Trạng thái cảm xúc của học sinh được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: Cảm xúc về sức khỏe (C), về tâm trạng (H), về tính tích cực (A). Kết quả tổng hợp đánh giá trạng thái cảm xúc chung (tổng điểm của ba chỉ tiêu C – H - A). 3.4.1. Trạng thái cảm xúc của học sinh theo tuổi
Kết quả nghiên cứu về trạng thái cảm xúc của học sinh từ 7-15 tuổi được trình bày trong bảng 3.22 và hình 3.29, 3.30.
Bảng 3.22. Trạng thái cảm xúc của học sinh theo tuổi.
Tuổi Cảm xúc chung (điểm) X1- X2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) X ± SD Giảm X ± SD Giảm 7 206,35 ± 21,04 0 203,41 ± 16,68 0 2,94 >0,05 8 205,54 ± 21,96 0,81 201,28 ± 20,13 2,13 4,26 >0,05 9 204,12 ± 23,00 1,42 200,34 ± 21,00 0,94 3,78 >0,05 10 202,32 ± 20,50 1,80 199,00 ± 24,20 1,34 3,32 >0,05 11 200,85 ± 20,70 1,47 197,43 ± 19,30 1,57 3,42 >0,05 12 198,62 ± 22,00 2,23 195,86 ± 23,60 1,57 2,76 >0,05 13 197,68 ± 23,30 0,94 194,12 ± 23,80 1,74 3,56 >0,05 14 196,72 ± 21,90 0,96 193,24 ± 18,60 0,88 3,48 >0,05 15 195,23 ± 24,70 1,49 192,43 ± 22,00 0,81 2,8 >0,05 T.bình 200,83 ± 22,12 1,39 197,46 ± 21,03 1,37
79
Hình 3.29. Biểu đồ trạng thái cảm xúc của học sinh theo tuổi.
Hình 3.30. Đồ thị biểu diễn tốc độ giảm cảm xúc chung của học sinh. Các số liệu trong bảng 3.22 cho thấy, trạng thái cảm xúc của học sinh nam và học sinh nữ đều giảm dần theo tuổi. Ở học sinh nam, lúc 7 tuổi, điểm trạng thái cảm xúc trung bình là 206,35 điểm, lúc 15 tuổi là 195,23 điểm, mỗi năm giảm trung bình 1,39 điểm. Ở học sinh nữ, lúc 7 tuổi, điểm trạng thái cảm xúc là 203,41 điểm, lúc 15 tuổi là 192,43 điểm, mỗi năm giảm trung bình 1,37 điểm. Như vậy, cảm xúc chung của học sinh nữ giảm trung bình qua các năm ít hơn so với học sinh nam.
80
Tốc độ giảm điểm cảm xúc của học sinh không đều qua các năm. Trong cùng một độ tuổi, học sinh nam có điểm cảm xúc chung cao hơn so với học sinh nữ. Mức độ khác nhau lớn nhất ở lúc 8 tuổi (chênh lệch 4,26 điểm) và nhỏ nhất lúc 15 tuổi (chênh lệch 2,80 điểm). Tuy nhiên, mức chênh lệch về điểm cảm xúc chung giữa học sinh nam và học sinh nữ không đủ lớn và không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này chứng tỏ, trạng thái cảm xúc của học sinh không có sự khác biệt rõ theo giới tính.
Trạng thái cảm xúc của học sinh xuất hiện trong các tình huống khác nhau và biểu hiện qua các trạng thái khác nhau của cơ thể. Vì vậy, ngoài việc nghiên cứu trạng thái cảm xúc chung ra, chúng tôi còn nghiên cứu một số trạng thái cảm xúc thành phần như cảm xúc về sức khỏe, cảm xúc về tính tích cực và cảm xúc về tâm trạng của học sinh.
3.4.2. Trạng thái cảm xúc về sức khỏe của học sinh theo giới tính
Kết quả nghiên cứu trạng thái cảm xúc về sức khỏe của học sinh được thể hiện trong bảng 3.23 và hình 3.31, 3.32.
Bảng 3.23. Trạng thái cảm xúc về sức khỏe của học sinh.
Tuổi Cảm xúc về sức khỏe X1 - X 2 p(1- 2) Nam (1) Nữ (2) X ± SD Giảm X ± SD Giảm 7 70,24 ± 10,70 0 69,42 ± 10,10 0 0,82 >0,05 8 69,12 ± 9,09 1,12 68,40 ± 10,30 1,02 0,72 >0,05 9 68,34 ± 11,03 0,78 68,01 ± 10,90 0,39 0,33 >0,05 10 67,48 ± 12,00 0,86 67,13 ± 9,23 0,88 0,35 >0,05 11 67,21 ± 10,40 0,27 66,54 ± 8,84 0,59 0,67 >0,05 12 66,35 ± 11,20 0,86 65,89 ± 11,01 0,65 0,46 >0,05 13 66,12 ± 10,05 0,23 65,46 ± 8,51 0,43 0,66 >0,05 14 65,79 ± 8,77 0,33 65,12 ± 9,42 0,34 0,67 >0,05 15 65,32 ± 9,27 0,47 64,86 ± 9,09 0,26 0,46 >0,05 T.bình 67,33 ± 10,28 0,62 66,76 ± 9,71 0,57
81
Hình 3.31. Biểu đồ biểu diễn cảm xúc về sức khỏe của học sinh.
Hình 3.32. Đồ thị biểu diễn tốc độ giảm cảm xúc
82
Khi xét từng chỉ tiêu của trạng thái cảm xúc theo giới tính ở từng lứa tuổi chúng ta thấy, trong 9 năm điểm trạng thái về sức khỏe của học sinh nam và học sinh nữ giảm dần theo lớp tuổi với mức độ khác nhau.
Trong cùng một độ tuổi, điểm cảm xúc về sức khỏe của học sinh nam luôn cao hơn của học sinh nữ. Mức chênh lệch cao nhất lúc 7 tuổi (chênh lệch 0,82 điểm) và nhỏ nhất lúc 8 tuổi (chênh lệch 0,33 điểm). Nhìn chung, mức chênh lệch điểm cảm xúc về sức khỏe giữa học sinh nam và học sinh nữ không lớn nên không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.4.3. Trạng thái cảm xúc về tính tích cực của học sinh theo giới tính. Kết quả nghiên cứu trạng thái cảm xúc về tính tích cực của học sinh Kết quả nghiên cứu trạng thái cảm xúc về tính tích cực của học sinh được thể hiện trong bảng 3.24 và hình 3.33, 3.34.
Bảng 3.24. Trạng thái cảm xúc về tính tích cực của học sinh.
Tuổi Cảm xúc về tính tích cực (điểm) X1 - X2 p(1- 2) Nam (1) Nữ (2) X ± SD Giảm X ± SD Giảm 7 67,24 ± 11,04 0 67,13 ± 9,23 0 0,11 >0,05 8 66,82 ± 9,21 0,42 65,64 ± 11,10 1,49 1,18 >0,05 9 66,13 ± 10,21 0,69 64,75 ± 10,90 0,89 1,38 >0,05 10 65,11 ± 9,37 1,02 64,03 ± 8,52 0,72 1,08 >0,05 11 64,28 ± 12,09 0,83 63,89 ± 10,06 0,14 0,39 >0,05 12 64,92 ± 11,80 -0,64 64,12 ± 7,74 -0,23 0,8 >0,05 13 64,31 ± 10,34 0,61 63,76 ± 9,44 0,36 0,55 >0,05 14 63,84 ± 9,32 0,47 63,45 ± 10,04 0,31 0,39 >0,05 15 63,41 ± 9,75 0,43 63,21 ± 9,68 0,24 0,2 >0,05 T.bình 65,12 10,35 0,48 64,44 9,63 0,49
83
Hình 3.33. Biểu đồ thể hiện cảm xúc về tính tích cực của học sinh.
Hình 3.34. Đồ thị biểu diễn tốc độ giảm cảm xúc về tính tích cực của học sinh.
Các số liệu trong bảng 3.24 và hình 3.33 cho thấy, điểm cảm xúc về tính tích cực của học sinh nam và học sinh nữ đều giảm dần theo tuổi. Tốc độ
84
giảm điểm trạng thái cảm xúc về tính tích cực không giống nhau giữa nam, nữ và giữa các độ tuổi.
Trong cùng một độ tuổi, mức độ khác nhau giữa điểm cảm xúc về tính tích cực của nam và nữ cũng khác nhau. Mức độ chênh lệch lớn nhất lúc 9 tuổi (chênh lệch 1,38 điểm) và nhỏ nhất lúc 7 tuổi (chênh lệch 0,11 điểm). Mức độ chênh lệch điểm trạng thái cảm xúc về tính tích cực của nam và nữ không lớn và không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.4.4. Trạng thái cảm xúc về tính tâm trạng của học sinh theo giới tính. Kết quả nghiên cứu trạng thái cảm xúc về tâm trạng của học sinh được Kết quả nghiên cứu trạng thái cảm xúc về tâm trạng của học sinh được thể hiện trong bảng 3.25 và hình 3.35, 3.36.
Bảng 3.25. Trạng thái cảm xúc về tâm trạng của học sinh.
Tuổi Cảm xúc về sức khỏe (điểm) X 1 - X2 p(1 - 2) Nam (1) Nữ (2) X ± SD Giảm X ± SD Giảm 7 68,87 ± 9,49 0 66,86 ± 8,35 0 2,01 >0,05 8 69,60 ± 10,02 -0,73 67,24 ± 9,78 -0,38 2,36 >0,05 9 69,65 ± 8,13 -0,05 67,58 ± 9,41 -0,34 2,07 >0,05 10 69,73 ± 10,20 -0,08 67,84 ± 10,32 -0,26 1,89 >0,05 11 69,36 ± 12,50 0,37 67,00 ± 9,67 0,84 2,36 >0,05 12 67,35 ± 9,72 2,01 65,85 ± 7,85 1,15 1,50 >0,05 13 67,25 ± 11,08 0,10 64,90 ± 9,24 0,95 2,35 >0,05 14 67,09 ± 9,48 0,16 64,67 ± 10,14 0,23 2,42 >0,05 15 66,50 ± 9,75 0,59 64,36 ± 9,25 0,31 2,14 >0,05 Tb 68.38 ± 10,04 0,30 66,26 ± 9,33 0,31
85
Hình 3.35. Biểu đồ biểu diễn cảm xúc về tâm trạng của học sinh.
Hình 3.36. Đồ thị biểu diễn tốc độ giảm cảm xúc về tâm trạng của học sinh.
86
Các số liệu trong bảng 3.25 cho thấy, trạng thái cảm xúc về tâm trạng của học sinh biến đổi theo quy luật tăng trong giai đoạn đầu và giảm ở giai đoạn sau. Cụ thể, trong giai đoạn từ 7 - 10 tuổi, điểm cảm xúc về tâm trạng của cả học sinh nam và học sinh nữ tăng dần (tăng 0,29 điểm/năm với nam và tăng 0,33 điểm/năm với nữ). Trong giai đoạn từ 11 - 15 tuổi, điểm cảm xúc về tâm trạng của học sinh nam và học sinh nữ đều giảm dần (giảm 0,65 điểm/năm với nam và 0,70 điểm/năm với nữ). Mức độ chênh lệch điểm trạng thái cảm xúc về tâm trạng giữa học sinh nam và học sinh nữ trong cùng một lứa tuổi không giống nhau. Mức dộ chênh lệch lớn nhất lúc 13 tuổi (chênh lệch 2,42 điểm) và nhỏ nhất lúc 8 tuổi (chênh lệch 1,50 điểm). Tuy nhiên, mức độ chênh lệch điểm trạng thái cảm xúc về tính tích cực giữa học sinh nam và học sinh nữ không lớn và không có ý nghĩa thống kê.
3.5. KHẢ NĂNG CHÚ Ý CỦA HỌC SINH 7-15 TUỔI
Khả năng chú ý của học sinh được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu khác nhau. Trong luận văn này chúng tôi nghiên cứu hai chỉ tiêu là độ tập trung chú ý và độ chính xác chú ý.
3.5.1. Độ tập trung chú ý của học sinh 7-15 tuổi
3.5.1.1. Độ tập trung chú ý của học sinh theo tuổi
Kết quả nghiên cứu về độ tập trung chú ý của học sinh từ 7-15 tuổi được trình bày trong bảng 3.26. Các số liệu cho thấy, độ tập trung chú ý của học sinh tăng dần theo tuổi với tốc độ không đồng đều, từ 14,66 điểm lúc 7 tuổi tăng lên 31,76 điểm lúc 15 tuổi. Trung bình mỗi năm tăng được 2,14 điểm. Từ 10-11 tuổi tốc độ tăng nhanh nhất (tăng 5,73 điểm), từ 11 - 12 tuổi tốc độ tăng chậm nhất (tăng 0,49 điểm).
87
Bảng 3.26. Độ tập trung chú ý của học sinh theo tuổi. Tuổi n Độ tập trung chú ý X ± SD Tăng 7 105 14,66 ± 2,66 0 8 101 16,38 ± 2,66 1,72 9 96 18,88 ± 2,13 2,50 10 95 24,61 ± 2,81 5,73 11 104 27,37 ± 5,62 2,76 12 112 27,86 ± 3,97 0,49 13 117 29,97 ± 4,25 2,11 14 116 30,71 ± 4,63 0,74 15 104 31,76 ± 3,94 1,05 Tăng tb/n 24,69 ± 3,63 2,14
88
3.5.1.2. Độ tập trung chú ý của học sinh theo giới tính
Kết quả nghiên cứu độ tập trung chú ý của học sinh theo giới tính được thể hiện ở bảng 3.27.
Bảng 3.27. Độ tập trung chú ý của học sinh theo giới tính. Tuổi Độ tập trung chú ý (điểm) X1 - X2 p(1 - 2) Nam (1) Nữ (2) X ± SD Tăng X ± SD Tăng 7 15,01 ± 2,51 0,00 14,28 ± 2,76 0,00 0,73 >0,05 8 16,51 ± 2,77 1,50 16,24 ± 2,56 1,96 0,27 >0,05 9 18,92 ± 1,95 2,41 18,83 ± 2,32 2,59 0,09 >0,05 10 25,05 ± 2,35 6,13 24,06 ± 3,21 5,23 0,99 >0,05 11 27,37 ± 5,10 2,32 27,37 ± 6,18 3,31 0,00 >0,05 12 28,06 ± 3,32 0,69 27,66 ± 4,50 0,29 0,40 >0,05 13 30,06 ± 3,88 2,00 29,88 ± 4,62 2,22 0,18 >0,05 14 30,87 ± 4,97 0,81 30,57 ± 4,33 0,69 0,30 >0,05 15 31,97 ± 3,81 1,10 31,57 ± 4,05 1,00 0,40 >0,05
Tăng trung bình/năm 2,12 2,16
89
Hình 3.39. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng độ tập trung chú ý của học sinh. Từ các số liệu có thể thấy, lúc 10 tuổi độ tập trung chú ý của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ, lúc 11 tuổi độ tập trung chú ý của học sinh nam bằng của học sinh nữ, ở các lứa tuổi còn lại độ tập trung chú ý của học sinh nam luôn cao hơn của học sinh nữ. Mức độ khác nhau về độ tập trung chú ý theo giới tính dao động trong khoảng 0,00 đến 0,99, không có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ, không có sự khác biệt theo giới tính về độ tập trung chú ý. Nếu xét riêng từng giới tính chúng tôi thấy, từ 7-15 tuổi độ tập trung chú ý của học sinh nam tăng 16,96 điểm (từ 15,01 điểm lúc 7 tuổi, tăng lên 31,97 điểm lúc 15 tuổi), của học sinh nữ tăng 17,29 điểm (từ 14,28 điểm tăng lên 31,57 điểm). Tốc độ tăng điểm độ tập trung chú ý không đồng đều giữa các lứa tuổi. Chỉ số này tăng nhanh trong giai đoạn 9 - 10 tuổi, tăng chậm lúc 11 - 12 tuổi. Tốc độ tăng độ tập trung chú ý mỗi năm của học sinh nam (tăng 2,12 điểm) thấp hơn của học sinh nữ (tăng 2,16 điểm).
90
3.5.2. Độ chính xác chú ý của học sinh 7-15 tuổi
3.5.2.1. Độ chính xác chú ý của học sinh theo tuổi
Kết quả nghiên cứu độ chính xác chú ý của học sinh từ 7-15 tuổi được trình bày ở bảng 3.28.
Bảng 3.28. Độ chính xác chú ý của học sinh theo tuổi. Tuổi n Độ chính xác chú ý(%) X ± SD Tăng 7 105 0,847 ± 0,089 0 8 101 0,853 ± 0,064 0,006 9 96 0,913 ± 0,091 0,060 10 95 0,952 ± 0,059 0,039 11 104 0,960 ± 0,042 0,008 12 112 0,968 ± 0,038 0,008 13 117 0,981 ± 0,032 0,013 14 116 0,992 ± 0,020 0,011 15 104 0,997 ± 0,011 0,005 Tăng tb/n 0,940 ± 0,050 0,019
91
Các số liệu trong bảng 3.28 cho thấy, độ chính xác chú ý của học sinh tăng dần theo tuổi. Cụ thể, lúc 7 tuổi độ chính xác chú ý của học sinh là 0,847 điểm tăng lên 0,997 điểm lúc 15 tuổi, mỗi năm tăng trung bình 0,019 điểm. Mức chênh lệch độ chính xác chú ý giữa các độ tuổi không giống nhau.
3.5.2.2. Độ chính xác chú ý của học sinh theo giới tính
Kết quả nghiên cứu độ chính xác chú ý theo giới tính được trình bày trong bảng 3.29.
Bảng 3.29. Độ chính xác chú ý của học sinh theo giới tính.
Tuổi Độ chính xác chú ý của học sinh X1 - X 2 p(1- 2) Nam (1) Nữ (2) X ± SD Tăng X ± SD Tăng 7 0,853 ± 0,093 0,000 0,841 ± 0,083 0,000 0,012 >0,05 8 0,877 ± 0,065 0,024 0,854 ± 0,064 0,013 0,023 <0,05 9 0,951 ± 0,063 0,074 0,893 ± 0,058 0,039 0,058 <0,05 10 0,957 ± 0,057 0,006 0,946 ± 0,061 0,053 0,011 >0,05 11 0,960 ± 0,041 0,003 0,959 ± 0,042 0,013 0,001 >0,05 12 0,975 ± 0,038 0,015 0,961 ± 0,037 0,002 0,014 <0,05 13 0,983 ± 0,033 0,008 0,978 ± 0,031 0,017 0,005 >0,05 14 0,996 ± 0,013 0,013 0,988 ± 0,023 0,010 0,008 <0,05 15 0,997 ± 0,010 0,001 0,997 ± 0,012 0,009 0,000 >0,05 Tb 0.950 ± 0,046 0,018 0,935 ± 0,046 0,020
92
Hình 3.41. Độ chính xác chú ý của học sinh theo giới tính.
93
Các số liệu trong bảng 3.29 cho thấy, độ chính xác chú ý của học sinh nam và học sinh nữ tăng dần theo tuổi. Cụ thể, ở học sinh nam độ chính xác chú ý tăng trung bình 0,020 điểm/năm và ở học sinh nữ, tăng trung bình là 0,017 điểm/năm. Trong giai đoạn từ 7 - 15 tuổi, tốc độ tăng độ chính xác chú ý của học sinh nam và học sinh nữ không giống nhau
3.6. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NĂNG LỰC TRÍ TUỆ VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC CỦA HỌC SINH TỪ 7-15 TUỔI CHỈ SỐ SINH HỌC CỦA HỌC SINH TỪ 7-15 TUỔI
Kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ, độ tập trung chú ý và độ chính xác chú ý của học sinh 7 - 15 tuổi được trình bày ở bảng 3.30.
Bảng 3.30. Mối tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ, chú ý của học sinh từ 12-15 tuổi.
STT Mối tương quan giữa Hệ số tương quan (r)
1 IQ - Trí nhớ thị giác 0,7382
2 IQ - Trí nhớ thính giác 0,7974 3 IQ - Độ tập trung chú ý 0,6252 4 IQ - Độ chính xác chú ý 0,7190 3.6.1. Mối tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ thị giác.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, giữa chỉ số IQ với trí nhớ thị giác có hệ số tương quan dương. Như vậy, giữa chỉ số IQ và trí nhớ thị giác có mối tương quan tuyến tính thuận. Hệ số tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ thị giác khá lớn (r = 0,7382). Theo quy ước chung trong y sinh học, 0,7 < r < 0,8, thể hiện mối tương quan cao, chặt chẽ [86]. Điều này chứng tỏ, những học sinh có chỉ số IQ càng cao thì có khả năng ghi nhớ thị giác