Nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ thơ trong mối quan hệ với hoàn

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 52)

cảnh

Trong cuộc sống hàng ngày con người gặp và phải đối mặt với rất nhiều những hoàn cảnh, những tình huống khác nhau. Ở đó, có những hoàn cảnh khiến cho cuộc đời của nhân vật rẽ sang một con đường khác. Vậy hoàn cảnh là gì?

Theo tac giả Hoàng Phê “Hoàn cảnh là toàn thể nói chung những nhân tố khách quan bên ngoài có tác động đến sự sinh sống, sự hoạt động của con người, đến sự xảy ra hoặc diễn biến của sự việc nào đó”

Hoàn cảnh của nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích đề tài khảo sát được khắc họa, phân tích tương đối rõ nét. Đó có thể là hoàn cảnh gia đình,

hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh tự nhiên, môi trường, phong tục, văn hóa, ... Những hoàn cảnh này làm phương tiện để nhân vật bộc lộ “tính cách”.

Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích chủ yếu sống trong những mối quan hệ gia đình và xã hội. Đa số, những nhân vật trẻ thơ trong các truyện được khảo sát đều có hoàn cảnh bất thường (như phần 2.2.1. luận văn đã đề cập). Đó là tình cảnh côi cút từ khi còn nhỏ. Cuộc sống rất cơ cực. Đặt nhân vật trong những hoàn cảnh như vậy, người nghệ sĩ dân gian nhấn mạnh tới

thân phận bất hạnh của trẻ thơ. Đấy cũng là nỗi niềm của những người làm truyện trước nỗi đau “nhân tình”. Những hoàn cảnh như thế đã góp phần làm sáng rõ phẩm chất nhân vật. Dù đối mặt với cuộc sống khốn cùng, các em thơ vẫn không bị tha hóa, các em vẫn vươn lên không gục ngã và đi đến được phía cuối con đường để có được niềm vui. Như thế, hoàn cảnh sống giúp phẩm cách nhân vật được thử thách và bộc lộ rõ. Trong số các truyện khảo sát, có 4 nhân vật dù các em có cuộc sống cơ cực nhưng vẫn luôn giữ phẩm chất tốt, không bị tha hóa, như truyện Chiếc bật lửa thần. Trong câu chuyện

Chiếc bật lửa thần, cậu bé mồ côi cha mẹ. Cậu lang thang đi xin ăn, sống qua ngày nhờ sự bố thí của mọi người. Một lần Mồ Côi theo lời của thầy mo đã đi vào một cái hang, nơi đó có nhiều vàng bạc. Sau khi chia phần với thầy mo, Mồ Côi trở nên giàu có nhưng cậu bé không quên những năm tháng nghèo khổ của mình, cậu đã đem vàng bạc đi khắp nơi chia cho người nghèo khổ. Hành động đó đã cho thấy tấm lòng yêu thương, sẻ chia của cậu bé đối với những con người cùng cảnh ngộ. Trước mưu đồ của ông vua, đoán được điều đó Mồ Côi để chiếc bật lửa thần ở nhà. Đó là một việc làm khôn ngoan, em thà chịu đòn đau, tra tấn, hy sinh bản thân mình chứ không chịu để rơi vào tay ông vua tham lam, độc ác. Một em bé dũng cảm.

Truyện Lươn thần và cậu bé nghèo khổ, cậu bé có cuộc sống rất khó khăn (cơm không đủ ăn, mềm không có mà đắp, nhà dột tứ tung). Cuộc sống cơ cực hơn khi người bà ốm đau không kiếm được gì để ăn. Thương bà cậu bé đánh bạo tới nhà ông cậu vay lúa, không vay được em lại cố gắng đi xúc tôm cá. Đó là một đứa trẻ chăm ngoan ngay cả khi người ông cậu không cho vay lúa, suỵt chó ra đuổi nhưng cậu chưa một lần trách móc, coi khinh người ông cậu của mình. Chính bởi, đức tính đó cậu bé đã được lươn thần giúp đỡ, cậu bé có nhiều quần áo đẹp, nhiều đồ gỗ quý. Khi trở nên giàu có, cậu bé không

giữ bí mật để có nhiều đồ vật quý giá đó cho riêng mình mà vẫn chia sẻ cùng với người ông cậu tham lam.

Tuy vậy, cuộc đời không phải lúc nào cũng được đón nhận niềm vui. Con người buộc phải đối mặt với những kết cục buồn thương. Thậm chí bi thảm. Có những nhân vật trẻ thơ đã bị số phận cướp đi sự sống. Sự tích chim đa đa, Sự tích chim hít cô diễn tả những số phận đáng thương như thế. Cả hai em bé đều chết đói, chết trong tủi cực. Một bé chết giữa rừng và một bé chết trong túp nhà nghèo khổ. Ở đó hoàn cảnh khiến nhân vật “bất khả kháng”. Mặc dù, nhân vật đã gắng gỏi vượt lên. Ví như chú bé trong Sự tích chim đa đa đã cố lần tìm được đường từ rừng về nhà thoát chết, nhưng em cũng không thể chiến thắng được mưu mô, lòng dạ hiểm độc của người bố dượng đã quyết tâm không cho em tồn tại trên cõi đời này.

Hoàn cảnh thay đổi, số phận nhân vật cũng thay đổi theo. Trong truyện

Sự tích chim Đa Đa, kể về một em bé có một số phận bất hạnh từ sau khi cha em bé mất. Một thời gian sau mẹ em đi lấy chồng, vì không còn họ hàng thân thích nên em phải theo mẹ ở với bố ghẻ. Từ đó, cuộc sống của bé khác trước. Với bản tính vũ phu độc ác, người bố dượng đánh đập em đến nỗi “thâm tím cả mình mẩy”, rồi lừa gạt đưa em vào rừng sâu để mặc em ở tại đó. Mặc dù thoát nạn được lần đầu, song những lần sau em không thể cứu được mình. Cuối cùng, em đã chết bởi lòng hiểm ác của người bố ghẻ. Hình ảnh “bát cát quả cà” và tiếng kêu thảm thiết của con chim đa đa là một ám ảnh sâu sắc trong tâm khản người nghe / người đọc truyện này.

Trong truyện Sự tích tiếng kêu ác ác, hai anh em Sam và Sim là con nhà nghèo khổ, cha mẹ mất từ khi còn nhỏ. Hai đứa trẻ tội nghiệp ở trong một cái lều chỉ che được nắng chứ không che được mưa. Trong cơ hàn, trái tim

con trẻ vẫn giàu tình yêu thương. Đó là tình huống hai anh em Sam và Sim gặp bà lão trong một đêm mưa gió:

“Vào đêm mưa gió rất to, khi đi chặt lá về ngủ, các em thấy một bà lão ướt đẫm mưa, run lập cập, ngã gục bên cạnh lều. Hai đứa trẻ đã không ngần ngại nhường chỗ ngủ ấm cho bà lão, lại còn bóp tay chân, đấm lưng cho bà”. Bà lão đó chính là bà tiên đến để thử tấm lòng của hai anh em. Lòng tốt thương yêu, quý trọng con người của hai anh em đã khiến bà tiên cảm động, những tấm lá nơi bà lão ngủ đã hóa thành những thỏi vàng đã giúp hai anh em có cuộc sống sung túc hơn, không nghèo khổ nữa.

Truyện Cậu bé thông minh kể về một đứa trẻ có phấm cách thông minh đúng như tên gọi của truyện. Trước lệnh của ông vua yêu cầu cả làng nộp một con gà trống biết đẻ trứng thì cả làng lo sợ. Đó quả thực là một sự phi lí, riêng chỉ có cậu bé bình tĩnh, rồi mạnh dạn dũng cảm xin xung phong vào cung để gặp vua lo liệu việc cho làng. Em đã nghĩ ra một cách khiến vua phải thán phục. Đứa trẻ đưa ra việc bố em đẻ em bé, bắt em phải đi xin sữa cho em bé. Để nhà vua thấy được sự vô lí trong lệnh vua ban. Sự thông minh, dí dỏm của cậu bé đã giúp cả làng thoát tội. Cũng trong một thử thách khác cậu bé lại cho thấy tài trí của mình trước sự thách đố của nhà vua: Một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ. Em đã đố lại nhà vualà, rèn chiếc kim thành một con dao sắc để xẻo thịt chim đã khiến nhà vua thán phục.

Trong truyện Lươn thần và cậu bé nghèo khổ, cậu bé được đặt vào hoàn cảnh rất khó khăn. Đúng lúc túng quẫn nhất nhưng con trẻ vẫn kiên cường nhẫn nại. Trong tình huống đi vay người cậu thóc gạo không được đã thể hiện đức tính quý giá đó. Em không bó tay, em đã đi ra suối xúc cá, em kiên trì nuôi con lươn bé tí teo. Ở truyện Sự tích chim hít cô cũng vậy. Đứa trẻ

trong truyện vân chịu đựng cái đói để đi mót lúa, đi hái lá thuốc cho người cô, mong cho người cô lui đi bệnh tật.

Em bé trong Sự tích bàn chân người bị lõm lại thể hiện đạo hiếu tử bởi những suy nghĩ và hành động thông minh, nhẫn nại để thay đổi cả một hủ tục ăn sâu trong tiềm thức cộng đồng. Hoàn cảnh ngặt nghèo đã soi tỏ phẩm cách nhân vật.

Đặt nhân vật với hoàn cảnh sống, nghệ sĩ dân gian thường bố trí trong

tình cảnh tương phản với những nhân vật khác. Đặc biệt là các nhân vật giàu có, nhân vật tầng lớp trên. Như truyện Lươn thần và cậu bé nghèo khổ trong khi cậu bé có cuộc sống cơ cực, thiếu thốn thì người ông cậu trong nhà lúa thóc đầy kho. Sự đối lập, tương phản đó cho thấy rõ hơn phẩm chất của họ. Đặc biệt là cậu bé, nhẫn nại vượt qua để rồi được đền đáp xứng đáng. Trong truyện Chiếc bật lửa thần, Mồ Côi là một đứa trẻ không nơi nương tựa chống lại âm mưu muốn chiếm đoạt chiếc bật lửa thần của ông vua có quyền lực.

Biện pháp nghệ thuật tương phản đó đã để thể hiện được những mâu thuẫn và sự phức tạp của cuộc sống. Truyện cổ tích cũng thường hay sử dụng biện pháp lặp lại những hoàn cảnh tương tự. Ví như trong truyện Hai ông trạng nhỏ hoàn cảnh được lặp lại trong câu chuyện là, việc ông vua ra câu đố, người đầu bếp đi tìm lời giải câu đố; việc người đầu bếp hết lần này tới lần khác gặp hai em bé, nhờ có hai em bé mà người đầu bếp giải được câu đố khó của vua. Ở đây sự nhắc lại có tác dụng làm khiến cho người đọc thấy rõ hơn sự thông minh của hai cậu bé.

Như vậy, với nghệ thuật xây dựng nhân vật trong mối quan hệ với hoàn cảnh, tác giả dân gian đã khắc họa được những cách ứng xử của nhân vật và qua đó thể hiện rõ phẩm chất, “tính cách”nhân vật trẻ thơ.

2.3.2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật trẻ thơ qua hành động

Nhân vật dân gian được xây dựng chủ yếu là nhân vật chức năng, nhân vật hành động. Người nghệ sĩ cũng khắc họa những nhân vật loại tính. Ví như nhân vật thần thoại được sinh ra để thể hiện chức năng sáng tạo vũ trụ, để chinh phục vũ trụ: Có “ông trụ trời, có ông trồng cây, ông đếm cát”; có thần Biển, thần Mưa, thần Gió… Người anh hùng trong truyền thuyết chống giặc khi đất nước lâm nguy và đứng trước sự tồn vong; ông Bụt, ông Tiên xuất hiện trong truyện cổ tích trợ giúp người hiền lành bất hạnh… được đền bù, hạnh phúc.

Trong lời kể của cổ tích về nhân vật trẻ thơ cũng vậy. Hành động của nhân vật thể hiện phẩm chất, loại tính của nhân vật: nhân vật trẻ thơ hiếu thảo, thông minh, kiên cường, nhẫn nại…

Hành động của nhân vật thường nảy sinh trong các hoàn cảnh, tình huống cụ thể nào đó. Vì vậy hành động luôn có mối quan hệ chặt chẽ với hoàn cảnh của nhân vật. Hành động là một trong những yếu tố cơ bản của nhân vật, được nhận biết và quan tâm thể hiện từ rất sớm trong văn học. Theo tác giả Trần Đình Sử “Hành động ở đây chính là những việc làm cụ thể của nhân vật trong các tình huống đời sống và trong các quan hệ ứng xử nhân vật được thể hiện rõ nét.” Như vậy, đây là lí do khiến tác giả luôn ưu tiên cho việc miêu tả hành động để khắc họa nhân vật trong từng hoàn cảnh khác nhau. Trong câu chuyện Chiếc bật lửa thần, cậu bé Mồ Côi theo lời của thầy mo đã đi vào một cái hang. Nơi ấy có nhiều thử thách chờ đợi: có những con chó đá canh giữ, có bạc, có vàng… Qua những thử thách đó, trí thông minh của cậu bé được tôi luyện. Khi Mồ Côi trở nên giàu có cậu đã đem vàng bạc đi khắp nơi chia cho thiên hạ nghèo khó: “Hễ thấy các em bé đói rách, bao giờ cũng mua quần áo và cho uống”. Hành động đó đã cho thấy tấm lòng yêu

thương, sẻ chia của cậu bé đối với những con người cùng cảnh ngộ. Vì thế cậu được mọi người yêu quý. Trong tình huống bị vua mưu toan độc chiếm vật thần kì, em đã có hành động sáng suốt. Em đã để chiếc bật lửa thần ở nhà. Một em bé kiên cường, dũng cảm. Trước hành động động ác của ông vua em thà chịu đòn đau, tra tấn, hy sinh bản thân mình chứ không chịu để rơi vào tay ông vua tham lam, độc ác.

Nhân vật Mồ Côi trong Mồ Côi xử kiện, có tài phân xử. Qua việc phân giải giữa chủ quán và ông cụ, cho thấy Mồ Côi là người biết lắng nghe, từ tốn trong cách hỏi chuyện cũng như trong cách đưa ra nhận định của mình. Trước sự tình chủ quán tố cáo ông cụ hít mất hương vị lợn quay, yêu cầu ông cụ bồi thường hai mươi đồng Mồ Côi đã đưa ra cách phân xử thông minh: “Một bên hít mùi thịt, một bên nghe tiếng bạc”.

Hành động nhân vật không chỉ là việc làm mà còn là cách làm, tức là hình thức hành vi. Mặt khác, qua hành động không chỉ cho ta thấy được phẩm chất mà còn cho chúng ta thấy được tình cảm, thái độ của nhân vật.

Trong truyện Sự tích bàn chân người bị lõm hành động của cậu bé Pja trái ngược với dân làng. Em mang phần thịt về không ăn mà nướng khô cất lên gác bếp tích cóp lại. Hành động này của em bắt nguồn từ một ý nghĩ nung nấu quyết tâm bảo vệ thi hài mẹ khi mẹ mất. Đó cũng là tình cảm thiêng liêng em dành cho bậc sinh thành. Khi mẹ em qua đời, Pja chia thịt khô cho dân làng, lại thịt trâu chia cho làng, xẻo thịt bàn chân mình, đeo dao găm túc trực ngày đêm bên thi hài người mẹ. Đó là những hành động hiếu tử. Hành động của em đã thay đổi được một hủ tục, đưa cuộc sống của bản làng văn minh hơn.

Theo lời kể trong Người hóa dế, đứa trẻ ham chơi, nghịch ngợm đem dế quý của cha ra chơi. Bất chấp lời người cha căn dặn khi đi vắng. Điều đó

cho thấy, em bé không ngoan, không tôn trọng lời dạy dỗ của người lớn trong nhà. Việc em bé bỏ đi khi làm dế chết, chứng tỏ đứa trẻ rất sợ cha mắng, đánh đòn khi biết chuyện. Nhưng rồi, em đã bình tâm hơn khi được đạo sĩ giúp đỡ. Và hiểu ra mọi chuyện, biết lỗi mình gây ra. Cậu bé đã quay về với thân phận là chú dế nhỏ để giúp cha có dế cống vua chứ không phải là đứa con đã gây ra chuyện. Đó là tình cảm của người con muốn chuộc lỗi, lo lắng cho cha mẹ, sợ rằng cha mẹ sẽ phải gánh họa lớn do mình gây ra.

Tình cảm yêu thương người cô của đứa cháu trong Sự tích chim hít cô

được biểu hiện qua việc đi hái lá thuốc về chữa bệnh cho người cô đó.

Như vậy, qua hành động hình tượng nhân vật trẻ thơ được khắc họa rõ hơn về phẩm cách, tình cảm, thái độ của nhân vật.

2.3.3. Nghệ thuật sắp xếp, gắn kết nhân vật

Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là những chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận... Tất cả những yếu tố, bộ phận đó được tác giả sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nào đó nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất định. Kết cấu là thực thể, đây là cách hiểu truyền thống. Kết cấu có nghĩa là tổ chức và sắp xếp gắn kết các sự vật. Bản thân kết cấu là bộ phận cấu thành quan trọng của hình thức sự vật, tức là đem các nhân tố khác nhau sắp xếp vào một trật tự nào đó. Vì vậy, sắp xếp, gắn kết nhân vật trong tác phẩm cũng là một phần của kết cấu giúp cho tác phẩm thành công.

Đối với những truyện cổ tích mà đối tượng là những nhân vật trẻ thơ hầu như nghệ sĩ dân gian lựa chọn các mối quan hệ đối lập (như thiện – ác, tốt – xấu, nghèo khổ - giàu có, chủ - tớ, chính diện – phản diện, anh – em, dì ghẻ

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)