Lâu nay, việc phân loại các biến thể (các tiểu loại) truyện cổ tích là một trong những vấn đề quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Ở Việt Nam, giới nghiên cứu đưa ra được một số cách phân loại.
Nguyễn Đổng Chi, trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có đề cập: “Phân loại truyện cổ tích, một vấn đề đặt ra từ lâu, nhưng vẫn còn mới mẻ”. Ông cũng trao đổi thêm, khi nói đến mấy tiếng “truyện cổ tích” hay “truyện đời xưa”, chúng ta sẵn có quan niệm rằng, đấy là một danh từ chung bao gồm hết thảy các loại truyện do quần chúng vô danh sáng tác và lưu truyền qua các thời đại. Chính vì đứng trước một kho tàng truyện cổ tích đồ sộ, nên việc xác định đặc trưng từng loại truyện khác nhau để đi đến phân loại chúng là việc làm hết sức khó khăn, nhưng lại vô cùng cần thiết, nhất là trong việc giảng dạy thể loại này ở nhà trường. Trên cơ sở này, ông đã đưa ra cách phân loại truyện cổ tích thành 3 loại:
1. Truyện cổ tích thần kỳ
2. Truyện cổ tích thế sự (sinh hoạt) 3. Truyện cổ tích lịch sử
Xét từ góc độ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, và nhất là trên cơ sở của chương trình tiểu học cùng những căn cứ của các nhà nghiên cứu ta thấy, việc phân chia theo Nguyễn Đổng Chi là tương đối hợp lý. Ông chủ yếu dựa trên các đặc trưng loại hình của truyện, được biểu hiện ở một số tiêu chí có giá trị khu biệt thành một số kiểu truyện. Ông viết: “Thực ra đối với truyện cổ tích và ngay cả đối với truyện cổ dân gian nói chung, bất kỳ sự phân chia nào chỉ có ý nghĩa chính xác tương đối” [14, Tr. 72].
Trong phân loại cổ tích còn có quan niệm chia khác. Đó là cách chia 3 tiểu loại như sau:
1. Cổ tích thần kỳ 2. Cổ tích sinh hoạt 3. Cổ tích loài vật
Cách chia như trên đã “gạt” ra phần biến thể cổ tích lịch sử, chỉ còn lại hai biến thể cổ tích thần kỳ và cổ tích sinh hoạt. Cộng thêm vào đó tiểu loại cổ tích loài vật.
a) Truyện cổ tích thần kỳ
Truyện cổ tích thần kỳ, được xem là bộ phận phong phú nhất trong các tiểu loại truyện cổ tích. Như tên gọi của nó, yếu tố thần kỳ đóng vai trò quan trọng trong kết cấu và quá trình dẫn dắt câu chuyện. Yếu tố thần kỳ này có cội nguồn trong tín ngưỡng của nhân dân. Người kể chuyện mượn yếu tố thần kỳ để làm phương tiện hỗ trợ cho hoạt động của con người, truyện đến với con người mang một bài học giáo huấn nào đó trong xã hội thời bấy giờ.
Các tác giả đã giải quyết các mâu thuẫn bằng cách tạo ra truyện để phản ánh và lý giải những hiện tượng trong đời sống xã hội. Tính chất thần kỳ, ảo tưởng trong truyện cổ tích đã xuất hiện. Truyện cổ tích thần kỳ cũng chính là giai đoạn phát triển cao nhất của thể loại truyện cổ tích, khi mà thể
loại này đã xây dựng và hoàn thiện được hệ thống phương pháp và phương tiện nghệ thuật riêng của nó. Truyện cổ tích thần kỳ có một số đặc điểm sau:
Trong truyện cổ tích thần kỳ, đối tượng được miêu tả, phản ánh bao giờ cũng hướng về con người. Những xung đột của xã hội, con người luôn được đặt vào trung tâm. Các nhân vật dù nhiều hay ít, mạnh hay yếu đều là đối tượng chính phản ánh trong truyện. Ngay việc đặt tên cho tác phẩm cũng phản ánh rất rõ điều đó, hầu hết các truyện cổ tích thần kỳ đều mang tên của nhân vật chính, là người hoặc một cái tên nói về thế giới thực tại của con người chứ không lấy tên các nhân vật thần kỳ. Ví như truyện: Tấm Cám, Thạch Sanh, Chử Đồng Tử, Cây Khế, ...
Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột giữa người với người trong truyện cổ tích thần kỳ thì các lực lượng thần kỳ lại giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Các nhân vật chính diện, thường rất thụ động và bất lực trước những tình huống khó khăn, gay cấn của cuộc đời như: “Chử Đồng Tử thì không có khố, chỉ biết ngâm mình xuống nước hoặc vùi mình xuống cát; Thạch Sanh thì bị Lý Thông lừa dối nhiều lần nhưng vẫn giữ phận làm em; cô Tấm chỉ biết ngồi khóc khi bị cướp giỏ cá, cướp con bống, cướp quyền đi xem hội,...”. Nếu không có sự tham gia phù trợ của các lực lượng thần kỳ, thì các nhân vật chính diện sẽ rơi vào tình thế hoàn toàn bế tắc; các xung đột trong truyện sẽ không thể nào phát triển và giải quyết được. Hầu hết, các vấn đề xã hội được nêu lên trong truyện cổ tích thần kỳ đều được giải quyết chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp của các lực lượng thần kỳ (phương pháp tưởng tượng hư cấu mang tính chất thần kỳ, kỳ ảo).
Trong truyện cổ tích thần kỳ, khi nào xung đột xã hội phát triển đến độ căng thì lực lượng thần kỳ, kỳ ảo mới xuất hiện rồi sau đó lại biến đi để cho con người và việc đời lại diễn ra bình thường theo quy luật nội tại của nó. Khi
có xung đột trở lại nhân vật chính bị bế tắc thì lực lượng thần kỳ mới xuất hiện tiếp để giúp đỡ nhân vật chính diện và trừng phạt nhân vật phản diện. Ví như, truyện Cây Khế, chim thần xuất hiện lần thứ hai để trừng phạt người anh tham lam; ở truyện Thạch Sanh, Lí Thông đã bị trời đánh chết hóa thành con bọ hung.
Truyện cổ tích thần kỳ có thế giới riêng của mình. “Thế giới của truyện cổ tích” được tồn tại trong trí tưởng tượng của người kể, người nghe truyện cổ tích. Trong thế giới đó, con người, loài vật và các lực lượng thần kỳ ở cõi khác nhau nhưng lại có quan hệ và chi phối lẫn nhau một cách thường xuyên và chặt chẽ, nhất là tác động chi phối thường xuyên và mạnh mẽ của các lực lượng thần kỳ đối với con người và cõi đời. Ở cõi trần có người thiện - kẻ ác; người tốt – kẻ xấu, thì ở lực lượng thần kỳ cũng có hai loại tương tự. Quan niệm này là bộ phận quan trọng của thế giới truyện cổ tích (thế giới quan của tác giả truyện cổ tích). Nó chỉ đạo và chi phối toàn diện sự sáng tác và thưởng thức truyện cổ tích thần kỳ.
Hành động nhân vật, thời gian, không gian trong truyện cổ tích được quan niệm và diễn tả phù hợp với thế giới quan cổ tích – thế giới quan phong phú, phức tạp, đầy dẫy những mâu thuẫn, xung đột (giữa cái đúng và cái sai, cái thực và cái ảo, duy vật và duy tâm, …). Truyện cổ tích thần kỳ xây dựng trên nguyên tắc nhất quán và chặt chẽ, là dùng tưởng tượng và hư cấu để nối tiếp hiện thực với lý tưởng, cõi trần với cõi tiên, con người với thần thánh…, tạo thành một thể thống nhất. Tuy đó là sự thống nhất kỳ ảo, nhưng nó đã thực sự tồn tại như một thực thể vốn có và cần phải có trong tâm niệm, quan niệm, niềm tin của tác giả gửi gắm trong mỗi truyện.
Về thế giới nghệ thuật, không một bộ phận truyện dân gian nào có số lượng và nhân vật đông đảo, đa dạng và phức tạp như truyện cổ tích thần kỳ.
Nhân vật truyện cổ tích thần kỳ có thể chia thành hai loại chính: Nhân vật thần kỳ và nửa thần kỳ, nhân vật là người. Ở mỗi loại gồm hai tuyến nhân vật đối lập nhau: Chính diện và phản diện; thiện và ác; tốt và xấu. Ở mỗi tuyến lại có thể chia thành nhiều nhóm nhân vật khác nhau.
Thật vậy, có thể nói truyện cổ tích thần kỳ là loại truyện tương đối có nhiều nhân tố ảo tưởng. Tác giả loại truyện này đã dùng lực lượng siêu tự nhiên để xây dựng nội dung côt truyện. Nhưng chính nhân tố ảo tưởng đó đã tạo nên biết bao tình tiết kỳ thú. Nó kích thích cực mạnh trí tưởng tượng của người nghe, người đọc bằng cách đem lại thế giới không thực thay thế cho thế giới thực. Mà thế giới không thực đó lại bao gồm những cái đang xẩy ra, đáng lẽ phải xẩy ra; cho nên, chính nó còn giúp người ta thực hiện, hiện thực hóa những ước mơ không tưởng. Nghĩa là, chỉ trong khoảnh khắc có thể quên bẵng những cái đang xảy ra giữa cõi đời thực để nhập thân vào một thế giới hoàn toàn xa lạ nhưng vốn có những điểm đồng cảm về lý tưởng thẩm mỹ với chính mình. Điều đó giải thích, vì sao người nông dân xưa kia có thể tạm quên hết mọi mệt nhọc, để theo dõi một cách hứng thú con đường Từ Thức đi tìm động tiên hay là cùng xuống thăm âm phủ với Thủ Huồn.
b) Truyện cổ tích thế sự
Nếu như truyện cổ tích thần kỳ giải quyết những xung đột trong cõi thần kỳ và bằng thần kỳ thì truyện cổ tích thế sự giải quyết những xung đột trong cõi thực và bằng logic của đời sống xã hội. Ta có thể bắt gặp các truyện,
Sự tích dưa hấu; Em bé thông minh; Hũ bạc của người cha; Ai tốt hơn ai...
Các nhân vật chính diện chủ động, tích cực trước mọi hoàn cảnh mặc dù cuối cùng họ có thể rơi vào tình thế nguy nan, bế tắc. Nhưng đó cũng chính là những bế tắc của hiện thực xã hội, sự bế tắc của những con người tích cực. Truyện cổ tích thế sự cũng lý tưởng hóa nhân vật theo kiểu để cho
họ tự lo liệu lấy số phận, khẳng định phẩm chất của họ thông qua sự ứng xử cụ thể của bản thân họ.
Ví như, cái chết của người vợ trong truyện Vợ chàng Trương tuy rất bi thảm, đau xót nhưng chủ động. Đó là sự ứng xử đáng cảm phục, là hành động tự bảo vệ của con người có phẩm chất và bản lĩnh cao.
Tư duy logic được tăng cường, đồng thời xuất hiện ngày càng nhiều sự kết hợp giữa logic thường xuyên và logic nghệ thuật. Tức là, giữa cái lí của đời sống và cái lí của cảm xúc thẩm mỹ, của hư cấu nghệ thuật.
Thời gian và không gian trong truyện cổ tích thế sự được tác giả quan niệm, diễn tả gần giống với thời gian và không gian thực tại, trong quan niệm thông thường của nhân dân. Trong truyện cổ tích thế sự, không có hiện tượng thời gian kéo dài, thời gian đứng yên. Cuộc đời của các nhân vật chính diện thường được nói tới trong một phạm vi thời gian và không gian hạn chế, với những sự việc và hành động được tập trung hóa. Các vấn đề về nhân vật, tính chất thẩm mỹ... rất phong phú và đa dạng. Nó vừa có yếu tố của cổ tích thần kỳ vừa gần với truyện ngụ ngôn...
Như thế, có thể nói truyện cổ tích thế sự (sinh hoạt) là thể loại truyện không có hoặc rất ít nhân tố kỳ ảo. Đây là những truyện rất “gần đời thiết thực”. Chúng giữ được khá nguyên vẹn sắc thái, âm hưởng thậm chí đôi khi cả những hình thức diễn biến chủ yếu của muôn nghìn câu chuyện vẫn xẩy ra trong cuộc sống đa dạng của xã hội loài người. Truyện cổ tích thế sự chẳng những không làm cho người nghe, người đọc quên mất cõi đời trước mắt, mà lại dẫn họ xuyên sâu vào mọi ngõ ngách cuộc đời. Nó không nói lên những cái phi thường, những cái “quái đản bất kính”. Nhưng trong cái tầm thường, cái bình dị của các tình tiết vẫn ẩn dấu một khả năng gây hứng thú mạnh mẽ hoặc một điều gì đáng thương, đáng cảm rất thực.
c) Truyện cổ tích loài vật
Cổ tích loài vật là những sáng tác dân gian lấy nhân vật trung tâm của truyện là con vật. Đó có thể là con thỏ, con rùa, con cò, con sói, con mèo, con hổ, gà... Ví như truyện Sự tích vết rạn trên mai con rùa, Mèo và cò, Trâu và Ngựa, Hươu và Rùa, Chú Thỏ tinh khôn..
Thế giới loài vật trong loại cổ tích này có thể là loài sống hoang dã ở rừng như Sư tử, Voi, chim chóc; có khi ở dưới nước như cá, tôm, ba ba, rùa, ốc; có khi là các con vật gần gũi với con người như gà, mèo, trâu, ...
Truyện cổ tích loài vật thể hiện trí tưởng tượng hết sức phong phú, kết hợp với óc quan sát tinh tế, với những hiểu biết sâu sắc về loài vật của con người trong quá trình chinh phục và thuần dưỡng các con vật [24, tr.5].
Lấy con vật là nhân vật chính, loại cổ tích này gần với truyện ngụ ngôn. Tuy vậy, chúng có sự khác biệt. Ngụ ngôn chỉ mượn các con vật, là cái cớ để giử vào đó những bài học về đạo đức, về cách sống thì truyện cổ tích loài vật hướng tới giải thích những đặc điểm, thói quen của các loài là chính. Ví như vì sao mai rùa có vết rạn? Vì rùa bị rơi từ trên cao xuống (Sự tích vết rạn trên mai rùa); Vì sao mắt lươn ti hí? Chú lươn cười nhiều quá mà híp cả mắt lại (Lươn và cá chép)...
Lẽ dĩ nhiên, dù là ngụ ngôn hay cổ tích, giá trị, ý nghĩa giáo dục con người vẫn luôn được đặt ra. Truyện cổ tích loài vật cũng dạy các em có tinh thần tập thể, đề cao sự hiểu biết, tôn trọng tình bạn, phê phán cái xấu...
1.2. Truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ (Trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi và Truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Cừ)
1.2.1. Thống kê
Khảo sát Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập) của Nguyễn Đổng Chi và Truyện cổ tích Việt Nam (4 tập) truyện cổ tích của Nguyễn Cừ sưu tầm, biên soạn, chúng tôi có các con số thống kê sau đây về những truyện cổ tích xuất hiện trẻ thơ là nhân vật trung tâm của truyện:
STT
Tên truyện Tên tác giả Tập
1 Sự tích bàn chân người bị lõm Nguyễn Cừ 1
2 Chiếc bật lửa thần ,, 2
3 Chú bé thông minh ,, 2
4 Sự tích tiếng kêu ác ác ,, 2
5 Lươn thần và cậu bé nghèo khổ ,, 4
6 Hai ông trạng nhỏ ,, 4
7 Mồ Côi xử kiện ,, 4
8 Sự tích chim Đa Đa Nguyễn Đổng Chi 1
9 Gốc tích cái nốt dưới cổ con trâu ,, 1
10 Sự tích chim Hít Cô ,, 1 11 Con mối làm chứng ,, 2 12 Em bé thông minh ,, 2 13 Người hóa dế ,, 4 14 Cô bé trùm khăn đỏ 15 Bông hoa cúc trắng
1.2.2. Nhận xét chung
Trước hết là về số lượng. Qua 9 tập truyện khảo sát, chúng tôi thấy, số truyện có nhân vật trẻ thơ là nhân vật trung tâm chiếm số lượng không nhiều: 15 truyện. Điều này cho thấy tác giả dân gian chưa lấy nhân vật trẻ thơ làm đối tượng cho lời kể.
Thứ hai, nhân vật trẻ thơ chỉ xuất hiện trong hai biến thể cổ tích thần kỳ và cổ tích sinh hoạt.
Thứ ba, những truyện về nhân vật trẻ thơ cũng hòa chung trong dòng chảy cổ tích. Truyện thể hiện giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị thẩm mỹ, giá trị giáo dục của truyện đối với các em học sinh.
Dù gắn với đề tài gia đình hay đề tài xã hội thì ý nghĩa xã hội (nội dung) của truyện cổ tích cũng rất sâu sắc, có khuynh hướng ca ngợi, bênh vực cái thiện (những nhân vật bất hạnh, nghèo khổ, ..), thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả. Những truyện được khảo sát trong đề tài cũng thể hiện nội dung đó, những nhân vật trẻ thơ bất hạnh, mồ côi, nghèo khổ, chịu nhiều thiệt thòi nhưng có phẩm chất cao quý và rồi được giúp đỡ như: Truyện Chiếc bật lửa thần, Hai ông trạng nhỏ, …
Bên canh đó, những truyện cổ tích được khảo sát còn cho thấy sự bế tắc của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội cũ. Nhân vật đàn em, bề dưới (trẻ thơ) có đạo đức thường bị thua thiệt, thiệt thòi. Số phận của các nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích cũng bi thảm (Sự tích chim Hit Cô, Sự tích tiếng kêu ác ác,… ). Đây chính là thực trạng trong đời sống gia đình và xã hội có giai cấp, có áp bức giai cấp.
Ngoài ra, truyện cổ tích còn nói lên triêt lý sống, đạo lý làm người và