Văn Hưng [32] đã cho thấy, có mối tương quan thuận không chặt chẽ giữa trí tuệ và các chỉ số thể lực Năng lực trí tuệ và khả năng tập trung chú ý có mối tương quan thuận [32]… Mối liên quan giữa yếu tố di truyền và sự phát triển trí tuệ của học sinh được Trịnh Văn... toán và học sinh thường đã cho thấy, có sự chênh lệch về mức độ phát triển giữa hai đối tượng này Nguyễn Quang Uẩn (1994) trong nghiên cứu của mình đã đề cập đến vai trò và sự tương tác của gen, văn hóa và môi trường đối với sự phát triển trí tuệ con người [65] Tạ Thúy Lan, Võ Văn Toàn (1995) đã nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở Hà Nội và Quy Nhơn Kết quả nghiên cứu. .. học sinh được Trịnh Văn Bảo [3], [4], nghiên cứu vào năm 1993 -1994 Kết quả cho thấy, yếu tố di truyền là tiền đề cho sự phát triển trí tuệ của học sinh, chỉ số thông minh và nhận thức trong quá trình học tập của học sinh phù hợp với kết quả học tập Như vậy, trí tuệ và mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số sinh học đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đã đạt được những kết quả nhất định... giả nghiên cứu về trí nhớ [40], [41] trên sinh viên và học sinh Kết quả nghiên cứu của tác giả Nghiêm Xuân Thăng (1993) cho thấy, khả năng ghi nhớ của học sinh biến đổi theo sự biến động của nhiệt độ, độ ẩm cường độ bức xạ và đối lưu không khí [52] Năm 1994, Trịnh Văn Bảo nghiên cứu trí nhớ của học sinh lớp 6 trường năng khiếu Marie – Curie và trường phổ thông cơ sở Tô Hoàng ở Hà Nội có nhận xét, trí . học sinh từ 7 đến 15 tuổi, của trường tiểu học Việt Tiến và trung học cơ sở Việt Tiến, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang năm học 2011-2012. Phạm vi nghiên cứu là một số chỉ số sinh. học và trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở Việt Tiến, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang& quot;. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định một số chỉ số về thể lực, trí nhớ, khả. năng chú ý của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã cho thấy mối tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ, IQ với khả năng chú ý của học sinh. 9