So sánh trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở Việt Tiến, xã Việt Tiến, Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang (Trang 75)

3.4.3.1. So sánh trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh nam

Bảng 3.20. Điểm trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh nam.

Tuổi n

Điểm trí nhớ của học sinh nam

X 1 - X 2 p(1- 2) Thị giác (1) Thính giác (2) X ± SD Tăng X ± SD Tăng 7 55 3,00 ± 0,72 0,00 2,25 ± 0,61 0,00 0,75 <0,05 8 53 3,58 ± 1,03 0,58 3,17 ± 1,02 0,92 0,41 <0,05 9 51 4,55 ± 1,14 0,97 4,30 ± 0,76 1,13 0,25 >0,05 10 53 5,60 ± 1,28 1,05 5,20 ± 0,94 0,90 0,40 >0,05 11 57 7,00 ± 1,40 1,40 5,96 ± 1,36 0,76 1,04 <0,05 12 55 7,29 ± 1,24 0,29 6,25 ± 1,06 0,29 1,04 <0,05 13 61 7,69 ± 1,18 0,40 6,70 ± 1,24 0,45 0,99 <0,05 14 55 7,95 ± 1,25 0,26 7,13 ± 1,23 0,43 0,82 <0,05 15 48 8,46 ± 1,23 0,51 7,60 ± 0,99 0,47 0,86 <0,05 T.bình/năm 6,12 ± 1,16 0,68 5,40 ± 1,02 0,67

75

Hình 3.25. Biểu đồ so sánh điểm trí nhớ thị giác và điểm thính giác của học sinh nam.

Hình 3.26. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng điểm trí nhớ thị giác và điểm thính giác của học sinh nam.

76

Các số liệu trong bảng 3.20 cho thấy, ở học sinh nam, điểm trí nhớ thị giác trung bình là 6,12 điểm và điểm trí nhớ thính giác trung bình là 5,40 điểm. Điều này chứng tỏ, khả năng ghi nhớ thị giác của học sinh nam tốt hơn khả năng ghi nhớ thính giác.

Tốc độ tăng điểm trí nhớ thị giác trung bình của học sinh nam là 0,68 điểm/năm và điểm trí nhớ thính giác là 0,67 điểm/năm. Như vậy, tốc độ tăng điểm trí nhớ thị giác lớn hơn tốc độ tăng điểm trí nhớ thính giác. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, ở giai đoạn từ 7 - 15 tuổi, điểm trí nhớ thị giác của học sinh nam đều cao hơn điểm trí nhớ thính giác. Mức độ chênh lệch về điểm trí nhớ thị giác và thính giác ở từng độ tuổi có khác nhau. Nhìn chung, mức chênh lệch này khá lớn và có ý nghĩa về mặt thống kê.

3.4.3.2. So sánh trí nhớ thị giác và thính giác của học nữ

Kết quả nghiên cứu trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh nữ được trình bày trong bảng 3.21 và hình 3.27, 3.28.

Bảng 3.21. Điểm trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh nữ.

Tuổi n

Điểm trí nhớ của học sinh nữ

X1 - X2 p(1- 2) Thị giác (1) Thính giác (2) X ± SD Tăng X ± SD Tăng 7 50 2,80 ± 0,76 0 2,10 ± 0,65 0 0,70 <0,05 8 48 3,40 ± 0,86 0,6 3,20 ± 1,04 1,10 0,20 >0,05 9 45 4,30 ± 1,01 0,9 4,40 ± 0,85 1,20 -0,10 >0,05 10 42 5,20 ± 0,99 0,9 5,12 ± 0,98 0,72 0,08 >0,05 11 47 6,55 ± 1,10 1,35 5,72 ± 1,37 0,60 0,83 <0,05 12 57 7,10 ± 1,35 0,55 6,08 ± 1,21 0,36 1,02 <0,05 13 56 7,60 ± 1,04 0,5 6,55 ± 1,28 0,47 1,05 <0,05 14 61 7,87 ± 1,23 0,27 6,97 ± 1,18 0,42 0,90 <0,05 15 56 8,18 ± 1,31 0,31 7,37 ± 0,94 0,40 0,81 <0,05 T.bình/năm 5,89 ± 1,07 0,67 5,28 ± 1,06 0,66

77

Hình 3.27. Biểu đồ so sánh điểm trí nhớ thị giác và điểm trí nhớ thính giác của học sinh nữ.

Hình 3.28. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng điểm trí nhớ thính giác và điểm trí nhớ thính giác của học sinh nữ.

Kết quả nghiên cứu trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh nữ được trình bày trong bảng 3.21 và hình 3.27, 3.28.

Các số liệu trong bảng 3.21 cho thấy, ở học sinh nữ, điểm trí nhớ thị giác là 5,38 điểm và điểm trí nhớ thính giác là 5,27 điểm, thấp hơn so với trí nhớ thị giác. Tốc độ tăng điểm trí nhớ thị giác của học sinh nữ (tăng 0,67 điểm/năm) cao hơn so với trí nhớ thính giác (tăng 0,66 điểm/năm).

78

Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.21 cũng cho thấy, ở giai đoạn từ 7 - 15 tuổi, điểm trí nhớ thị giác của học sinh nữ cao hơn điểm trí nhớ thính giác. Mức độ chênh lệch giữa điểm trí nhớ thính giác và trí nhớ thị giác ở từng độ tuổi có khác nhau.

Trong cùng một lứa tuổi có sự khác nhau giữa điểm trí nhớ thị giác với trí nhớ thính giác. Ở đa số các lứa tuổi, mức chênh lệch giữa trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở Việt Tiến, xã Việt Tiến, Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)