Nghệ thuật sắp xếp, gắn kết nhân vật

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 59)

Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là những chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận... Tất cả những yếu tố, bộ phận đó được tác giả sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nào đó nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất định. Kết cấu là thực thể, đây là cách hiểu truyền thống. Kết cấu có nghĩa là tổ chức và sắp xếp gắn kết các sự vật. Bản thân kết cấu là bộ phận cấu thành quan trọng của hình thức sự vật, tức là đem các nhân tố khác nhau sắp xếp vào một trật tự nào đó. Vì vậy, sắp xếp, gắn kết nhân vật trong tác phẩm cũng là một phần của kết cấu giúp cho tác phẩm thành công.

Đối với những truyện cổ tích mà đối tượng là những nhân vật trẻ thơ hầu như nghệ sĩ dân gian lựa chọn các mối quan hệ đối lập (như thiện – ác, tốt – xấu, nghèo khổ - giàu có, chủ - tớ, chính diện – phản diện, anh – em, dì ghẻ - con chồng ...). Sắp xếp các nhân vật có sự đối lập, khác biệt nhưng được đặt cạnh nhau để làm nổi bật phẩm chất, số phận của nhân vật trẻ thơ trong

truyện. Qua đó chúng ta cũng thấy rõ hơn thái độ, tình cảm của nghệ sĩ dân gian.

Nhân vật trong truyện cổ tích được xây dựng thành hai tuyến đối lập. Đây là mối quan hệ phổ biến nhất. Vì vậy, luận văn chủ yếu khảo sát, phân tích mối quan hệ này trong nghệ thuật thể hiện nhân vật trẻ thơ.

Trước hết là nhân vật trẻ thơ được đặt trong mối quan hệ đối lập với các nhân vật khác.

Ở truyện Lươn thần và cậu bé nghèo khổ, tái hiện sự đối lập về cuộc sống của nhân vật chú bé côi cút, đói khổ và cuộc sống thừa thãi của người cậu ruột em bé. Đứa bé rơi vào tình cảnh thiếu thốn tới mức “cơm không đủ ăn, mền không có mà đắp, nhà dột nát tứ tung”. Trong khi đó, người ông cậu thì “lúa bắp đầy kho, chiêng chè đầy nhà”. Không chỉ có sự đối lập về cuộc sống mà còn đối lập cả về phẩm chất. Tuy nghèo khổ nhưng cậu bé vẫn luôn giữ trong mình phẩm chất thật thà, không tham lam, hồn nhiên, ngây thơ. Ông cậu tham lam, keo kiệt. Hành động “suỵt chó ra đuổi”, càng chứng tỏ thêm sự vô tâm trước nỗi cơ khổ của đứa cháu ruột. Kết thúc truyện cũng cho ta thấy được sự đối lập về số phận: Một bên là cậu bé đại diện cho cái thiện được đền bù, đổi thay. Số phận đi về phía tốt đẹp. Ngược lại, ông cậu đâị diện cho cái ác, lại có cái chết. Ông cậu, độc ác, tham lam nên phải nhận cái chết đau đớn. Hay có thể nói như triết lí dân gian: gieo nhân nào thì gặp quả ấy, ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

Cũng sử dụng sự sắp xếp đối lập trong truyện Sự tích chim Đa Đa, cho chúng ta thấy rõ hơn số phận bất hạnh của đứa trẻ, không giống với truyện trên, sự đối lập ở đây không phải giữa giàu và nghèo, cả hai nhân vật đều sống chung trong một ngôi nhà và một cuộc sống nghèo khổ. Sự đối lập ở đây là về bản tính. Bố dượng của em bé tính tình rất vũ phu, độc ác xem cả hai mẹ

con như kẻ ăn, đứa ở. Bản chất của bố dượng độc ác, nhẫn tâm bao hiêu thì con trẻ ngây thơ, tin theo lời gian xảo của người bố dượng bấy nhiêu. Mặc dù em bé phải chịu một cái chết nơi rừng sâu hóa thành chim Đa Đa. Nhưng rồi người bố dượng làm việc ác cũng bị trừng phạt.

Bên cạnh sự sắp xếp, gắn kết đối lập để làm sáng rõ hơn loại tính của nhân vật, tác giả còn sắp xếp lực lượng thần kì trong quan hệ tương hỗ phù trợ bên cạnh các nhân vật trẻ thơ khi các nhân vật gặp tai họa. Lực lượng đó có thể là ông Tiên, ông Bụt; có thể là con vật thần kì như lươn thần (Lươn thần và cậu bé nghèo khổ), chim sẻ (Tấm Cám); có thể là vật thần kì như chiếc bật lửa (Chiếc bật lửa thần), như cây đàn kì diệu, niêu cơm thần (Thạch Sanh); cũng có khi là phép màu nhiệm nào đó như câu thần chú (Cây tre trăm đốt). Có thể nói, mỗi lần tai họa ập đến, yếu tố thần kì lại giúp nhân vật vượt qua để thoát khỏi hiểm họa.

Trong truyện Chiếc bật lửa thần, đứa bé mồ côi lang thang hết làng này sang làng khác để xin ăn. Ai ngờ lại có một ngày cậu bé trở lên giàu có. Theo lời của một thầy mo, cậu đi vào cái hang trong đó có nhiều vàng bạc. Điều kì lạ là, trong hang có hai con chó đá canh giữ, khi mồ côi hỏi, chó đá biết trả lời, chỉ dẫn cho cậu bé. Trở nên giàu có, đứa trẻ đi khắp mọi nơi giúp đỡ những người nghèo khổ. Nhưng rồi tiền bạc cũng tới lúc cạn kiệt rồi hết. Trong tình huống đó, em mới chọt nhớ tới chiếc bật lửa mà thầy mo muốn có. Thật ngạc nghiên khi bật lên thì tóe tung ra rất nhiều vàng. Chính vì vậy mà gọi là chiếc bật lửa thần. Và rồi cậu bé lại tiếp tục công việc giúp đỡ những người khốn khó. Điều thần kì được sử dụng tiếp trong truyện là, khi Mồ Côi bi nhà vua bắt giữ. Chính chiếc bật lửa thần đã đem hai con chó đá tới giúp cậu: Hai con chó đá canh ở hang ngày nào bỗng hóa thành hai con hổ xông vào chỗ nhà vua giải thoát cho Mồ Côi.

Khác với những dẫn dụ trên, truyện Người hóa dế lại xuất hiện một đạo sĩ. Trước sự việc làm chết con dế cống vua của cha, đứa trẻ sợ hãi, hoảng sợ nên cậu bé đã bỏ nhà đi. Trong lúc cậu bé tuyệt vọng nằm trên một tảng đá khóc, nhân vật đạo sĩ đã có mặt và mách bảo cậu bé lẽ thiệt hơn để cậu bé bình tâm hơn. Sau khi bình tĩnh hơn, lại được sự giúp đỡ của đạo sĩ của phép màu đứa trẻ biến thành con dế về giúp cha. Rồi khi hoàn thành xong việc, đạo sĩ lại giúp cậu bé trở lại làm người về đoàn tụ với gia đình.

Như vậy, những yếu tố hoang đường, kì ảo ở trong câu chuyện giống như một lực lượng thần bí hỗ trợ, giúp các nhân vật vượt qua khó khăn. Việc sắp xếp, gắn kết yếu tố đó vào trong từng hoàn cảnh của nhân vật là một yếu tố quan trọng tham gia thúc đẩy quá trình phát triển của cốt truyện. Mặt khác, những tình tiết yếu tố kì ảo còn tạo ra những trạng thái biến hóa khôn lường, dẫn dụ người đọc / người nghe vào thế giới của cái đẹp, cái lạc quan.

Tiểu kết chương 2

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, nhân vật là trẻ thơ trong lời kể cổ tích đa số là những em bé có hoàn cảnh bất hạnh, côi cút, nghèo khổ, lang thang cô đơn nhưng vẫn kiên cường vươn lên trong cuộc sống.

Bên cạnh đa số những mảnh đời bất hạnh đó, thì một số ít những trẻ thơ có cuộc sống hạnh phúc, tràn đầy tình thân, những nhân vật này như một chút màu sáng làm bớt đi cái u tối của cuộc sống trẻ thơ trong cổ tích.

Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích có những phẩm cách đáng quý. Nhiều nhân vật trẻ thơ là những em nhỏ chịu thương, chịu khó, nhẫn nại tình cảnh cơ khổ trong cuộc đời kiếm sống nuôi thân và người ruột thịt. Các em cũng hiếu thảo, thật thà, giàu tình thương yêu, thông minh, tài trí, lanh lợi. Thấp thoáng, cũng có những em bé không ngoan, không vâng lời cha mẹ,

ham chơi. Đấy cũng là sự thực vốn có ở ngoài cuộc đời. Loại nhân vật này khiến thế giới nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích gần gũi, khách quan hơn.

Xây dựng nhân vật trẻ thơ, đem về cho nhân vật cuộc sống tốt đẹp ở phần kết của truyện, nghệ sĩ dân gian thể hiện cái nhìn yêu thương, trìu mến, nhân đạo đối với nhân vật.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ thơ trong lời kể cổ tích cũng là một phần nội dung của chương 2.

Thứ nhất, nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh. Đặt nhân vật trong những hoàn cảnh bất thường, người nghệ sĩ dân gian nhấn mạnh tới thân phận bất hạnh của trẻ thơ. Những hoàn cảnh đó đã góp phần làm sáng rõ phẩm chất nhân vật. Khi hoàn cảnh thay đổi, số phận nhân vật cũng thay đổi theo. Để phản ánh cuộc sống với những mâu thuẫn của nó, phản ánh những con người với những sự việc khác nhau do hoàn cảnh, thân phận khác nhau tạo nên.

Thứ hai, nghệ thuật khắc họa nhân vật qua hành động. Đây là, biện pháp báo hiệu của cổ tích. Hành động của nhân vật trẻ thơ thể hiện phẩm chất, loại tính của nhân vật; qua hành động thấy được tình cảm, thái độ của nhân vật đối với những loại người khác nhau.

Thứ ba, nghệ thuật sắp xếp gắn kết nhân vật. Với đối tượng là những nhân vật trẻ thơ mồ côi, nghèo khổ, hầu như nghệ sĩ dân gian lựa chọn mối quan hệ đối lập (thiện – ác, tốt – xấu, nghèo khổ - giàu có,…). Ngoài ra, người kể còn sử dụng lực lượng thần kì để phù trợ khi các nhân vật trẻ thơ gặp rủi ro hay tai họa được giải cứu.

CHƯƠNG 3

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH Ở SÁCH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC VÀ Ý NGHĨA

GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)