Cuộc đời, số phận của nhân vật

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 46)

Nếu như truyền thuyết thường quan tâm đến số phận của dân tộc, đến những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử thì cổ tích lại quan tâm đến số phận con người.

Truyện cổ tích là truyện kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc (người mồ côi, người mang lốt xấu xí mà người tài năng, người dũng sĩ, người nghèo khổ, ...). Cổ tích kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người. Những nhân vật trung tâm chịu nhiều bất hạnh, họ bị ngược đãi, bị chà đạp. Những nhân vật tài giỏi, dũng sĩ (có tài đặc biệt, phi thường về một lĩnh vực nào đó) thì cuộc đời, số phận của họ gắn với chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người. Trong đề tài này, chúng tôi tìm hiểu về đối tượng nhân vật là trẻ thơ, cuộc đời số phận của các em cũng được diễn tả khác nhau.

Cuộc đời cơ cực của con người xưa nay, được biểu lộ qua cuộc sống thường nhật, cuộc sống mưu sinh. Cái cơ khổ hằn lên qua nơi ăn chốn ở, những nhu cầu tối thiểu là miếng cơm manh áo không được đáp ứng. Người ta được ăn no, mặc ấm, được ở trong mái nhà ấm cúng, gia đình sum vầy, có cha có mẹ, có những người thân thương ruột thịt, đấy là nhịp sống bình thường, ta gọi là có hạnh phúc. Vậy mà, những đứa trẻ xuất hiện trong lời kể cổ tích dường như không thể có một cuộc sống khiêm nhường, giản dị như thế. Các em có những cuộc đời thật bất hạnh.

Trước hết là nỗi bất hạnh khi còn thơ dại đã côi cút: cha hoặc mẹ mất sớm. Cũng có khi còn bé các em đã không còn cha, không còn mẹ. Nhân vật con côi này đã làm nên một kiểu truyện trong cổ tích thần kỳ: kiểu truyện người mồ côi. Thân phận của nhân vật trở thành tên gọi của nhiều truyện. Thậm chí thành cả tên gọi cho nhân vật (Mồ côi đừng chết, Mồ côi xử kiện, …). Số lượng truyện này chiếm 64% truyện được khảo sát trong đề tài.

Hai anh em Sim và Sam (Sự tích tiếng kêu ác ác), mất cả cha và mẹ khi các bé mới 8 tuổi và 5 tuổi. Con trẻ không còn nơi bấu víu.

Trong truyện Chiếc bật lửa thần, người kể đã đặt cho nhân vật chính cái tên đúng như số phận của mình: Mồ Côi. Chú bé này “mồ côi, không anh em, cũng chẳng có họ hàng thân thích”. Tứ cố vô thân, cậu bé lay lắt giữa cõi đời. Với cậu bé Pja trong Sự tích bàn chân người bị lõm, cũng có tình cảnh thật thê thảm: “Lúc còn nhỏ, bố chết, hàng xóm cũng đến xẻo thịt ăn” (Theo lời kể phong tục của người cổ xưa), thì ở vùng quê đó, người ta không mai táng người chết mà “nhà nào có người chết thì họ hàng, làng xóm kéo đến chia nhau xẻo thịt về ăn”.

Cậu bé ở buôn làng nọ, trong lời kể Lươn thần và cậu bé nghèo khổ, là đứa trẻ “mồ côi sống với bà”. Người già và bé thơ yếu ớt, cô đơn không thể

làm gì để có cuộc sống bình thường như những người khác. Cùng số phận, đứa trẻ trong Sự tích chim hít cô là trẻ mồ côi, ở với người cô cũng già yếu không thể lo nổi cho cuộc sống của hai cô cháu.

Dù sao những em bé đó vẫn còn có người bà, người cô cùng nhau nương tựa mà tiếp tục sống. Sim và Sam, trong Sự tích tiếng kêu ác ác, là hai đứa trẻ thật đáng thương, bố mẹ mất hết. Chúng không có họ hàng thân thích. Hai đứa trẻ bơ vơ không người nương tựa, tự mưu sinh.

Không chỉ nỗi bất hạnh côi cút, mà những đứa trẻ còn chịu cuộc sống cơ cực, nghèo khổ. Những thiếu thốn về tình thương chưa dứt thì vấn đề cuộc sống (miếng cơm manh áo hay nơi ăn chốn ở) quả thực là môt gánh nặng đối với các em, khi tuổi còn quá nhỏ phải gánh chịu.

Hai đứa trẻ trong Sự tích tiếng kêu ác ác, cha mẹ mất nên những công việc như: “lên đồi phát rẫy, trồng bắp, trồng bầu, đào củ để ăn”, các em đều tự lập. Chúng chăm chỉ làm từ những công việc nhỏ đến việc to tát. Mặc dù, có những việc không phù hợp với lứa tuổi của các em, rất nặng nhọc. Khi vất vả cả ngày để có cái ăn, vậy mà khi đêm về “mái nhà” để các em nghỉ ngơi cũng chỉ là một cái lều nhỏ, rách nát. Thiếu tình yêu thương, đùm bọc, quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, hai anh em phải tự lo từng bữa ăn, manh áo đến giấc ngủ. Sự thiếu thốn không chỉ có ngôi nhà “chỉ che được nắng, không che được mưa”. Thậm chí chỉ có duy nhất một bộ quần áo rách mặc trên người, khi mưa ướt thì không có áo để thay, khi áo rách không có người mẹ bên cạch để vá cho. Trong nhà chỉ có một con dao cùn và chiếc cuốc đã mẻ.

Truyện Lươn thần và cậu bé nghèo khổ, ngay từ tên câu chuyện đã cho biết cuộc sống của cậu bé. Cái “nghèo” ngày càng đe dọa tới cuộc sống của hai bà cháu khi người bà ngày càng già yếu. Bình thường, “cơm không đủ ăn, mềm không có mà đắp”. Dù cậu bé có cố gắng chăm chỉ đi xúc cá, nhưng với

tuổi còn nhỏ nên cả buổi “xúc được một con lươn nhỏ xíu”. Đứa trẻ có một người ông cậu rất giàu có “lúa bắp đầy kho, chiêng chè đầy nhà”, nhưng đứa trẻ không được người ông cậu giúp vì ông cậu đó tham lam, đọc ác. Họ ở trong một cái nhà “dột nát tứ tung”, rau cháo nuôi nhau qua ngày.

Đứa trẻ trong Sự tích chim hít cô là đứa trẻ không chỉ mồ côi cha, mà còn mồ côi cả mẹ. Ở với người cô đã già yếu, không đủ sức khỏe để lo cho cuộc sống của hai người. Tuy cặm cụi suốt ngày “mò cua, bắt ốc hoặc mót hái” cũng không đủ ăn. Cái đói ngày càng đe dọa tới tính mạng của hai sinh mệnh đó. Mất mùa, người đói lâm vào bước đường cùng, hai cô cháu chỉ còn cách “nằm nhà nhịn đói”. Một bát canh cũng không có để mà ăn.

Cuộc sống côi cút, nghèo khổ đã là một bất hạnh lớn đối với những đứa trẻ còn thơ dại. Vậy mà, các em còn phải chịu thêm những tai họa, bị chà đạp không một chút thương xót. Cậu bé Mồ Côi trong Chiếc bật lửa thần là một đứa bé mồ côi, lang thang sống nhờ sự bố thí của mọi người. May mắn, cậu đã có được chiếc bật lửa thần, cuộc sống thay đổi, đứa trẻ có nhiều vàng bạc. Nhưng sự yên ổn đó không được bao lâu, chuyện tới tai vua. Ông vua tham lam, độc ác đó dùng mọi mưu đồ “bắt nhốt, đánh đập rất đau” đứa trẻ tội nghiệp đó để đoạt chiếc bật lửa.

Sự tích chim đa đa, em bé phải theo người mẹ ở với người bố dượng. Em còn quá nhỏ nên không làm được gì. Vì thế mà trở thành cái gai trong mắt người bố kia. Lẽ ra mất cha, em phải được bố dượng yêu thương nhưng bất hạnh lại thêm bất hạnh. Một em bé ngây thơ, còn nhỏ dại đã bị đánh đạp “thâm tím cả mình mẩy”. Bố dượng chà đạp lên cuộc sống của hai mẹ con. Em bị “coi như kẻ ăn, đứa ở”. Không chỉ chịu cuộc sống bị chà đạp, đứa bé còn bị đe dọa về mạng sống. Cuộc sống nghèo đói càng khiến dã tâm người

bố dượng muốn giết đứa trẻ thêm dữ dội. Lừa em vào rừng sâu, nơi không một ai dám tới, bố dượng đã bỏ rơi, bỏ đói em, để hổ dữ ăn thịt.

Bên cạnh những mảnh đời cơ cực, côi cút thì truyện còn kể về những đứa trẻ có cuộc sống hạnh phúc, tràn đầy tình thân. Sung túc, đầy đủ, các em được chơi vui vẻ, được đi học với đúng nghĩa tuổi của mình.

Cậu bé trong Người hóa dế, có người cha làm cai tổng. Đó là một chức quan, với bổng lộc vua ban, gia đình cậu bé không phải lo lắng về mưu sinh. Lớn lên trong môi trường ấm cúng, được cha mẹ lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ, được đi học, vui chơi với những đứa trẻ cùng trang lứa.

Cũng có cuộc sống hạnh phúc, cậu bé trong Chú bé thông minh, lớn lên trong sự bao bọc của người mẹ và người ông. Mẹ là công chúa, còn người ông là vua một nước. Tuy không có cha nhưng những bù đắp từ mẹ và ông dành cho khiến cậu bé không cảm thấy bị thiệt thòi. Cuộc sống luôn có sẵn mọi thứ, mọi điều cậu muốn. Có người hầu hạ, cơm bưng nước rót, ở trong ngôi nhà không những kiên cố, vững chắc mà còn được trang hoàng lỗng lẫy. Tuy vậy những số phận may mắn của trẻ thơ được tái hiện trong truyện cổ tích như vệt sáng thoáng qua. Chút màu tươi tắn ấy thật hiếm hoi. Điều đó cho thấy, cuộc sống xưa buồn thương nhiều hơn hạnh phúc.

Truyện cổ tích cho ta thấy không hẳn những nhân vật có cuộc sống nghèo khổ, chịu nhiều bất hạnh khi còn thơ dại thì sẽ có kết thúc bất hạnh. Đa số trẻ thơ cuối truyện có được hạnh phúc (câu chuyện kết thúc có hậu). Có 13 truyện kết thúc có hậu trong 15 câu chuyện khảo sát (chiếm 86,7%). Chẳng hạn như truyện Sự tích tiếng kêu ác ác, hai anh em Sam và Sim là con nhà nghèo khổ, cha mẹ mất từ khi còn nhỏ, hai anh em ở một cái lều chỉ che được nắng chứ không che được mưa. Tuy đời sống côi cút nhưng hai anh em biết đâu là điều hay, điều tốt, khi đói khát mưa gió không xin ai cái gì. Và chính

lòng tốt của mình đã giúp hai anh em thay đổi cuộc sống. Số phận của hai anh em từ đó được thay đổi không còn nghèo như trước nữa: đó là vào đêm mưa gió rất to, khi đi chặt lá về ngủ thấy một bà lão ướt đẫm mưa, run lập cập, ngã gục bên cạnh lều. Hai anh em đã không ngần ngại nhường chỗ ngủ ấm cho bà lão, lại còn bóp tay chân, đấm lưng cho bà. Bà lão đó chính là bà tiên đến để thử tấm lòng của hai anh em. Lòng tốt thương yêu, quý trọng con người của hai anh em đã khiến bà tiên cảm động, những tấm lá nơi bà lão ngủ đã hóa thành những thỏi vàng đã giúp hai anh em có cuộc sống sung túc hơn, không nghèo khổ nữa. Hay trong truyện Lươn thần và cậu bé nghèo khổ, cậu bé có cuộc sống rất khó khăn (cơm không đủ ăn, mềm không có mà đắp, nhà dột tứ tung). Nhưng cậu bé lại thật thà, có tấm lòng bao dung mặc dù ông cậu rất giàu có, cậu bé đến vay lúa không cho lại còn suỵt chó ra đuổi nhưng cậu chưa một lần trách móc, coi khinh người ông cậu của mình. Chính bởi, đức tính đó cậu bé đã được lươn thần giúp đỡ, cậu bé có nhiều quần áo đẹp, nhiều đồ gỗ quý. Cuộc sống của hai bà cháu từ đó trở nên sung túc và sống hạnh phúc bên nhau. Còn người ông cậu tham lam cuối cùng nhận lấy cái chết đau đớn.

Bên cạnh đa số những truyện có kết thúc có hậu, còn có 2 truyện mà nhân vật có số phận bi thảm. Đó là truyện Sự tích chim hít côSự tích chim đa đa. Cụ thể như sau:

Trong Sự tích chim hít cô, đứa trẻ mồ côi cha mẹ, chung sống với người cô già yếu dưới mái nhà nghèo khổ. Mò cua bắt ốc, hái rau đào củ ăn qua ngày. Vì mất mùa nên trước cái đói đang đe dọa tới tính mạng, cậu bé luôn gắng gượng chút sức lực khi được người hàng xóm cho bát canh rau để đi mót lúa, hy vọng có được một ít thóc về nấu cháo ăn. Trong hoàn cảnh người gặt thì ít người mót thì nhiều, chủ ruộng cầm roi đánh không tiếc tay, hết buổi cậu

cũng mót được một “nắm lúa bằng chiếc chổi xể”. Sau cả buổi mót lúa vất vả, cậu vẫn chăm chỉ “đạp, sảy, rang bỏ vỏ, giã”, rồi nấu thành cháo. Nhưng rồi sau bao nhiêu cố gắng đó, chỉ vì thương sợ người cô già yếu đau bụng mà nguy hiểm tới tính mạng, lo cho cô chạy đi xin thuốc chữa bệnh. Khi trở về thì người cô đã ăn hết phần cháo dành cho đứa trẻ, để rồi đứa trẻ đáng thương đó đã chết trong tủi, chét trong cái đói, trong căn nhà nghèo khổ đó. Đứa bé trong Sự tích chim đa đa thì chết đói giữa rừng sâu.

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)