Giáo dục, bồi dưỡng năng lực văn – Tiếng Việt

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 80)

Ở Tiểu học, việc dạy học các phân môn của Tiếng Việt hướng tới nhiệm vụ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết). Cũng từ mục tiêu ấy, nội dung tri thức về ngôn ngữ Tiếng Việt được tổ chức giới thiệu thành các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn, Luyện từ và câu. Mỗi phân môn được triển khai với một muc đích nhất định, đảm nhiệm một kỹ năng nhất định.

Đối với phân môn Tập đọc, thông qua quá trình đọc và “giải mã” các đơn vị ngôn ngữ giáo viên có thể hướng học sinh rút ra những giá trị về nội dung và nghệt thuật của tác phẩm. Để làm được điều đó, giáo viên phải căn cứ vào ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện qua văn bản. Việc phân tích, giải mã các đơn vị ngôn ngữ phải gắn với dụng ý nghệ thuật của tác giả, để qua đó hiểu và đánh giá đúng giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Truyện cổ tích Em bé thông minh (Tiếng Việt 3, tập 1), được sử dụng trong cả ba phân môn Tập đọc, Kể chuyện và Chính tả. Trong phân môn Tập đọc khi rèn kĩ năng đọc kết hợp với giải nghĩa từ, học sinh đọc phần chú giải. Đó là phần nêu những từ khó hiểu trong câu chuyện và được giải nghĩa, giúp học sinh có thêm vốn từ để làm văn cũng như sử dụng trong giao tiếp.

Nội dung phần chú giải của bài được in trong sách giáo khoa:

- Kinh đô: nơi vua và triều đình đóng.

- Om sòm: ầm ĩ, gây náo động.

- Trọng thưởng: Tặng cho phần thưởng lớn.

Bên cạnh một số từ khó đã có sẵn trong phần chú giải, giáo vien cũng có thể đưa ra thêm một số từ khó hiểu nữa và giải nghĩa sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ví dụ trong bài này, giáo viên giải thích cho học sinh vè từ “Sứ giả”.

Đối với phân môn Chính tả, khi đặt câu hỏi: Những chữ nào trong bài Chính tả được viết hoa? Với câu hỏi này học sinh dễ dàng chỉ ra các chữ được viết hoa trong văn bản truyện:

Thứ nhất là các chữ ở đầu dòng, các chữ sau các dấu chấm câu (dấu ., dấu ?, dấu !)

Thứ hai là các chữ thuộc danh từ “Đức Vua”, Hai chữ này được viết hoa để chỉ sự tôn kính (trong truyện, chữ “Đức Vua” có 4 lần xuất hiện). Những chữ khác như “ông vua”, “nhà vua” ở trong văn bản thì viết bình thường, không viết hoa. Những danh từ chỉ người khác cũng không viết hoa. Ví như “cậu bé”, “sứ giả”.

Ở nghĩa sâu sắc hơn, học sinh có thể trả lời. Hai chữ / từ Đức vua đều xuất phát từ lời của cậu bé tâu bày với Đức Vua hoặc nới về Đức Vua trong câu chuyện. Cách sử dụng như vậy cho thấy giá trị biểu cảm của lời nói, thái

độ cung kính, sự hiểu biết thông minh của cậu bé thôn dân, của thần dân đối với đấng chí tôn.

Ở phân môn Chính tả: văn bản truyện Cậu bé thông minh, người làm sách lại lưu ý thêm về cách diễn đạt về dấu câu “:”. Lời nói của cậu bé được diễn đạt sau những dấu câu nào ? Học sinh có thể trả lời rằng: Lời nói của cậu bé được đặt sau dấu “:”. Đây là dấu câu cho biết lời đối thoại của nhân vật. Trước khi nhân vật thoại, thì văn bản phải dùng dấu đó. Ở phân môn Chính tả, qua ngữ liệu Cậu bé thông minh, thầy cô giáo cần lưu ý học sinh cách viết hoa cho đúng các trường hợp. Đó là sau câu hỏi, sau dấu “:”.

Hơn nữa, để rèn luyện kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh tiếp cận các tuyến nhân vật, về cử chỉ, hành động, lời nói của nhân vật, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngữ điệu sao cho phù hợp.

Ví dụ: truyện Cậu bé thông minh (Tiếng Việt 3, tập 1), có mặt trong ba phân môn Tập đọc, Kể chuyện và Chính tả. Ở phân môn Tập đọc, căn cứ vào diễn biến câu chuyện thì đối với nhân vật em bé mỗi nhân vật chúng ta có những giọng điệu khác nhau.

Nghiên cứu văn bản tác phẩm còn giúp giáo viên có thể áp dụng vào quá trình dạy học kể chuyện cho học sinh Tiểu học. Phân môn Kể chuyện có mặt hầu hết trong sách Tiếng Việt Tiểu học ở các lớp. Truyện Cô bé trùm khăn đỏ (Tiếng Việt lớp 1), Cậu bé thông minh (Tiếng Việt lớp 3). Từ những cốt truyện, những đặc trưng nghệ thuật của truyện cổ tích (hư cấu, tưởng tượng, đối chiếu, so sánh nhân vật), giáo viên sẽ có điều kiện tạo và sử dụng các đồ dùng trực quan phục vụ cho hoạt động kể chuyện, giúp giờ kể chuyện của giáo viên thêm sinh động, hấp dẫn. Học sinh sẽ thích thú và dễ nhớ, dễ hiểu khi giáo viên trình bày câu chuyện.

Ví dụ: Khi dạy phân môn Kể chuyện với câu Chuyện Cô bé trùm khăn đỏ (Tiếng Việt 1, tập 2), học sinh kể từng đoạn của truyện, khi giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai, để việc phân vai trở nên hứng thú, hấp dẫn hơn với trẻ, giáo viên nên cho các em trang phục mặt nạ Sói, quàng khăn đỏ cho cô bé.

Cũng từ những hiểu biết về văn bản, đặc biệt là những hiểu biết về các tuyến nhân vật mà học sinh có thể đóng kịch, diễn lại nội dung câu chuyện. Những hiểu biết về thế giới nhân vật sẽ giúp các em có những lời nói, hành động, cử chỉ, ngữ điệu phù hợp với nhân vật. Đây là cơ sở giúp giáo viên có thể áp dụng khi dạy phân môn kể chuyện cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 3.

Đối với lớp 4, 5, từ những hiểu biết về ngôn ngữ, các em sẽ biết cách sử dụng các yếu tố ngôn ngữ ấy để kể lại nội dung câu chuyện. Các em có thể vận dụng cách sử dụng ngôn từ mà tác giả đã dùng để kể lại, cũng có thể kết hợp ngôn ngữ truyện với ngôn ngữ của các em. Điều đó hướng tới mục đích giúp cac em biết dùng lời riêng để kể lại đúng nội dung câu chuyện.

Khi nghiên cứu thế giới nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích của hai tác giả Nguyễn Đổng Chi và Nguyễn Cừ, cũng tạo ra những cơ sở phục vụ cho việc dạy học phân môn Tập làm văn. Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ tích ta có thể tìm hiểu khả năng sử dụng ngôn ngữ để miêu tả nhân vật giúp học sinh kể lại một sự việc, câu chuyện nào đó. Đây cũng là hoạt động cần thiết khi tạo lập văn bản. Muốn kể lại được một câu chuyện dưới dạng văn bản các em cân phải tìm hiểu nhân vật.

Thành công của nghệ sĩ dân gian khi sáng tạo truyện cổ tích không chỉ ở việc tạo ra cốt truyện mà còn ở cách diễn xướng. Nó có nghĩa là kể chuyện như thế nào? Bởi truyện dân gian sáng tác để kể mà không phải để đọc. Chính là cách kể chuyện đó ra sao? Giọng điệu kể ở đây không đơn giản là một tín

hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói mà còn là một giọng điệu mang nội dung, tình cảm, thái độ ứng xử trước các hiện tượng đời sống. Đây cũng là một yếu tố có thể được vận dụng khi dạy kiểu bài văn kể lại một kỉ niệm khó quên, hay kể lại một câu chuyện mà em yêu thích nhất trong những truyện đã được học, đặc biệt là kể lại một câu chuyện cổ tích mà theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó. Khi dạy kiểu bài này, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh cách sử dụng các tính từ chỉ đặc điểm, tính chất; các động từ chỉ hành động, cử chỉ; cac từ láy có tác dụng gợi hình, gợi cảm; chú ý tới cách diễn đạt khi đặt nhân vật vào từng hoàn cảnh khác nhau, trong mỗi hoàn cảnh thì nhân vật hiện lên với những hành động, thái độ như thế nào? Để có thể làm nổi bật nhân vật trong truyện kể về mọi khía cạnh thì trong quá trình hướng dẫn học sinh tạo lập văn bản, trong cổ tích trang bị cho các em những cách thức diễn đạt sáng tạo, độc đáo. Khi kể lại truyện Cô bé quàng khăn đỏ, tác giả đã rất linh hoạt, phù hợp, khi hồn nhiên, vui tươi, dí dỏm, khi lại xót thương. Đối với từng nhân vật mà có giọng kể khác nhau.

Ví như:

- Câu mở đầu câu chuyện: kể khoan thai.

- Từ đoạn sau đến đoạn Khăn Đỏ và bà bị Sói ăn thịt: giọng kể tăng dần căng thẳng. Lời Khăn Đỏ nói với Sói: ngây thơ, hồn nhiên. Lời Sói lúc ngọt ngào khi dỗ Khăn Đỏ vào rừng chơi; lúc ồm ồm, rồi hăm dọa khi giả giọng bà lão trả lời cháu.

- Đoạn kết truyện: với giọng hồ hởi. Bài học mà Khăn Đỏ rút ra cho mình: Đọc chậm rãi, thâm thía.

Giọng đối với nhân vật sói mang tính chất hả hê còn đối với nhân vật cô bé trong lời đối thoại với chó sói mang tính chất dí dỏm. Sự biến hóa trong cách kể của tác giả thật tài tình. Bên cạnh đó hành động, tính cách của nhân

vật cũng được thể hiện khá sinh động. Qua tác phẩm này, các em có thể học và vận dụng vào lối diễn đạt các trạng thái cảm xúc của bản thân.

Khi tạo lập văn bản kể chuyện, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh cách tác giả xây dựng nhân vật. Nhân vật phải được khắc họa qua các yếu tố như tạo ra các hành động, lời nói, suy nghĩ, tâm lý, tính cách nhân vật đó. Điều đó được thể hiện cụ thể sinh động bằng cách hướng dẫn các em sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: so sánh, nhân hóa, …Ở sách Tiếng Việt 4, trong phân môn Tập làm văn khi hướng dẫn học sinh kể lại hành động của nhân vật, giáo viên có thể mượn đoạn trích trong truyện Cậu bé thông minh, lấy hành động, lời nói, cử chỉ của cậu bé khi đối đáp trả lời ông vua:

“Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi: - Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ ?

- Muôn tâu Đức vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em.Con không xin được, liền bị đuổi đi.

Vua quát:

- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được!

Cậu bé bèn đáp:

- Muôn tâu, vậy sao Đức vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?

Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa.” Từ đoạn trích này, giáo viên phân tích hành động, việc làm của cậu bé: Trước lệnh của ông vua cả làng lo sợ chỉ có cậu bé bình tĩnh, rồi mạnh dạn dũng cảm vào cung để gặp vua. Cậu đã nghĩ ra một cách khiến vua phải thán phục. Sự thông minh, dí dỏm của cậu bé đã giúp cả làng thoát tội. Những cử chỉ, hành động, thái độ của cậu bé cũng chính là sản phẩm của sự sáng tạo

nghệ thuật thông qua cách thức xây dựng nhân vật. Còn giọng kể đoạn truyện, đối với nhân vật Đức Vua oai nghiêm khi hỏi cậu bé tại sao lại kêu ầm ĩ, giọng bực tức khi cậu bé kể lại lí do khóc. Cậu bé với ngữ điệu từ tốn, khoan thai.

Luyện từ và câu là phân môn dạy về các đơn vị ngôn ngữ và cách thức sử dụng các đơn vị ngôn ngữ ấy vào quá trình tạo ra các sản phẩm giao tiếp. Nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện cổ tích cũng giúp người giáo viên hiểu và nắm được cách sử dụng, sáng tạo các đơn vị ngôn ngữ của tác giả và tận dụng chúng làm kiến thức hướng dẫn học sinh khi dạy Luyện từ và câu ... Khi dạy cho học sinh so sánh hay nhân hóa, giáo viên có thể mượn những câu, những đoạn trong truyện cổ tích, giúp các em nhận thấy rõ đặc điểm, cấu trúc của hai biện pháp này.

Ví dụ, khi dạy về biện pháp so sánh, giáo viên có thể chọn câu: “Trời ơi! Cháu sợ quá! Trong bụng sói, tối đen như mực.” (Trích Cô bé trùm khăn đỏ)

Hay khi dạy cho học sinh về biện pháp nhân hóa, giáo viên có thể mượn lời nói, suy nghĩ, tình cảm, thái độ của loài vật. Chẳng hạn lời con Sóc nói với cô bé (Cô bé trùm khăn đỏ).

“Đi được một quãng thì gặp Sóc, sóc nhắc:

- Cô bé quàng khăn đỏ ơi, lúc nãy tôi nghe mẹ cô dặn đi đường thẳng, đừng đi đường vòng cơ mà. Sao cô lại đi đường này?”

Như vậy thông qua các câu chuyện, các em còn được học và có cơ sở vận dụng những lối nói, cách viết, cách diễn đạt sáng tạo mới lạ. Chính những hoạt động ấy sẽ giúp các em vừa củng cố, vừa có thể mở rộng phát triển vốn từ. Đó cũng là cơ sở để phát triển vốn ngôn ngữ cho các em.

3.2.3.Giáo dục đạo đức

Các truyện cổ tích được có mặt trên trang sách Tiếng Việt đề cập đến những nội dung vô cùng phong phú. Đằng sau những lời kể bình dị ấy ta có thể rút ra khá nhiều bài học làm người hữu ích cho các em. Suy cho cùng, xưa nay dù con người nói tới những truyện về thế giới khác như yêu ma, quỷ quái, hay hoa, lá, cỏ cây, ... thì kết lắng lại vẫn là ý nghĩa nhân sinh. Những truyện cổ tích ở sách Tiếng Việt có thể giúp các em nhận ra những bài học bổ ích như: Bài học tu luyện bản thân để trở thành người tốt; bài học về cách ứng xử trong các mối quan hệ gia đình và xã hội; bài học nhận thức về thế giới thiên nhiên và qua đó biết cách ứng xử với thế giới thiên nhiên.

Có thể nói, truyện cổ tích tái hiện những mảnh đời, những số phận, những nhân vật, những ước mơ tốt đẹp… Ở đó cũng chứa đựng tình cảm giản dị, đời thường mà con người dành cho nhau. Đấy là tình cảm giữa những người thân trong gia đình, tình cảm bạn bè, tình cảm với thiên nhiên. Truyện cổ tích còn tái hiện bức tranh cuộc sống, con trẻ nhận biết và học được nhiều điều hữu ích.

Dạy cho các em biết vâng lời cha mẹ, không ham chơi để rồi không nghe theo lời mẹ dặn, đó là lời nhắc nhở trong truyện Cô bé quàng khăn đỏ

(Tiếng Việt 1). Cô bé mải mê ham chơi, hái hoa, bắt bướm mà đi theo đường vòng dù được Sóc nhắc nhở phải nghe theo lời mẹ dặn nhưng cô vẫn đi đường vòng để rồi gặp phải chó sói, may có bác thợ săn cứu mà hai bà cháu thoát chết. Đó là một bài học khiến cô bé không bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn nữa.

Lòng hiếu thảo, ngoan ngoãn thương yêu mẹ của người làm con. Lại được nói tới, thấm thía qua truyện Bông hoa cúc trắng (Tiếng Việt 1). Đấy là một câu chuyện vô cùng xúc động về lòng hiếu thảo của cô bé đối với người

mẹ sinh thành của mình. Khi người mẹ ốm, cô bé tận tụy ngày đêm chăm sóc bên mẹ mình. Theo lời của thầy thuốc, cô bé đã không quản ngại gió rét. Trên người chỉ phong phanh một manh áo mỏng nhưng em đã chạy đi tìm bông hoa cúc trắng để về làm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Khi biết mỗi cánh hoa là một ngày mẹ cô được sống thêm, cô bé đã nghĩ cách để mẹ được nối dài những ngày mẹ sống. Em đã xé mỗi cánh hoa ra nhiều sợi. Chính tấm lòng hiếu thảo của đứa con đã khiến ông Tiên cảm động và chữa khỏi cho người mẹ. Đó là một phần thưởng xứng đáng cho tấm lòng hiếu thảo của người làm con.

Thời nay, xã hội có nhiều việc lo toan bận bịu, con người ít quan tâm đến nhau hơn. Thậm chí những quan hệ thiêng liêng ruột thịt cũng có thể không được gắn kêt như xưa. Gia đình ít con cái nên người làm bố mẹ chiều, lo lắng cho các con, khiến con cái có thể sao nhãng đạo hiếu của mình. Con cái hư hỏng làm đau lòng cha mẹ. Ban đầu có thể chỉ là việc cỏn con như cô

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)