1.5.1. Khái niệm chú ý
Trong một thời điểm có muôn vàn sự vật, hiện tượng tác động tới con người, song chúng ta chỉ có thể tiếp nhận và xử lí một số tác động có lợi cho mình. Sự lựa chọn và tập trung vào các tác động nhất định có được là nhờ khả năng tập trung chú ý. Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật, hiện tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo các điều kiện thần kinh và tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả [22]. Chú ý là trạng thái tâm sinh lí diễn ra trong suốt quá trình nhận thức. Sự chú ý chia kích thích thành cái cần xử lí và cái không cần xử lí. Nhờ có khả năng chú ý mà ta mới có thể lựa chọn được các kích thích ưu thế trong vô số tác động lên cơ thể để đưa ra câu trả lời thích hợp.
Chú ý là tiền đề cần thiết để con người học tập có kết quả, nắm vững được tri thức, tiến hành lao động một cách có tổ chức, có kỷ luật, đạt năng suất cao.
27
Vưgotxki cho rằng, chú ý là hoạt động tâm lí phức tạp liên quan tới các quá trình sinh lý thần kinh. Chú ý có liên quan tới hoạt động của hệ hướng tâm không chuyên biệt, với những hình thức khác nhau của phản xạ định hướng, với cơ chế hoạt động của vỏ não. Cơ sở thần kinh của chú ý là tạo ra ổ hưng phấn cực đại trên vỏ não ảnh hưởng tới các phần khác của não [33]. Chú ý được chia thành hai loại là chú ý có chủ định và chú ý không chủ định. Nguồn gốc phát sinh của hai loại chú ý này hoàn toàn khác nhau [27].
Chú ý không chủ định thường biểu hiện nhiều hơn ở trẻ em và phụ thuộc vào kích thích. Kích thích càng hấp dẫn, càng mới lạ càng dễ tạo ra chú ý không chủ định. Chú ý có chủ định là loại chú ý có nhiệm vụ đặt ra từ trước. Loại chú ý này có vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức của con người. Chú ý có chủ định giúp ta khắc phục sự phân tán tư tưởng để hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao trong công việc cần rèn luyện chú ý có chủ định một cách khoa học.
Như vậy, chú ý không phải là một quá trình tâm lý như những quá trình cảm giác, tri giác, tư duy... mà đó là sự định hướng tích cực của ý thức con người vào một số đối tượng nhất định [36].
Để xác định được khả năng chú ý của con người phải dựa vào một số đặc điểm như: Khối lượng chú ý; Sức tập trung chú ý; Sự phân phối chú ý; Sự di chuyển và tính bền vững chú ý [24].
1.5.2. Tình hình nghiên cứu về chú ý
Nghiên cứu chú ý ở Việt Nam đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu trên nhiều đối tượng khác nhau [35], [36]. Mai Văn Hưng [29] nghiên cứu khả năng chú ý của sinh viên một số trường Đại học phía Bắc Việt Nam độ tuổi 18 đến 25. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ tập trung chú ý của sinh viên tăng từ 18 đến 21 tuổi, sau đó giảm dần theo tuổi. Mức tăng độ tập trung chú ý giữa các lớp tuổi tương đối lớn, mức giảm độ tập trung chú ý không đáng kể.
28
Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Loan trên học sinh từ 6 - 17 tuổi ở quận Cầu Giấy, Hà Nội cho thấy, độ tập trung chú ý và độ chính xác chú ý tăng dần theo lớp tuổi, không có sự khác biệt theo giới tính [41].
Ngoài ra, còn có một số tác giả như Nghiêm Xuân Thăng [52] nghiên cứu khả năng tập trung chú ý trong các điều kiện thời tiết khác nhau.
29
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các em các em học sinh từ 7 - 15 tuổi, của hai trường tiểu học và trung học cơ sở Việt Tiến, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang năm học 2011 - 2012 (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Sự phân bố các đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính.
STT Tuổi Chung Nam Nữ
1 7 105 55 50 2 8 101 53 48 3 9 96 51 45 4 10 95 53 42 5 11 104 57 47 6 12 112 55 57 7 13 117 61 56 8 14 116 55 61 9 15 104 48 56 Tổng 950 488 462
Đối tượng nghiên cứu có sức khoẻ tốt, không có dị tật bẩm sinh, không có bệnh mãn tính, trạng thái thần kinh ổn định, tâm sinh lý bình thường.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Các chỉ số được nghiên cứu 2.2.1. Các chỉ số được nghiên cứu
Chỉ số về thể lực gồm: Chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số
pignet và chỉ số BMI.
Chỉ số trí tuệ gồm: Chỉ số IQ và mức trí tuệ.
Chỉ số về trí nhớ gồm: Trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác.
Chỉ số về cảm xúc gồm: Trạng thái cảm xúc chung và trạng thái cảm xúc
30
Chỉ số về chú ý gồm: Độ tập trung chú ý và độ chính xác chú ý.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số
2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số thể lực
Chiều cao được đo ở tư thế đứng thẳng trên nền phẳng, hai gót chân sát vào nhau, mắt nhìn thẳng, đồng thời đảm bảo 4 điểm (chẩm, lưng, mông, gót) chạm vào thước đo. Tư thế thẳng đứng được xác định khi đuôi mắt và lỗ tai ngoài cùng ở trên đường thẳng nằm ngang, song song với mặt bàn cân. Thước đo có độ chính xác đến 0,1 cm do Trung tâm thiết bị trường học - Bộ Giáo dục & Đào tạo sản xuất.
Cân nặng được xác định bằng cân điện tử SECA của Nhật Bản. Cân được đặt trên nền nhà bằng phẳng, đo xa bữa ăn. Khi cân, học sinh chỉ mặc quần áo mỏng, không đi giày dép và đứng vào giữa bàn cân.
Vòng ngực trung bình được xác định bằng thước dây không co giãn của Trung Quốc. Vòng ngực đo ở tư thế thẳng đứng, vòng thước quấn quanh ngực, phía sau vuông góc với cột sống sát dưới xương bả vai, phía trước qua mũi ức, sao cho mặt phẳng do thước dây tạo ra song song với mặt đất. Vòng ngực trung bình là kết quả trung bình cộng của vòng ngực khi hít vào tận lực và thở ra hết sức.
Lưu ý: Trước khi đo hướng dẫn đối tượng cách hít vào tận lực và thở ra
gắng sức, chỉ mặc áo mỏng khi đo.
Chỉ số pignet được tính theo công thức sau:
Pignet = Chiều cao (cm) - [Cân nặng (kg) + Vòng ngực trung bình (cm)] (4) Theo Nguyễn Quang Quyền, chỉ số Pignet có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với tình trạng sức khoẻ con người, chỉ số Pignet càng nhỏ thì tình trạng sức khoẻ càng tốt (bảng 2.2).
31 Bảng 2.2. Chỉ số Pignet và tình trạng sức khoẻ STT Chỉ số Pignet Tình trạng sức khoẻ 1 0-20,8 Cường tráng 2 20,9-24,1 Rất khoẻ 3 24,2-27,4 Khoẻ 4 27,5-33,9 Trung bình 5 34-37,2 Yếu 6 37,3-40,5 Rất yếu 7 ≥40,6 Yếu kém
BMI (Body Mass Index) được tính theo công thức sau: Cân nặng (kg)
BMI =
[Chiều cao đứng (cm)]2
BMI được đánh giá theo CDC dùng cho trẻ em từ 2 - 20 tuổi (hình 2.1 và 2.2).
32
Hình 2.2. Biểu đồ BMI đối với nữ từ 2 đến 20 tuổi.
2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu năng lực trí tuệ
Trí tuệ được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm, sử dụng test khuôn hình tiếp diễn của Raven (loại dùng cho người bình thường từ 6 tuổi trở lên). Toàn bộ test Raven gồm 60 khuôn hình, chia thành 5 bộ A, B, C, D, E cấu trúc theo nguyên tắc tăng dần độ khó [1], [2], [58]. Mỗi bộ gồm 12 khuôn hình. Dễ nhất là bài tập 1 của bộ A, tức khuôn hình A1 và khó nhất là bài tập 12 của bộ E, tức khuôn hình E12. Nội dung của mỗi bộ khác nhau.
Bộ A thể hiện tính liên tục, trọn vẹn của cấu trúc.
Bộ B thể hiện sự giống nhau, tính tương đồng giữa các cấu hình. Bộ C thể hiện tính tiếp diễn, logic của sự biến đổi cấu trúc.
Bộ D thể hiện sự thay đổi chỗ của các hình.
Bộ E thể hiện sự phân tích cấu trúc các bộ phận trắc nghiệm.
Chuẩn bị
Nghiệm viên chuẩn bị cho mỗi nghiệm thể một quyển trắc nghiệm test Raven và một phiếu trả lời trắc nghiệm để làm bài độc lập.
33
Cách tiến hành
- Nghiệm viên phát phiếu trả lời trắc nghiệm và một quyển tets Raven cho mỗi nghiệm thể. Hướng dẫn nghiệm thể ghi đầy đủ thông tin cá nhân trên phiếu trả lời.
- Giới thiệu nội dung quyển tets Raven và hướng dẫn nghiệm thể cách làm bài. Yêu cầu trong mỗi bộ làm lần lượt từ bài 1 đến bài 12, từ bộ A đến bộ E.
- Nghiệm thể tiến hành làm bài nghiêm túc. - Thời gian làm bài không hạn chế.
- Nghiệm viên thu phiếu trả lời, xử lý kết quả. Cứ mỗi bài tập trả lời đúng được 1 điểm. Số điểm tối đa là 60.
2.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu về trí nhớ
Trí nhớ được xác định bằng phương pháp Nechaiev. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác. Nghiên cứu trí nhớ ngắn hạn thị giác bằng cách sử dụng một bảng số, gồm 12 số có 2 chữ số. Có 6 số chẵn và 6 số lẻ, các số được sử dụng không trùng nhau, sắp xếp không theo quy luật, không có số có hai chữ số giống nhau, không có số chẵn chục.
Chuẩn bị
- Nghiệm viên chuẩn bị bảng số, bảng số được in trên khổ giấy A3, rõ nét, đậm để xác định trí nhớ thị giác và phiếu trả lời.
- Nghiệm thể chuẩn bị bút để làm bài.
Cách tiến hành:
- Nghiệm viên phát cho mỗi nghiệm thể một phiếu trả lời.
- Hướng dẫn nghiệm thể ghi đầy đủ thông tin cá nhân trên phiếu trả lời. - Phổ biến cách làm cho nghiệm thể. Sau đó cho nghiệm thể quan sát bảng số trong 30 giây để cố gắng ghi nhớ và không được phép ghi chép trong khi quan sát.
34
- Cất bảng số, nghiệm thể có thời gian 30 giây để ghi lại những số đã nhớ được không cần theo thứ tự.
Trí nhớ ngắn hạn thính giác cũng được xác định bằng một dãy gồm 12 số, có hai chữ số khác nhau, trong đó có 6 số lẻ và 6 số chẵn (bảng số dùng để đo trí nhớ thị giác khác với bảng chữ số dùng để đo trí nhớ thính giác). Nghiệm viên đọc bảng số to, rõ ràng, ngắt nhịp cho nghiệm thể nghe 3 lần trong thời gian 30 giây. Nghiệm thể cũng ghi lại các số nhớ được vào phiếu trả lời trong thời gian 30 giây, không cần theo thứ tự.
Kết quả được đánh giá dựa vào số chữ số nhớ đúng.
2.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu trạng thái cảm xúc
Trạng thái cảm xúc được nghiên cứu bằng phương pháp tự đánh giá CAH. Phiếu trắc nghiệm gồm 30 câu hỏi đánh giá trạng thái cảm xúc về sức khoẻ, tính tích cực và tâm trạng, mối liên hệ giữa chúng.
Trắc nghiệm viên phát phiếu trắc nghiệm cho nghiệm thể. Yêu cầu nghiệm thể đọc kỹ từng trạng thái cảm xúc trong bảng và tự đánh giá mức độ trạng thái cảm xúc của mình theo thang điểm từ 1 đến 9 bằng cách dùng bút khoanh tròn vào điểm số tương ứng.
Điểm số được tính theo tổng số điểm của các nhóm câu hỏi theo biểu hiện của các trạng thái cảm xúc:
- Nhóm C (thể hiện trạng thái cảm xúc về sức khoẻ) gồm các câu 1, 2, 7, 8, 13, 14, 19, 20, 25, 26.
- Nhóm A (thể hiện cảm xúc về tính tích cực) là các câu 3, 4, 9, 10, 15, 16, 21, 22, 27, 28.
- Nhóm H (thể hiện cảm xúc về tâm trạng) là các câu 5, 6, 11, 12, 17, 18, 23, 24, 29, 30.
Trong mỗi câu hỏi có chia các mức độ để học sinh tự đánh giá tương ứng với các chữ số trong phiếu, các điểm từ 1 đến 4 đánh giá cảm xúc ở mức
35
độ thấp; điểm 5 là mức bình thường; các điểm từ 6 đến 9 đánh giá trạng thái cảm xúc ở mức độ cao.
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá về cảm xúc.
STT Mức điểm Tổng điểm Đánh giá
1 Tối đa 270 Rất tốt
2 Trung bình 150 Bình thường
3 Tối thiểu 30 Rất xấu
2.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu về khả năng chú ý
Khả năng chú ý được xác định bằng phương pháp Ochan Bourdon. Phiếu trắc nghiệm Ochan Bourdon là một bảng chữ cái được sắp xếp theo quy tắc nhất định.
Trắc nghiệm viên phát phiếu điều tra và phổ biến cách làm cho nghiệm thể. Nghiệm thể rà soát và gạch chéo một loại chữ cái nhất định theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới liền kề trong 5 phút. Khi có tín hiệu tất cả các nghiệm thể mới bắt đầu làm bài, sau mỗi phút sẽ có tín hiệu báo để nghiệm thể biết khối lượng làm bài được trong 1 phút và tiếp tục làm bài cho đến hết thời gian. Sau khi nghiệm thể làm xong, các phiếu điều tra sẽ được thu lại để xử lý kết quả.
2.2.3. Phương pháp tính tuổi
Được tính từ ngày tháng năm sinh đến ngày tháng năm điều tra, sau đó phân nhóm tuổi thống nhất theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới áp dụng ở Việt Nam: từ X0 năm 1 ngày đến X năm 365 ngày là (X+1) tuổi (phụ lục 5). 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
2.2.3.1. Xử lý thô
Xử lý số liệu về hình thái thể lực: Dựa vào các chỉ số cân nặng, chiều cao, vòng ngực trung bình để tính chỉ số Pignet và chỉ số BMI (theo công thức 4 và 5).
36
Xử lý bài test Raven: Theo khoá chấm điểm của test Raven [71], mỗi
bài tập trả lời đúng được 1 điểm. Tính tổng số điểm của mỗi bộ bài tập (A, B, C, D, E) trong mỗi phiếu điều tra trừ điểm trung bình kỳ vọng của từng bộ bài tập tương ứng trong bảng kỳ vọng. Nếu hiệu này dao động trong khoảng ± 2 SD và hiệu giữa tổng điểm làm được của cả năm bộ bài tập trừ điểm kỳ vọng của tất cả các bài ≤ 6 thì phiếu trả lời đạt yêu cầu và kết quả trắc nghiệm được sử dụng để xử lý tiếp. Với những bài đạt yêu cầu, căn cứ vào tuổi và điểm test Raven, tính chỉ số IQ theo công thức (2) và phân loại mức trí tuệ theo chỉ số
IQ. (bảng 1.1).
Xử lý bài test về trí nhớ ngắn hạn: Cho điểm cho mỗi bài trắc nghiệm như sau: Mỗi chữ số ghi lại chính xác cho 1 điểm, điểm của bài trắc nghiệm sẽ là số các chữ số mà học sinh ghi lại chính xác.
Xử lý bài test cảm xúc: Tính tổng số điểm trạmg thái cảm xúc cho mỗi bài bằng cách cộng tất cả các điểm học sinh chọn trong bài trắc nghiệm.
Tính điểm của trạng thái cảm xúc về sức khỏe bằng cách cộng tổng điểm của câu 1,2,7,8,13,14,19,20,25,26.
Điểm của trạng thái cảm xúc về tâm trạng là tổng điểm của các câu 3,4,9,10,15,16,21,22,27,28.
Tổng điểm các câu 5,6,11,12,17,18,23,24,29,30 là điểm của trạng thái cảm xúc về tính tích cực.
Xử lý bài test về chú ý: Thống kê tổng số chứ cái nghiệm thể gạch đúng, sai, bỏ sót trong thời gian làm bài.
Độ tập trung chú ý được thể hiện ở số chữ gạch đúng trung bình/phút. Độ chính xác chú ý được tính theo công thức:
S T T A (6) T - Tổng số chữ gạch đúng trung bình/phút. S - Số chữ bỏ sót trung bình/phút. A - Độ chính xác chú ý.
37
2.2.3.2. Xử lý số liệu bằng phuơng pháp thống kê xác suất dùng cho y, sinh học
Để công việc tính toán được nhanh và chính xác, kết quả thu được của mỗi bài trắc nghiệm sau khi được xử lý thô, được xử lý bằng chương trình
Microsoft Excel. Sau đó được xử lý bằng toán thống kê xác suất [26].
Các số liệu được nhập đầy đủ sẽ được máy tính xử lý để tính: giá trị trung bình (X ), tỉ lệ %, độ lệch chuẩn (SD), hệ số tương quan pearson (r).
- Tính giá trị trung bình: n X X n i i 1 (7)
- Tính độ lệch chuẩn theo công thức:
n X X SD n